29 tháng 5, 2012

Bộ trưởng Xây dựng đối thoại về bất động sản thời 'lặng sóng'


(Diendandautubds) - Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng sẽ đối thoại với nhân dân tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vào lúc 9h ngày 5/6 tới.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng sẽ đối thoại trực tuyến với nhân dân vào ngày 5/6 tới
Cuộc đối thoại sẽ giải đáp sự quan tâm của người dân đối với các vấn đề trên nhiều lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ như vấn đề xây dựng, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao...
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, lĩnh vực kinh doanh bất động sản có nhiều dấu hiệu chững lại với thị trường gần như đóng băng. Những dự án đang xây phải tạm dừng vô thời hạn vì khó khăn, thiếu vốn. Người đầu tư cũng như chủ đầu tư như ngồi trên đống lửa. Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều hạn chế và người dân vẫn mong đợi một bước đột phá từ các cơ quan hữu quan như Bộ xây dựng...
Thời gian vừa qua, đã có 11 bộ trưởng đối thoại trực tuyến với nhân dân trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường, kế hoạch đầu tư, giáo dục và đạo tạo, y tế... Những vấn đề bức xúc của người dân đã được các bộ trưởng giải đáp, chia sẻ thẳng thắn, thậm chí nhiều bộ trưởng dũng cảm nhận khuyết điểm.
Đây là một hoạt động nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường giao lưu trực tuyến, đối thoại với người dân, góp phần định hướng dự luận, tạo đồng thuận trong nhân dân.
BẢO NAM
Theo Infonet

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Người dân cần giàu hơn để mua nhà

Bối cảnh thị trường cho thấy, thay đổi để tồn tại và phát triển giờ đây đã là một lẽ tất yếu với các doanh nghiệp bất động sản. Ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội đã có nhiều chia sẻ thú vị về vấn đề này.



Trở lại mặt đất

- Ở thời điểm cuối năm 2011, ông từng đưa ra nhận định khá lạc quan về thị trường bất động sản Việt Nam và đưa ra khuyến nghị không nên bỏ qua phân khúc thị trường căn hộ. Đến thời điểm này, ông có còn lạc quan không và nhìn nhận về cơ hội thành công đối với các chủ đầu tư ở phân khúc này như thế nào?

Nếu không xác định được thế mạnh và tầm nhìn trong tương lai, doanh nghiệp sẽ không tái cấu trúc được.

Huy động vốn là một câu chuyện dài và chúng ta đã bàn đến quá nhiều trong thời gian qua. Do đó tôi không muốn nói tới câu chuyện doanh nghiệp thiếu vốn như thế nào nữa. Điều mà tôi muốn bàn ở đây là làm thế nào để có vốn. Tôi nghĩ, doanh nghiệp cần phải thẳng thắn nhìn nhận thực lực tài chính của mình để tìm ra giải pháp sử dụng nguồn vốn đó như thế nào cho hiệu quả. Các chủ đầu tư nên dựa vào năng lực tài chính của họ hơn là phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Huy động vốn là một câu chuyện dài và chúng ta đã bàn đến quá nhiều trong thời gian qua. Do đó tôi không muốn nói tới câu chuyện doanh nghiệp thiếu vốn như thế nào nữa. Điều mà tôi muốn bàn ở đây là làm thế nào để có vốn. Tôi nghĩ, doanh nghiệp cần phải thẳng thắn nhìn nhận thực lực tài chính của mình để tìm ra giải pháp sử dụng nguồn vốn đó như thế nào cho hiệu quả. Các chủ đầu tư nên dựa vào năng lực tài chính của họ hơn là phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Đúng là giờ ai cũng nói đến việc phải tái cấu trúc lại để thích ứng với thị trường. Nhưng nói thì dễ, hiểu đúng và làm đúng tái cấu trúc như thế nào mới là chuyện khó. Chúng ta cần phải hiểu rằng, việc phải thay đổi này là do nguyên nhân khách quan, tức là những khó khăn của hoàn cảnh bên ngoài tác động khiến bản thân mỗi doanh nghiệp phải thay đổi. Trước tiên, doanh nghiệp cần phải nghiêm túc xác định lại giá trị của mình xem đâu là những điểm mạnh giúp họ đứng vững và khác biệt trên thị trường, từ đó thay đổi phù hợp với điểm mạnh đó. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sau khi xác định được thế mạnh, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc xác định tầm nhìn trong tương lai. Nếu không làm được việc này, doanh nghiệp sẽ không tái cấu trúc được.
Đúng là giờ ai cũng nói đến việc phải tái cấu trúc lại để thích ứng với thị trường. Nhưng nói thì dễ, hiểu đúng và làm đúng tái cấu trúc như thế nào mới là chuyện khó. Chúng ta cần phải hiểu rằng, việc phải thay đổi này là do nguyên nhân khách quan, tức là những khó khăn của hoàn cảnh bên ngoài tác động khiến bản thân mỗi doanh nghiệp phải thay đổi. Trước tiên, doanh nghiệp cần phải nghiêm túc xác định lại giá trị của mình xem đâu là những điểm mạnh giúp họ đứng vững và khác biệt trên thị trường, từ đó thay đổi phù hợp với điểm mạnh đó. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sau khi xác định được thế mạnh, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc xác định tầm nhìn trong tương lai. Nếu không làm được việc này, doanh nghiệp sẽ không tái cấu trúc được.
Rất cảm ơn bạn về câu hỏi liên quan tới công việc "bếp núc" của những người làm tư vấn như chúng tôi. Trong quá khứ, tư vấn chưa phải là đối tượng để các nhà đầu tư tìm đến. Nhưng hiện nay mọi thứ đã có nhiều thay đổi khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm đến với những công ty tư vấn. Điều đó cho thấy một tín hiệu tích cực là thị trường sẽ dần trở nên chuyên nghiệp hơn. Tôi muốn giải thích nhiều hơn một chút để mọi người hiểu rằng không phải các công ty tư vấn giải pháp nào thì nhà đầu tư sẽ phát triển dự án đúng như sự tư vấn đó. Quyết định cuối cùng về việc phát triển dự án như thế nào là do các chủ đầu tư quyết định. Chúng tôi có nhiệm vụ tư vấn các sự lựa chọn phát triển sao cho chủ đầu tư sử dụng hiệu quả nhất và tốt nhất cho dự án bất động sản của mình. Nghĩa là chuẩn bị các phương án và thuyết phục phương án nào là tốt nhất cho hoàn cảnh của khách hàng.
Rất cảm ơn bạn về câu hỏi liên quan tới công việc "bếp núc" của những người làm tư vấn như chúng tôi. Trong quá khứ, tư vấn chưa phải là đối tượng để các nhà đầu tư tìm đến. Nhưng hiện nay mọi thứ đã có nhiều thay đổi khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm đến với những công ty tư vấn. Điều đó cho thấy một tín hiệu tích cực là thị trường sẽ dần trở nên chuyên nghiệp hơn. Tôi muốn giải thích nhiều hơn một chút để mọi người hiểu rằng không phải các công ty tư vấn giải pháp nào thì nhà đầu tư sẽ phát triển dự án đúng như sự tư vấn đó. Quyết định cuối cùng về việc phát triển dự án như thế nào là do các chủ đầu tư quyết định. Chúng tôi có nhiệm vụ tư vấn các sự lựa chọn phát triển sao cho chủ đầu tư sử dụng hiệu quả nhất và tốt nhất cho dự án bất động sản của mình. Nghĩa là chuẩn bị các phương án và thuyết phục phương án nào là tốt nhất cho hoàn cảnh của khách hàng.
- Xin cảm ơn ông!

- Xin cảm ơn ông!


Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình: Lạc quan! Bởi lẽ trong kinh doanh thắng bại là chuyện thường tình. Thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua hơn một thập kỷ với nhiều biến động, nhưng chủ yếu vẫn là câu chuyện đạt tăng trưởng và lợi nhuận lớn. Và như một lẽ tất yếu, khi "hoa thơm quả ngọt" của thị trường này đã bị "hái" hết thì giờ là lúc các chủ đầu tư cần phải trở lại mặt đất để lấy lại thăng bằng và tìm ra thế mạnh thực sự để phát triển. Hiện tốc độ đô thị hóa của Việt Nam vẫn đang ở mức cao và nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn còn rất lớn. Thêm vào đó, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng chỉ số bán lẻ trong năm vừa qua của Việt Nam vẫn dương. Đó là những tín hiệu vui cho phân khúc thị trường nhà ở. Nhưng tôi khuyến nghị, không nên lạc quan thái quá mà cần phải bình tĩnh chấp nhận rằng thời kỳ kinh doanh bất động sản dễ dàng đã qua. Giờ là lúc chúng ta nhìn nhận lại bản chất thị trường để tìm ra hướng phát triển mới và bền vững hơn.
- Nhưng rõ ràng cái khó đầu tiên của toàn bộ thị trường hiện nay vẫn là… tiền đâu để xây dựng và phát triển, thưa ông?
Có rất nhiều kênh huy động vốn từ đại chúng hoặc tìm đối tác. Kênh huy động phổ biến nhất là từchứng khoán. Nhưng đáng tiếc là kênh huy động này đang bị bế tắc do chúng ta không làm đúng cách và thông tin công bố chưa hoàn toàn minh bạch, chính xác. Một kênh nữa là huy động vốn từ trong dân. Để thu hút được nguồn vốn thực từ dân thì ngay từ thời điểm phát triển ý tưởng dự án chủ đầu tư nên có những chiến lược về sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu và giá bán phù hợp. Việc tư vấn phát triển dự án nên có sự tham gia khách quan của một công ty tư vấn chuyên nghiệp.

