23 tháng 4, 2012

Ngân hàng nào “ôm” nhiều bất động sản nhất?


Ngân hàng BIDV, Vietcombank, Sacombank, Agribank, ACB, Vietinbank, Phương Tây, Nam Việt...là những cái tên trong danh sách những "đại gia" vay vốn có tài sản đảm là bất động sản.
Mới đây, hàng loạt các “đại gia” trên sàn chứng khoán bị lọt tầm cảnh báo do thua lỗ, trong đó phải kể đến những tên tuổi như Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn – Saigon Tel (SGT,do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT),…

Theo các báo cáo tài chính của những công ty này, phần lớn vốn đều đang bị ứ đọng vào bất động sản. Lãnh đạo Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) cho rằng nguyên nhân dẫn đến thua lỗ phần lớn do không tiêu thu đường hàng hóa bất động sản, trong khi đó vẫn phải trả lãi vay ngân hàng.
 

Công ty Quốc Cường Gia Lai có hoạt động chính là phát triển và kinh doanh bất động sản, ngoài ra còn trồng và mua bán cao su thành phẩn, kinh doanh cà phê và sản phẩm gỗ. Không đề cập nhiều đến việc QCG thua lỗ bao nhiêu tiền, chỉ cần “soi” các khoản vay của QCG của những ngân hàng nào đủ biết ngân hàng đó đang phải “ôm” bao nhiêu khối nợ là bất động sản.

Trong năm 2011, QCG đã vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Chi nhánh Gia Lai) khoảng 11 tỷ đồng (lãi suất 16,5%). Với tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất lô số 1265 và 772 tại Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TP.HCM; quyền sử dụng đất tại lô A5-1 Khu Đảo Xanh, Tp Đà Nẵng; quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại căn hộ số 12, ngõ 62 đường Cù Chính Lan, Tp Hà Nội với tổng trị giá là trên 12 tỷ đồng. Ngày đáo hạn là 24/11/2011.

Cùng năm, QCG vay Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (chi nhánh Đà Nẵng) khoảng trên 40 tỷ đồng (lãi suất từ 12-17%/năm) cũng với một số tài sản đảm bảo là bất động sản.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng cho QCG vay khoảng 50 tỷ đồng (ngày đáo hạn 26/4/2011), tài sản đảm bảo là bất động sản và cổ phiếu của Bà Nguyễn Thị Như Lan- chủ tịch HĐQT của QCG.

Còn một số khoản vay dài hạn lên lên tới hàng trăm tỷ đồng cũng được QCG thế chấp bằng nhiều dự án bất động sản. Trong số này, Ngân hàng BIDV cho vay nhiều nhất khoảng hơn 100 tỷ đồng (kỳ hạn trả gốc là ngày 15/3/2012).

Công ty của “đại gia” Đặng Thành Tâm cũng chịu thua lỗ trên lĩnh vực cho thuê đất, bán và cho thuê nhà xưởng. Ngoài ra “đại gia” Đặng Thành Tâm còn đưa ra nguyên nhân lớn nhất khiến kết quả kinh doanh năm 2011 bị lỗ là do tình trạng lãi suất cho vay luôn duy trì ở mức cao làm cho chi phí tài chính của Công ty tăng đột biến, tăng hơn 270% so với cùng kỳ năm 2010.

Tính đến khoảng thời gian cuối tháng năm 2011, đầu năm 2012 Công ty SGT vẫn còn tới hơn chục dự án dở dang với tổng giá trị lên tới gần 700 tỷ đồng.

Các khoản vay ngắn hạn tại một số ngân hàng TMCP như Ngân hàng TMCP Phương Tây (150 tỷ đồng) , ngân hang TMCP Nam Việt (15 tỷ đồng), hợp đồng ngày 15/12/2011, với thời hạn vay là 12 tháng kể từ ngày giải ngân với lãi suất 24,92%.

Khoản nợ dài hạn đến hạn trả vào ngày 31/12/2011 gồm 2 ngân hàng trên và thêm Ngân hang TMCP Công Thương, với số tiền vay là 25 tỷ đồng.

