5 tháng 5, 2012

Quy hoạch khu đô thị đại học 2.000ha tại Vĩnh Phúc


Theo quy hoạch, khu đô thị sẽ quy tụ 10 trường đại học, trong đó, có hai trường Học viện cảnh sát và Học viện an ninh, nằm trên địa phận các xã Thanh Vân, Đạo Tú (Tam Dương) và xã Định Trung (thành phố Vĩnh Yên).
Quy hoạch khu đô thị đại học 2.000ha tại Vĩnh Phúc
Quy hoạch nêu ý tưởng thiết kế đường sắt nhẹ đi trên không vào khu đô thị đại học, nhằm giảm tải lưu lượng giao thông, tránh khu dân cư lớn, đồng thời, mở một khu trung tâm công viên trí thức nằm trong lòng khu đô thị.

Ý tưởng này vừa mang tính cảnh quan, quần tụ các trường đại học, vừa tránh được khu đông dân cư, kết nối giao thông thông thoáng.

Để công tác quy hoạch đạt hiệu quả, Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp với Sở Xây dựng Vĩnh Phúc tổ chức lễ phát động cuộc thi “Ý tưởng quy hoạch khu đô thị đại học tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ 1/2000” từ tháng 11/2011.

Địa điểm chọn quy hoạch dự án khu đô thị đại học tỉnh Vĩnh Phúc tại thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư quy hoạch, đơn vị tư vấn là Viện Kiến trúc.

Cuộc thi nhằm lựa chọn phương án quy hoạch tốt nhất cho khu đô thị này, phù hợp với các quy định, quy chuẩn Việt Nam và quốc tế, có định hướng phát triển hài hòa, bền vững, phù hợp với yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Hội đồng thẩm định cuộc thi đã chọn ý tưởng của Tập đoàn Nikken Seikkei, Nhật Bản và đây cũng là ý tưởng giành giải nhất của cuộc thi./.
(Theo Vietnam+)

Huyện Đan Phượng sẽ là một bộ phận của đô thị trung tâm


Vừa qua, phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi đã ký ban hành Quyết định số 1754/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Huyện Đan Phượng sẽ là một bộ phận của đô thị trung tâm
Đây là tiền đề quan trọng để huyện Đan Phượng xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới.

Điểm nhấn trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của huyện Đan Phượng đến năm 2020 là: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng chủ yếu phát triển thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; phát triển nông nghiệp ven đô; phát triển đô thị theo hướng từng bước đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính... theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, khớp nối với khu vực nội đô; hệ thống giáo dục đào tạo đạt chuẩn ở các cấp học, phát triển các trung tâm đào tạo nghề nhằm tạo nguồn lao động chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Mục tiêu đến năm 2030, Đan Phượng thể hiện rõ vai trò là một bộ phận của đô thị trung tâm và vành đai xanh của TP. Huyện Đan Phượng nằm trong khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai IV (Đan Phượng - Hoài Đức - An Khánh - Hà Đông - Thường Tín), phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính cấp vùng và quốc gia, được ngăn cách với khu vực nội đô bằng vùng đệm vành đai xanh sông Nhuệ. Phát triển hai thị trấn, trong đó thị trấn Phùng được mở rộng đạt đô thị loại IV và hình thành thị trấn mới gắn với khu y tế, giáo dục, trung tâm thương mại, tài chính tập trung của TP trên địa bàn huyện.
(Theo KTĐT)

Hà Nội: Khẩn trương GPMB dự án xây dựng đường Trần Phú-Kim Mã


Sáng nay (4/5), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì nghe báo cáo về dự án xây dựng đường Trần Phú-Kim Mã và cầu vượt lắp ghép kết cấu thép tại ngã tư giao cắt giữa đường Nguyễn Chí Thanh-Kim Mã.
Hà Nội: Khẩn trương GPMB dự án xây dựng đường Trần Phú-Kim Mã | ảnh 1
Theo báo cáo của Sở GTVT, tuyến đường có chiều dài 450m, chiều rộng 22m (gồm 2 làn xe, mỗi làn rộng 6m, vỉa hè mỗi bên rộng 5m), điểm đầu tuyến giao với nút giao Lê Trực-Trần Phú-Ông Ích Khiêm. Điểm cuối tuyến tại nút giao Kim Mã-Nguyễn Thái Học-Sơn Tây. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 225 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 18 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) gần 150 tỷ đồng.Tổng diện tích đất thu hồi của dự án là 11.750m2, liên quan đến 187 hộ dân phường Kim Mã và 32 hộ dân phường Điện Biên (quận Ba Đình). Số hộ phải bố trí TĐC lên tới 170 hộ (đã được TP chấp thuận về mặt nguyên tắc bố trí vào.khu đô thị Trung Hòa-Nhân Chính và nhà NO7 khu 5,3ha phường Dịch Vọng). Theo kế hoạch, Sở GTVT sẽ phối hợp với UBND quận Ba Đình và các phường liên quan hoàn thành việc kê khai, điều tra và xác định nguồn gốc đất trong tháng 6/2012; tháng 8/2012 trình UBND TP ra quyết định thu hồi đất cho toàn dự án; tháng 9/2012 bàn giao mặt bằng phục vụ thi công và dự kiến khởi công công trình trong quý IV/2012.

Theo ông Nguyễn Thế Công - Phó chủ tịch UBND quận Ba Đình, người dân cơ bản đồng thuận với chủ trương triển khai dự án nhưng thắc mắc đơn giá đền bù thấp trong khi giá mua nhà TĐC lại cao. Mức giá bán nhà TĐC theo quy định khoảng từ 11-16 triệu đồng/m2.

Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các sở ngành, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo yêu cầu UBND quận Ba Đình kết thúc công tác GPMB trong tháng 9/2012 để khởi công trong tháng 10/2012, phấn đầu hoàn thành vào đầu năm 2013. Chủ tịch TP nhấn mạnh: công tác GPMB là khó khăn, vất vả nhất nên phải tập trung quyết liệt. Trong quá trình khảo sát, đo đạc, lên phương án phải đặc biệt chú ý đến phần diện tích còn lại sau GPMB, tránh tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo. Cơ quan tư vấn kiến trúc phải trực tiếp cùng quận xuống trực tiếp với dân để đo đạc, thiết kế một cách cụ thể. Đây cũng là cơ sở để cấp phép xây dựng và quản lý kiến trúc sau này. Về đơn giá đền bù, TP giao Ban chỉ đạo GPMB TP cùng quận nghiên cứu, đưa ra đơn giá phù hợp. Riêng với quỹ nhà TĐC nên chọn cùng một địa điểm. Trước khi đưa dân về ở, Sở Xây dựng và quận Ba Đình tổ chức kiểm tra chất lượng dịch vụ, cấp điện, nước đầy đủ. Ngay khi dân đến thì khu nhà TĐC phải có Ban quản lý ngay nhằm giúp dân sớm ổn định cuộc sống. Song song với công tác đền bù, GPMB, Sở GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thiết kế, thi công đồng bộ, từ vỉa hè, chiếu sáng, cây xanh cho đến thoát nước… Đây là công trình giao thông cấp bách nên TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn ngay để phục vụ triển khai dự án.

Về dự án cầu vượt lắp ghép kết cấu thép tại ngã tư giao cắt giữa đường Nguyễn Chí Thanh-Kim Mã, đơn vị tư vấn đề xuất xây cầu theo hướng đường Nguyễn Chí Thanh-Liễu Giai với khổ cầu 13m, tải trọng thiết kế cho xe máy, xe con và xe buýt. Có 2 phương án được đơn vị tư vấn đưa ra. Trong đó phương án 1 chiều dài toàn cầu là 288,41m (riêng phần cầu 183,9m), tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 95 tỷ đồng; phương án 2 chiều dài toàn cầu là 361,98m (riêng phần cầu 303,2m), tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 155 tỷ đồng. Đối với dự án này, Chủ tịch TP yêu cầu Sở GTVT và các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu.
(Theo HNM)

Cập nhật bảng giá đất năm 2012 của các tỉnh, thành phố


Việc đăng tải thông tin về giá đất nhằm giúp cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan khai thác để phục vụ công tác quản lý như: xác định giá trị quyền sử dụng đất, tính toán các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai phải nộp…
Cập nhật bảng giá đất năm 2012 của các tỉnh, thành phố | ảnh 1
Ảnh minh họa

Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính vừa cho biết, Trung tâm khai thác dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước và dịch vụ về tài sản (DPAS) vừa hoàn tất việc cập nhật Bảng giá các loại đất năm 2012 của các địa phương lên Trang thông tin điện tử về tài sản nhà nước.