Người dân cần giàu hơn để mua nhà, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, gia nha dat, thi truong bat dong san, nha dau tu, du an, can ho, bao
Ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội.

Đừng mong giá nhà đất tiếp tục giảm
- Lúc này có rất nhiều khuyến nghị về việc tái cấu trúc thị trường bất động sản. Từ góc nhìn của chuyên gia, theo ông, việc tái cấu trúc này cần phải tiến hành như thế nào để thực chất và không trở nên hình thức hay trào lưu? Theo ông, làm sao để một doanh nghiệp có thể tái cấu trúc thành công?
- Có những doanh nghiệp cho rằng, ở giai đoạn nóng của thị trường bất động sản, họ được các công ty tư vấn đầu tư vào phân khúc hạng sang, nhưng sau đó chính phân khúc này lại dư thừa và không tìm thấy cơ hội để bán hàng. Giờ đây lời khuyên được đưa ra là ưu tiên phân khúc giá rẻ. Với những công ty tư vấn, thời điểm này có cần phải thay đổi cách nhìn nhận thị trường và cách thức tư vấn?
Trong thời điểm này, tôi vẫn cho rằng phân khúc cao cấp vẫn có thị trường và sức sống riêng. Những lời khuyên về việc phát triển phân khúc nhà giá rẻ mà các công ty tư vấn đang đưa ra là dựa trên mặt bằng chung của thị trường. Hãy coi thị trường bất động sản như một kim tự tháp. Đã có một thời gian chúng ta quá chú trọng phát triển phần ngọn mà quên đi rằng phần đế mới là thuộc về đại bộ phận dân chúng. Đó là lý do tại sao mà hiện nay các nhà tư vấn thường khuyên các chủ đầu tư hướng tới phân khúc giá rẻ, trung bình. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là nếu có một dự án cụ thể tôi không khuyên họ đừng làm hạng sang. Nếu lô đất của dự án đẹp, chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, họ có tầm nhìn xa thì chúng tôi hoàn toàn có thể khuyến nghị họ nên xây căn hộ cao cấp. Bởi nếu xây các căn hộ bình dân thì hoàn toàn nằm trong khả năng của họ, nhưng điều đó sẽ làm giảm giá trị của dự án đi rất nhiều.
Với tình hình thị trường hiện nay, tôi nhận thấy các nhà đầu tư đã bình tĩnh hơn trước rất nhiều. Điều mà tôi khuyên họ trước sau như một là cần phải kiên nhẫn, đối mặt và sáng tạo trước khó khăn. Nhiệm vụ của tôi là giúp các khách hàng, các chủ đầu tư nhìn nhận khách quan với hiện thực: không quá lạc quan cũng không quá bi quan, đánh giá đúng tiềm năng lô đất của mình.
- Đến thời điểm này có thể nói mối quan hệ giữa người mua và chủ đầu tư đã tốt đẹp hơn khi "quyền lực" đang nằm trong tay người mua. Nhưng đích cuối cùng là người mua mua được bất động sản lại vẫn chưa thể đạt được, thưa ông?
Đây là một quan sát rất chính xác. Trước kia để mua được nhà thì người ta phải xếp hàng, nhưng nay thì chủ đầu tư lại "gõ cửa" từng nhà để mời chào mua hàng. Nhưng việc người mua đang có nhiều quyền hơn lại không đồng nghĩa với việc có nhiều giao dịch trên thị trường. Thị trường bất động sản của Việt Nam đã trải qua một thời gian dài quyền lực thuộc về người bán, nên khi chuyển dần quyền sang người mua cần phải có một giai đoạn "quá độ" và chúng ta cần phải chờ đợi. Hiện các chủ đầu tư đã biết lắng nghe xem người mua cần gì, và trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều sản phẩm phù hợp với năng lực tài chính của người sử dụng cuối cùng. Tuy nhiên, chúng ta không nên trông chờ vào việc giá nhà sẽ tiếp tục giảm sâu bởi mọi thứ đều có giới hạn. Một "vấn đề" cần phải bàn đến ở đây là làm thế nào để ngày càng có nhiều người dân giàu có hơn để có thể mua được nhà.
Hiện tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đang ở mức cao và nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn còn rất lớn. Thêm vào đó, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng chỉ số bán lẻ trong năm vừa qua của Việt Nam vẫn dương. Đó là những tín hiệu vui cho phân khúc thị trường nhà ở.

Để thu hút nguồn vốn thực từ dân thì ngay từ thời điểm phát triển ý tưởng dự án, chủ đầu tư nên có những chiến lược về sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu và giá bán phù hợp.
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Thị trường bất động sản có khách trở lại


Việc ngân hàng giảm lãi suất đang tác động lớn đến tâm lý người mua nhà, nhiều người đã bắt đầu quay lại để thăm dò thị trường bất động sản.


Mức giá bất động sản tại các dự án hiện nay đã tiệm cận với chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra

Đơn cử, ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty CP Đầu tư Dầu khí Toàn cầu (GP Invest) vừa ký kết hợp đồng hợp tác hỗ trợ tín dụng cho khách hàng mua căn hộ tại dự án Nam Đô Complex tại 609 Trương Định, quận Hoàng Mai - Hà Nội. Theo đó, khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được BIDV và GP Invest hỗ trợ với lãi suất chỉ còn 10%/năm trong 12 tháng vay đầu tiên, áp dụng đối với các khoản giải ngân từ ngày 16/5 đến 31/8, thời hạn vay lên đến 15 năm.
Đơn cử, ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty CP Đầu tư Dầu khí Toàn cầu (GP Invest) vừa ký kết hợp đồng hợp tác hỗ trợ tín dụng cho khách hàng mua căn hộ tại dự án Nam Đô Complex tại 609 Trương Định, quận Hoàng Mai - Hà Nội. Theo đó, khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được BIDV và GP Invest hỗ trợ với lãi suất chỉ còn 10%/năm trong 12 tháng vay đầu tiên, áp dụng đối với các khoản giải ngân từ ngày 16/5 đến 31/8, thời hạn vay lên đến 15 năm.