Vẫn vay và nợ dài hạn 3 ngân hàng TMCP trên trong đó ngân hàng Phương Tây hơn 135 tỷ dồng, ngân hàng Nam Việt hơn 98 tỷ đồng, ngân hàng Công Thương 35 tỷ đồng. Thêm một ngân hàng nữa SGT nợ là ngân hàng Đầu tư và Phát triển CN Bắc Sài Gòn.

Theo dẫn giải của SGT, khoản vay của ngân hàng TMCP Phương Tây có một số hợp đồng ký từ đầu năm 2009, trong hạn mức tín dụng là 35 tỷ đồng, thời gian vay là 06 tháng, khoản vay này được đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn này.

Một hợp đồng tín dụng khác cũng ký với ngân hàng Phương Tây vào cuối tháng 5/2011, trị giá 150 tỷ đồng, lãi suất 22%/năm.

Khoản vay dài hạn tại ngân hàng TMCP Nam Việt vào giữa tháng 8/2009, với hạn mức tín dụng là 21 tỷ đồng, thời gian vay là 60 tháng (ân hạn lãi phần nợ gốc). Khoản vay này nhằm thực hiện dự án đầu tư xây dựng KCN Tân Phú Trung, Củ Chi. Tài sản đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ nguồn vốn vay.

Cũng ký với NH Nam Việt một hợp đồng khác vào giữa tháng 6/2011, với số tiền vay khoảng 50 tỷ đồng, lãi suất 25,42%. Khoản vay này dung vào việc đền bù, giải tỏa mặt bằng dự án KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn giai đoạn II, tỉnh Bắc Ninh. Thời gian vay lên tới 07 năm. Khoản vay này được đảm bảo bằng 1.200.000 cổ phiếu của công ty Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn – SQC.

Một khoản khác mà ngân hàng Nam Việt cho SGT vay hồi đầu tháng 12/2011, với số tiền là hơn 41 tỷ đồng, lãi suất 25,42%, thời gian vay là 84 tháng. Khoản vay này lại được đảm bảo bằng hơn 11 triệu cổ phiếu của ngân hàng TMCP Phương Tây.

Cũng dùng tài sản là các dự án hình thành bằng vốn vay, giữa tháng 8/2009 SGT đã vay của ngân hàng Công Thương Quế  Võ khoảng 80 try đồng, để đầu tư xây dựng 50.000 m2 nhà xưởng tai khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn...

Hồi cuối tháng năm 2011,  BHXH Hà Nội đã khởi kiện 3 đơn vị ra tòa gồm: Công ty CP CAVICO điện lực tài nguyên nợ số tiền 2,53 tỉ đồng; Công ty CP CAVICO giao thông nợ 2,1 tỉ đồng; Công ty CP CAVICO khoáng sản và công nghiệp nợ 319 triệu đồng.

Không công bố cụ thể, nhưng theo nguồn tin từ một số ngân hàng, những nhà băng đã chót cho Cavico vay hiện đang bí bách với đống tài sản thế chấp của Cavico.

“Đại gia”  Hoàng Anh Gia Lai có một hệ thống đồ sộ gồm nhiều công ty con, trong đó có cả công ty lĩnh vực xây dựng, bất động sản.

Năm 2011 là năm Hoàng Anh Gia Lai bị ứ đọng vốn vào nhiều dự án. Danh sách vay vốn ngân hàng của Hoàng Anh Gia Lai cũng  khá dài, trong đó phải kể đến Ngân hàng BIDV, Vietcombank, Sacombank, Agribank, ACB, Vietinbank. Trong số này ngân hàng BIDV đã cho HAGL vay khoản tiền khá lớn so với các ngân hàng khác.

Theo báo cáo tài chính 2011 của HAGL, các khoản vay dài hạn năm 2011 chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho các dự án xây dựng và phát triển thủy điện, trồng cây cao su, xây dựng căn hộ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và mua sắm máy móc thiết bị của Tập đoàn.