Như vậy, toàn bộ bảng giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành và công bố năm 2010, 2011 và 2012 theo quy định của Luật Đất đai đã được đăng tải đầy đủ trên Trang thông tin điện tử về tài sản nhà nước tại địa chỉ: http://taisancong.vn.

Theo những số liệu này, giá đất năm 2012 cao nhất là đất ở đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (81 triệu đồng/m²); mức giá thấp nhất là giá đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

So với năm 2011, bảng giá đất năm 2012 ở một số tỉnh, thành phố không có thay đổi, chỉ điều chỉnh cục bộ tại những khu vực có điều chỉnh quy hoạch, thay đổi mục đích sử dụng đất, loại đô thị, loại đường phố, khu vực có đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, các tuyến, đoạn đường mới hoàn thành hoặc vừa được đặt tên trong năm 2011.

Một số tỉnh điều chỉnh tăng giá đất do tình hình lạm phát, trượt giá, đặc biệt là đất đô thị (Bắc Giang giá đất ở đô thị tăng trung bình 19,4%; Khánh Hòa điều chỉnh tăng từ 1 đến 2 lần...).

Việc đăng tải thông tin về giá đất nhằm giúp cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan khai thác để phục vụ công tác quản lý như: xác định giá trị quyền sử dụng đất, tính toán các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai phải nộp…

Đặc biệt, việc đưa thông tin về giá đất còn giúp cho các tổ chức, cá nhân thực hiện việc kê khai nộp thuế theo đúng quy định tại Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành từ 1/1/2012.
(Theo chinhphu.vn)

Hà Đông (Hà Nội): Vận dụng sai chính sách giao đất dịch vụ


Gần đây, hơn 700 hộ dân phường Phú Lãm được UBND quận Hà Đông xét, phê duyệt cấp đất dịch vụ. Mòn mỏi chờ đợi đến ngày giao đất thì UBND phường lại yêu cầu các hộ phải điều chỉnh, đổi trừ một phần đất dịch vụ đã được xét duyệt, khiến tình hình địa phương thêm phức tạp.
Hà Đông (Hà Nội): Vận dụng sai chính sách giao đất dịch vụ | ảnh 1
Phường Phú Lãm (Hà Đông) có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện các dự án khá lớn. Theo chính sách về thu hồi đất tại Nghị định 17/2006/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì người bị thu hồi đất sẽ được hưởng đất dịch vụ (ĐDV). Qua 3 lần xét duyệt vào các năm 2009, 2010, 2011, UBND quận Hà Đông đã phê duyệt 724 trường hợp đủ điều kiện được hưởng ĐDV. Do điều kiện khó khăn, nhiều gia đình đã chuyển nhượng ĐDV, thậm chí có suất còn được chuyển nhượng nhiều lần. Ngày 16/9/2011, phường Phú Lãm yêu cầu 41 trường hợp phải điều chỉnh theo hướng giảm diện tích ĐDV; người giảm nhiều nhất là 15m2, người ít nhất 7m2. Nguyên nhân do diện tích đất công ích (quỹ II) các hộ canh tác đã không được bóc tách, mà gộp chung là đất quỹ I để tính ĐDV. Theo điểm g, khoản 1, Điều 43, Luật Đất đai năm 2003 thì đất công ích khi thu hồi không được bồi thường nên UBND phường đã yêu cầu các hộ điều chỉnh hồ sơ để xét lại ĐDV.

Tìm hiểu sự việc, chúng tôi nhận thấy, trong suốt một thời gian dài, toàn bộ đất nông nghiệp ở phường Phú Lãm đều do HTX NN quản lý. Năm 1992 và 1994, khi giao ruộng lâu dài cho xã viên, phường Phú Lãm (lúc đó là xã Phú Lãm, thuộc huyện Thanh Oai), mỗi nhân khẩu được chia 355m2. Do quy hoạch sử dụng đất thiếu khoa học, đất quỹ II không được HTX khoanh thành từng khu nhất định, mà nằm xen kẽ trong đất quỹ I. Ông Nguyễn Đình Vững, kế toán Đội sản xuất số 3 khẳng định: Thời điểm chia ruộng, trong sổ tổng hợp ruộng ghi rõ vị trí đất canh tác quỹ II của các hộ. Trong quá trình quản lý, nhiều diện tích canh tác điều chuyển cho các chủ thể khác nhau, không được cập nhật đầy đủ, có khi lại chồng chéo, nên vị trí đất quỹ II bị xáo trộn, không thống nhất. Khi giao đất quỹ II cho người dân, HTX không thực hiện bằng văn bản, chỉ do kế toán đội sản xuất của HTX ghi trong "sổ tổng hợp diện tích đất canh tác". Do vậy, hộ nào canh tác vượt tiêu chuẩn ruộng được giao thì phần vượt trội là đất quỹ II, giữa người dân và HTX không có sự thống nhất thửa ruộng nào là đất quỹ I, thửa nào là đất quỹ II.

Nhiều năm liền UBND phường không quản lý quỹ đất nông nghiệp, nên với những hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có căn cứ nào để chứng minh quỹ đất I, II, mọi biến động về ruộng đất chỉ thể hiện trong sổ sách của kế toán đội sản xuất. Chính vì vậy, khi làm hồ sơ xét giao ĐDV năm 2007, ông Nguyễn Công Truy, Phó Chủ tịch UBND phường chỉ đạo Hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ giao ĐDV thống nhất với người dân hoán đổi đất quỹ II. Theo đó, toàn bộ diện tích đất quỹ II tại khu vực có quyết định thu hồi đều được quy là đất quỹ I, còn diện tích quỹ II hoán đổi sang vị trí chưa bị thu hồi. Do vậy, nhiều trường hợp được xét ĐDV trên cả đất quỹ II. Ông Nguyễn Đức Hiếu, Chủ tịch UBND phường thừa nhận: Theo số liệu tổng hợp thì đất quỹ II đã thu hồi của 41 hộ có diện tích 4.101m2, tương đương ĐDV bị đổi trừ là 287m2. Sai sót này không phải vì vụ lợi cá nhân, mà do việc áp dụng pháp luật về thu hồi đất còn hạn chế và công tác quản lý đất đai bị buông lỏng… Để người dân hiểu bản chất vấn đề, UBND phường đã hai lần tổ chức họp dân, nói rõ việc hoán đổi diện tích đất quỹ II là chưa được sự đồng ý của cấp thẩm quyền, do vậy phải xét duyệt lại, nhưng các hộ vẫn chưa hợp tác.

Trước thực trạng đó, UBND quận Hà Đông đã yêu cầu UBND phường tách phần diện tích thuộc quỹ đất II, lập hồ sơ và chỉ xét duyệt ĐDV đối với diện tích đất quỹ I của các hộ đã bị thu hồi; đồng thời kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong việc lập hồ sơ xét giao ĐDV và báo cáo UBND quận Hà Đông trong tháng 12/2011. Song, đã gần 4 tháng trôi qua, UBND phường Phú Lãm vẫn chưa báo cáo kết quả giải quyết sự việc. Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông cho biết: Việc yêu cầu 41 hộ phải trả lại phần ĐDV đã được xét duyệt sẽ gây nhiều phức tạp, nhưng theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND thành phố, đối tượng giao ĐDV chỉ là những gia đình, cá nhân có tên ghi trên phương án bồi thường, hỗ trợ và là các hộ được giao ruộng theo Nghị định 64/CP. Quá trình xét giao ĐDV, quận Hà Đông đã nhiều lần tuyên truyền về việc thành phố không công nhận những giao dịch, chuyển nhượng đối với người không phải là đối tượng giao ĐDV (trừ một số trường hợp bất khả kháng), do vậy người chuyển nhượng ĐDV phải tự chịu trách nhiệm.