Cấp tập giảm lãi suất
Kể từ ngày 28/5, các quyết định hạ lãi suất của ngân hàng nhà nước chính thức có hiệu lực. Theo đó, các ngân hàng thương mại lớn đã đồng loạt điều chỉnh lãi suất. Cụ thể, tại VietinBank, lãi suất huy động VND kỳ hạn dưới 1 tháng ở 3%/năm; lãi suất kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng ở 11%/năm.
Tại Vietcombank, lãi suất huy động với doanh nghiệp kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng là 11%/năm, trên 12 tháng là 10%/năm. Tại Eximbank, lãi suất huy động cao nhất là 10,95%/năm với kỳ hạn từ 1 tháng đến 3 tháng. Lãi suất các kỳ hạn còn lại từ 10 - 10,45%/năm. Lãi suất kỳ hạn dưới 1 tháng là 3%/năm.
Không chỉ hạ lãi suất mà nhiều ngân hàng thương mại lớn cũng đã đưa ra các chính sách phối hợp cùng chủ đầu tư hỗ trợ khách hàng.
Thị trường bất động sản có khách trở lại, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, ngan hang, lai suat, nguoi mua nha, thi truong bat dong san,
Mức giá bất động sản tại các dự án hiện nay đã tiệm cận với chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra
Mới đây, Ngân hàng HSBC cũng triển khai chương trình ưu đãi lớn khi vay mua nhà, vay thế chấp bất động sản đến ngày 29/6 và được giải ngân trước 31/7. Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất 0% tháng đầu tiên, 15,5%/năm từ tháng thứ hai; khoản vay lên đến 70% giá trị căn nhà thế chấp với thời hạn đến 25 năm... Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác cũng đang rầm rộ triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho tín dụng bất động sản đối với khách hàng cá nhân tại Hà Nội.
Dân rục rịch mua nhà
Việc ngân hàng liên tục hạ lãi suất trong thời gian gần đây đã khiến cho thị trường bất động sản chuyển động trở lại. Mặc dù lượng giao dịch thành công chưa nhiều nhưng số lượng nhà đầu tư quay trở lại dòm ngó thị trường đã được cải thiện.
Theo phản ánh của các văn phòng nhà đất, 1 tháng trở lại đây lượng khách tìm mua nhà đã đông hơn rất nhiều so với những tháng trước. Các khách hàng khi tìm mua nhà tập trung vào phân khúc chung cư có giá 2-2,5 tỷ đồng/căn, còn nhà đầu tư có tiềm lực tài chính chủ yếu họ tìm mua đất nền có trị giá 4-5 tỷ đồng/căn nhà. Hầu hết các khách hàng đều thích lựa chọn những dự án đã hoàn thành xong nhà.
Tại một số dự án, giá biệt thự liền kề chào bán đã có dấu hiệu tăng nhẹ so với trước đó vài tháng, những khu đô thị mới như Geleximco - Lê Trọng Tấn, Bắc An Khánh, Dương Nội,… giá cũng tăng từ 500.000 - 2 triệu đồng/m2.
Giá biệt thự Nam An Khánh lô từ 300 - 450 m2 có giá khoảng hơn 20 triệu đồng/m2; đất liền kề có giá khoảng 25 triệu đồng/m2. Biệt thự Bắc An Khánh (Spendora) diện tích 210 m2 đang chào bán với giá chênh 3 tỷ đồng so với giá gốc....
Bà Nguyễn Anh Thư - Giám đốc phụ trách kinh doanh công ty TNHH Savills cho rằng, động thái hạ lãi suất của các ngân hàng đang tác động rất tích cực đến tâm lý người mua nhà. Trước đây đầu tư vào bất động sản lãi suất thấp, thị trường chưa có hướng đảo chiều rõ rệt. Vì vậy, người mua nhà rất thận trọng. Nhưng bây giờ, khi lãi suất hạ, việc gửi tiết kiệm không còn hiệu quả do vậy chuyển hướng sang rút tiền mua nhà.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho hay, mức giá bất động sản tại các dự án hiện nay đã tiệm cận với chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra. Với tình hình thị trường như hiện nay, ngay cả những dự án đã triển khai đúng tiến độ cũng gặp khó khăn trong khâu bán hàng, thời gian thu hồi vốn sẽ dài hơn, đồng nghĩa với việc chi phí đầu tư sẽ tăng lên và chi phí dự phòng cũng bị đẩy lên cao. Trong bối cảnh đó, chủ đầu tư không thể mạo hiểm giảm giá bán để phải chịu thua lỗ nặng nề.
Tín hiệu hạ lãi suất của ngân hàng nhà nước được nhiều chuyên gia nhận định, không tác động nhiều đến các doanh nghiệp bất động sản, nhưng có tác động về mặt tâm lý đối với các nhà đầu tư , đặc biệt là những người có nhu cầu thực.

Theo Anh Đào (Vnmedia)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Bốc thăm quyền mua căn hộ TNT Sài Đồng vào 31/5


Ngày 31/5 tới, Công ty CP xây dựng số 3 Hà Nội sẽ tổ chức bốc thăm quyền mua căn hộ thu nhập thấp NO10A và NO12-3 KĐT mới Sài Đồng, Gia Lâm.
Bốc thăm quyền mua căn hộ TNT Sài Đồng vào 31/5 | ảnh 1
Phối cảnh dự án

Điểm tổ chức bốc thăm tại tầng 1, nhà NO-04A KĐT mới Sài Đồng. Đối tượng tham gia là tất cả các khách hàng có hồ sơ đạt 90 điểm, đồng thời phải là người đứng đơn đăng ký mua nhà hoặc người được ủy quyền. Việc bốc thăm vị trí căn hộ sẽ tiến hành vào ngày 4/6/2012.

Được biết, dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại lô NO10A; NO11A; NO12-2 và NO 12-3 khu đô thị mới Sài Đồng (Long Biên) do Công ty CP xây dựng số 3 Hà Nội làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng diện tích sàn xây dựng 91.408,8 m2 gồm 4 tòa nhà cao 16 tầng với tổng số 840 căn hộ, diện tích trung bình mỗi căn từ 60-73m2; tổng mức đầu tư 647 tỷ đồng.
(Theo DĐDN)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Hà Nội: Sẽ xử lý người đứng đầu nếu sử dụng công sở sai mục đích


Hôm qua (28/5), đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đã hoàn tất dự thảo Quy định quản lý, sử dụng công sở, trụ sở, nhà làm việc thuộc sở hữu nhà nước trong phạm vi quản lý của thành phố.

Hà Nội: Sẽ xử lý người đứng đầu nếu sử dụng công sở sai mục đích | ảnh 1
Nhà đất công sở tại số 2B Tràng Thi - Hà Nội bị cho thuê kinh doanh nhiều năm. Ảnh: Minh Tuấn.

Theo đó, Điều 11 dự thảo quy định nêu rõ: Nếu để xảy ra vi phạm trong quản lý, sử dụng công sở thì tổ chức, thủ trưởng, cơ quan được giao trực tiếp quản lý, sử dụng công sở, trụ sở, nhà làm việc, cá nhân vi phạm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hành vi vi phạm gồm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt công sở, nhà làm việc; sử dụng công sở không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức; sử dụng lãng phí hoặc không sử dụng công sở, trụ sở, nhà làm việc được giao gây lãng phí; sử dụng để kinh doanh trái pháp luật...

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, quy định này nhằm xốc lại thực trạng quản lý, sử dụng công sở đang bị buông lỏng tại nhiều nơi.

“Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới, việc quản lý tài sản nhà đất là công sở còn rất phân tán chưa được các cơ quan nghiêm túc thực hiện, thậm chí nhiều trường hợp sử dụng sai mục đích, vi phạm quy định”, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng nói.

Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội hiện có quỹ nhà công sở rất lớn, lên tới hàng triệu mét vuông với gần 1.000 cơ quan khác nhau được giao quản lý, sử dụng, bao gồm trụ sở UBND các cấp, trụ sở các sở, ngành, hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế, hành chính sự nghiệp...

Đầu tháng 6 Sở Xây dựng sẽ trình UBND thành phố để sớm ban hành quy định.
(Theo Tiền Phong)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Sẽ cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các tổ chức


Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản số 78/KH-UBND về thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sẽ cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các tổ chức | ảnh 1
Mục đích của Kế hoạch là mỗi thửa đất và tài sản trên đất đều được cấp Giấy chứng nhận, để tạo điều kiện cho người sử dụng đất, sở hữu tài sản thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; Kết quả cấp Giấy chứng nhận nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất đai và lập hồ sơ địa chính.

Nội dung của kế hoạch bao gồm: Tổ chức công khai tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Đối với đất và tài sản trên đất đã thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ; đất an ninh, đất quốc phòng, đất các cơ sở tôn giáo: thực hiện kê khai trước đối với thửa đất đã có bản đồ hiện trạng khu đất, lấy thông tin quy hoạch, xác định chỉ giới đường quy hoạch (nếu có), lập hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất và cấp Giấy chứng nhận; thực hiện đo bản đồ hiện trạng đối với các thửa đất chưa có bản đồ, lấy thông tin quy hoạch – xác định chỉ giới đường quy hoạch (nếu có), lập hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất và cấp Giấy chứng nhận. Đối với đất và tài sản trên đất của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các công ty Nhà nước đóng trên địa bàn Thành phố: sau khi đã thực hiện xong việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ, thì chủ sử dụng đất, sở hữu tài sản trên đất thực hiện kê khai và lập hồ sơ để được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và cấp Giấy chứng nhận. Đối với đất an ninh, quốc phòng: đề nghị Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị đang sử dụng đất đóng trên địa bàn Thành phố thực hiện kê khai và lập hồ sơ để được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và cấp Giấy chứng nhận; Đối với đất tôn giáo: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban Tôn giáo Thành phố, UBND các phường, xã, thị trấn phối hợp với các cơ sở tôn giáo để thực hiện kê khai và lập hồ sơ.

Đối với đất và tài sản trên đất chưa thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước theo Quyết định số 09/2007/QĐ-Ttg ngày 19/01/2007 và Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ: phải khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; sau khi có quyết định phê duyệt thì thực hiện kê khai và lập hồ sơ.

Đối với đất và tài sản trên đất của các tổ chức không phải thực hiện sắp xếp theo Quyết định số 09/2007/QĐ-Ttg ngày 19/01/2007 và Quyết định số 140/2008/QĐ-Ttg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì chủ sử dụng đất, sở hữu tài sản trên đất thực hiện kê khai và lập hồ sơ để được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và cấp giấy chứng nhận.

Theo kế hoạch, thời điểm triển khai thực hiện bắt đầu từ 01/6/2012./.
(Theo KTĐT)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Chung cư Hà Nội: Chủ đầu tư không có quyền lựa chọn?