Các khoản vay dài hạn của HAGL chiếm khá nhiều tài sản đảm bảo là bất động sản, như, toàn bộ tài sản dự án Đắck Psi 2B; Quyền sử dụng đất tại 33 Nguyễn Công trứ, Tp. Buôn Mê Thuật, Đắk Lawk; Toàn bộ tài sản nhà máy bê tong giai đoạn 1; Trạm trộn bê tong; Toàn bộ tài sản của khách sạn HAGL; Tòa nhà hội sở chính HAGL tại Gia Lai; Giá trị quyền sử dụng đất và toàn bộ tài sản lien quan đến đất của dự án căn hộ Đầm sinh thái Quy Nhơn; quyền sử dụng đất của dự án An Tiến; Giá trị quyền sử dụng đất và tài sản liên quan đến đất của dự án New Sài Gòn; Dự án Đà Nẵng Plaza; dự án Dawsk Srong 2;...

Báo cáo tài chính của HAGL cho thấy, toàn bộ số tiền vay và tài sản của Tập đoàn này được luân chuyển khá tốt. Lãnh đạo một trong những ngân hàng từng cho HAGL vay cho biết, riêng với HAGL nhiều ngân hàng sẵn sang cho vay hơn so với nhiều doanh nghiệp khác.. Bởi, tầm ảnh hưởng và quy mô, lĩnh vực hoạt động của HAGL khá lớn.

Trở lại câu chuyện nợ nần của nữ đại gia Diệu Hiền, hiện các công ty do bà Diệu Hiền làm chủ đang nợ khoảng  gần chục ngân hàng với tổng nợ trên 1.000 tỷ đồng. Việc kinh doanh thu lỗ, nguyên nhân một phần là do Bianfishco sử dụng tiền vay không đúng mục đích như đầu tư vào bất động sản, chứng khoán…

Theo cáo cáo của bianfishco gửi Ngân hàng Nhà nước và một số cơ quan chức năng khác, đã có 9 ngân hàng Bianfishco nợ, gồm: Ngân hàng Phát triển Nhà chi nhánh Cần Thơ 20 tỷ; Ngân hàng Á Châu 61,3 tỷ; Ngân hàng Xuất khẩu chi nhánh Sài Gòn trên 30 tỷ; Ngân hàng An Bình 63,5 tỷ với 10 triệu USD; Ngân hàng Đầu tư phát triển 139.2 tỷ và 2,6 triệu USD; Ngân hàng Việt Thái chi nhánh TP HCM 3,5 triệu USD; Ngân hàng Phát triển chi nhánh Cần Thơ - Hậu Giang 310,2 tỷ; Ngân hàng Habubank chi nhánh TP HCM 63,9 tỷ và Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ 3 tỷ đồng.

Sau khi quy đổi ngoại tệ, Bianfishco xác định tổng số nợ hiện nay là 1.275 tỷ đồng. Theo đánh giá  của đơn vị kiểm toán thì tổng tài sản của doanh nghiệp này có khoảng trên 2.700 tỷ đồng.

Theo lời lãnh đạo một ngân hàng, nhiều khoản nợ của các "đại gia" đã được trả nhưng còn nhiều khoản khác vẫn tiếp tục phải trả trong dài hạn. Kinh doanh là phải vay vốn, đó là điều hết sức bình thường ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài sản thế chấp là bất động sản trong giai đoạn này quả là thách thức lớn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Cũng vị lãnh đạo này cho biết, nhiều ngân hàng ở trên nằm trong số những ngân hàng lớn nhất và những khoản vay trên chưa phải là những con số lớn nhất. Hiện còn nhiều ngân hàng khác đang chịu cảnh "ôm" đất chờ phát mãi vì nguy cơ không thu hồi được nợ.