Thiết nghĩ, để xảy ra sai sót nêu trên có một phần trách nhiệm của UBND quận Hà Đông, bởi khi xét duyệt ĐDV đã không phát hiện vi phạm, song nguyên nhân chính bắt nguồn từ cách vận dụng sai chính sách của phường Phú Lãm. Do vậy, muốn thuyết phục người dân, chính những cán bộ này phải nghiêm túc nhận khuyết điểm. Bên cạnh đó, Hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị giao ĐDV phường Phú Lãm ban hành quyết định, khẳng định những văn bản hoán đổi đất quỹ II trước đó không còn giá trị pháp lý, đồng thời tập hợp tài liệu chứng minh vị trí đất quỹ II các hộ đã bị thu hồi...
(Theo HNM)

Tranh chấp ở chung cư: Cách nào giải quyết dứt điểm?

Nguyên nhân chính của các vụ tranh chấp giữa người dân ở chung cư với chủ đầu tư công trình là sự không phân định rõ ràng quyền sở hữu chung và sở hữu riêng giữa hai bên.

Do đó, cần có quy định pháp lý chặt chẽ hơn từ các cơ quan quản lý Nhà nước về quyền sở hữu trong chung cư, thậm chí nghiên cứu đưa ra Luật Chung cư mới có thể giải quyết triệt để vấn đề này.

Một thực tế đang diễn ra hiện nay là chung cư càng cao cấp thì tranh chấp về phí dịch vụ càng gay gắt. Đỉnh điểm gần đây là tranh chấp giữa Công ty Keangnam Vina và những người mua nhà tại dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower (quận Cầu Giấy). Mâu thuẫn này là sự tiếp nối của một loạt những tranh chấp mà các khu chung cư cao cấp như Ciputra, Golden Westlake, Sky City Towers và The Manor đã gặp phải.

Theo ông Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác tòa nhà PMC, để tránh xung đột với cư dân, chủ đầu tư cần thông tin đầy đủ đến từng người mua căn hộ ngay khi ký hợp đồng góp vốn: “Căn nguyên của tranh chấp là sở hữu chung và riêng. Phần diện tích chung là của chủ đầu tư, nên rất khó trong việc phân định khi sử dụng. Nhiều khi, các cư dân trong chung cư rất hạn chế quyền lợi của mình khi đưa ra quyết định đối với khu vực chung”.

Tranh chấp ở chung cư: Cách nào giải quyết dứt điểm? | ảnh 1
Chung cư cao cấp thì tranh chấp về phí dịch vụ càng gay gắt

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, nhận định, mấu chốt của tranh chấp không phải là vấn đề phí cao hay thấp mà là tính minh bạch trên cơ sở cùng thỏa thuận. “Có chủ đầu tư nói với tôi có thể làm ra căn hộ chung cư mà không thu bất kỳ khoản phí dịch vụ nào, nhưng họ sẽ bán nhà giá cao hơn, hoặc sẽ lấy diện tích chung ra làm kinh doanh. Ví dụ như hầm gửi xe, có ý kiến cho rằng phải đấu giá, bán chỗ gửi xe thì sẽ không còn tranh chấp. Phải coi sở hữu chung là tài sản thì mới giải quyết được vấn đề tranh chấp hiện nay” - ông Nguyễn Mạnh Hà đặt vấn đề.

Hàng loạt các tranh chấp giữa người mua và chủ đầu tư chung cư diễn ra trong thời gian gần đây, mà đa số nguyên nhân đều bắt nguồn từ chủ đầu tư, như khởi công dự án chậm tiến độ, căn hộ không đạt chất lượng cam kết, chủ đầu tư không giao giấy tờ chủ quyền nhà. Giải quyết những tranh chấp này, người dân ở chung cư thường chọn các cách như: tự giải quyết với nhau; nhờ chính quyền giải quyết; giải quyết tại tòa… Luật sư Trần Vũ Hải khuyến nghị: “Tôi thấy tốt nhất là giải quyết qua trọng tài. Vì khi tranh chấp xảy ra, ở cấp tòa án, mọi việc diễn ra khá chậm. Tuy vậy, ở Việt Nam, việc này chưa được coi trọng”.

Cũng theo ý kiến góp ý của nhiều chuyên gia luật đã tham gia giải quyết các vụ tranh chấp liên quan tới chung cư, để giải quyết căn bản thì cần sớm ban hành Luật chung cư với những quy định: Điều kiện khởi công; góp vốn mua bán thông qua ngân hàng; quy định về chất lượng, điều kiện hạ tầng và quyền sở hữu; quy định tiêu hủy, phá dỡ phải được đồng thuận của đa số khách hàng...

Rõ ràng, những tranh chấp liên tục xảy ra trong thời gian gần đây và chưa có hướng giải quyết là một trong những nguyên nhân làm giảm sự hấp dẫn của chung cư và gián tiếp cản trở sự phát triển của loại hình này. Tình trạng bế tắc này cần sớm được giải quyết khi nước ta đã đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 với dân số đô thị chiếm 50%. Và theo đó, nhu cầu về căn hộ chung cư trong tương lai sẽ tăng gấp 10 lần hiện nay./.

(Theo VOV)

Đề án quản lý KĐT, chung cư: Kích cầu hay phá kiến trúc?


"Các chủ đầu tư phải có từ 15 - 20% lượng căn hộ chung cư có diện tích từ 25 - 40 m2" là một nội dung trong đề án quản lý việc đầu tư xây dựng các khu đô thị, chung cư của Cục Quản lý nhà, Bộ Xây dựng đang gây nhiều tranh cãi.
Có ý kiến ủng hộ nhưng có người lại cho rằng quy định này sẽ tăng áp lực cho giao thông và hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc, an ninh trật tự xã hội, các ràng buộc pháp lý...
 
Đề án quản lý KĐT, chung cư: Kích cầu hay phá kiến trúc? | ảnh 1
Sẽ như thế nào khi khu chung cư đẳng cấp như thế này lại xen giữa những căn hộ siêu nhỏ.

Đề án chưa phải là thực tế?

Theo ý kiến Bộ Xây dựng, Đề án yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng chung cư phải có từ 15-20% lượng căn hộ chung cư có diện tích từ 25 - 40 m2 là nhằm mục đích kích cầu thị trường. Do phần lớn căn hộ chung cư hiện nay đều có diện tích khá lớn, vượt quá khả năng chi trả của phần lớn người có nhu cầu mua nhà để ở.

Ông Nguyễn Trọng Ninh, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng: Trong thời gian qua, trên cơ sở phản ánh của các chuyên gia và dư luận, hầu hết các chủ đầu tư bất động sản chưa chú trọng vào phát triển nhà ở có diện tích nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán của người dân. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tính thanh khoản thị trường này sụt giảm mạnh trong thời gian qua. Trong khi nguồn cung diện tích lớn nhiều, vượt quá khả năng chi trả của khách hàng.

Đây là lý do để Bộ Xây dựng giao cho Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản nhiệm vụ: Chủ trì xây dựng đề án quản lý việc đầu tư xây dựng các khu đô thị, chung cư. Trong đó, nội dung quan trọng là bắt buộc các chủ đầu tư phải có từ 15 - 20% lượng căn hộ chung cư có diện tích từ 25 - 40 m2. Việc xây căn hộ diện tích nhỏ không đồng nghĩa với chất lượng thấp kém, do đó không nên lo ngại biến các dạng căn hộ này thành các “khu nhà ổ chuột”. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, dự kiến muộn nhất là vào tháng 12/2012, Đề án sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt.

Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm hiểu ý kiến của một vị lãnh đạo khác thuộc Bộ Xây dựng thì vị lãnh đạo này cho rằng: Đây là đề án và Bộ sẽ lấy ý kiến tham khảo, đóng góp trước khi trình lên Thủ tướng. Vì vậy, không hoàn toàn những nội dung trong đề án sẽ trở thành thực tế.

Dễ bán nhưng quá tải, phá hỏng kiến trúc

Dễ làm, dễ bán
Một số chuyên gia lĩnh vực bất động sản ủng hộ Đề án này thì cho rằng nhu cầu của người dân đối với căn hộ 30m2, giá bán trên dưới 500 triệu đồng rất lớn, trong khi thị trường không có nhiều sản phẩm để người dân chọn lựa. Vì vậy, quy định của Đề án rất phù hợp với phần lớn nhu cầu mua nhà ở hiện nay. Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành thì phân tích rằng: Nhu cầu về nhà ở có diện tích nhỏ hiện nay thực sự rất lớn, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng trẻ với mức thu nhập trung bình. Vì vậy, các chủ đầu cũng nên quan tâm, xây dựng những loại hình chung cư này dễ làm, dễ bán. Theo đó, quy định của Đề án vào thực tế sẽ được ủng hộ.
Các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực bất động sản khi được hỏi về đề án này phần lớn đều cho rằng: Yêu cầu bắt buộc tối thiểu của đề án là từ 15-20% sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy đối với sự phát triển của thành phố như: khuyến khích phát triển dân nhập cư, tăng quy mô dân số, tăng áp lực cho giao thông và hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc, an ninh trật tự xã hội, các ràng buộc pháp lý...

TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: “Nếu cho phép xây dựng những căn hộ nhỏ thì sẽ giải quyết được bài toán nhu cầu về nhà ở nhưng bài toán quy hoạch, cảnh quan đô thị sẽ bị phá vỡ. Nhìn lại lịch sử, từ những năm 60 thế kỷ trước, quy định của chung cư cũ là đáp ứng tỷ lệ 6m2/người. Theo đó, căn hộ 24m2 cho gia đình 4 người nhưng khi thành viên trong gia đình tăng lên thì sẽ không đáp ứng được. Nhiều chung cư cũ hiện nay đã thành các khu “ổ chuột” do tình trạng quá tải. Bây giờ cho phép xây căn hộ nhỏ 25m2 liệu có hợp lý?”

Tổng giám đốc một tập đoàn bất động sản đang xây dựng một khu chung cư siêu cao cấp tại Hà Nội cũng chia sẻ: Cần phải tính tới hệ lụy quá tải về hạ tầng như chỗ đậu xe, dân cư tập trung quá đông sẽ ảnh hưởng tới tiện ích công cộng... Người dân có nhà và sự ấm lên của thị trường BĐS là hai chuyện hoàn toàn khác. Đã là thị trường thì nên để cho nó vận động theo đúng quy luật thị trường, cơ quan quản lý không nên can thiệp quá sâu. Trên thế giới, nhiều nước cũng xây dựng các phòng siêu nhỏ dưới 30m2 nhưng các căn hộ này chỉ để cho thuê nhằm quản lý sử dụng theo đúng quy định, đơn thuần là nơi để ngủ nghỉ, tương tự các khách sạn, ký túc xá nhưng không cho nấu nướng, ăn uống. Tuy nhiên, đó đều ở những nước phát triển, có hạ tầng hoàn hảo, công tác quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng tại các khu dân cư rất chặt chẽ.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng, đây là cách làm manh mún, không đáp ứng được mục tiêu phát triển đô thị. Các dự án chung cư đã được phê duyệt đều nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển bền vững về diện tích, mật độ dân cư. Nếu cho phép xây căn hộ nhỏ, các doanh nghiệp sẽ “lao” vào làm, từ đó sẽ phá vỡ quy hoạch đô thị.

Các chuyên gia cũng đặt câu hỏi: Nhu cầu căn hộ siêu nhỏ là có thật, song đứng từ góc độ quy hoạch, kiến trúc và quản lý xã hội thì nhất định phải xem lại; Không hiểu Bộ Xây dựng xuất phát từ căn cứ nào để quy định bắt buộc tỷ lệ từ 15-20% lượng căn hộ diện tích nhỏ trong các khu đô thị, chung cư? Có địa điểm dù có xây nhà nhỏ vẫn ế vì người dân ở khu vực đó không có nhu cầu căn hộ nhỏ. Không phải vô cớ mà Luật Nhà ở quy định tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thương mại (dạng chung cư) phải có diện tích sàn xây dựng mỗi căn không thấp hơn 45m2 dành cho 4 người, bình quân mỗi người hơn 11m 2.
(Theo Giadinh.net)

Thị trường BĐS sẽ có những thương vụ M&A "khủng"

Trong bối cảnh tình hình lãi suất tín dụng duy trì ở mức cao, doanh nghiệp đang phải chịu áp lực lớn về chi phí vốn, nên xu hướng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đang được nhiều doanh nghiệp hướng tới.
Thị trường BĐS sẽ có những thương vụ M&A "khủng" | ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn bất động sản Soho Việt Nam cho biết, trong tay ông đang có bản danh sách gần 10 nhà đầu tư đặt hàng mua dự án với mức tiền mặt có thể giải ngân ngay 30 - 500 tỷ đồng. Một vài thương vụ trong số này sẽ tiến hành chuyển nhượng trong quý II/2012.

Những người tìm mua dự án ở thời điểm này có 3 dạng. Thứ nhất, nhà đầu tư dài hạn trước đây kinh doanh ở những ngành nghề khác, nay muốn bước chân vào thị trường bất động sản khi mức giá chuyển nhượng dự án trở nên hấp dẫn. Thứ hai, doanh nghiệp trước đây đi thuê trụ sở, kho bãi, nay muốn sở hữu một địa điểm “chính chủ”. Thứ ba, nhà đầu tư bất động sản đã kịp “thoát hàng” vào những năm 2009 - 2010, nay quay trở lại “bắt đáy” thị trường.

Theo ông Cần, thời gian qua, thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) chuyển nhượng dự án diễn ra âm thầm, nhưng khá sôi động. Tại Hà Nội, hiện có 80 dự án đang chào bán, nhưng chỉ có 15% dự án thực sự có khả năng chuyển nhượng. Địa bàn có nhiều dự án chuyển nhượng là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Từ Liêm. “Một vài thương vụ lớn với mức giá chuyển nhượng hàng chục triệu USD đã được khách hàng đặt cọc”, ông Cần cho biết.

Chia sẻ quan điểm, ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, M&A dự án bất động sản tiếp tục nóng lên trong quý I và đầu quý II/2012. Đặc thù của các dự án bất động sản là vốn đầu tư chủ yếu phải vay ngân hàng (70 - 80%). Trong bối cảnh tình hình lãi suất tín dụng duy trì ở mức cao, doanh nghiệp đang phải chịu áp lực lớn về chi phí vốn, nên xu hướng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đang được nhiều doanh nghiệp hướng tới. Đặc biệt, những doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh bất động sản 3 - 5 năm trở lại đây (thời điểm thị trường đang nóng), nên khi thị trường đóng băng, thời gian thu hồi vốn chậm, khiến doanh nghiệp không chịu được áp lực chi phí vốn vay. Ngoài ra, các dự án đang trong giai đoạn triển khai, nhưng doanh nghiệp thiếu vốn, hoặc đã hoàn thiện, nhưng không bán được hàng, chủ đầu tư chọn phương án bán “lúa non” một phần hay toàn bộ dự án để thu tiền về.