Không phải các chủ đầu tư không biết nhu cầu của người sử dụng, nhưng do chính sách quản lý nhà ở còn nhiều bất cập nên mới xảy ra tình trạng thừa căn hộ cao cấp, thiếu căn hộ diện tích nhỏ.
Nghịch lý lớn nhất tồn tại trên thị trường chung cư thời gian qua là trong khi thị trường chuộng phân khúc nhà nhỏ, giá rẻ, thì chủ đầu tư liên tục tung ra các loại căn hộ cao cấp, diện tích lớn, giá cao ngất. Mang câu hỏi này đến gặp các chủ đầu tư, đều nhận được một câu trả lời chung là không thể làm nhà nhỏ, giá rẻ, bởi tiền sử dụng đất quá cao cùng hàng loạt quy định hành chính khác.

Chung cư Hà Nội: Chủ đầu tư không có quyền lựa chọn? | ảnh 1
Ảnh minh họa

Tổng giám đốc một dự án căn hộ chung cư tại Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) tính toán: trên khu đất dự án rộng 17.750 m2 mà đơn vị này lập dự án, Công ty phải trả tiền sử dụng đất trong vòng 49 năm là 190 tỷ đồng. Cộng với các chi phí di dời và xây dựng nhà xưởng cho chủ đất cũ, chi phí tổng cộng mà chủ đầu tư phải trả cho diện tích mặt bằng trên là 270 tỷ đồng. Trong khi đó, diện tích đất dùng để xây dựng nhà chung cư để bán trên thực tế chỉ 7.039 m2, với 2 block nhà cao 25 - 28 tầng. Sau khi tính toán thiết kế, chủ đầu tư chỉ có thể đưa ra thị trường với các căn hộ có diện tích tối thiểu 75 m2 và tối đa 152 m2. Cộng với các chi phí lãi suất và các chi phí khác, chủ đầu tư có thể đưa ra thị trường con số 23 triệu đồng/m2 là mức giá “kịch sàn”.

Đại diện một doanh nghiệp đầu tư bất động sản khác, ông Bùi Thiện Cảnh, Tổng giám đốc CTCP Đô thị FPT Đà Nẵng cho biết, nhu cầu về căn hộ nhỏ là một thực tế không thể phủ nhận và viêc hạn chế xây dựng căn hộ có diện tích nhỏ, giá rẻ có thể khiến thị trường phát triển lệch lạc.

Thống kê mới đây của Công ty CBRE Việt Nam cho biết, tỷ lệ bán căn hộ thành công tại Hà Nội giảm đáng kể so với các năm trước (45% so với mức 80 - 100%) là hệ quả của nguồn cung vượt quá khả năng tiêu thụ của thị trường. Các giao dịch thành công được ghi nhận chủ yếu ở phân khúc căn hộ “bình dân”, diện tích nhỏ, giá rẻ. “Trong lúc kinh tế khó khăn này, chúng tôi kỳ vọng các phân khúc nhà ở có mức giá phải chăng, hướng đến tầng lớp trung lưu đang ngày càng đông đảo sẽ sôi động nhất”, ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc điều hành CBRE phân tích.

Câu chuyện nhà diện tích nhỏ, giá rẻ đã từng được một số doanh nghiệp tại Hà Nội và Tp.HCM kiến nghị UBND Thành phố cho phép xây dựng phục vụ người độc thân, những gia đình trẻ, có mức thu nhập trung bình và thấp tại Thành phố vài năm về trước. Tuy nhiên, đề nghị đã không được lãnh đạo các địa phương chấp thuận, bởi sức ép về hạ tầng đô thị đang ngày một tăng cao. Mặt khác, theo Tiêu chuẩn xây dựng nhà chung cư số TCXDVN 323:2004 đang áp dụng cho các dự án nhà ở, khu đô thị mới, thì diện tích tối thiểu của các căn hộ dành cho 3 người phải là 45 m2 và tỷ lệ các căn hộ dạng này trong một dự án cũng hết sức hạn chế.

Ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch Công ty Tập đoàn bất động sản Thế Kỷ cho biết, trên thực tế, nhu cầu về nhà ở diện tích nhỏ, giá hợp lý so với thu nhập của cán bộ, công chức, các gia đình trẻ, những người có thu nhập trung bình tại các thành phố là rất lớn. Nhu cầu về căn hộ dạng này chiếm chủ đạo so với các phân khúc khác của thị trường bất động sản. Thế nhưng, do quy định về tiêu chuẩn xây dựng nhà chung cư, nên các doanh nghiệp không thể “vượt rào”.
(Theo Đầu tư)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Cần sửa đổi Nghị định 69 để gỡ khó cho DN


Nhiều quy định tại Nghị định 69 chưa phù hợp với thực tế của thị trường không những khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó mà cơ quan chức năng địa phương cũng lúng túng.
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP (Nghị định 69) quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có hiệu lực đã gần 3 năm, nhưng cho đến nay, số doanh nghiệp (DN) chấp nhận nộp tiền sử dụng đất vẫn còn khiêm tốn so với số lượng dự án cần phải nộp tiền sử dụng đất. Nguyên nhân là do nhiều quy định tại Nghị định số 69 chưa phù hợp với thực tế của thị trường.

DN không thể kham nổi

Tại khoản 1, Điều 11, Nghị định số 69 quy định: “Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, cho thuê đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và trường hợp DN nhà nước tiến hành cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao đất mà giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm giao đất, cho thuê đất… chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để xác định lại giá đất cụ thể cho phù hợp…”.

Theo quy định này, các DN bất động sản phải đóng tiền sử dụng đất căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế theo giá thị trường. Điều này hoàn toàn khác so với cách tính trước đây và gây khó khăn cho DN do số tiền phải đóng cao và DN không còn tính chủ động.

Nếu tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường như Nghị định 69, DN sẽ bị động do không thể dự báo được giá cả thị trường và do đó không xác định được số thuế mình phải nộp là bao nhiêu để xây dựng kế hoạch đầu tư và triển khai dự án. Nếu DN mạnh dạn tiến hành dự án, thì với cách tính tiền sử dụng đất như Nghị định 69, giá sản phẩm đầu ra sẽ rất cao, vượt qua sức chịu đựng của khách hàng. Bên cạnh đó, việc làm thế nào để xác định giá đất theo giá thị trường vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi?

Cần sửa đổi Nghị định 69 để gỡ khó cho DN | ảnh 1
DN bất động sản gặp khó với quy định nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường của Nghị định 69

Nhiều DN đề nghị được đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành, bởi dự án của đã triển khai cả chục năm nay, việc giải phóng mặt bằng đã hoàn tất từ trước khi có Nghị định số 69, nếu đóng tiền sử dụng đất theo thời điểm hiện nay là điều khó chấp nhận. Tuy nhiên, cơ quan chức năng hiện cũng đang lúng túng trong việc xác định số tiền sử dụng đất mà DN phải nộp, khiến cho việc thu tiền sử dụng đất kể từ khi Nghị định 69 có hiệu lực đến nay bị đình đốn. Điều này đồng nghĩa với việc hàng loạt dự án buộc phải án binh bất động chờ đến khi việc thu tiền sử dụng đất, khấu trừ tiền sử dụng đất được rõ ràng.

Gỡ khó cho DN

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, sửa đổi và ban hành quy định phù hợp với thực tiễn về giá đất theo giá thị trường. Theo đó, Nhà nước xây dựng bảng giá đất hàng năm sát giá thị trường để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất. Đồng thời, cần tạo quỹ đất sạch để tổ chức bán đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Cách tốt nhất để tháo gỡ khó khăn cho cả DN và cơ quan chức năng là việc giao đất, cho thuê đất nên theo hướng thông qua các hình thức đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Đối với những mảnh đất công, khi lựa chọn chủ đầu tư dự án cần thực hiện thông qua đấu thầu.

Bên cạnh đó, cần một cơ chế định giá sử dụng đất mang tính độc lập với hệ thống hành chính để xác định được giá quyền sử dụng đất khách quan hơn. Đối với việc xác định căn cứ cho vấn đề tiền sử dụng đất, thị trường hiện có 3 loại giá là giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định, giá do các công ty tư vấn định giá đưa ra và giá hình thành do đấu giá. Nhà nước nên nghiên cứu, áp dụng việc tính tiền sử dụng đất theo phương án đấu giá, sửa hoặc bỏ khung giá đất để các tỉnh, thành phố điều chỉnh bảng giá đất sao cho sát với giá thị trường.

