11 tháng 5, 2012

Bộ Giao thông sẽ bán trụ sở

Bộ Giao thông Vận tải sẽ mua trụ sở làm việc mới và bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại trụ sở do Bộ đang quản lý tại "khu đất vàng" 80 Trần Hưng Đạo (Hà Nội).

>>> Phương án xây trụ sở Bộ GTVT: Đã là tốt nhất?

Trước những ý kiến trái chiều về đề án Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bộ Giao thông Vận tải với số vốn đầu tư gần 224.000 tỷ đồng, ngày 10/5, Bộ này đã ra thông cáo giải thích.
Theo Bộ Giao thông, trên cơ sở quyết định của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, định hướng “Di dời trụ sở bộ ngành ra khỏi khu vực nội đô lịch sử về các khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì theo hướng hình thành khu vực hành chính tập trung”, Bộ đã xây dựng phương án và lấy ý kiến của các bộ liên quan về di dời trụ sở.
Cuối năm 2011, Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ Giao thông được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới. Thủ tướng cũng chỉ đạo giá trị trụ sở mới không lớn hơn giá trị bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại trụ sở cũ.
Theo Bộ Giao thông, thủ tục triển khai trụ sở mới đang thực hiện đúng quy định pháp luật. Dự kiến, Bộ sẽ mua trụ sở mới tại xã Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội).
Trụ sở Bộ GTVT ở khu đất "vàng" trung tâm thành phố Hà Nội. Ảnh: Vneconomy.
Trước đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phê duyệt đề án Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bộ Giao thông Vận tải. Bộ này cần gần 224.000 tỷ đồng để hiện đại hóa trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển đội tàu biển, máy bay, đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, với việc đầu tư, nâng cấp nhà làm việc đảm bảo tiêu chuẩn tại văn phòng bộ, 8 tổng cục, cục chuyên ngành và 22 tổng công ty, sáu trường, viện, Bộ Giao thông ước tính cần 12.174 tỷ đồng (riêng năm 2012-2015 cần 7.950 tỷ đồng). Trong đó, đầu tư trụ sở văn phòng bộ 1.000 tỷ đồng, Tổng cục Đường bộ 1.320 tỷ đồng, Cục Đăng kiểm 2.435 tỷ đồng...
Số tiền đầu tư này nhằm xây dựng trụ sở mới cho một số cục chưa có trụ sở làm việc như Cục Đường thủy nội địa và nâng cấp trụ sở làm việc chật chội, xuống cấp của Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt...
Theo khung giá đất do UBND Hà Nội ban hành, giá đất sản xuất kinh doanh vị trí 1 (mặt đường) Trần Hưng Đạo hiện nay hơn 29 triệu đồng/m2. Trụ sở Bộ Giao thông Vận tải tại 80 Trần Hưng Đạo có diện tích khoảng 8.000 m2.
Vnexpress

Tổ hợp sinh thái Coseley - công trình hiện đại ở Anh


Dự án được hình thành từ quá trình chuyển đổi khu công nghiệp kéo dài giữa Birmingham New Road, kênh Birmingham và Sedgley Road West bao gồm phát triển mới 200 ngôi nhà, các cửa hàng thực phẩm, các dịch vụ cộng đồng …

Đầu tư vào BĐS Hồng Kông bất ngờ tăng


Theo báo cáo thị trường bất động sản của CBRE, đầu tư vào bất động sản Hồng Kông bất ngờ tăng trong khi thu hút đầu tư của thị trường bất động sản thương mại và công nghiệp Châu Á giảm mạnh trong quý 1/2012.

Phó thủ tướng cho thuê tư vấn nước ngoài để quy hoạch Tp.Phủ Lý


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý cho UBND tỉnh Hà Nam quyết định thuê tư vấn nước ngoài lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Tp.Phủ Lý đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định hiện hành.
Phó thủ tướng cho thuê tư vấn nước ngoài để quy hoạch Tp.Phủ Lý
Được biết, Nghị quyết về phát triển đô thị Hà Nam đến năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam khóa XVIII xác định mục tiêu tập trung xây dựng Tp.Phủ Lý thành đô thị loại II vào năm 2018.

Để đạt được mục tiêu trên, thành phố đã xác định hướng xây dựng, phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tập trung hoàn chỉnh điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính với quy mô 25 vạn dân, 25 phường, xã; đẩy mạnh tốc độ phát triển đô thị; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng quy hoạch gắn với chỉnh trang đô thị, phấn đấu đến năm 2015, thành phố cơ bản đạt tiêu chí để được công nhận là đô thị loại II vào năm 2018 và đô thị loại I vào năm 2030.
(Theo DĐDN)

Sẽ huy động 200 triệu USD cho dự án Tây Hồ Tây


Vừa qua, Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB) đã thông báo huy động 200 triệu USD cho giai đoạn 1, Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây do Daewoo E&C làm chủ đầu tư.
Sẽ huy động 200 triệu USD cho dự án Tây Hồ Tây | ảnh 1
Dự kiến, việc huy động vốn hoàn thành muộn nhất trong tháng 5 này. Đến nay, Daewoo E&C đã đầu tư 94.237.500 USD để hoàn thành GPMB khoảng 80% diện tích đất giai đoạn 1. Khi tiếp nhận 200 triệu USD nêu trên, Công ty THNH Phát triển T.H.T sẽ tăng tốc triển khai dự án, đẩy mạnh GPMB phần còn lại, dự kiến cuối năm nay sẽ bắt đầu triển khai xây dựng một phần công trình kiến trúc.

Dự án Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây có diện tích 207,6ha, với 5.500 đơn vị nhà ở, trường quốc tế, khu thương mại dịch vụ, trung tâm tài chính... Thời gian thực hiện dự án dự kiến đến năm 2019, tổng vốn đầu tư 2 tỷ 528 triệu USD.
(Theo KTĐT)

Hà Nội: Sẽ triển khai 6 dự án cải tạo chung cư cũ trong năm 2012


Ngày 10/5, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện có 8 dự án cải tạo chung cư cũ đã phá dỡ, khởi công xây dựng lại.
Sáu dự án khác đã được phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch, đề xuất phương án quy hoạch chi tiết 1/500, trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ, báo cáo UBND TP phê duyệt, có thể triển khai trong năm 2012.
Hà Nội: Sẽ triển khai 6 dự án cải tạo chung cư cũ trong năm 2012 | ảnh 1
Bên cạnh đó, có 9 dự án được chấp thuận, hỗ trợ quỹ nhà tạm cư, 15 dự án hoàn thành điều tra xã hội học, thỏa thuận các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc. Số còn lại, 54 dự án đang điều tra xã hội học, 3 dự án là nhà biệt thự không được phép phá dỡ, 4 dự án chủ đầu tư không đáp ứng yêu cầu tiến độ, đề xuất đơn vị khác thay thế…

Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã rà soát, phân loại 110 dự án, đồ án quy hoạch cải tạo chung cư cũ.

Theo Sở Xây dựng, khu vực lõi đô thị phải giảm mật độ dân số từ 1,2 triệu người xuống 0,8 triệu người, trong khi chung cư cũ tập trung ở khu vực này nên việc cân đối tài chính, cải thiện diện tích ở, hạn chế tăng dân số, hạn chế chiều cao công trình… là những yếu tố khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng.
(Theo HNM)

Doanh nghiệp xây nhà ở xã hội "vòi" thêm tiền nhà nước


Trong số 10 dự án xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp đang triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội, có đến 7-8 chủ đầu tư kiến nghị thành phố cấp thêm vốn.
Tại buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội chiều 9/5, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội đã báo cáo, liệt kê tình hình thực hiện triển khai các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn.

So với mục tiêu 15.500 căn hộ dành cho người có thu nhập thấp (tương đương 1,1-1,5 triệu m2) mà Hà Nội phải phát triển được trong giai đoạn 2011-2015, thì cho đến nay số lượng nhà đầu tư đăng ký, được thành phố chấp chuận triển khai đạt 12.000 căn hộ.