Kinh nghiệm để có một thương vụ “M&A” thành công trong lĩnh vực bất động sản, theo ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, trước hết, bên bán phải vượt qua tâm lý “bán là thất bại”. Một tỷ lệ lớn các chủ dự án ở Việt Nam vẫn còn rất nặng tâm lý này, nên chưa thực sự thoải mái khi tiếp xúc với nhà đầu tư, quỹ đầu tư hay các đơn vị môi giới, cũng như yêu cầu hạn chế các nghiệp vụ quảng bá cần thiết để giới thiệu dự án đến các đối tượng tiềm năng.            

Thứ hai, bên bán cần chuẩn bị một hồ sơ pháp lý dự án rõ ràng và minh bạch. Hầu hết người mua, đặc biệt là các đối tác nước ngoài đều có tiêu chuẩn khắc khe về khía cạnh này, nên phía bán cần chuẩn bị dự án có pháp lý rõ ràng, như đã đền bù giải tỏa, đã đóng tiền sử dụng đất…, cũng như sẵn sàng cho các hình thức hợp tác: liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh. Điều này đặc biệt đúng với những đối tác đến từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Singapore hay Mỹ.        

Thứ ba, cần xác định được mức giá chào bán hợp lý. Sai lầm phổ biến từ phía người bán là chào mức giá mình mong muốn (hoặc đã từng mong muốn). Mức giá này thường cao hơn nhiều so với mức thị trường chấp nhận, sau đó nếu có đơn vị hỏi mua sẽ thương lượng. Trong trường hợp này, nếu người mua nhận thấy sự bất hợp lý (hay sau khi làm các tính toán cần thiết) sẽ không mất thời gian tiếp cận dự án và cơ hội sẽ bị bỏ qua. Lời khuyên cho chủ đầu tư có dự án cần bán vào lúc này là hãy đặt vị trí mình là người mua, sau đó mới đưa ra mức giá chào bán; hoặc nhờ một dự tư vấn độc lập định giá.     

“Một khi giá dự án bất động sản giảm gần về với chi phí bỏ ra làm dự án từ đầu cộng với chi phí cơ hội theo thời gian, thì luôn có những nhà đầu tư cân nhắc mua vào. Họ sẽ cân nhắc sản phẩm của dự án có đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong ngắn hạn (2 - 3 năm) hoặc dài hạn (5 - 7 năm) hay không. Đây chính là cơ hội cho những nhà đầu tư trước đây chưa có cơ hội gia nhập thị trường, thì nay có thể bước chân vào lĩnh vực này với chi phí cơ hội rẻ hơn; đồng thời cũng là lúc mà các nhà đầu tư đã đổ tiền vào dự án có thể kết thúc những dự án dang dở để bắt đầu một chu kỳ đầu tư mới”, ông Cần cho biết.
(Theo VIR)

Hà Nội: Cuối năm 2012 hoàn thành dự án nhà ở công nhân Kim Chung


Báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội gửi Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường BĐS cho biết, hết năm 2012 sẽ hoàn thành dự án nhà ở cho công nhân tại Kim Chung (Đông Anh) quy mô 20ha, với 24 đơn nguyên, phục vụ 10.000 người.
Hà Nội: Cuối năm 2012 hoàn thành dự án nhà ở công nhân Kim Chung | ảnh 1
Dự án hiện đã đưa vào sử dụng 2 đơn nguyên, được điều chỉnh thành 3 khối nhà 15 tầng. Ngoài dự án Kim Chung, dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Phú Nghĩa (Chương Mỹ), quy mô 3,9ha, 1.144 căn hộ, đáp ứng chỗ ở cho 8.000 người, đã xây dựng xong tòa nhà B, đáp ứng chỗ ở cho 1.000 người.

Dự án nhà ở công nhân Công ty YoungFast tại Khu công nghiệp Thạch Thất, quy mô hơn 4.400m2, đáp ứng chỗ ở cho 2.000 người; dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Quang Minh 1 (xã Kim Hoa, Mê Linh), quy mô 41ha, đáp ứng cho khoảng 20.000 người.

Dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Quang Minh 2 (xã Thanh Lâm, Mê Linh), quy mô 27,8ha, đáp ứng chỗ ở 15.000 người.
(Theo HNM)

Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình: Tách cầu Hòa Bình 4 thành dự án độc lập


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý về nguyên tắc việc tách hạng mục cầu Hòa Bình 4 thuộc dự án BT đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình thành dự án độc lập.
Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình: Tách cầu Hòa Bình 4 thành dự án độc lập | ảnh 1
Dự án đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Hòa Bình thực hiện điều chỉnh Hợp đồng dự án theo đúng quy định; đồng thời phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ ngành liên quan nghiên cứu đầu tư cầu Hòa Bình 4 theo hình thức phù hợp, khả thi.
 
Được biết, dự án đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình đi qua địa phận huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình với chiều dài 16,65km và qua các huyện Quốc Oai, Thạch Thất thuộc Hà Nội với chiều dài khoảng 13,2km.
 
Tuyến có 7 nút giao: 2 nút giao liên thông, 2 nút giao trực thông và 3 nút giao bằng. Công trình cầu có 12 cầu gồm 2 cầu lớn (trong đó có cầu Hòa Bình vượt sông Đà), 7 cầu trung và 3 cầu nhỏ. Tổng chiều dài đường gom 27,32m, diện tích đất sử dụng 215ha, tổng mức đầu tư 6.745 tỷ đồng, tiến độ thi công phần đường 30 tháng, cầu lớn 42 tháng.
 
Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ là huyết mạch quan trọng nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc, giảm tải cho Quốc lộ 6, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình.
(Theo DĐDN)

Phôi sổ đỏ bị mất: Chỉ có dân "lãnh đủ"


Sau khi Cục Cục Đăng ký và Thống kê đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên Môi trường) có công văn yêu cầu tổng rà soát cách đây nhiều tháng, đến nay vẫn chưa có kết quả thống kê từ các địa phương về số phôi sổ đỏ bị mất.
Chiều qua, ông Trần Hùng Phi, Cục trưởng Cục Đăng ký và Thống kê đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên Môi trường) cho biết như vậy.

Trong khi đó, nhiều phòng công chứng cho biết rất khó phát hiện được sổ đỏ giả, nhất là sổ đỏ giả nhưng phôi thật.

Phôi sổ đỏ bị mất: Chỉ có dân "lãnh đủ" | ảnh 1
Tại bộ phận một cửa của UBND huyện Từ Liêm (Hà Nội) sáng 3-5. Ảnh: NQ.

Đừng kỳ vọng vào công chứng

Theo quy định của pháp luật, công chứng viên chỉ phải chịu trách nhiệm về tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch.

Theo ông Phạm Thanh Cao, Trưởng phỏng Quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp (Sở Tư pháp Hà Nội) thực chất, việc bảo đảm tính “hợp pháp” về giấy tờ hồ sơ nhà đất thuộc về người có yêu cầu công chứng, trên cơ sở đó công chứng viên mới chịu trách nhiệm về tính “xác thực” của hợp đồng giao dịch.

Như vậy, không giống như sự kỳ vọng của nhiều người dân khi đến phòng công chứng, thẩm định sổ đỏ giả hay thật xét cho cùng trách nhiệm không thuộc về công chứng viên.

Các bên mua và bán chịu trách nhiệm về sự hơp pháp của giấy tờ, tài liệu, còn công chứng viên chỉ làm mỗi một việc giống như người làm chứng là xác thực việc giao dịch mua bán giữa các bên là có thật.

Thực tế, đến nay nhiều công chứng viên thừa nhận họ không thể phát hiện được sổ đỏ giả khi công chứng cho người dân, nhất là khi kẻ xấu dùng sổ giả nhưng phôi thật để lừa đảo.

Để phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp kiểu như vậy, hơn 50/63 tổ chức hành nghề công chứng tại Hà Nội đã mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Vậy nhưng đến nay, chưa có bất kỳ trường hợp nào được bồi thường từ cơ quan bảo hiểm. Hậu quả trước mắt thường là những người dân mua nhầm nhà đất có sổ đỏ giả phải gánh chịu.