Theo Đinh Bách
VnMedia

Cư dân ở Keangnam lại gặp sự cố


Sáng ngày 21/4, hiện tượng rò rỉ nước lại xuất hiện ở tòa nhà Keangnam và thang máy cũng đã phải ngưng hoạt động để bảo trì, khắc phục sự cố này?
Những cư dân sinh sống tại tòa nhà đắt đỏ nhất Việt Nam Keangnam Vina cho biết, sáng ngày 21/4, khi họ ra ấn cầu thang số 1 (từ cửa chính vào) của tòa nhà A thì phát hiện nước lênh láng tràn vào phía trong cầu thang máy này. Đồng thời, họ đã thông báo cho bộ phận quản lý tòa nhà để sửa chữa sự cố này. Sau đó, cầu thang này đã ngừng hoạt động từ sáng để tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, đến khoảng 21h cùng ngày, thì thang máy này vẫn chưa thể hoạt động trở lại.

Một người dân sinh sống ở tầng 16 cho biết: “Khoảng 9h sáng 21/4, khi tôi đi đón cháu và ấn thang máy thì không thấy đèn báo lên xuống sáng. Thấy mấy người ở tầng trên bảo thang máy đang bị hỏng nên tôi chuyển đi sang đi thang máy khác. Mấy chú ấy bảo đã báo với bộ phận quản lý để họ sửa chữa rồi. Nhưng buổi  trưa về tôi vẫn chưa thấy họ mở lại cầu thang này”.

Thang máy số 1 bị sự cố rò rỉ nước đã ngừng hoạt động sáng ngày 21/4 

Cũng theo người dân này cho biết, do sự cố vỡ hệ thống dẫn nước tại một hộ trên tầng 23 của tòa nhà nên nước đã tràn vào cầu thang và rò rỉ nước xuống tầng 16.

“Khoảng 7h sáng nay (tức 21/4), tôi có việc đi ra ngoài cũng phát hiện ra hiện tượng nước rò rỉ vào trong buồng thang máy số 1. Thấy vậy, tôi cũng không dám đi nữa và chuyển sang đi thang máy khác. Vừa rồi về, tôi có ấn lại cầu thang này nhưng hình như họ đã cắt điện rồi” – Chị Huyền, một cư dân ở phòng 160… (tầng 16 tòa nhà A) cho biết.

Theo các cư dân sinh sống tại đây cho biết, đây không phải là lần đầu tiên sự cố rò rì nước mới xảy ra. Nhận được phản ánh của người dân sinh sống ở đây, PV báo GDVN đã xuống tầng hầm của tòa nhà A thì cũng thấy nhiều vũng nước vẫn còn đọng lại và lênh láng trên mặt sàn tầng hầm. Cầu thang số 1 (từ cửa nhà A vào) cũng đã bị ngừng hoạt động.


Một vũng nước đọng lại dưới tầng hầm nhà A Keangnam (ảnh chụp tối ngày 21/4/2012)
“Cũng may những thang máy khác vẫn hoạt động bình thường, chứ nếu nước tràn vào hết các thang máy và ngắt điện tất cả các thang máy như mấy lần trước thì không biết chúng tôi đi lại sẽ thế nào?” – Anh Tuấn, một cư dân phòng 230 tỏ vẻ lo lắng.

Trước đó, khoảng 15h45 phút chiều ngày 9/6/2011, sự cố nước lênh láng ở trụ nước cứu hỏa ở tầng 27 tòa nhà Keangnam Vina cũng đã xảy ra. Và trước đó nữa, vụ việc rò rỉ nước xảy ra ngay khi vừa bàn giao căn hộ, 2 tháng máy ngoài cùng bị hỏng, không sử dụng được trong vòng 2 tháng là do sự cố rò rỉ nước. Ở thời điểm đó, 10 thang máy hỏng sau sự cố ở trụ nước cứu hỏa, lúc 6 giờ sáng ngày 10/6, có một thang máy chở hàng có thể sử dụng được, còn 9 thang máy bị hỏng phải chờ sửa chữa.

Theo GDVN

Tin tức, dự án bất động sản nổi bật tuần 3 tháng 4


Bầu Đức sẽ phá giá bất động sản tại TP HCM, bày bán bất động sản trong siêu thị Big C TPHCM, Hà Nội xây 3 tòa chung cư tại 187 Giảng Võ... là những tin tức nổi bật của thị trường BĐS tuần qua.
Tin tức nổi bật

- Bầu Đức sẽ phá giá bất động sản tại TP HCM: Tại Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) năm 2012 ngày 19/4, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cho biết sắp chào bán dự án căn hộ tại quận 7 (TP HCM) vào tháng 6 với giá bằng 50% sản phẩm cùng vị trí. Đại gia bất động sản này còn khẳng định mình vẫn có lãi dù giảm giá 50%.