Trong số này, hiện không có nhà đầu tư nào đăng ký xây dựng quỹ nhà ở cho thuê, thuê mua. Lý do chính là do không có nguồn vốn vay ưu đãi, dài hạn và có nhiều rủi ro vì đầu tư kiểu "bỏ tiền chẵn, thu tiền lẻ", quá trình thu hồi vốn kéo dài. Mặt khác, doanh nghiệp lại chủ yếu đề xuất được vay tiền thành phố để xây nhà bán cho người có thu nhập thấp.
Doanh nghiệp xây nhà ở xã hội "vòi" thêm tiền nhà nước | ảnh 1
Cụ thể, dự án đầu tư tại CT1, CT2 khu tái định cư Kiến Hưng (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) do Liên doanh Công ty CP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai và Công ty CP Xây dựng số 21 Vinaconex làm chủ đầu tư. Các lô đất nói trên bao gồm 5 tòa nhà, dự kiến cung ứng 1.440 căn hộ.

Trong đó 3 tòa nhà do Vinaconex Xuân Mai đang thi công hiện đã xong phần thô, dự kiến hoàn thành trong năm 2012 đã bán hết 864 căn hộ cho khách hàng. Để đảm bảo tiến độ, chủ đầu tư đề xuất nhu cầu vay vốn ưu đãi năm 2012 là 300 tỷ đồng.

Dự án xây dựng nhà ở thu nhập thấp thuộc ô CT3, CT4 khu đô thị mới Kim Chung (xã Kim Chung, huyện Đông Anh), do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico) làm chủ đầu tư dự kiến cung ứng 1.528 căn hộ, hoàn thành trong năm 2015, chủ đầu tư đề xuất nhu cầu vay vốn năm 2012 là 30 tỷ đồng.

Dự án xây dựng nhà ở thu nhập thấp tại khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (huyện Từ Liêm) do Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị (HUD) làm chủ đầu tư, với 1.456 căn hộ hoàn thành năm 2015 cũng đề xuất vay 100 tỷ đồng.

Dự án tại lô CT1 và CT2 thuộc khu nhà ở Đại Mỗ (huyện Từ Liêm) do Tổng Công ty Viglacera làm chủ đầu tư, cung ứng 124 căn, hoàn thành dự kiến trong năm 2012 cũng có nhu cầu vay vốn 58 tỷ đồng.

Dự án tại lô đất NO5B và NO10B thuộc khu đô thị mới Đặng Xá (huyện Gia Lâm) cũng do Viglacera làm chủ đầu tư cũng có nhu cầu vay vốn năm 2012 là 100 tỷ đồng. Dự án có 946 căn hộ, hoàn thành trong năm 2012. Hiện tại chủ đầu tư đã ký hợp đồng mua bán 650 căn hộ.

Ngoài ra, còn phải kể đến dự án tại lô đất NO11A và NO12-2 thuộc khu đô thị mới Sài Đồng (Long Biên), do Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Hà Nội số 5 làm chủ đầu tư cũng đề xuất nhu cầu vay vốn năm 2012 là 180 tỷ đồng để hoàn thiện 420 căn hộ của dự án trong năm 2012.

Dự án thuộc lô đất NO10A và NO12-3 cũng thuộc khu đô thị mới Sài Đồng nhưng do Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội làm chủ đầu tư cũng đề xuất thành phố cho vay 100 tỷ đồng trong năm 2012 để hoàn thành 420 căn vào năm 2013.

Ngoài ra, một dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp khác tại khu đô thị mới Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức) của Liên danh Tổng Công ty Vinaconex và Handico, dù đang làm thủ tục đầu tư nhưng cũng đã đề nghị ngân sách cấp 300 tỷ đồng để đầu tư hệ thống hạ tầng dự án, xin một phần đất để kinh doanh nhà thương mại và dành một phần để xây dựng 600 căn nhà thu nhập thấp để bán cho cán bộ của công ty liên danh...

Minh bạch chi tiêu

Doanh nghiệp nào cũng lên tiếng được cấp thêm vốn ưu đãi để triển khai dự án trong khi giá nhà thu nhập thấp thực tế vẫn rất cao và việc đóng tiền theo tiến độ dự án đang vượt quá khả năng chi trả của đối tượng thu nhập thấp.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đặt vấn đề, theo quy định, chủ đầu tư phải có tối thiểu 20% vốn thực hiện dự án, một phần huy động từ khách hàng theo tiến độ, phần khác, các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi thì công trình xây dựng ra, giá thành cũng phải ưu đãi. Liệu các ngành chức năng có kiểm soát, bóc tách được giá thành khi thành phố cho vay ưu đãi hay lại tính bình quân với vốn vay thương mại của doanh nghiệp?

Ông Khôi chỉ đạo, riêng nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp, trước hết Sở Xây dựng Hà Nội cần chốt lại và phối hợp với Sở Tài chính kiểm soát lại từng dự án xem khối lượng, tổng mức đầu tư, giá trị đầu tư hiện đã thực hiện được bao nhiêu. Đã vượt quá 20% vốn của chủ đầu tư chưa. Tiếp theo, là tương quan giữa tiến độ thực hiện dự án với phần tiền góp vốn của khách hàng

"Phải quản chặt, soát xét nguồn vốn từng dự án. Làm như vậy nhằm đảm bảo dự án đáp ứng đúng tiến độ và khối lượng như mục tiêu đề ra, chứ không thể để tình trạng không cân đối được thì mọi thứ cứ trôi đi mãi.

Ở đây không phải khó khăn với nhà đầu tư mà là rõ ràng minh bạch. Trên cơ sở ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư nhưng phải đúng và đáp ứng được các quy định tối thiểu." - ông Khôi nhấn mạnh.
(Theo VEF)

Thanh Hoá: Dự án khu du lịch sinh thái treo 10 năm, người dân khốn khổ


Gần 10 năm nay, để nhường chỗ cho một dự án có quy mô hàng trăm ha và có tổng mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỉ đồng, hơn 600 hộ dân và hàng nghìn nhân khẩu đã luôn ở trong tư thế phải di dời.

Thanh Hoá: Dự án khu du lịch sinh thái treo 10 năm, người dân khốn khổ | ảnh 1
Do 10 năm nằm trong diện quy hoạch nên hàng trăm ngôi nhà của người dân đã xuống cấp trầm trọng mà không thể xây dựng lại

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm quy hoạch, dự án vẫn chỉ năm trên giấy, còn người dân thì đang phải gánh chịu những hệ lụy không nhỏ từ việc quy hoạch "treo”. Câu chuyện này xảy ra tại xã Quảng Cư, Thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Dự án "giấy”

Trở lại thời gian năm 2001, khi UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định phê duyệt quy hoạch chung thị xã Sầm Sơn đến năm 2020. Trong đó, việc xây dựng Khu du lịch sinh thái tại xã Quảng Cư trở thành một điểm nhấn cho thị xã biển phát triển ngành "công nghiệp không khói”. Đến năm 2002, dự án Khu Du lịch sinh thái Quảng Cư chính thức được UBND tỉnh công bố với tổng diện tích 350 ha và giao cho chủ đầu tư là C.ty CAVICO lập kế hoạch điều chỉnh mở rộng khu sinh thái.

Đến năm 2004, UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt cụ thể lần thứ hai, mở rộng lên 432,25 ha. Theo đó, Khu Du lịch sinh thái Quảng Cư sẽ là một điểm du lịch tầm cỡ bao gồm: Các khu nhà biệt thự cao cấp, khu nghỉ dưỡng, bãi tắm, sân quần vợt, nhà hàng…

Để triển khai dự án, các đơn vị tiến hành đo đạc cắm mốc, kiểm kê tài sản của hơn 600 hộ dân với khoảng 2.000 nhân khẩu trong diện giải tỏa. Phía chủ đầu tư cũng yêu cầu các hộ dân trong khu vực đã được quy hoạch phải giữ nguyên hiện trạng về nhà cửa, đất đai chờ bồi thường.

Dự án đi vào hoạt động hứa hẹn có thể thu hút mỗi năm hàng vạn lượt khách và tạo ra nhiều cơ hội việc làm, kinh doanh dịch vụ, giúp cho người dân địa phương phát triển kinh tế. Những người dân trong khu vực đã nghĩ họ cơ hội thực sự để đổi đời và mơ ước có thể giàu lên từ chính đồng đất nước mặn bạc màu của mình tưởng như đã thành hiện thực trong một sớm, một chiều. Nhưng ngược với mong muốn của người dân, sau 5 năm, phía chủ đầu tư là CAVICO vẫn "án binh bất động” và dự án vẫn chỉ dừng lại trên giấy.