Ngoài ra, cần phải coi quyền sử dụng đất là hàng hóa và tuân thủ sự điều tiết của cơ chế thị trường. Quyền sử dụng đất tham gia các quan hệ giao dịch nó phải tuân thủ nguyên tắc cân bằng giá của thị trường, chứ không phải là giá cả áp đặt từ một phía. Nhà nước cần chuyển dần vai trò từ người định giá sang vai trò điều tiết và thẩm định giá trên thị trường.
TS. Châu Thị Thu Nga, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất
(Theo ĐTCK)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Thị trường chung cư mini giá thấp, khách vẫn ngó lơ


Hiện nay, trên thị trường hàng loạt các căn hộ chung cư diện tích nhỏ đang được rao bán với mức giá khá hợp lý, thậm chí thấp nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, những người có nhu cầu thực vẫn ngó lơ. Các chuyên gia cảnh báo, mua chung cư loại này cần kiểm tra kỹ giấy tờ và các thủ tục pháp lý khác.

Hàng loạt căn hộ giá 400- 500 triệu đồng/căn

Sàn bất động sản Info đang rao bán khá nhiều căn hộ thuộc khu chung cư Xa La (Hà Đông, Hà Nội) với mức giá khá tốt, từ 14- 15 triệu đồng/m2. Tuy nhiên theo chị Hồ Thủy - một trong những nhân viên đang chịu trách nhiệm bán khu chung cư này: “Giá bán các căn hộ đang “mềm” nhất từ trước đến nay. Diện tích các căn hộ từ 31 – 47m2, giá gốc 13 triệu/m2, giá bán từ 14 – 15 triệu/m2. Tổng giá trị mỗi căn chỉ từ 400 – 500 triệu đồng nhưng vẫn không mấy khách mặn mà. Phần lớn những người có nhu cầu thật vẫn đang tiếp tục nghe ngóng và chờ đợi”

Về phía khách hàng, anh Nguyễn Văn Hách - nhân viên một công ty chứng khoán tại Hà Nội cho biết: “Chung cư sẽ ngày càng rẻ, chỉ có đất mới đắt thôi. Vì nhà có thể chồng cao lên được còn đất không đẻ thêm được nên tôi cũng không sốt sắng. 2 - 3 năm nữa mới mua biết đâu lại được những căn như ý hơn với tầm tiền mua căn hộ siêu nhỏ như hiện nay”.
Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nhà Hà Nội cũng đang rao bán hàng loạt chung cư giá thấp khá hấp dẫn: “Công ty chúng tôi hiện đang cung cấp rất nhiều nguồn chung cư mini giá rẻ phù hợp với tầm tiền của nhiều hộ gia đình, nhất là những gia đình trẻ muốn lập nghiệp ở Hà Nội, giá của căn hộ từ 470 triệu đồng có thể ở luôn hoặc đóng theo tiến độ… Cam kết là giá gốc chủ đầu tư, yên tâm về nguồn hàng và pháp lý, giá rẻ nhất thị trường và không thu thêm khoản phí nào của khách hàng”.

Những căn hộ mà Công ty này đang rao bán như: chung cư khu vực Đồng Nhân giá 470 triệu đồng, diện tích 43m2, có cầu thang máy; chung cư khu Phùng Khoang giá 650 triệu đồng/căn 37m2; khu chung cư ở Trung Văn giá 380 triệu đồng/căn, diện tích từ 24- 40m2, có cầu thang máy...

Ngoài các công ty, còn khá nhiều nhóm người cùng chung vốn xây dựng chung cư mini để bán. Trên một số diễn đàn và các trang web cũng bắt gặp các dòng chào bán chung cư như: “Tôi có chung cư mini cách BigC chưa đến 1km, giá thành rất hợp lý, không qua môi giới. Giá từ 400- 800 triệu đồng/căn, diện tích từ 33 - 51,5m2, có thể ở ngay”; “Cùng nhau xây chung cư mini, giá thành giảm 400 – 500 triệu đồng/căn so với thị trường”; “Chúng tớ là những người bạn đã rủ nhau để xây chung cư mini. Chúng tớ đã thành công được 1 tòa và đang đi vào hoàn thiện rồi. Đây là tòa nhà của chính bọn tớ cùng xây để ở chứ không phải kinh doanh, đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý”… Tuy nhiên, sự hồi đáp của khách hàng tại thời điểm này khiến nhiều chủ hàng thất vọng.

Anh Nguyễn Thế Anh, một trong những người lập nhóm xây dựng chung cư diện tích nhỏ ở đường Vương Thừa Vũ (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Tôi đã rao bán với mức giá hạ nhất từ trước đến nay nhưng 2 tháng nay chỉ có khách đến xem nhà rồi lại đi. Có người đến xem cũng thấy căn hộ bài trí, thiết kế hợp lý, món tiền cũng phù hợp nhưng vẫn lưỡng lự chưa quyết định. Còn tôi thì suốt 2 tháng chưa bán được căn nào nên cứ như ngồi trên đống lửa. Nếu tháng tới không bán được, tôi không biết đáo hạn ngân hàng bằng cách nào nữa vì hết cửa, hết cách xoay rồi”.

Ông Nguyễn Minh Ngọc, Giám đốc sàn nhà đất Việt Anh cũng cho rằng, hiện nay, chung cư nói chung và chung cư mini nói riêng rất khó bán vì người mua vẫn có tâm lý chờ đợi, nghe ngóng bởi có thông tin từ cơ quan chức năng là đang triển khai xây dựng mạnh mẽ nhà giá thấp đáp ứng nhu cầu cấp bách, mức giá cũng khá thấp 300- 400 triệu đồng/căn 30- 60m2.

Thị trường chung cư mini giá thấp, khách vẫn ngó lơ | ảnh 1
Chung cư mini giá rẻ vẫn ế hàng. Ảnh: Chí Cường

Cẩn trọng khi mua chung cư mini

Luật sư Hoàng Văn Dũng, Công ty Luật hợp danh Bross cho biết: “Có khá nhiều chung cư mini không xin được giấy chứng nhận do xây không đúng giấy phép như vượt tầng cấp phép, lấn chiếm đất lưu không… Nguy hiểm nhất là những người mua phải căn hộ đó vì có thể bị mất trắng vì không bao giờ được cấp giấy chứng nhận và cơ quan chức năng có thể “cắt ngọn” bất cứ lúc nào. Ngoài ra, còn hàng loạt các nhược điểm như hạn chế về thiết kế, chất lượng, văn hóa sống, bảo hành sản phẩm, công tác phòng cháy chữa cháy không đảm bảo, quy hoạch chưa phù hợp…”.

Luật sư Nguyễn Đình Bình, Văn phòng luật sư Nguyễn Đình (phố Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm, Hà Nội) cũng cho biết: “Một trường hợp khá phổ biến mà chung cư mini không được cấp phép nữa là khi xin cấp phép xây dựng tòa nhà, chủ đầu tư không xin cấp phép theo diện “nhà để kinh doanh” mà xin theo diện "nhà riêng" để trốn nộp các khoản thuế, phí... Hay để tiết kiệm, chủ đầu tư bỏ qua xây dựng hệ thống báo cháy chữa cháy, lối thoát hiểm… Đáng sợ hơn là khi chung cư xuống cấp, lún nứt xảy ra, thậm chí đến lúc tồi tàn phải đập đi xây lại, ai sẽ bảo đảm quyền lợi cho người dân? Đây thực sự là một câu hỏi lớn, cần các cơ quan quản lý có câu trả lời”.

Tuy nhiên, trao đổi với báo giới bên lề một diễn đàn về nhà ở, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, chung cư mini đã và đang đáp ứng nhu cầu mua nhà ở của nhiều gia đình vì phù hợp với túi tiền của họ. Có thời điểm chung cư mini nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người mua. Thời điểm hiện nay, loại hình nhà ở này đã được pháp luật thừa nhận thì những khu chung cư đáp ứng đầy đủ yêu cầu của pháp luật sẽ nhận được sự ủng hộ của khách hàng.
(Theo GĐ&XH)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Hà Nội: Xuất hiện tình trạng chung cư mini đội lốt phòng trọ


Hiện nay, không có sự phân biệt rõ chung cư mini và phòng trọ, các phòng trọ thi nhau gán mác chung cư mini rồi tăng giá người đi thuê như lạc vào ma trận của chủ trọ.

Hà Nội: Xuất hiện tình trạng chung cư mini đội lốt phòng trọ | ảnh 1
Chung cư mini giải quyết nhu cầu có thật của một bộ phận không nhỏ cư dân thành thị, nhưng cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp (Ảnh minh họa)

Chung cư mini: Vàng thau lẫn lộn

Tại phòng trọ trên phố Chùa Bộc, theo lời giới thiệu trên mạng gồm một phòng ngủ, một phòng khách và vệ sinh khép kín, rộng 25m2 có giá 4 triệu/tháng. Theo lời quảng cáo thì căn hộ này mới được xây cách đây một năm, là chung cư mini để bán nhưng thị trường “đóng băng” nên chuyển sang kinh doanh cho thuê.

Nhìn bề ngoài không thể đoán định thời gian xây của căn hộ, nhưng khi đi vào từng căn phòng cụ thể thì vết tường ngăn các phònn hiện rõ hơn bằng lớp gạch mới xây ngăn một phần căn phòng. Dưới chân tường, trên trần nhà hiện rõ những vết hoen ố đã qua thời gian sử dụng.