Bày bán bất động sản trong siêu thị Big C TPHCM: Tại siêu thị BigC An Lạc (quận Bình Tân, TP.HCM) bất ngờ với sự xuất hiện của một gian hàng bán dự án do do công ty TNHH BĐS Phúc Khang đưa ra thí điểmDự án mà Phúc Khang đưa lên “sạp” của BigC thuộc dự án làng sinh thái Eco Village tại huyện Đức Hòa, Long An, giáp ranh phía Tây của TP.HCM, với mức giá từ 2,9 - 3,3 triệu đồng/m2 đất nền, tính ra mỗi nền (130 m2) chỉ khoảng từ 300 – 400 triệu đồng. 

- Người nước ngoài “chê” nhà ở Hà Nội: Cục Đăng ký và Thống kê đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, dù là Thủ đô của Việt Nam và trong thời gian qua, giá bất động sản đã giảm khá nhiều, song Hà Nội lại không được các kiều bào, người nước ngoài chọn để mua và sở hữu nhà.

Dự án nổi bật

Hà Nội xây 3 tòa chung cư tại 187 Giảng Võ: Theo UBND TP Hà Nội, khu đất tại 187 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội có diện tích khoảng 16.400m2 dự kiến sẽ xây tổ hợp nhà ở, trung tâm thương mại với quy mô 3 tòa tháp cao tới 29 tầng. Khu đất trên do Công ty cổ phần in Diên Hồng và Nhà xuất bản Giáo dục quản lý, sử dụng. Đơn vị liên kết triển khai là Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng (Incomex). Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.300 tỷ đồng.

Cất nóc The Costa Nha Trang: Công ty Cổ Phần T.D (TD Corporation) vừa tổ chức lễ cất nóc Khu căn hộ cao cấp The Costa Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Dự án gồm 1 khách sạn nghỉ dưỡng Crown Plaza và 1 cao ốc căn hộ 29 tầng. Các căn hộ có diện tích từ 134m2 - 362m2 và đang được chào bán với mức giá từ 42 – 60 triệu đồng/m2.

Dự án mở bán

- Mở bán Dream Town: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc vừa chính thức mở bán đợt 2 dự án Dream Town với giá từ 17,9 triệu đồng/m2. Dream Town tọa lạc trên quốc lộ 70 thuộc địa bàn xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Tp.Hà Nội. Dự án gồm 2 tòa nhà văn phòng dịch vụ 9 tầng; 1 tòa nhà hỗn hợp CT1 cao 25; 2 tòa tòa nhà hỗn hợp CT2, CT3 cao 23 tầng.

Chào bán căn hộ Uplaza: Công ty cổ phần Sông Đà – Nha Trang đang chào bán 20 căn hộ cuối cùng của dự án căn hộ cao cấp Bãi Dương (Uplaza) với giá từ 21 triệu – 23 triệu đồng/m2. Các căn hộ cao cấp có diện tích từ 67,8m2 – 157,6m2 và hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện để bàn giao căn hộ cho khách hàng.
 
Mở bán biệt thự Sen Phương Nam: Chiều tối nay (21/4), Tập đoàn VinaCapital sẽ mở bán 20 căn biệt song lập đầu tiên của năm 2012 thuộc Khu biệt thự Sen Phương Nam - Đại Phước Lotus với giá từ 13 – 26 triệu đồng/m2.

Tuệ Minh
Theo TTVN

Hà Nội: Khánh thành 94 căn nhà dự án Palm Garden


Hôm qua (22/4), Công ty CP Đầu tư phát triển bất động sản HUDLand, Tập đoàn Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD đã khánh thành dự án Palm Garden nằm trong tổng thể Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên.
Hà Nội: Khánh thành 94 căn nhà dự án Palm Garden
Palm Garden có vị trí đối diện công viên trung tâm của Khu đô thị Việt Hưng, được kết nối cơ sở hạ tầng, hệ thống giải trí, tiện ích công cộng như trung tâm thương mại, trường học, trung tâm chăm sóc sức khỏe, bể bơi... tạo nên không gian sống hoàn mỹ.