Sau nhiều cuộc làm việc với chính quyền địa phương, phần vì "đói” vốn, C.ty CAVICO đã xin rút lui và nhường "chiếc bánh” lớn này lại cho một chủ đầu tư khác (được đánh giá là khả thi hơn) là Ngân hàng Á Châu ACB. Đầu năm 2008, Ngân hàng ACB chính thức tiếp nhận dự án Khu du lịch sinh thái Quảng Cư cùng nhiều hạng mục mới sẽ được triển khai xây dựng trên diện tích là 320 ha. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu sau khi ACB tiếp quản dự án và triển khai như những gì đã "vẽ” ra. Nhưng sau ngót nghét 10 năm, với 2 chủ đầu tư, dự án vẫn chỉ nằm trong diện "treo” và hơn 2000 nhân khẩu phải gánh chịu những hệ lụy khôn lường.

Gần 10 năm nay, người dân trong khu vực không thể đầu tư phát triển kinh tế cũng như yên tâm sinh sống trên chính đất của mình bởi thuộc diện đã được quy hoạch. Hiện tại, địa phương có hơn 100 ha diện tích đầm nuôi trồng thủy sản đang đứng trước nguy cơ phải bỏ hoang hoàn toàn do người dân không dám đầu tư, kéo theo đó là hơn 100 hộ dân và trên 500 nhân khẩu bị ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Thêm vào đó là sự bất tiện trong cuộc sống hàng ngày do người dân không thể xây dựng, cơi nới nhà cửa cũng như san tách hộ.

Trước những nỗi "thống khổ” mà người dân trong vùng quy hoạch đang phải hứng chịu, ông Vũ Thanh Trường – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Cư không giấu được sự bức xúc của mình cho biết: "Không được xây dựng, san tách hộ, nhiều hộ dân đã "làm liều” bằng cách tự ý xây dựng nhà cửa mà không chờ sự cho phép của chính quyền... Tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, xã đã nhiều lần có ý kiến về vấn đề dự án chậm triển khai lên HĐND các cấp nhưng mãi vẫn không có hồi âm.”

"Treo” đến bao giờ?

Đem câu hỏi, liệu dự án này có được phía Ngân hàng ACB tiếp tục triển khai (?) đến UBND Thị xã Sầm Sơn, chúng tôi được bà Nguyễn Thị Hà, Chánh văn phòng UBND thị xã cho biết: Về phía chính quyền và nhân dân địa phương cũng khá bức xúc do chủ đầu tư chậm triển khai dự án. Do cứ mỗi khi UBND thị xã có ý kiến về vấn đề này thì phía Ngân hàng ACB lại cho người vào "nắm lại tình hình” rồi về và... im lặng. "Hiện tại chúng tôi vẫn đang chờ phía Ngân hàng Á châu ACB có câu trả lời chính thức. Nếu họ không đủ khả năng triển khai dự án nữa thì thị xã sẽ cho quy hoạch lại.” – bà Hà cho biết.

Được biết, sau buổi làm việc giữa UBND tỉnh Thanh Hóa với Ngân hàng Á Châu ACB về đánh giá lại tiến độ đầu tư dự án, tỉnh đã có Công văn số 2219/UBND-KTTC ngày 13/4/2012, gửi chủ đầu tư là ngân hàng ACB. Nội dung công văn này nêu rõ: Do kinh phí dành cho bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án là rất lớn (khoảng 1.500 tỉ đồng) so với tổng mức đầu tư của dự án, tỉnh đề nghị chủ đầu tư xem xét lại hiệu quả đầu tư của dự án và có văn bản trả lời tỉnh trước ngày 20/4/2012. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết thì đến nay, phía ngân hàng ACB vẫn chưa có câu trả lời chính thức như yêu cầu của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Theo khoản 3, Điều 29 của Luật Đất đai năm 2003 nêu rõ: "Nếu kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt và công bố công khai, sau 3 năm không thực hiện, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất đó phải xem xét lại, rồi tuyên bố tiếp tục thực hiện hay hủy bỏ quy hoạch để cho người dân yên tâm sinh sống tại khu đất đó”.

Rõ ràng theo luật định, Dự án Khu du lich sinh thái Quảng Cư thuộc diện phải thu hồi. Nhưng dường như trong cách hành xử của tỉnh Thanh Hóa đối với phía chủ đầu tư là Ngân hàng Á châu ACB là quá ưu ái. Không biết hơn 600 hộ dân và hơn 2000 nhân khẩu nằm trong vùng quy hoạch còn bị "treo” đến bao giờ?
(Theo Đại đoàn kết)

Thanh tra Bộ Xây dựng - Sẽ xử lý nghiệm vi phạm tại 55 phố Bà Triệu


Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng sau khi nhận được đơn khiếu nại của nhân dân, Thanh tra Bộ Xây dựng đã vào cuộc cùng Thành phố Hà Nội xử lý công trình xây dựng vượt chiều cao quy định tại 55 phố Bà Triệu, TP. Hà Nội.

Thanh tra Bộ Xây dựng - Sẽ xử lý nghiệm vi phạm tại 55 phố Bà Triệu | ảnh 1
Chánh Thanh tra BXD Phạm Gia Yên cùng Phó Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa trực tiếp thị sát bàn phương án tháo dỡ phần sai phép của công trình ngày 5/5/2012

Ngày 9/5/2012, trao đổi với PV, Tiến sỹ Phạm Gia Yên, Chánh Thanh tra Bộ cho biết: Theo thiết kế ban đầu của công trình này gồm 9 tầng và 01 tầng tum mái kỹ thuật (không kể 03 tầng hầm), hiện nay Chủ đầu tư đã thi công xong 12 tầng và đang thi công tầng 13. Công trình hiện đang ngừng thi công theo quyết định của cơ quan chức năng.

Việc để xảy ra sai phép đối với công trình trách nhiệm thuộc về chính quyền các cấp được quy định tại Quyết định số 89/2007/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với Chủ đầu tư, ngoài việc xử phạt hành chính, cần phải xử lý phá dỡ. Tuy nhiên, qua nghiên cứu bản vẽ và thực tế thi công, đây là công trình có thiết kế tương đối đặc biệt, yêu cầu không gian lớn, vì vậy đã xử dụng thiết kế kết cấu sàn bóng vượt nhịp lớn không có dầm. Riêng tầng 10, 11 đã dùng giải pháp thiết kế dầm treo và cột treo; dầm treo là một dầm lớn đặt tại tầng 12 và tầng 13. Do đặc thù của công trình, để đảm bảo việc phá dỡ không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn của toàn bộ công trình, ngày 8/5/2010, Thanh tra Bộ đã có ý kiến chính thức gửi Thành phố Hà Nội:

Ngoài thống nhất ý kiến các cơ quan tại Biên bản họp ngày 8/3/2012 do Sở Xây dựng chủ trì là yêu cầu phá dỡ toàn bộ hệ cột tầng 13, Thanh tra Bộ nhận thấy cần phải dỡ toàn bộ tường tầng 12. Nhưng xem xét giữ lại và gia cố dầm treo và một phần sàn kỹ thuật, trên tầng 13 chỉ được trồng cây cảnh để tạo cảnh quan.

Giải quyết như vậy vừa đảm bảo kỷ cương, vừa đáp ứng được cảnh quan công trình và không ảnh hưởng khu vực xung quanh, chiều cao cũng phù hợp với công trình lân cận đã xây dựng.

Trong trường hợp Chủ đầu tư tự nguyện phá dỡ hoặc cưỡng chế phá dỡ đề nghị phải thuê tư vấn đề xuất giải pháp phá dỡ. Đơn vị phá dỡ phải đủ điều kiện năng lực để đảm bảo an toàn công trình và khu vực lân cận.