Theo ông P.Q H, Trưởng Văn phòng Công chứng V (Hà Nội), phía bảo hiểm còn quy định rất chặt chẽ điều kiện bồi thường. Họ chỉ chịu chi trả khi xác định được lỗi của công chứng viên là “ vô ý”.

Tìm kiếm thông tin - quá khó

Không chỉ thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bị thất lạc gần 500 phôi sổ đỏ, có ít nhất hai quận huyện nữa của Hà Nội cũng bị mất phôi sổ đỏ với số lượng ước tính hàng chục chiếc.

Đáng nói là cho đến nay, một huyện vẫn ém nhẹm thông tin về mất sổ đỏ.
Để khắc phục tình trạng bị lừa đảo khi mua phải nhà đất có sổ đỏ giả, lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường khuyến cáo người dân liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên Môi trường hoặc Sở Tài nguyên Môi trường địa phương để kiểm chứng về hồ sơ thửa đất giao dịch. Tuy nhiên, thực hiện được điều này cũng không hề đơn giản.

Tại Hà Nội, toàn bộ các thủ tục hành chính đều thông qua bộ phận một cửa. Người dân muốn cung cấp dữ liệu về hồ sơ mảnh đất cụ thể, đương nhiên phải qua bộ phận này.

Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, hầu hết các bộ phận một cửa của Hà Nội không chấp nhận yêu cầu cung cấp dữ liệu hồ sơ một thửa đất cụ thể khi người yêu cầu không phải là chính chủ thửa đất.

Chuyên viên bộ phận một cửa huyện Từ Liêm (Hà Nội) - đơn vị tiếp nhận khối lượng các thủ tục về nhà đất lớn hàng đầu của Hà Nội giải thích: Văn phòng đăng ký nhà đất không thể cung cấp hồ sơ đất đai lung tung được, vì đó còn là thông tin riêng tư về quyền tài sản của người có đất, nhất là khi không thể xác định người có yêu cầu họ sử dụng thông tin đó vào việc gì? Chẳng nhẽ có 1.000 người đến hỏi về một thửa đất thì chúng tôi cũng cung cấp cho chừng ấy người hay sao.

“Thực tế chỉ phía ngân hàng hoặc người đứng tên thửa đất đến hỏi dữ liệu về hồ sơ thửa đất thì chúng tôi mới tiếp nhận để chuyển cho văn phòng đăng ký nhà đất của huyện, sau đó văn phòng này sẽ chuyển ngược trở lại để cung cấp thông tin cho người có yêu cầu”- vị chuyên viên này nói.

Các văn phòng đăng ký đất đai là tổ chức dịch vụ hành chính công, vì vậy, theo một giảng viên Học viện Tư pháp, cũng không thể xác định hành vi không thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin về hồ sơ thửa đất bất kỳ nào đó cho người dân là hoạt động công vụ. Vì không phải là hành vi công vụ nên cũng rất khó cột trách nhiệm của họ được.

Có ý kiến cho rằng, với tình hình như hiện nay, cần quay lại việc cho phép UBND cấp phường được công chứng các giao dịch bất động sản, bởi hơn ai hết, UBND phường là người nắm rõ nhất những thông tin biến động về nhà đất, tránh được tình trạng lừa đảo nhà đất xảy ra hàng loạt như vừa qua.
(Theo TPO)

Hà Nội: Xây dựng website tra cứu cấp giấy chứng nhận nhà đất


Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã giao Sở Tài nguyên - môi trường TP chủ trì, nghiên cứu, đề xuất xây dựng trang thông tin điện tử có nội dung về cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực nhà đất, báo cáo UBND TP trong tháng 6 tới.

Hà Nội: Xây dựng website tra cứu cấp giấy chứng nhận nhà đất | ảnh 1
Có website tra cứu cấp giấy chứng nhận nhà đất, người dân sẽ bớt chầu chực tại các cơ quan công quyền - Ảnh minh họa: T.L

Theo chỉ đạo của TP, việc xây dựng trang thông tin này nhằm giúp các tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp kiểm tra kết quả cấp giấy chứng nhận tại các cơ quan và tra cứu, xác định tính xác thực khi có nhu cầu giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ngoài ra, UBND TP cũng yêu cầu Sở Tài nguyên - môi trường TP, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra và thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn. Sở Tài nguyên-môi trường TP kiểm tra công tác quản lý, sử dụng phôi giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền để phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời đối với các trường hợp vi phạm trong quản lý phôi giấy.

UBND TP giao Sở Tư pháp TP tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện đúng quy định của luật. Trong đó, đặc biệt lưu ý thực hiện thủ tục bảo đảm chặt chẽ theo quy định khi công chứng các hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, ủy quyền thực hiện các giao dịch về nhà đất.
(Theo TTO)

Nghệ An: Ì ạch giải phóng mặt bằng, dân khổ, nhà đầu tư thiệt


Công trình đã được phê duyệt từ 5 năm nay nhưng tới thời điểm này, Công ty BMC vẫn chưa được bàn giao hết mặt bằng để thực hiện dự án. Nguyên nhân là chính quyền các cấp vẫn chưa xác định được nguồn gốc của một số lô đất thuộc diện phải thu hồi.

Nghệ An: Ì ạch giải phóng mặt bằng, dân khổ, nhà đầu tư thiệt | ảnh 1
Ông Đặng Văn Thìn và tập đơn khiếu nạn về bồi thường ki ốt của mình

Dân kêu

Dự án Trung tâm thương mại - văn phòng cho thuê BMC - Vinh Plaza tại ngã tư chợ Ga (phường Quán Bàu, Tp Vinh, Nghệ An) được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt về chủ trương cho Công ty TNHH môt thành viên vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại BMC (gọi tắt là Công ty BMC) đầu tư từ tháng 1/2007 với hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Đến ngày 20/8/2008, UBND tỉnh Nghệ An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án này.

Theo đó, ngay tại ngã tư chợ Ga (giữa đường Phan Bội Châu và đường Mai Hắc Đế) sẽ hình thành một trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê cao 30 tầng có tổng diện tích lên tới 11.300m2, tổng vốn đầu tư 650 tỷ đồng. 57 hộ có ki ốt kinh doanh cùng với Nhà hàng Minh Hồng - bám mặt đường Phan Bội Châu, một ki ốt của Công ty Việt Trung và phần đất rộng lớn của HTX Bình Vinh và HTX Xuân Thành đã phải nhường đất để thực hiện dự án. Thế nhưng tới thời điểm này, 5 hộ kinh doanh và Nhà hàng Minh Hồng, ki ốt của Công ty Việt Trung vẫn chưa chịu bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư bởi họ cho rằng chính sách đền bù là chưa thỏa đáng.

Trong đơn gửi các cơ quan chức năng, các hộ gia đình ông Đặng Văn Thìn, bà Phạm Thị Lan, ông Nguyễn Hữu Hưởng, bà Nguyễn Kim Hòa và bà Nguyễn Thị Thọ (trú tại phường Quán Bàu, Tp Vinh) cho rằng việc họ không được đền bù đất ở mà chỉ được hỗ trợ tài sản trên đất là không hợp lý. Ông Đặng Văn Thìn cho biết: “Gia đình tôi có một ki-ốt tại địa chỉ số 99 đường Phan Bội Châu được mua lại từ ông Nguyễn Hữu Yên vào năm 1995. Trước, đó ông Yên đã được Trạm y tế phường Quán Bàu chuyển nhượng lại vào ngày 21/7/1991, việc chuyển nhượng được xác nhận bằng giấy viết tay. Từ đó đến nay gia đình tôi sống và kinh doanh ổn định trên phần đất này, hàng năm đều nộp phí sử dụng đất và không có tranh chấp với ai nhưng không hiểu sao, trong phương án đền bù GPMB thì phần đất thuộc ki ốt của gia đình tôi không được đền bù về đất, mà chỉ được đền bù phần tài sản trên đất”.