Chủ nhà cự nự: “Tôi xây cách đây 6 năm, ngày đó làm gì có ai gọi là chung cư mini. Thực chất thì có gì khác nhau đâu”.Tìm hiểu thêm những người sống từng sống lâu năm trong các hộ của dãy nhà 6 tầng này thì họ cho biết, trước đây khi tới thuê chủ nhà giới thiệu là phòng box, thực chất chỉ là phòng trọ vệ sinh kép kín riêng biệt, mới năm ngoái thì chủ nhà đột nhiên thuê thợ tới xây tường ngăn phòng nhỏ rồi gọi là căn hộ hay chung cư mini.

Tại một dãy nhà khác trên đường Láng, chủ nhà cũng rao là chung cư mini nhưng đây là dãy phòng trọ lợp tôn, phía trước là khoảng sân rộng đủ người thuê để xe máy. Căn hộ có hai cửa đi vào, trong căn phòng rộng 40m2 có một phòng khách rộng, một phòng ngủ và gian bếp ngăn nắp với tủ treo, nơi đặt bếp gas và có thể đặt được bàn ăn.

Chủ nhà ở đây nói thẳng: “Tôi mới cơi nới thêm một phòng và sửa lại, thay bằng tôn mát và lợp chống nóng xịn. Sắp tới có thể cải tạo cả dãy nhà nhà này thêm sàn gỗ, tường ốp, có thể lắp điều hòa nữa. Khi đó giá còn thuê còn cao hơn nữa”.

Theo tìm hiểu của PV, khi muốn lên đời dãy phòng trọ của mình thành chung cư mini thì mục đích của chủ nhà đơn thuần là lợi nhuận cao hơn và dễ quản lý. Ông Thảo, chủ nhà  cho thuê cho biết: “Khi cải tạo lại nhà, lắp đặt điều hòa, làm lại phòng bếp thì giá nhà thuê cao hơn. Người thuê cũng là những người có tài chính ổn định, dễ quản lý hơn sinh viên nhiều”.

Chỉ là tên gọi… cho sang!

Thực chất hiện giờ chưa có khái niệm chung cư mini trong các văn bản pháp luật về nhà đất nào. Sự ra đời của chung cư mini trong vài năm trở lại đây để đáp ứng nhu cầu có thật của thị trường là mua nhà diện tích nhỏ, giá rẻ trong nội đô.

Năm 2010, bộ Xây dựng ban hành Nghị định 71 là công nhận quyền sở hữu của khách hàng mua căn hộ thuộc loại hình chung cư do tư nhân xây dựng, diện tích tối thiếu là 30m2 nếu đáp ứng đủ các yêu cầu khắt khe về giấy phép, thoát hiểm, phòng cháy chữa cháy, phù hợp với quy hoạch khu vực, có thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn chịu lực...

Nghị định 71 này là căn cứ pháp lý rõ ràng nhất để phân biệt những chung cư mini với những nhà trọ lên đời thành chung cư mini. Tuy nhiên với người đi thuê nhà thì Nghị định này của bộ Xây dựng không mang nhiều ý nghĩa. Bởi, nhu cầu thuê trọ khác xa với nhu cầu mua thật.

Bằng cảm quan, có thể nhận thấy chung cư mini có kết cấu tương đối vững chắc, việc thiết kế bố trí trong căn hộ thể hiện rõ ý đồ của chủ đầu tư. Chất lượng căn hộ trong các tòa nhà chung cư mini cũng được cải thiện đáng kể so với phòng trọ.

Cũng có thể nhận ra những dãy phòng trọ “đội lốt” chung cư mini là chủ nhà rất kén chọn người thuê. Thường thì các chủ nhà thích những những người thuê đã đi làm, công việc ổn định và đóng tiền theo quý hoặc năm. Khi đề cập tới việc mua bán thì những chủ nhà này từ chối thẳng thừng.

Đối với những người có nhu cầu mua, vẫn có không ít tòa nhà xưng danh chung cư mini sẵn sàng bán với giá từ 500 triệu cho tới tiền tỷ tùy vị trí và tiện nghi. Song không phải dự án chung cư mini nào cũng đáp ứng đầy đủ yếu tố pháp lý cũng như sự thuận tiện cần thiết cho cư dân nên hiện khá khó tìm khách mua. Rốt cục, chủ nhà vẫn quay về cho thuê, dẫn đến bản chất chung cư mini lại quay về… nhà trọ.

Theo giám đốc một sàn giao dịch bất động sản trên đường Nguyễn Thị Định: Hoạt động thuê các chung cư mini trở nên rất sôi động trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên vị GĐ này cho biết: “Việc không có khung quản lý chặt chẽ từ cơ quan lý nhà nước về thuê nhà nên thị trường thuê căn hộ trở nên rối loạn gây khó khăn cho việc kinh doanh thuê trọ của các công ty và đặc biệt là người đi thuê thiệt đủ đường”.
(Theo Dantri)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Không được lợi, doanh nghiệp xin trả dự án


Trong khi tiền sử dụng đất (TSDĐ) được áp giá thị trường để thu của doanh nghiệp (DN) thì việc khấu trừ những chi phí làm dự án Nhà nước lại áp theo quy định. Điều này khiến nhiều DN đề xuất giao dự án lại cho Nhà nước, vì không có lợi nhuận.
Cuối năm 2009, công ty nhà Bình Dân được UBND Tp.HCM giao 1ha  đất để thực hiện dự án phân lô bán nền  do công ty làm chủ đầu tư ở P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức. Tháng 3.2010, công ty đã được thông báo giá trị TSDĐ  phải nộp là trên 57 tỷ đồng. Tính ra mỗi m2 đất, công ty Bình Dân phải nộp TSDĐ 6,2 triệu đồng.

Xin giao lại dự án!

Ông Lê Ngọc Tú, Giám đốc công ty Bình Dân, cho rằng mình là nạn nhân của chính sách thu TSDĐ bất hợp lý. 2 năm nay  công ty ông không nộp được TSDĐ vì số tiền trên quá nhiều, đóng không nổi. Do số tiền quá lớn, công ty đã rút hồ sơ lại không dám đưa lên Sở Tài chính.

Ông Tú cho biết theo các tính hiện nay, TSDĐ được áp theo giá thị trường khi Sở Tài chính lấy giá bán đất nền thương mại  hiện nay là 8,5 triệu đồng/m2, nhưng chi phí khấu trừ tiền giải phóng mặt bằng cho DN lại áp theo giá đất nông nghiệp, với mức 400.000 đồng/m2. Trong khi thực tế ông phải đi mua đất nông nghiệp với giá 2 triệu đồng/m2. Không những thế, quy định hiện nay chỉ cho phép DN được lợi nhuận 14%. Trong khi dự án làm 4 - 5 năm, tính ra mỗi năm DN chỉ được lời  2,8%. Theo tính toán của ông Tú, tổng doanh thu của dự án khoảng 60 - 70 tỉ, nếu thu TSDĐ 57 tỉ cộng với chi phí giải phóng mặt bằng thì DN đóng không nổi.

Không được lợi, doanh nghiệp xin trả dự án | ảnh 1
Hầu hết các DN đều đầu tư dự án bán trước, nộp TSDĐ sau, dẫn đến số tiền nộp vượt quá kế hoạch.

Lãnh đạo một công ty địa ốc cho rằng khi thị trường nhà đất sôi động, các dự án có thể bán ra giá cao và do đó Nhà nước cũng thu được TSDĐ cao, nhưng nay thị trường gặp khó khăn, dự án bán không được, buộc DN phải cắt giảm lợi nhuận, giảm giá bán. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước phải thất thu TSDĐ. Nhưng cả khi thị trường tốt, nếu đóng TSDĐ theo phương án hiện nay cũng không tạo được sự công bằng, bởi Nhà nước luôn đưa ra số TSDĐ quá cao, và việc chiết khấu bất hợp lý.

Các DN cho biết nếu Nhà nước vẫn áp dụng cách tính TSDĐ như hiện nay thì xin giao lại dự án cho Nhà nước. “Tôi xin giao dự án cho Nhà nước, chứ bắt nộp TSDĐ như hiện nay thì không nộp nổi. Còn nếu không tôi xin đóng TSDĐ bằng đất. Chứ nếu không đóng tiền mà tịch thu dự án cũng tội tôi, bởi thực tế nhà nước chỉ cho tôi quyết định giao đất, còn để có dự án tôi phải bỏ tiền ra làm hết”, đại diện một DN nói.