"Sau khi phá dỡ xong, đề nghị UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan cho phép Chủ đầu tư được thực hiện hoàn thiện công trình như đề nghị của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Văn bản 1763/VHTTDL ngày 19/9/2011 và ý kiến chấp thuận của UBND TP. Hà Nội tại Văn bản số 692 VP – VHKG ngày 5/3/2012"- Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
(Theo Dantri)

Hoàn thành GPMB nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ trong quý III


Vừa qua, quận Hai Bà Trưng và Công ty CP Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội đã thống nhất các bước để khẩn trương hoàn thành GPMB hai khối nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ và phần diện tích xung quanh ngay trong quý III/2012.
Hoàn thành GPMB nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ trong quý III | ảnh 1
Trong tổng số 199 hộ dân nhà A1, A2 và phần diện tích xung quanh thuộc diện di dời, đến nay còn 39 hộ chưa bàn giao mặt bằng, do chưa đồng ý phương án bồi thường cho phần diện tích "cơi nới", có nhu cầu về nhà tái định cư quá tiêu chuẩn...

Hiện tổ công tác đang kiểm tra rà soát hồ sơ để cuối tháng 5 sẽ tổ chức bốc thăm căn hộ tái định cư cho 39 hộ dân này. Nếu vẫn còn những trường hợp không chấp hành, tổ công tác sẽ tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, thu hồi căn hộ theo đúng quy định ngay trong quý III, để có thể khởi công xây dựng nhà N3 trong năm nay, đảm bảo tiến độ dự án.
(Theo KTĐT)

Khi nào mới xử lý dứt điểm vi phạm TTXD tại huyện Thanh Trì


Hiện nay, tình trạng vi phạm TTXD trên đất nông nghiệp đang diễn ra nghiêm trọng tại thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Đặc biệt, khu vực giáp ranh với phường Phúc La, quận Hà Đông và hai bên đường Phan Trọng Tuệ (đường 70).

Khi nào mới xử lý dứt điểm vi phạm TTXD tại huyện Thanh Trì | ảnh 1
Xưởng sản xuất nhà ông Khôi ngay dưới cột điện cao thế.

Qua tìm hiểu được biết, UBND huyện Thanh Trì đã giao cho UBND xã Tân Triều quản lý, giữ nguyên hiện trạng nhà của các hộ ở cả 2 khu vực vi phạm. Nhưng, thực tế việc vi phạm vẫn diễn ra ngày càng phức tạp. Như hộ ông Nguyễn Thành Trung đã dỡ nhà cấp 4 diện tích khoảng 40m2 xây trên đất nông nghiệp, thuộc khu lò gạch, thôn Yên Xá để đào móng xây nhà kiên cố. Ngày 23/4, UBND xã Tân Triều tiến hành lập biên bản đình chỉ xây dựng. Biên bản đã được lập, nhưng đến nay, công trình này đã được đổ xong phần cột bê tông và xây xong tường bao tầng 1. Một trường hợp khác là ông Vũ Văn Khôi, thôn Yên Xá làm xưởng sản xuất trên diện tích 150m2 đất nông nghiệp ven đường 70, ngay dưới cột điện cao thế. Ngày 25/4, ông Khôi cho dỡ toàn bộ khung, mái tôn xưởng sản xuất để cải tạo, nâng mái. UBND xã Tân Triều phát hiện và lập biên bản yêu cầu ngừng thi công. Chỉ 2 ngày sau khi bị lập biên bản, ông Khôi lại tiếp tục cải tạo xưởng và xây tường bao cao thêm 1m vào ban ngày mà không có sự can thiệp của lực lượng chức năng xã Tân Triều hay cán bộ TTXD huyện Thanh Trì. Nguy hiểm hơn, hiện nay mái tôn xưởng nhà ông Khôi chỉ cách dây điện cao thế 110 KV khoảng 3m (?).

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Triệu Đình Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều lý giải, do địa bàn rộng, diện tích đất nông nghiệp, đất công ở vị trí cài răng lược với nhiều phường của các quận: Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai và ven các khu dân cư. Mặt khác, lực lượng cán bộ trật tự xây dựng mỏng nên không thể kiểm tra được hết. Đối với 108 trường hợp xây nhà cấp bốn trên diện tích khoảng 6.800m2 hai bên đường Phan Trọng Tuệ và 16 trường hợp vi phạm lấn chiếm khoảng 2.000m2 đất nông nghiệp xây nhà ở khu vực lò gạch do cán bộ các nhiệm kỳ trước buông lỏng quản lý gây ra. Hiện nay, UBND xã đã đề xuất với UBND huyện hướng xử lý và cưỡng chế tại 2 khu vực này. Vừa qua, một số trường hợp vi phạm TTXD, tuy đã bị đình chỉ xây dựng nhưng vẫn cố tình hoàn thiện công trình, trách nhiệm này thuộc về cán bộ trật tự xây dựng.

Ông Trần Văn Chung, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì cho biết, một số cán bộ xã Tân Triều mắc sai phạm buông lỏng quản lý để hàng trăm người dân vi phạm xây nhà trên đất nông nghiệp hai bên đường Phan Trọng Tuệ và khu lò gạch ở thôn Yên Xá đều đã bị kỷ luật. Việc xây nhà ở 2 bên đường Phan Trọng Tuệ, UBND huyện sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể. Nếu hộ nào đã xây nhà ở ổn định trước ngày 1/7/2004, phù hợp với quy hoạch đất ở, không xảy ra tranh chấp và được UBND xã đề nghị thì sẽ được xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Một số trường hợp đã xây nhà ở khu vực lò gạch cũng đang được UBND huyện nghiên cứu, xem xét, bố trí tái định cư theo quy định. Các trường hợp vi phạm khác ở cả 2 khu vực sẽ xử lý, tổ chức cưỡng chế vào thời điểm thích hợp.

Tình trạng vi phạm TTXD trên đất nông nghiệp tại xã Tân Triều đang diễn ra rất nghiêm trọng. Đề nghị, UBND huyện Thanh Trì sớm chỉ đạo xử lý dứt điểm.
(Theo KTĐT)

Về ưu đãi tiền SDĐ với người có công với cách mạng


Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ thực hiện 1 lần và được tính trên diện tích đất thực tế được nhà nước giao nhưng tối đa không vượt quá định mức đất ở cho một hộ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm xác định nghĩa vụ tài chính về tiền SDĐ.
Tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở quy định: “Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2, Điều 2 Quyết định số 118/TTg:

c) Đối tượng thuộc diện được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo Quyết định này nếu mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ ở”.

- Tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở quy định: “việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với Cách mạng chỉ xét một lần cho một hộ gia đình và mức hỗ trợ tiền sử dụng đất được tính theo diện tích đất thực tế được giao nhưng tối đa không vượt quá định mức đất ở cho một hộ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định”.

- Tại khoản 5 Điều 12 và khoản 4 Điều 13 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất bao gồm: “Đất ở trong hạn mức giao đất (bao gồm giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.

Về ưu đãi tiền SDĐ với người có công với cách mạng | ảnh 1
Ảnh minh họa

Căn cứ quy định trên, trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở đã mua nhà thuộc sở hữu nhà nước nhưng chưa được hưởng miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Quyết định số 118/TTg thì được xét hỗ trợ tiền sử dụng đất. Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất chỉ thực hiện 1 lần và được tính trên diện tích đất thực tế được nhà nước giao nhưng tối đa không vượt quá định mức đất ở cho một hộ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất.

Trường hợp hộ gia đình cá nhân thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở đã mua nhà thuộc sở hữu nhà nước và đã được hưởng chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Quyết định số 118/TTg của Chính phủ thì nay không được hưởng chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(Theo Chinhphu.vn)

Lời giải cho vấn đề nhà tái định cư ở Hà Nội và Tp.HCM


Tại cả hai thành phố đã xuất hiện các mô hình nhà tái định cư bước đầu được cho là “lời giải” cho “bài toán khó” về nhà tái định cư cho người dân sau khi triển khai các dự án có thu hồi đất.
Lời giải cho vấn đề nhà tái định cư ở Hà Nội và Tp.HCM | ảnh 1
Người dân Hà Nội sẽ được lựa chọn căn hộ tái định cư phù hợp với nhu cầu
và điều kiện của mình

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2011-2020, thành phố cần khoảng 50.000 căn hộ và 10.000 lô đất tái định cư. Tuy nhiên, do không phải lo khâu tiêu thụ nên nhiều chủ đầu tư đã bỏ qua chất lượng xây lắp; việc bảo trì, bảo hành không được quan tâm, dẫn đến tình trạng nhà mới xây đã xuống cấp mà người dân không biết kêu ai và quản lý dịch vụ sau bàn giao thường tùy tiện.