94 căn nhà tại dự án Palm Garden có diện tích từ 81 đến 110m2, chưa kể diện tích sân vườn, thiết kế 3 tầng với 3 kiểu đơn lập, song lập và nhà liên kế. Mỗi căn nhà đều được sắp xếp hợp lý, bảo đảm tiện lợi, thẩm mỹ, gần gũi với thiên nhiên.

Toàn bộ Khu đô thị mới Việt Hưng có tổng diện tích hơn 300ha, đang được Tập đoàn HUD đầu tư xây dựng thành khu đô thị kiểu mẫu.
(Theo HNM)

Quận Hoàng Mai: Phổ biến quy định về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất


Vừa qua, UBND quận Hoàng Mai đã tổ chức hội nghị phổ biến Quyết định số 29/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất hoặc cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn.
Quận Hoàng Mai: Phổ biến quy định về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất | ảnh 1
Bên cạnh đó, còn phổ biến Quyết định số 40/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội quy định về trình tự, thủ tục cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn.

Đây là những văn bản quan trọng góp phần giải quyết các vướng mắc kéo dài trên địa bàn quận nói riêng và TP Hà Nội nói chung trong thời gian qua, đặc biệt là nội dung chuyển mục đích sử dụng đất ao, vườn liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư sang đất ở.
(Theo HNM)

Dự án đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu để làm bãi đỗ xe

Được khởi công từ năm 2010, dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu) là một trong những dự án giao thông trọng điểm của thành phố, với kỳ vọng giải quyết đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông nội đô, khi nối thông các tuyến đường Hoàng Cầu - Xã Đàn - Trần Khát Chân...
Tuy nhiên, chỉ thời gian ngắn sau lễ khởi công, dự án đang dừng ở con số rất khiêm tốn, khoảng 100m đường bằng phẳng lọt thỏm giữa 3 bề nhà dân.

Dự án đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu để làm bãi đỗ xe | ảnh 1
Công trường thi công dự án đường Vành đai 1 được quây tôn để làm bãi trông giữ xe ô tô.

Nguyên nhân của việc chậm trễ vẫn nằm ở khâu giải phóng mặt bằng. Theo người dân khu vực, bên cạnh đơn giá đền bù thấp so với giá trị thực tế, thì điều kiện tái định cư chưa đáp ứng yêu cầu để người dân ổn định cuộc sống, do vậy hầu hết người dân chưa chấp nhận phương án đền bù. Trong khi chờ đợi mặt bằng để thi công, phần đất trong phạm vi dự án đã trở thành địa điểm lý tưởng để trông giữ xe ô tô, kèm theo đó là dịch vụ rửa và sửa xe. Lối vào công trường là hàng dài xe ôm, xe taxi dừng, đỗ chờ đón khách.

Dự án "rùa" này không chỉ gây bức xúc với người dân khu vực mà những người điều khiển phương tiện qua lại đây đều thấy sốt ruột khi hằng ngày họ phải mất rất nhiều thời gian chen chúc trên tuyến đường La Thành và các ngõ ngách chật hẹp quanh khu vực luôn thường trực nguy cơ ùn tắc. Ông Hoàng Quyết Thắng (ở phố Đông Tác) cho biết: Dự án khởi công được một thời gian ngắn thì dừng lại, phương tiện phục vụ cho việc thi công nằm "đắp chiếu" ở công trường mãi, rồi lại thấy được chuyển đi, chẳng biết bao giờ mới quay lại thi công tiếp.

Điều đó đồng nghĩa với việc chưa biết bao giờ con đường trọng điểm này mới hoàn thành, mở ra một lối đi mới, giải quyết "nạn" ùn tắc giao thông tại đây.
(Theo HNM)