Nghệ An: Ì ạch giải phóng mặt bằng, dân khổ, nhà đầu tư thiệt | ảnh 2
Cho rằng chính sách bồi thường chưa thỏa đáng, 5 hộ dân này vẫn đang cố bám trụ trên phần đất đã được phê duyệt để thực hiện dự án trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê BMC - Vinh Plaza

Còn Nguyễn Hữu Hưởng thì cho rằng, vào tháng 1/1987, gia đình ông ra làm nhà ở, thời điểm đó đây chỉ là một vùng sình lầy. “Gia đình tôi hai đời đều đã sinh sống ổn định ở đây từ năm 1987, từ đó tới nay cũng không ai nói chúng tôi vi phạm chi về đất đai cả. Bây giờ, họ thu hồi đất của tôi nhưng lại không đền bù phần đất ở, cũng không được tái định cư, như rứa khác chi đẩy chúng tôi ra đường”.

Các hộ gia đình này đều chung quan điểm: đất sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp, hàng năm nộp phí sử dụng đất đầy đủ và không vi phạm quy hoạch, dù không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng phải được đền bù phần đất bị thu hồi đồng thời phải được tái định cư.

Chủ đầu tư sốt ruột

Trao đổi với chúng tôi về sự chậm trễ trong việc triển khai thực hiện dự án Trung tâm thương mại - văn phòng cho thuê BMC - Vinh Plaza, ông Nguyễn Minh Công - Trợ lý Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty BMC không giấu nổi bức xúc: “Chúng tôi mỏi mệt lắm rồi. BMC đầu tư vào đây theo lời mời của UBND tỉnh Nghệ An, thời điểm đó, họ khăng khăng rằng phần đất thực hiện dự án là đất do Nhà nước quản lý nên sẽ không có vướng mắc gì trong giải phóng mặt bằng và sẽ bàn giao mặt bằng đúng thời hạn.

Toàn bộ chi phí để đền bù đất chúng tôi đều “ứng trước” cho tỉnh để sau này trừ vào tiền sử dụng đất hàng năm. Theo kế hoạch, việc thực hiện dự án này sẽ gói gọn trong vòng 40 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thế nhưng tới thời điểm này, đã quá thời hạn hoàn thành cả năm rồi nhưng chúng tôi vẫn chưa được khởi công dự án”.

Nghệ An: Ì ạch giải phóng mặt bằng, dân khổ, nhà đầu tư thiệt | ảnh 3
Mặc dù đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008 nhưng tới thời điểm này, dự án BMC vẫn chưa được triển khai

Được biết, để chuẩn bị cho dự án này, Công ty BMC đã phải chi trả gần 50 tỷ đồng, trong đó có hơn 9 tỷ đồng đền bù, giải phóng mặt bằng, còn lại là thuê tư vấn thiết kế, đánh giá tác động môi trường, nuôi bộ máy quản lý dự án từ năm 2007 tới nay…

“Dự án chậm được triển khai, chúng tôi thiệt đơn thiệt kép. Không dưới 3 lần chúng tôi có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An và UBND thành phố Vinh đề nghị cho biết lộ trình giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho chúng tôi triển khai dự án nhưng không hiểu sao không nhận được bất cứ một phản hồi nào từ phía thành phố. Chúng tôi không biết phải đợi đến bao giờ nữa. Chậm gần 5 năm, vốn thực hiện dự án của chúng tôi đã đội lên gấp đôi, gần 1.300 tỷ, đó là chưa kể ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của BMC, thiệt hại này ai chịu?”, ông Nguyễn Minh Công bức xúc.

Đơn vị liên quan đủng đỉnh

Trong khi cả người dân lẫn chủ đầu tư như đang ngồi trên đống lửa thì có vẻ như những người có trách nhiệm trong sự chậm trễ này lại đang hết sức từ từ. Sau nhiều lần có đơn thư kiến nghị của người dân và chủ đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An, UBND Tp Vinh đã liên tục có nhiều công văn gửi Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Vinh yêu cầu xử lý đơn thư công dân nhưng cái mà người dân nhân được vẫn là sự im lặng khó hiểu (?).

Gần đây nhất, ngày 29/2/2012, Phó chủ tịch UBND thành phố Vinh tiếp tục có Công văn số 488/UBND-TTr phê bình Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất về việc chậm thực hiện nhiệm vụ được giao và yêu cầu Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất khẩn trương, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao tại các công văn đã được gửi về xử lý đơn thư công dân và báo cáo trước ngày 15/3/2012. Thời điểm này đã quá hạn mức hơn 1 tháng nhưng mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ.

Ông Nguyễn Thái Bình - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP Vinh, cho biết: “Việc chậm trễ là do UBND phường Quán Bàu chậm xác minh và báo cáo nguồn gốc sử dụng đất của 5 hộ dân đang khiếu kiện. Đất đó do ai cho ra, sử dụng từ khi nào, có tranh chấp không và có vi phạm quy hoạch không thì phường Quán Bàu phải xác định. Đây là trách nhiệm của phường Quán Bàu. Dự án này rất phức tạp, mặt bằng giải phóng đến đâu bàn giao tới đó. Hiện tại có phải chỉ vướng mắc 5 hộ dân này đâu, còn cả nhà hàng Minh Hồng nữa. Quyết tâm lắm thì mới có thể giải phóng mặt bằng trong năm nay”.

Mặc dù ông Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất “đổ lỗi” cho UBND phường Quán Bàu nhưng theo Phó Chủ tịch UBND phường Quán Bàu Hồ Sỹ Dũng thì ngày 28/3/2012, Trung tâm phát triển quỹ đất mới tổ chức họp dân và UBND phường Lê Lợi, phường Quán Bàu đồng thời giao trách nhiệm cho UBND phường Quán Bàu xác minh nguồn gốc đất của 5 hộ dân nói trên. Như vậy vẫn là quá chậm so với công văn chỉ đạo gần nhất của UBND thành phố Vinh.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Sỹ Dũng - Phó CT UBND phường Quán Bàu cho biết, phần đất của 5 hộ dân đang ở trước đây thuộc sự quản lý của phường Lê Lợi. Đơn vị này đã giao cho địa chính sang làm việc với phường Lê Lợi để xác minh nguồn gốc các lô đất nói trên nhưng do giấy tờ, chứng từ nộp phí sử dụng đất đều đã bị thất lạc nên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết quả.

“Xác minh được nguồn gốc đất là vấn đề nhạy cảm và rất khó. Nếu không có giấy tờ chứng minh thì sẽ phải xác minh bằng nhân chứng. Thời hạn chậm nhất phải báo cáo cho thành phố chỉ còn 15 ngày nữa nhưng hiện nay chúng tôi chưa thể xác minh được”.
 
Mặt khác ông Phó Chủ tịch phường cũng cho biết, theo bản đồ lập năm 1993 thì phần đất của các hộ dân đang khiếu kiện chỉ được thể hiện là một dãy ki ốt, không có quy hoạch nào khác. Bên cạnh đó, theo ông Dũng, hiện tại phương án giải phóng mặt bằng đối với phần đất của nhà hàng Minh Hồng cũng chưa được lập.

Cứ theo như Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP Vinh và Phó Chủ tịch UBND phường Quán Bàu thì không biết đến bao giờ mới có thể giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Sự chậm trễ này trách nhiệm thuộc về ai?
(Theo Dân trí)

Dự án ParkCity: Mở bán được 2 năm, vẫn chỉ có cỏ dại và sắt gỉ


Đã gần 2 năm sau ngày mở bán, dự án ParkCity trên đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) vẫn chưa triển khai được gì.
Từng nổi lên như một hiện tượng của thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội, thế nhưng, đã gần 2 năm sau ngày mở bán, dự án ParkCity trên đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) của chủ đầu tư là CTCP Phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam (VIDC) - công ty liên doanh giữa Perdana ParkCity (S) Pte (Singapore) và CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Vinaconex - Hoàng Thành vẫn chưa triển khai được gì. Đặc biệt, trong vài tháng trở lại đây, dự án gần như không tiến triển.