Người dân được quyền chọn nhà phù hợp

Vì vậy, điểm mới nhất trong phát triển nhà tái định cư của Hà Nội là thực hiện phương châm người dân được quyền chọn nhà phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.

Cụ thể, nếu trước đây các hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng một dự án cùng được đưa vào một tòa nhà tái định cư được ấn định thì nay họ được chọn một trong hàng vạn căn hộ thuộc 9 khu đô thị tái định cư quy mô lớn. Thậm chí nếu không muốn ở trong các khu đô thị tái định cư, người dân hoàn toàn có quyền từ chối quyền mua nhà tái định cư và chọn một căn nhà khác theo ý mình.

Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà, Sở Xây dựng Hà Nội, khẳng định, đến nay đã có 7/9 dự án xây dựng khu đô thị tái định cư được giao cho các chủ đầu tư và Sở Xây dựng đang khẩn trương báo cáo thành phố tiếp tục giao nốt 2 dự án còn lại để nhà đầu tư triển khai.

Việc quản lý vận hành các khu nhà tái định cư sẽ được giao trực tiếp cho doanh nghiệp chủ đầu tư dự án, gắn trách nhiệm chủ đầu tư trong cả xây lắp và vận hành. Theo kế hoạch, giai đoạn 2013-2015, Hà Nội sẽ có những căn hộ đầu tiên từ các khu đô thị này phục vụ người dân tái định cư.

Bên cạnh đó, Hà Nội đang xúc tiến sửa đổi Quyết định 108 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng nâng giá trị đền bù theo sát giá thị trường.

Mua lại căn hộ thương mại và đổi đất lấy nhà

Với gần 500 dự án chỉnh trang đô thị, Tp.HCM dự kiến khoảng 83.000 hộ dân có nhu cầu tái định cư từ nay đến năm 2015.

Chỉ riêng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, đã có hơn 10.000 hộ dân tại 5 phường gồm An Khánh, Bình Khánh, Bình An, Thủ Thiêm và An Lợi Đông phải di dời. Hiện chương trình xây dựng 12.500 căn hộ tái định cư cho khu đô thị này đang được thực hiện, với mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2013.

Bên cạnh đó, từ giữa tháng 2/2012, chính quyền thành phố có chủ trương mua lại các căn hộ thương mại có diện tích từ 40 - 70m2/căn để bổ sung vào quỹ nhà tái định cư giữa lúc các dự án bất động sản đang bế tắc đầu ra.

Những người ủng hộ chủ trương nói trên cho rằng nếu thực hiện được điều này thì sẽ giúp bổ sung quỹ nhà tái định cư cho thành phố mà không phải mất nhiều thời gian xây dựng. Bởi để chuẩn bị một dự án tái định cư ít nhất phải mất vài năm.

Cùng thời điểm trên, Tp.HCM đã giao Sở Xây dựng thực hiện chương trình xây dựng 11.000 căn hộ phục vụ tái định cư trên địa bàn khu Nam thành phố theo phương thức thực hiện kêu gọi đầu tư. Cụ thể, các công ty sẽ ứng vốn làm trước, sau đó bán lại phần quỹ nhà tái định cư cho các quận, huyện. Theo kế hoạch này thì sẽ có khoảng 30ha đất được dành để phát triển các khu tái định cư tại hai huyện Nhà Bè và Bình Chánh.

Nói cách khác, phương thức phát triển căn hộ tái định cư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách thông qua việc phối hợp với các công ty bất động sản là hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Chẳng hạn Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc - liên doanh giữa các công ty Tiến Phước, Trần Thái và Flemmington Investments Pte thuộc tập đoàn phát triển bất động sản Keppel Land (Singapore) - đang thực hiện dự án 1.844 căn hộ tái định cư tại khu đất 17,3ha tại phường An Phú - Bình Khánh, quận 2. Sau hơn 2 năm xây dựng, liên doanh này đã bàn giao cho thành phố hơn 1.100 căn hộ, 712 căn còn lại sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới. Đổi lại, liên doanh này được giao một khu đất đất rộng khoảng 30ha cũng tại phường An Phú để phát triển khu phức hợp căn hộ - trung tâm thương mại.

Tương tự, Công ty cổ phần Đức Khải cũng dự kiến bàn giao 470 căn hộ tái định cư thuộc dự án Era Town (quận 7) cho chính quyền thành phố vào cuối tháng 6 tới. Đây là dự án có quy mô khá lớn với hơn 3.000 căn hộ, tổng vốn đầu tư gần 4.680 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Đức Khải cũng đang làm một số dự án theo phương thức tương tự ở các quận khác của TP Hồ Chí Minh.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM, phương thức đổi đất lấy căn hộ khá khả thi vì cả chính quyền và doanh nghiệp đều có lợi. Thành phố duyệt quy hoạch dự án, tính toán giá trị; còn doanh nghiệp bỏ tiền ra xây dựng dự án sau đó trả lại sản phẩm với giá trị tương đương cho thành phố. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tiết kiệm được thời gian và chi phí giải phóng mặt bằng.
(Theo Chinhphu.vn)

Chuyển đổi một phần đất Khu chế xuất Tân Thuận


Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chuyển phần diện tích 38,88 ha đất của khu chế xuất Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh thành đất khu công nghiệp.
Chuyển đổi một phần đất Khu chế xuất Tân Thuận | ảnh 1
Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, các cơ quan liên quan của Thành phố và chủ đầu tư khu chế xuất Tân Thuận thực hiện việc chuyển đổi nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Theo Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, khu đất chuyển đổi trên là khu đất riêng biệt nằm ở phía bắc khu chế xuất Tân Thuận.

Khu đất này sẽ thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, phần mềm, dự án sản xuất giá trị gia tăng cao không gây ô nhiễm môi trường và dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất.

Đến nay, Khu chế xuất Tân Thuận đã thu hút được 166 nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư thu hút là 1,26 tỷ đô la Mỹ, trong đó doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài là 149 doanh nghiệp với vốn đầu tư đăng ký 1,1 tỷ đô la Mỹ và 17 doanh nghiệp trong nước với vốn đầu tư đăng ký 3.026,29 tỷ đồng. Đa số các dự án chuyên sản xuất và gia công hàng thuộc ngành dệt – may, điện – điện tử, cơ khí – cơ khí chính xác, nhựa, thực phẩm, bao bì…để xuất khẩu.
(Theo Chinhphu)

Đề xuất giãn 64 ngàn tỷ đồng tiền sử dụng đất


Theo dự toán bước đầu của Bộ Tài chính, tổng số tiền sử dụng đất sẽ được giãn 64 ngàn tỷ đồng. Nếu đề xuất này được thông qua sẽ tác động rất tốt tới thị trường và doanh nghiệp.
Thông tin trên vừa được ông Vũ Nhữ Thăng - Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), đồng thời thành viên soạn thảo gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hé mở.

Ông Vũ Nhữ Thăng cho biết, năm 2011, 2012 Chính phủ đã có quyết định cho giảm 50% tiền thuê đất đối với doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, theo chỉ số hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về thuế, Bộ Tài chính thấy rằng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Bộ đã có văn bản báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ cũng đã xem xét, tiếp tục mở rộng diện giảm 50% tiền thuê đất, không chỉ cho doanh nghiệp sản xuất mà cả doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trong năm 2012 xác định giá thuê đất theo nghị định 21.

Ngoài ra, liên quan đến biện pháp giãn tiền sử dụng đất đối với những dự án gặp nhiều khó khăn. Ông Thăng cho biết, việc này thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh. Các địa phương phải cân đối ngân sách, theo dự toán ban đầu nếu đề xuất giãn tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp thì sẽ tổng số tiền sẽ vào khoảng hơn 64.000 tỷ đồng.

Đây là khoản tiền lớn, sẽ gây ảnh hưởng đến ngân sách địa phương, vì vậy Chính phủ cũng giao cho UBND cấp tỉnh xem xét tùy thuộc vào tình hình, từng dự án khó khăn đến mức độ nào. Đồng thời, tùy thuộc vào khả năng cân đối ngân sách và dòng tiền của địa phương để quyết định cho từng dự án được giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất.

