Lãi suất huy động được điều chỉnh xuống 12%/năm, các khoản nợ được cơ cấu gia hạn, mở rộng hơn đối tượng vay đối với dự án bất động sản,…sẽ tác động tích cực đến thị trường.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có có một loạt những biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ một cách linh hoạt. Đây được xem như một động thái rất tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường hiện nay.
NHNN vừa có Thông báo ngày 10/4/2012 về một số giải pháp điều hành lãi suất và tín dụng trong thời gian tới, và được áp dụng từ 11/4/2012. Trong đó, một số điểm có tác động tới lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Lãi suất tái cấp vốn xuống 13%/năm, lãi suất chiết khấu xuống 11%/năm, trần lãi suất xuống 12%/năm đối với kỳ hạn trên 1 tháng và 4%/năm đối với các khoản tiền gửi dưới 1 tháng. NHNN yêu cầu các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khoản vay không trả nợ đúng hạn, làm ứ đọng tồn kho hàng hóa.
Liên quan trực tiếp đến lĩnh vực bất động sản đó là, NHNN vẫn kiểm soát dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích trong đó có bất động sản là dưới 16% tổng dư nợ. Tuy nhiên, có mở hơn đối với các dự án bất động sản đang xây dựng dở dang. Trước đây các công trình hoàn thành trong năm 2012 mới được loại trừ ra khỏi dư nợ cho vay BĐS nhưng hiện nay mở rộng hơn là bao gồm cả những dự án nhà ở trong khu đô thị hoàn thành sau năm 2012.
Những giải pháp này được xem là những động thái rất tích cực hỗ trợ cho thị trường BĐS vốn dĩ đang gặp rất nhiều thách thức. Để có có những đánh giá sự tác động của chính sách này lên thị trường từ nhiều góc nhìn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia, đại diện chủ đầu tư,…xung quanh sự thay đổi này.
Hỗ trợ tích cực
Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực này đều khẳng định, đây là một giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ những khó khăn mà thị trường đang gặp phải.
Ông Nguyễn Đỗ Việt – Chuyên gia BĐS
Với những thông tin tốt liên tiếp đó từ chính sách tiền tệ của Nhà nước sẽ có tác động nhất định đến thị
Đây là những thông tin tốt cho thị trường, ngoài ra thị trường vàng cũng đang ở tình trạng đóng. Bản thân những người có tiền cũng đang manh nha đang đi mua những bất động sản giá rẻ. Thực ra, câu chuyện đầu tư trở thành “trào lưu”, mà khi đã trở thành trào lưu mà mới vào cuộc thì đã “quá muộn”, người ta vẫn nói là “đồng tiền khôn là đồng tiền đi trước”, và những nhà đầu tư đó thường kiếm được lợi nhuận cao.
Ông Phan Xuân Cần – Chủ tịch Công ty BĐS Sohovietnam
Bản thân những tài sản đó đã được cầm cố tại ngân hàng nhưng với thanh khoản như hiện nay thì ngân hàng khi siết nợ cũng chẳng biết bán cho ai. Các chủ đầu tư sẽ có cơ hội đảo nợ từ những khoản vay ngắn hạn thành dài hạn, chủ đầu tư sẽ cơ cầu lại các khoản nợ.
Mặc dù mở rộng đối tượng cho vay hơn nhưng chắc chắn ngân hàng sẽ rất thận trọng trong việc cho vay đối với các dự án, ngân hàng sẽ chọn lựa những dự án có tiến độ tốt và thanh khoản tốt mới cho vay.
Tôi tin rằng sẽ có một lượng tiền mới trong thời gian tới được bơm vào thị trường.
Ông Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội
Rõ ràng đây là tín hiệu rất đáng mừng cho các chủ đầu tư có những dự án đang hoàn thành từ
Việc hạ lãi suất xuống 12% và bổ sung thêm thời hạn tiếp tục vay vốn thì các chủ đầu tư có nhiều cơ hội tránh được nguy cơ phá sản. Chỉ có điều, lộ trình thẩm định của các ngân hàng đối với các dự án có đúng với NHHN công bố hay không.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các ngân hàng có đủ tiền để cho các dự án vay hay không?