Chỉ DN làm sai mới... kêu

Hiện Hiệp hội BĐS Tp.HCM (Horea) đã kiến nghị Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan sửa đổi ngay việc thu TSDĐ các dự án BĐS. Bởi theo các quy định này, DN vừa phải bồi thường giải phóng mặt bằng (thực chất là mua đất của dân theo giá thị trường), vừa phải nộp TSDĐ (thực chất là mua lại một lẫn nữa) của Nhà nước theo giá thị trường. Điều này góp phần đẩy mặt bằng giá BĐS ở Việt Nam lên cao so với các nước trong khu vực.

Song ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng ban vật giá Sở Tài chính TP, cho rằng  việc tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường là đúng với các quy định về phương pháp thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành. Về nguyên tắc, TSDĐ được tính khi có quyết định giao đất. Nghĩa là khi UBND TP có quyết định giao đất cho DN, lúc đó dự án chưa hình thành, DN mới nộp hồ sơ xin nộp TSDĐ để nộp TSDĐ trước. Căn cứ vào đó, Sở Tài nguyên và Môi trường mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và DN xin phép xây dựng làm dự án. Khi đó DN sẽ hoạch toán được giá đầu vào để đưa ra phương án kinh doanh và mức giá phù hợp. Các dự án vướng mắc hiện nay là khi DN có quyết định giao đất từ lâu mà không chịu nộp, cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh trước mới đi làm hồ sơ nộp TSDĐ sau. Nhưng với cách tính như hiện nay TSDĐ sẽ rất cao và như vậy sẽ rất dễ bị bể kế hoạch kinh doanh, nhất là với những dự án bỏ ra chi phí đền bù cao. Nếu chiếu theo DN thì Nhà nước không thu được đồng nào.

Ông Chiến còn cảnh báo, trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều DN lao đao bởi quy định phạt đối với các DN chậm nộp TSDĐ là 0,05%/ngày, tức 18%/năm.  TSDĐ được xác định tại thời điểm giao đất, nghĩa là khi có quyết định giao đất là Nhà nước tính tiền. Nhưng hiện nay nhiều DN xây dựng dự án trước mới nộp hồ sơ đóng TSDĐ, số tiền phạt chậm nộp là rất lớn.
(Theo Đất Việt)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Đống Đa (Hà Nội): Biến đất công thành đất tư đem cho thuê


Gần đây, để tiện cho việc quản lý tài sản Nhà nước đối với số diện tích đất công còn lại, UBND quận Đống Đa đã giao cho UBND phường Phương Liên tạm thời quản lý khu nhà vệ sinh trên.
Đống Đa (Hà Nội): Biến đất công thành đất tư đem cho thuê | ảnh 1

Biến đất công thành đất tư?

Chánh Thanh tra Nhà nước quận Đống Đa - Đào Trọng Sơn vừa ký Văn bản số 09/TTr, yêu cầu Chủ tịch UBND phường Phương Liên giải quyết đơn tố cáo của người dân, đồng thời cung cấp hồ sơ cho UBND quận Đống Đa để làm rõ vụ việc chủ nhân của số nhà 200 phố Xã Đàn đã lấn chiếm diện tích gần 20m2 đất công, mà cụ thể là khu đất nhà vệ sinh, gây bất bình và bức xúc trong nhân dân.

Theo đơn tố cáo của người dân gửi đến cơ quan chức năng và các cơ quan báo chí, cuối năm 2005 khi TP Hà Nội triển khai việc xây dựng đường vành đai I, đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa, trên địa bàn phường Phương Liên tiếp giáp đường Đê La Thành (trước cửa UBND phường Phương Liên) có một khu nhà vệ sinh công cộng do Nhà nước quản lý. Khi đường vành đai I đi qua, các cơ quan chức năng đã tiến hành GPMB tại khu vực này.

Để tiện cho việc quản lý tài sản Nhà nước đối với số diện tích đất công còn lại, UBND quận Đống Đa đã giao cho UBND phường Phương Liên tạm thời quản lý khu nhà vệ sinh trên. Tuy nhiên, theo đơn thư phản ánh, khoảng thời điểm năm 2007, bằng cách nào đó, chủ nhân của số nhà 200 phố Xã Đàn, liền kề với khu nhà vệ sinh, đã lấn chiếm diện tích đất gần 20m2 khu đất công này. "Theo các hồ sơ về GPMB khi mở đường, số nhà 200 Xã Đàn có diện tích cắt xén còn lại đã được các cơ quan chức năng phê duyệt là 15,3m2. Thế nhưng không hiểu bằng cách nào hiện diện tích ngôi nhà này là 31m2 và xây dựng ngang nhiên trước cổng UBND phường. Vụ việc có nhiều uẩn khúc, có dấu hiệu tham nhũng đất công" - nội dung đơn phản ánh tố cáo.

Có uẩn khúc?

Theo xác minh của PV, hồ sơ phục vụ công tác GPMB đường vành đai I, đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa của BQL Dự án trọng điểm đô thị Hà Nội (chủ đầu tư dự án), thửa đất số nhà 200 phố Xã Đàn trước đây có địa chỉ là 93 tổ 26 phường Phương Liên; chủ đất là bà Nguyễn Thị Lan, tổng diện tích là 42,7m2. Trong đó, diện tích bị thu hồi phục vụ mở đường là 27,4m2, diện tích còn lại là 15,3m2. Hồ sơ cũng lưu giữ các văn bản, quyết định về phương án, số tiền cụ thể bồi thường, hỗ trợ cho số diện tích bị thu hồi. Đồng thời cũng nêu rõ tổng diện tích ngoài chỉ giới GPMB phải thu hồi nốt của hộ bà Lan là 15,3m2 do không đủ diện tích, điều kiện xây dựng (dưới 30m2).

Ông Nguyễn Tiến Lộc, cán bộ địa chính phường Phương Liên xác nhận: "Mảnh đất số nhà 200 phố Xã Đàn hiện lớn hơn so với diện tích còn lại (15,3m2) sau khi GPMB, hiện đã xây dựng công trình nhà tạm mái tôn. Còn khu đất nhà vệ sinh công cộng trước đây hiện đang xây dựng công trình khu nhà một cửa của UBND phường, có số nhà 202 phố Xã Đàn. Hiện UBND phường không lưu giữ hồ sơ của số nhà 200 mà chỉ có hồ sơ của khu đất 202". Cũng theo cán bộ địa chính phường Phương Liên, sau khi bị GPMB, chủ nhà số 200 phố Xã Đàn đã một số lần đến phường xin làm hồ sơ, thủ tục kê khai mảnh đất để cấp "sổ đỏ", nhưng đến nay vẫn chưa được phường xác nhận vì kích thước, hình thế thửa đất không đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Điều đáng nói, trong văn bản số 72/BC-UBND, báo cáo Thanh tra quận Đống Đa mới đây, UBND phường Phương Liên chỉ đề cập đến diện tích của khu đất nhà vệ sinh công cộng là 101,4m2, nằm tiếp giáp với thửa đất của hộ ông Trần Côn (44,4m2) và thửa đất của hộ bà Nguyễn Thị Lan. Nhưng lại không nói rõ thửa đất của bà Lan có diện tích là bao nhiêu? Điều này càng khiến cho người dân nghi ngờ những uẩn khúc bên trong vụ việc.

Dư luận đang mong chờ UBND quận Đống Đa và các cơ quan chức năng TP Hà Nội vào cuộc làm rõ vụ việc; trả lại phần đất công bị lấn chiếm (nếu có) cho Nhà nước, đồng thời có hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân có vi phạm.
(Theo Pháp luật Xã hội)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Tp.HCM: Căn hộ cho thuê cạnh tranh khốc liệt


Trong thời điểm kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhưng tại thị trường Tp.HCM vẫn không thiếu những căn hộ có giá thuê lên đến hàng chục triệu đồng/tháng.
Tp.HCM: Căn hộ cho thuê cạnh tranh khốc liệt | ảnh 1
Hiện tại, một căn hộ có diện tích sử dụng khoảng 200 m2 tại chung cư cao cấp Xi Riverview Palace (190 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2) có giá thuê trên 62 triệu đồng/tháng. Tại quận 1, giá thuê loại căn hộ diện tích trên 100 m2 ở các chung cư như: Sailing Tower, Avalon, The Lancaster cũng ở mức trên 50 triệu đồng/tháng.

Giá thuê căn hộ chung cư Botanic trên đường Nguyễn Thượng Hiền hoặc chung cư PN - Techcons tại quận Phú Nhuận vẫn ở mức cao. Một căn hộ 93 m2 tại chung cư Botanic, người thuê phải trả 13-22 triệu đồng/tháng. Căn hộ loại trên 90 m2 tại chung cư PN - Techcons cũng có mức thuê 16-22 triệu đồng/tháng.

Theo nhận định của Công ty Knight Frank, trong 3 tháng qua, giá thuê căn hộ hạng A đạt 30 - 35 USD mỗi m2 một tháng, hạng B khoảng 20 - 25 USD mỗi m2 một tháng. Tỷ lệ lấp đầy 90% đối với tòa nhà hạng A, khoảng 80% đối với tòa nhà Hạng B.