Cũng theo đánh giá của ông Vũ Nhữ Thăng, nếu đề xuất này được thông qua sẽ tác động rất tốt cho thị trường bất động sản và các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này cũng như các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, vật liệu xây dựng.

Đề xuất giãn 64 ngàn tỷ đồng tiền sử dụng đất | ảnh 1
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang phải oằn lưng để trả tiền sử dụng đất

Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai chính thức công bố về gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mà Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ. Phía Bộ cho biết, việc đưa ra gói giải pháp này dựa trên nguyên tắc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát quay trở lại; tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Hỗ trợ phải đúng đối tượng, kịp thời đối với doanh nghiệp khó khăn. Tính đến khả năng cân đối của ngân sách, tạo điều kiện về vốn cho DN; phối hợp tốt với chính sách tiền tệ để giảm lãi suất và chi phí đầu vào cho DN…

Các giải pháp hỗ trợ hướng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, gia công trong các ngành sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng kết cấu hạ tầng, bất động sản, cơ khí, xi măng, sắt thép.

Về thuế, sẽ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2012 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trừ các ngành kinh doanh tài chính, bảo hiểm, xổ số… Giãn thuế giá trị gia tăng (VAT) của tháng 4, 5, 6 với thời hạn giãn 6 tháng cho tất cả doanh nghiệp.

Giảm 50% tiền thuê đất của tất cả doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, chứ không chỉ doanh nghiệp sản xuất như hiện nay.

Ngoài ra, Chính phủ sẽ đẩy nhanh phân bổ, giải ngân chi đầu tư xây dựng cơ bản để tiêu thụ xi măng, sắt thép đang tồn kho. Chính phủ cũng thông qua việc bổ sung thêm 1.000 tỷ cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, giao thông nông thôn.

Cho phép sử dụng phần kinh phí còn lại do tạm dừng mua sắm theo Nghị quyết 11. Những giải pháp này sẽ giúp DN bán được hàng tồn kho, mở rộng thị trường.
(Theo VnMedia)

Quyết định 64 về tính tiền SDĐ: Vừa được sửa lại xin điều chỉnh


Sở Tài nguyên môi trường Tp.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP xin điều chỉnh một số điểm chưa hợp lý trong quyết định 64 về cách tính tiền sử dụng đất và quyết định 19 về quy định diện tích tối thiểu sau khi tách thửa, ngay sau khi hai quyết định này vừa mới được chỉnh sửa.
Quyết định 64 về tính tiền SDĐ: Vừa được sửa lại xin điều chỉnh | ảnh 1
Ảnh minh họa

Về quyết định 19, sở kiến nghị TP bổ sung sửa đổi những quy định sau: UBND quận, huyện căn cứ vào quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2.000 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để xem xét giải quyết tách thửa và chuyển mục đích sử dụng sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp chưa có quyết định 1/2.000 được duyệt thì căn cứ quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để xem xét giải quyết. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp năm xen cài trong khu dân cư thuộc khu vực đã có hạ tầng, có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở để xây dựng nhà ở thì UBND quận, huyện căn cứ vào quy hoạch, vào nhu cầu của người sử dụng đất, không phải chuyển mục đích toàn bộ thửa đất để xem xét giải quyết...

Về quyết định 64, sở đồng thuận với điều chỉnh của UBND TP trong thông báo mới đây là phần diện tích vượt hạn mức sẽ được áp dụng hệ số K bằng hai lần giá đất do UBND TP quy định. Riêng phần xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở phải đóng tiền sử dụng đất theo giá trị trường, theo sở TNMT, những vướng mắc này sẽ được giải quyết khi UBND TP chấp thuận điều chỉnh quyết định 19 một lần nữa. Theo đó, người dân sẽ chỉ phải tách thửa để xin chuyển mục đích đối với phần diện tích trong hạn mức mà không phải xin chuyển mục đích sang đất ở đối với toàn bộ diện tích đất đang sử dụng.
(Theo SGTT)

Hà Nội: Báo cáo việc phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực BĐS trước 15/5


Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có công văn đến Sở Xây dựng Hà Nội về việc gửi báo cáo hoạt động phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực BĐS trước ngày 15/5.
Hà Nội: Báo cáo việc phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực BĐS trước 15/5 | ảnh 1
Văn bản yêu cầu việc các sàn giao dịch BĐS, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới; kinh doanh dịch vụ quản lý BĐS tại địa phương thực hiện quy định về xây dựng và ban hành Quy chế nội bộ về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh BĐS; lập báo cáo về hoạt động phòng, chống rửa tiền trong năm 2011.

Theo đó, Sở Xây dựng yêu cầu các sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội báo cáo các nội dung trên về Sở Xây dựng và Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng trước ngày 15/5/2012.
(Theo KTĐT)

Chủ đầu tư "xanh mặt" khi nhà đầu tư bán tháo BĐS


Một thực tế chua chát và không kém phần "thê thảm" của thị trường BĐS hiện nay là tình trạng nhiều nhà phát triển dự án BĐS đang phải cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm giá rẻ của chính nhà đầu tư, khách hàng đã mua sản phẩm của mình.

Từ "Thượng đế" trở thành "đối thủ"

Vì cần tiền mặt, tới hạn tất toán hợp đồng với chủ đầu tư, trả nợ ngân hàng, trên nhiều trang mua bán, rao vặt nhà đất, rất nhiều mẩu tin cần bán gấp căn hộ tại các dự án chung cư, khu đô thị mới đang hoàn thiện, đã đóng nửa già tiền tiến độ - giá được giảm hàng chục triệu so với giá gốc của chủ đầu tư hay cắt lỗ lên đến vài trăm triệu đồng.

Mức độ thu hút của những rao vặt này phụ thuộc vào độ lớn của số tiền mà người bán chịu lỗ. Có trường hợp bên muốn bán khẳng định chấp nhận chịu lỗ 70% giá trị sản phẩm hay mức lỗ 1-2 tỷ đồng/sản phẩm BĐS mà không quên chua thêm: "đây là cơ hội hiếm hoi để sở hữu căn hộ cao cấp/lô đất giá rẻ nhất thị trường".
Chủ đầu tư "xanh mặt" khi nhà đầu tư bán tháo BĐS | ảnh 1
Các nhà đầu tư thứ cấp bán tháo ở đây là những cá nhân và các công ty tư nhân. Phần đa do sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn đầu tư vào BĐS, giờ phải tìm cách thoát hàng gấp; đối tượng tiếp theo do không nhìn thấy triển vọng của thị trường, các dự án không đầy đủ pháp lý, chủ đầu tư yếu kém, không đáp ứng được tiến độ tìm cách thoái vốn, tự giải thoát mình.

Mặc cho chủ đầu tư các dự án BĐS tại Hà Nội vẫn kiên định giữ giá thì các động thái thoái lui quyết liệt của các nhà đầu tư, đầu cơ thứ cấp, vô hình chung khiến giá sản phẩm của dự án liên tục lao dốc.

Với thị trường mà sức mua bó hẹp với số lượng rất ít ỏi giao dịch thành công thì việc các nhà đầu tư thứ cấp ồ ạt cắt lỗ đã đưa đối tượng này từ địa vị "Thượng đế" trở thành đối thủ cạnh tranh trực diện của các chủ đầu tư. Và trong cuộc đua thoát hàng này, ưu thế giá rẻ đã thuộc về các nhà đầu tư thứ cấp hay nói cách khác, đối tượng này có khả năng hớt trước các khách hàng tiềm năng của chủ đầu tư.

Lãnh đạo một dự án quy mô thuộc khu vực Hà Đông chia sẻ, áp lực doanh số càng về cuối càng gia tăng, bởi thị trường đã chìm lắng, đóng băng hơn năm trời nay. Hiện nay nhiều chủ đầu tư như đang ngồi trên đống lửa bởi chưa nhìn thấy triển vọng bán hàng trước mắt.

Dù cho lượng nhà đầu tư "đánh tháo" do đầu tư vượt quá khả năng chỉ chiếm khoảng vài phần trăm trong một dự án nhưng điều này để lại nhiều hệ lụy cả về yếu tố tâm lý thị trường, thương hiệu, đến chương trình bán hàng của chủ đầu tư sau này. Người có nhu cầu sẽ đặt ngược câu chuyện, dự án có vấn đề gì mà nhà đầu tư lại tháo chạy nhiều như vậy?