Khi mà khó khăn trong tình thanh khoản của ngân hàng, mà phải tái cơ cấu các ngân hàng không có khả năng.Như vậy, việc có vay được vốn với lãi suất thấp hay không, có trở thành hiện thực hay không còn phải xem thực tế thế nào? và đó cũng là mong mỏi của các DN.
Thị trường sẽ khởi sắc hơn, mở rộng hơn cho cánh cửa của chủ đầu tư đang khan vốn.
Ông Nguyễn Hồng Thái – Phó TGĐ Công ty CP Xây dựng Sông Hồng
Động thái này của NHNN sẽ tiếp sức cho các chủ đầu tư nhằm tháo gỡ tình trạng đình đốn ở các dự án bất động sản đang thiếu vốn hiện nay, nhằm mục đích đẩy tiêu thụ sản phẩm của bất động sản.
Bởi nhu cầu hiện nay đối với BĐS là những dự án đang hoàn thành dở dang, nên đây sẽ là cơ hội để các chủ dự án hoàn thành và bán hàng, có thể là bán lỗ để “thoát” được.
Có thể trong thời gian tới giao dịch sẽ tăng lên, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào giá bán của chủ dự án như thế nào?
Chưa thể tạo sức “nóng” cho thị trường
Mặc dù được đánh giá là có nhiều sự tác động tích cực lên thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều những người làm trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, với giải pháp này chưa thể tạo nên sự đột biến cho thị trường, và khó có thể tạo được “sức nóng” mà chỉ tháo gỡ phần nào khó khăn.
Theo ông Nguyễn Đỗ Việt, với thực tế thị trường như hiện nay, động thái này cũng khó có thể tác động đến thị trường mà trở thành “phong trào” đầu tư, mua bán BĐS như trước đây được, và cũng không thể khiến thị trường “nóng” lên.
Nhưng đó là những động thái tích cực để nhằm “tháo gỡ” cho thị trường. Thị trường hiện nay cũng đã đến khu vực đáy, dần dần sẽ tốt lên.
Còn theo ông Nguyễn Hữu Cường, Cuối năm 2011 NHNN cũng đã có văn bản 8844 trong lúc thị trường đang “ngột ngạt”, tưởng rằng chủ đầu tư như được giải nhiệt. Nhưng bản chất của công văn 8844 đó như là “thách đố”, ít thực tế đối với hoạt động giao dịch ngân hàng. Quyết định mới cũng là sự khởi sắc hơn, mở rộng hơn cho cánh cửa của chủ đầu tư đang khan vốn, đặc biệt là bổ sung thêm cho văn bản 8844 mà trước đây quy định chỉ những dự án sắp hoàn thành trong năm 2012 và bây giờ là cả những dự án hoàn thành sau năm 2012.
Hy vọng, với quyết định mới này sẽ là điều tốt cho thị trường, để thẩm định cho vay các dự án với thời gian dài được nới ra.
Tuy nhiên, thực tế lãi suất cho vay hiện nay vẫn ở mức cao xung quanh 20% thì rất khó có lĩnh vực kinh doanh nào có thể trả được lãi suất cao như vậy. Chỉ có những doanh nghiệp đang chết lâm sàng thì họ bắt buộc phải vay.
Ông Phan Xuân Cần: “Hiện nay đầu ra của thị trường rất khó khăn, khi lãi suất hạ như vậy cũng sẽ kích thích nhu cầu mua của khách hàng nhưng chắc chắn sẽ không đột biến được mà sẽ cải thiện dần dần. Bản thân chủ đầu tư cũng sẽ cẩn trọng trong quyết định vay vốn, và họ có vay cũng chỉ vay túc tắc dần dần để triển khai dự án. Một số dự án diện tích nhỏ, giá tiền vừa phải đáp ứng đa số người dân, những dự án nhìn thấy đầu ra thì các chủ đầu tư mới dám vay.”
Phạm An (thực hiện)
Theo TTVN