Một số tòa nhà căn hộ dịch vụ được Knight Frank xếp loại mới tham gia vào thị trường trong quý này gồm: Mai Har Lan Building Lê Thánh Tôn; Jasmine Court Nguyễn Văn Trỗi quận Phú Nhuận; Saigon City Residences Thái Văn Lung. Với lượng căn hộ mới này đã nâng tổng số căn hộ trên toàn TP HCM lên hơn 3.400 căn.

Các đơn vị tư vấn quản lý và khảo sát bất động sản nhận định, thị trường căn hộ dịch vụ cho thuê sẽ bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Trong vài năm tới, TP HCM sẽ tiếp nhận một lượng lớn các dự án căn hộ dịch vụ cũng như một lượng lớn căn hộ mới như The Vista, Saigon M&C và Times Square. Lượng cung mới này sẽ làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng tuy nhiên khách thuê sẽ có thêm nhiều lựa chọn.
(Theo VnMedia)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Tp.HCM: Đề nghị giữ lại biệt thự lớn thuộc SHNN tại khu trung tâm


Đề nghị trên là của Bộ Xây dựng tại kết luận thanh tra về việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61 tại Tp.HCM mới đây.
Tp.HCM: Đề nghị giữ lại biệt thự lớn thuộc SHNN tại khu trung tâm | ảnh 1
Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu Tp.HCM khẩn trương rà soát hiện trạng 60 căn biệt thự, chỉ giữ lại những biệt thự có diện tích đất lớn tại các khu trung tâm, phù hợp với mục đích làm trụ sở cơ quan hoặc trung tâm thương mại. Đồng thời, phải hoàn thiện đề án sử dụng những biệt thự thuộc diện giữ lại này.

Cùng với đó, TP tiếp tục được bán những biệt thự có diện tích nhỏ hoặc ở các vị trí không phù hợp với mục đích giữ lại hoặc đã bán trên 50% diện tích. Đồng thời, tiếp tục bán những căn có một phần thuộc sở hữu tư nhân và những trường hợp đã có kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.

Bộ Xây dựng yêu cầu Tp.HCM kiểm điểm, xử lý trách nhiệm những cá nhân, đơn vị trong việc tổ chức bán nhà không phải là nhà ở nhưng lại theo phương thức giá quy định tại Nghị định 61. Cùng với đó, rút kinh nghiệm đối với những cá nhân, đơn vị đã tham mưu để UBND TP ban hành Công văn số 2775/UBND - ĐTMT ngày 13-6-2011 về việc tiếp tục thực hiện bán nhà theo cơ chế hai giá.
(Theo PLTP)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Phải chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng đất của các chủ đầu tư


Hiện nay, thị trường BĐS đóng băng, chủ đầu tư thiếu vốn đã khiến cho nhiều dự án rơi vào cảnh "án binh bất động". Dự án khu nhà ở, bãi đỗ xe, cây xanh của DN tư nhân thương mại dịch vụ Vĩ Yến tại khu Hồ Miễu (tổ 26, phường Thượng Thanh, quận Long Biên) là một ví dụ điển hình.
Phải chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng đất của các chủ đầu tư | ảnh 1
Được UBND TP Hà Nội ký quyết định giao đất từ ngày 22/4/2010, tới nay đã quá 24 tháng vẫn chưa có dấu hiệu gì của một dự án xây dựng nhà ở. Khu đất rộng hơn 51.718m2, phần để cây, cỏ dại mọc um tùm; phần được bố trí làm xưởng gỗ và xưởng cơ khí.

Góc khác đổ cát, phế thải xây dựng. Hàng rào và biển báo quy hoạch của dự án cũng chưa có. Trong quyết định giao đất, TP nêu rõ, sau 12 tháng liền kể từ ngày nhận bàn giao đất, DN Vĩ Yến không sử dụng hoặc tiến độ sử dụng chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án sẽ thu hồi đất đã giao theo quy định.

Theo báo cáo của UBND TP tại kỳ họp HĐND, trong năm 2011 đã có 10 dự án "treo" với tổng diện tích khoảng 53.000m2, bị UBND TP thu hồi. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã ký văn bản yêu cầu chấn chỉnh ngay việc quản lý, sử dụng đất của các chủ đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án trên địa bàn.
(Theo HNM)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Hà Nội xây dựng chỉ số đánh giá thị trường BĐS


Theo kế hoạch, chỉ số đánh giá thị trường BĐS được công bố hàng quý và hàng năm, nhưng đã hơn 1 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực cũng như hạn cuối để các địa phương gửi báo cáo về Bộ Xây dựng. Hiện vẫn chưa có địa phương nào đưa ra được các chỉ số.
Hà Nội xây dựng chỉ số đánh giá thị trường BĐS | ảnh 1
Bộ chỉ số dự kiến bổ sung công cụ thống kê theo dõi thị trường BĐS

Vào ngày 31/5 tới, Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp cùng đơn vị tư vấn CBRE Việt Nam tổ chức Hội thảo “Xây dựng chỉ số đánh giá thị trường BĐS tại TP Hà Nội”.

Khách mời tham dự hội thảo gồm đại diện Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội, các Sở, ban, ngành của TP, chuyên gia từ các trường Đại học chuyên ngành và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực BĐS như sàn giao dịch, chủ đầu tư, quỹ đầu tư, ngân hàng và các đơn vị tư vấn.

Hội thảo là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xây dựng chỉ số đánh giá thị trường BĐS trên địa bàn TP Hà Nội. Hội thảo cũng sẽ trình bày về phương pháp điều tra, tiếp nhận, xử lý thông tin giao dịch BĐS; cũng như kinh nghiệm và khó khăn dự kiến trong việc xây dựng bộ chỉ số (bao gồm công tác định giá BĐS) tại thị trường Việt Nam.

Được biết, ngày 27/10/2010, Thông tư 20/2010/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành, trong đó đề xuất việc thí điểm xây dựng bộ chỉ số đánh giá thị trường BĐS tại 4 thành phố lớn gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ. Bộ chỉ số này dự kiến bổ sung công cụ thống kê theo dõi thị trường BĐS quan trọng, qua đó giúp cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đơn vị đầu tư kinh doanh BĐS đưa ra những chính sách, chiến lược phát triển trong lĩnh vực BĐS.

Các sản phẩm BĐS được lựa chọn xây dựng chỉ số gồm: BĐS để bán, chuyển nhượng, căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền, BĐS cho thuê. Theo đó, các bước để xây dựng chỉ số BĐS như sau: 1. Phân khu vực và lựa chọn BĐS đại diện; 2. Xây dựng dữ liệu gốc; 3. Xây dựng dữ liệu so sánh; 4. Tính toán xác định các chỉ số thị trường BĐS.

Theo kế hoạch, chỉ số đánh giá thị trường BĐS được công bố hàng quý và hàng năm, nhưng đã hơn 1 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực cũng như hạn cuối để các địa phương gửi báo cáo về Bộ Xây dựng. Hiện vẫn chưa có địa phương nào đưa ra được các chỉ số.
(Theo DDDN)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Hà Nội: Phê duyệt ranh giới khu đất XD Khu tổ hợp ga Ngọc Hồi (giai đoạn I)


Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2264/QĐ-UBND phê duyệt hồ sơ ranh giới khu đất xây dựng Khu tổ hợp ga Ngọc Hồi (giai đoạn I), các tuyến đường bộ kết nối và các cầu đường bộ vượt đường sắt thuộc Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội-tuyến số 1, tỷ lệ 1/500.

Sẽ thẩm định dự thảo Quy hoạch sử dụng đất của Hà Nội


Hôm qua (28/5), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định dự thảo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 của TP Hà Nội.
Sẽ thẩm định dự thảo Quy hoạch sử dụng đất của Hà Nội | ảnh 1
Theo dự thảo, chỉ tiêu đất phi nông nghiệp của Hà Nội đến năm 2015 là 162.783ha, chiếm 48,9% diện tích tự nhiên; Quy hoạch đến năm 2020 là 178.830ha, chiếm 53,7% diện tích tự nhiên.

Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2015 là 165.037ha, chiếm 49,6% diện tích tự nhiên; trong đó, đất trồng lúa 102.323ha, chiếm 30,7% diện tích tự nhiên. Chỉ tiêu đất nông nghiệp quy hoạch đến năm 2020 là 152.248ha, chiếm 45,7% diện tích tự nhiên; trong đó, đất trồng lúa 92.120ha, chiếm 27,7% diện tích tự nhiên…

Theo Bộ TN&MT, dự thảo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của TP Hà Nội đã thể hiện được các nội dung theo quy định. Sắp tới, dự thảo sẽ được trình Thường vụ Thành ủy và Hội đồng nhân dân TP thông qua trước khi trình Chính phủ xét duyệt.
(Theo KTĐT)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!