Cạnh tranh không biên độ

Ông Trương Chí Kiên, Phó TGĐ Công ty CP Him Lam Thủ đô nhìn nhận, thị trường trước đây chỉ có bên cung là các chủ đầu tư dự án cạnh tranh lẫn nhau. Sự cạnh tranh này thiết lập mặt bằng giá trên thị trường. Giữa các dự án cùng loại, mức chênh giá thường không nhiều, chỉ khoảng 5-10% dựa trên các lợi thế, giải pháp xây dựng, giá thành đầu vào...
Chủ đầu tư "xanh mặt" khi nhà đầu tư bán tháo BĐS | ảnh 2
Nhưng giờ đây, giá cả thị trường bị chênh lệch phân hóa mạnh bởi một lượng cung "không chính thức". Đó là nguồn cung thứ cấp do một bộ phận nhà đầu tư thứ cấp. Ngoài ra, một lượng cung nữa sẽ gia nhập thị trường tới đây đó là các BĐS thế chấp, thành nợ xấu của các ngân hàng.

Do giá trị chào bán thường thấp hơn mặt bằng giá sơ cấp của chủ đầu tư từ trên 10% trở lên, vì thế xu hướng giao dịch hiện tại chủ yếu tập trung vào các tài sản cắt lỗ, phát mãi. Những sản phẩm mới thuộc phân khúc trung và cao cấp gần như không được người mua đoái hoài.

Nói về áp lực của các chủ đầu tư, ông Đinh Văn La - từ sàn Tài Tâm Colier cho rằng, nhiều dự án đang triển khai hiện nay đã thiếu vốn, không bán được hàng, trước tình hình này lại càng thiếu vốn trầm trọng hơn, dự án càng lâm vào bế tắc. Hơn hết, tất cả tác động đến tâm lý chung của toàn thị trường.

"Tình hình tài chính, tiến độ triển khai chậm chạm đã ảnh hưởng rất nặng đến thương hiệu, uy tín của chủ đầu tư rồi. Còn việc nhà đầu tư thứ cấp bán phá giá thêm một lần nữa thì hệ lụy lan truyền theo kiểu domino, dự án càng không bán được, niềm tin của thị trường nói chung càng mất thêm thời gian hồi phục" - vị này nói.

Đáng nói là, trong thời gian thị trường BĐS Hà Nội nói riêng liên tục tăng trưởng các năm vừa qua, sản phẩm ra đến đâu hết đến đấy với giá gốc và giá chênh cao, gần như không chủ đầu tư nào có thể tượng tượng được rằng, đến một ngày nào đó họ sẽ phải cạnh tranh bán sản phẩm của mình với chính các nhà đầu tư thứ cấp, các nhà đầu cơ, cũng như làm sao giữ được giá sản phẩm trong thời kỳ thị trường đi xuống. Giữa hai bên không có một cam kết nào về việc bán đúng giá sản phẩm vì thế đến giờ, thường chủ đầu tư phải cắn răng, ngậm ngùi chịu trận.

Ở một góc độ khác, nhiều ý kiến đặc biệt lưu ý trong giai đoạn các nhà đầu tư thứ cấp "phá giá" hiện nay, không ít trường hợp là chuyển rủi ro cho người mua sau. Bởi lẽ, nhiều dự án về bản chất, chủ đầu tư đã không còn khả năng về tài chính, dự án đã ngừng thi công xây dựng cả năm nay, do đó việc giảm giá sâu cũng không còn ý nghĩa thực tiễn đối với người mua.

"Người dân vẫn có tâm lý "của rẻ là của ôi". Những dự án tốt, có giá trị, chỉ cần giảm giá 5% khách hàng đã rào mua rồi. Giờ một số dự án có giảm giá 20%, nhưng pháp lý chưa đầy đủ, chủ đầu tư không làm hoặc có thực hiện nhưng rất chậm, đến vài năm, lúc ấy cơ hội sẽ khác. Mà với tình hình này, khả năng chậm trễ không phải bằng tháng hay quý nữa mà được tính bằng năm" - đại diện một đơn vị kinh doanh BĐS nhấn mạnh.
(Theo VEF)

Hà Nội: Người dân sẽ được chọn nhà tái định cư


Theo ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà, Sở Xây dựng Hà Nội: Đi liền với việc xây dựng 9 khu đô thị tái định cư, thay đổi lớn nhất về chính sách là người dân sẽ được chọn nhà chứ không phải bị “ép” vào những khu căn hộ chất lượng kém như trước đây...

Hà Nội: Người dân sẽ được chọn nhà tái định cư | ảnh 1
Nhiều người dân tại khu tái định cư Nam Trung Yên kiến nghị về chất lượng nhà quá kém, quản lý dịch vụ thiếu chuyên nghiệp. Ảnh: Minh Tuấn.

Thiếu trầm trọng nhà tái định cư

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong 10 năm tới (2011-2020), thành phố cần khoảng 50.000 căn hộ và 10.000 lô đất tái định cư.

Nhu cầu lớn nhưng thực tế khả năng đáp ứng bộc lộ nhiều bất hợp lý. Tại hầu hết khu nhà vẫn chưa có sự phân định rõ ràng diện tích sở hữu chung, riêng, quyền lợi, trách nhiệm của các bên dẫn đến trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong quản lý, khai thác, vận hành chưa minh bạch.

Việc quản lý diện tích tầng 1 và diện tích công cộng trong các khu nhà tái định cư còn hạn chế, gây tranh chấp. Việc quản lý dân cư quá chậm gây khó khăn cho người dân khi đăng ký hộ khẩu, xin học cho con.

Do không phải lo khâu tiêu thụ nên nhiều chủ đầu tư bỏ rơi chất lượng xây lắp; việc bảo trì, bảo hành không được quan tâm dẫn đến tình trạng nhà mới xây đã xuống cấp mà người dân không biết kêu ai và quản lý dịch vụ sau bàn giao thường tùy tiện.

Siết chặt chất lượng xây lắp, vận hành

Ông Đạm khẳng định, đến nay đã giao 7/9 dự án xây dựng khu đô thị tái định cư cho các chủ đầu tư và Sở Xây dựng đang khẩn trương báo cáo thành phố tiếp tục giao nốt 2 dự án còn lại để nhà đầu tư triển khai.

Điểm mới nhất trong phát triển nhà tái định cư của Hà Nội là thực hiện phương châm người dân được quyền chọn nhà phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.

“Nếu trước đây có khi cả trăm hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng một dự án cùng được đưa vào một tòa nhà tái định cư được ấn định thì nay họ được chọn một trong hàng vạn căn hộ thuộc chín khu đô thị quy mô lớn với nhiều loại diện tích, vị trí khác nhau”, ông Đạm nói.

Và để thực hiện chủ trương này, Hà Nội đang xúc tiến sửa đổi quyết định 108 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng nâng giá trị đền bù theo sát giá thị trường.

Đại diện Sở Xây dựng giải thích thêm, thậm chí nếu không muốn ở trong các khu đô thị tái định cư, người dân hoàn toàn có quyền từ chối quyền mua nhà tái định cư và chọn một căn nhà khác theo ý mình.

Tuy nhiên, Sở Xây dựng cho rằng, để tạo thuận lợi cho người dân, thành phố vẫn quản lý giá bán nhà tái định cư theo hướng mềm hơn so với thị trường do được hưởng một số ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước.

“Trước mắt, khi chính sách giá bồi thường của Nhà nước chưa thay đổi, thành phố sẽ đầu tư hạ tầng khu đô thị như giao thông, trường học, trạm y tế, công viên... và khi xác định giá bán nhà sẽ không hạch toán phần đầu tư này.

Khi chính sách giá bồi thường, giải phóng mặt bằng của Nhà nước thay đổi, thành phố sẽ điều chỉnh từng bước theo hướng thu hồi vốn, tiến dần đến thị trường hóa quỹ nhà này”, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định.

Việc quản lý vận hành các khu nhà tái định cư sẽ được giao trực tiếp cho doanh nghiệp chủ đầu tư dự án, gắn trách nhiệm chủ đầu tư trong cả xây lắp và vận hành.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2013-2015, Hà Nội sẽ có những căn hộ đầu tiên từ các khu đô thị này phục vụ người dân tái định cư.

Hà Nội triển khai đầu tư ngay 4 khu đô thị tái định cư gồm: Khương Đình (Thanh Xuân), khu vực huyện Thanh Trì, khu Thượng Cát (Từ Liêm), thị trấn Trâu Quỳ huyện Gia Lâm.

Bốn khu khác sẽ được xây dựng tại xã Kim Chung, Đại Mạch (Đông Anh), xã La Phù (Hoài Đức), xã Tiên Dược, Mai Đình (Sóc Sơn) và khu vực huyện Thường Tín. Quy mô mỗi khu từ 20 ha trở lên đối với nội thành và 50 ha trở lên với khu vực các huyện.
(Theo TPO)

Thị trường ngày càng khó khăn, chủ đầu tư BĐS buộc phải bán dự án


Nhiều chủ đầu tư bất động sản đang tính chuyển cơ cấu lại danh mục đầu tư. Trước tình hình suy thoái của thị trường, họ buộc phải bán bớt các dự án mà trước đây đã tốn rất nhiều công sức mới có được.
Trong thời gian dài gặp phải cơn “bão” bất động sản, năm 2011 thị trường đi xuống, thanh khoản kém, tiếp cận vốn gặp khó khăn,…các “ông lớn” phải co cụm, các “ông nhỏ” khó sống sót.

Trước thực trạng đó, mới đây Tổng cục Thống kê ngày 28/4/2012 đã công bố kết quả điều tra thực trạng khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, trong tổng số hơn 10000 doanh nghiệp được điều tra có 8,4% phá sản và giải thể, trong đó đã hoàn thành thủ tục là 4,1%. Phân lớn các doanh nghiệp phá sản là do kinh doanh thu lỗ, và không tiêu thụ được sản phẩm.
Thị trường ngày càng khó khăn, chủ đầu tư BĐS buộc phải bán dự án | ảnh 1
Cũng theo phản ánh của doanh nghiệp có 6 yếu tố chính đã cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua gồm lãi suất quá cao chiếm 27,5%, lạm phát cao và biến động bất thường chiếm 19,2%, tiếp cận vốn khó khăn chiếm 17,5%, chi phí vận tải cao chiếm 9,6%,…

Lĩnh vực bất động sản cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, nhiều doanh nghiệp cung đang phải cắt giảm chi tiêu, cắt giảm quy mô hoạt động, hoặc các công ty nhỏ thì đành phải “chia tay” thị trường.

Sang năm 2012 nhận định tình hình còn khó khăn, và chưa có tín hiệu khởi sắc.

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước có đưa ra chính sách giảm lãi suất tiền gửi xuống 12%. Như vậy, hi vọng dòng vốn được cải thiện. Tuy nhiên, các công ty kinh doanh bất động sản hiện nay không hi vọng vào vốn vay ngân hàng. Bởi vì trong thời điểm hiện nay, số sản phẩm của các công ty bất động sản đang bị thừa, chứ không phải là do vấn đề thiếu vốn. Chẳng hạn nếu có vốn để đầu tư thì các doanh nghiệp kinh doanh cũng không dám vay vốn để tiếp tục đầu tư dự án. Bởi hai lý do, một là lượng hàng vẫn còn tồn đọng nhiều trên thị trường chưa tiêu thụ hết, hai là đầu ra kém có sản xuất ra hàng hóa cũng không bán được.

Ông Nguyễn Văn Kha, Chủ tịch HĐQT của Nhà Từ Liêm đánh giá, nhu cầu mua bất động sản hiện nay vẫn rất cao nhưng do tâm lý khách hàng vẫn chờ cho bất động sản xuống nữa, do đó thị trường đang mất thanh khoản. Từ đó, có thể thẩy rằng thị trường vẫn còn khó khăn và chưa thấy tín hiệu gì tốt cả.

Năm 2012, Nhà Từ Liêm xây dựng kế hoạch 1120 tỷ đồng doanh thu, trong đó, có 450 tỷ là từ hoạt động xây lắp thì chắc chắn có thể làm được, còn 650 tỷ từ kinh doanh bất động sản, ngoài yếu tố nỗ lực chủ quan thì có đến 90% là phụ thuộc vào thị trường, thị trường có khởi sắc, khách hàng xuống tiền mua thì mới hoàn thành được kế hoạch.

Không chỉ dừng lại ở kế hoạch kinh doanh bất bênh, yếu tố hoàn thành kế hoạch đề ra lại phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố khách quan là thị trường. Nhiều chủ dự án xác định trong một vài năm tới với chiến lược “nằm im”, cắt giảm quy mô hoạt động, thậm chí còn tính đến phương án phải bán bớt dự án.

Theo đánh giá của ông Lê Hà Giang, chủ tịch HĐQT của Công ty Long Giang Land tại Đại hội cổ đông của Công ty này vừa mới được tổ chức gần đây, thị trường bất động sản trong 2 năm tới sẽ không có biến chuyển lớn, thị trường sẽ đi ngang. Các doanh nghiệp sẽ tập trung cho việc tái cấu trúc công ty là chủ yếu.

Với Long Giang Land, Công ty sẽ tập trung cho 3 dự án trọng điểm tại những vị trí đặc địa, trong đó có 2 ở HN và 01 ở Tp.HCM từ nay đến 2015. Mặc dù hiện Long Giang Land đã sở hữu và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư hàng chục dự án tại các thành phố lớn, nhưng thời gian tới Long Giang Land sẽ cơ cấu lại danh mục đầu tư, và sẽ bán bớt những dự án không hiệu quả.

Cũng tương tự như nhiều doanh nghiệp khác, năm 2012 Long Giang Land sẽ vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, hiện Công ty này đang có khoản nợ hơn 40 tỷ đồng tại Ngân hàng VIBank chi nhánh Đông Anh đã chuyển sang nhóm 2, và một số khoản nợ khác. Việc xử lý nợ nần là nhiệm vụ quan trọng, chứ không tính đến chuyện phát triển kinh doanh, vì thế năm 2012 Long Giang Land chỉ đặt chỉ tiêu 6 tỷ đồng lợi nhuận và duy trì công ty ở mức ổn định.

Ở một phân khúc khác cung đang gặp rất nhiều khó khăn đó là mảng bất động sản nghỉ dưỡng. Trong những năm tới, đại diện Công ty Ninh Vân Bay cho rằng có thể cũng sẽ phải bán dự án nếu công ty gặp khó về việc huy động vốn.

Hiện tại Ninh Vân Bay đang rất căng thẳng về vấn đề nợ xấu ngân hàng. Tại dự án Six Senses Saigon River do Công ty này đầu tư đang nợ Techcombank 130 tỷ đồng, và hiện đang xuất hiện nợ xấu.

Tại Đại hội cổ đông vừa qua, lãnh đạo Ninh Vân Bay đã “cầu cứu” cổ đông, tổ chức, cá nhân bơm vốn cho Công ty để trả nợ. Theo đó, Ninh Vân Bay cần huy động ngay 200 tỷ đồng, để trả nợ cho Techcombank 130 tỷ đồng cho dự án Six Senses Saigon River.

Trong kế hoạch kinh doanh của Ninh Vân Bay, lãnh đạo Công ty này cũng đang tính đến phương án bán dự án, nếu kế hoạch huy động vốn không thành công.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia bất động sản, năm 2012 hoạt động M&A bất động sản sẽ sôi động, việc mua bán nợ cũng sẽ “nóng” lên trong thời gian tới. Kết quả thời gian gần đây nhiều thương vụ M&A thành công như tại khách sạn Deawoo 100 triệu USD, dự án sân golf Củ Chi 24 triệu USD, CTCP Sao Sáng Sài Gòn mua lại dự án Peninsula tại quận 2 giá 11 triệu USD từ JSM Indochina, Đất Xanh Group mua lại Majestic (Đồng Nai), Gold Hill (Đồng Nai), Bella (Tp.HCM), Marina (Bình Dương); Thiên Minh Group mua lại chuỗi khách sạch, khu nghỉ dưỡng Victoria,…
(Theo TTVN/CafeF)