Dự án ParkCity: Mở bán được 2 năm, vẫn chỉ có cỏ dại và sắt gỉ | ảnh 1
Dự án ParkCity triển khai xong móng rồi… nghỉ!

Ông Nguyễn Văn Thưởng, chủ một cửa hiệu tạp hóa nằm đối diện với dự án ParkCity cho biết: “Khoảng 5 - 6 tháng trở lại đây, công trường Dự án ParkCity nằm ‘đắp chiếu’, không hoạt động. Tình trạng hiện nay đối lập hẳn với khoảng thời gian từ tháng 9/2011 đổ về trước, khi xe chở sắt thép, cát sỏi… rầm rập ra vào, khiến tuyến  đường Lê Trọng Tấn, đoạn từ Quang Trung đến Lê Văn Lương kéo dài lúc nào cũng ngập trong khói bụi”.

Ngày 3/5, phóng viên Đầu tư Chứng khoán có mặt tại hiện trường dự án ParkCity và không thấy bất cứ hoạt động gì liên quan đến việc triển khai thi công Dự án. Toàn bộ Dự án rộng 77 héc-ta phần lớn vẫn để hoang cho cỏ mọc. Tại khu nhà thấp tầng tiểu khu 1, gói thầu đầu tiên đã được đơn vị thi công làm xong phần móng từ tháng 10/2011. Theo kế hoạch, dự án tiểu khu này sẽ hoàn thành và bàn giao nhà vào quý I/2013, nhưng đến nay, tiến độ toàn bộ gói thầu vẫn giậm chân tại… phần móng. Vì vậy, công trường cỏ mọc um tùm, các trụ cột bê tông trơ lõi thép han gỉ.

Được biết, trước đó, tại đợt mở bán đầu tiên vào ngày 3/8/2010, Dự án ParkCity đã thu hút rất đông nhà đầu tư đăng ký mua nhà. Mặc dù mức giá gốc chủ dự án đưa ra rất cao, khoảng 75 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT), cao hơn rất nhiều mức giá tại nhiều dự án lân cận, nhưng do có quá nhiều người muốn mua hàng, khiến chênh lệch giá mỗi suất đất tại dự án này bị đẩy nhanh đến chóng mặt, lên đến 1,2 - 1,5 tỷ đồng mỗi suất. Sau đó, mức chênh lệch còn được đẩy lên đến 3 - 5 tỷ đồng/lô, tùy vào diện tích mỗi căn nhà.

Theo nhiều chuyên gia BĐS, sở dĩ ParkCity thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm trong đợt mở bán đầu tiên, bất chấp giá khởi điểm rất cao, vì dự án này mang mác ngoại. Khi đó, nhiều người vẫn tin tưởng rằng, một dự án BĐS có sự tham gia của phía nước ngoài thì khả năng thành công và mang lại lợi nhuận sẽ rất lớn. Dẫn chứng cụ thể là những khách hàng mua được đất tại Dự án Bắc An Khánh của liên doanh Vinaconex JSC (Việt Nam) và POSCO E&C (Hàn Quốc), hay Ciputra của liên doanh Tập đoàn Ciputra Group (Indonesia) và Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) - Hà Nội trước đó đều mang lại lợi nhuận lên đến hàng tỷ đồng/lô cho nhà đầu tư.

Thế nhưng, đến thời điểm hiện nay, thị trường đã khác, quan niệm về các dự án BĐS mang mác ngoại cũng khác. Bởi thực tế thời gian qua, có rất nhiều dự án BĐS 100% vốn đầu tư nước ngoài hay dự án liên doanh với DN nước ngoài cũng chây ỳ và chậm tiến độ. Thậm chí, nhiều vụ việc khiếu nại về chậm tiến độ của khách hàng liên quan đến các dự án BĐS có yếu tố nước ngoài cũng đã xảy ra.

Thực tế này còn được nhắc đến trong một văn bản của UBND TP. Hà Nội gửi Bộ Xây dựng mới đây, trong đó, có đề cập đến hàng loạt dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã không triển khai hoặc chậm triển khai so với thời hạn đăng ký. Do dự án chậm triển khai nên trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn, giá căn hộ và giá đất biệt thự, liền kề những dự án có yếu tố nước ngoài cũng giảm mạnh.

Dự án ParkCity cũng chung hoàn cảnh này. Thay vì tranh mua và giá chênh lệch so với giá gốc liên tục tăng, hiện nhiều nhà đầu tư tại dự án này sẵn sàng chuyển nhượng các suất biệt thự, nhà liền kề với giá gốc. Thế nhưng, theo đại diện nhiều sàn giao dịch, do giá bán quá cao, giá trị các suất biệt thự, liền kề đều lên tới 9 - 10 tỷ đồng, nên những vụ mua bán thành công tại dự án này thời gian gần đây là rất hiếm hoi. Các sàn giao dịch này cũng nhận định, việc chủ đầu tư bán với giá quá cao, cộng với việc dự án chậm triển khai sẽ khiến việc tổ chức bán hàng ra thị trường tại những đợt bán hàng tiếp theo sẽ rất khó khăn.
(Theo ĐTCK)

Dự án Ecopark đoạt giải thưởng BĐS châu Á Thái Bình Dương


Ecopark đã đáp ứng những bộ tiêu chí khắt khe của ban giám khảo về một dự án đô thị tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nhưng vẫn hài hòa và duy trì bản sắc dân tộc, vùng miền.
Vừa qua, Ecopark - một trong những khu đô thị lớn nhất miền Bắc đã đoạt được giải thưởng bất động sản châu Á - Thái Bình Dương dành cho dự án phát triển phức hợp tốt nhất Việt Nam.

Trong vòng một tháng, Ecopark đã liên tiếp nhận các giải thưởng của cả Việt Nam và thế giới (khu đô thị này vừa nhận giải thưởng Kiến trúc xanh Việt Nam 2012 của Hội Kiến trúc sư Việt Nam bình chọn và trao tặng).

Được khởi xướng từ năm 1995 tại London, giải thưởng bất động sản châu Á Thái Bình Dương tạo lập được vị trí trong chuỗi các giải thưởng bất động sản quốc tế uy tín thế giới. Trong suốt 18 năm hoạt động, giải thưởng đã quy tụ được những dự án, thiết kế nội thất và kiến trúc xuất sắc từ khắp các nước châu Á Thái Bình Dương. Chúng được thẩm định bởi một hội đồng giám khảo hơn 60 chuyên gia từ mọi lĩnh vực trong ngành bất động sản để thực hiện quá trình chấm điểm, đánh giá nghiêm ngặt, tỉ mỉ và chặt chẽ.

Dự án Ecopark đoạt giải thưởng BĐS châu Á Thái Bình Dương | ảnh 1
Khu căn hộ Rừng Cọ sẽ hoàn thiện và đưa vào sử dụng vào cuối năm.

Ecopark đã đáp ứng những bộ tiêu chí khắt khe của ban giám khảo về một dự án đô thị tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nhưng vẫn hài hòa và duy trì bản sắc dân tộc, vùng miền. Các tiêu chí chính để chấm giải bao gồm dự án có vị trí và giao thông thuận lợi; có kiến trúc, quy hoạch độc đáo và nhân văn; có sự an toàn, an ninh, bền vững và áp dụng các sáng kiến công nghệ, bảo vệ môi trường và đặc biệt là có ưu thế vượt trội trong việc cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho cư dân.

Ông Stuart Shield, Chủ tịch Giải thưởng Bất động sản quốc tế cho biết: “Khu vực châu Á Thái Bình Dương luôn có những đại diện nổi bật trên khắp các loại hình và Ecopark là một điển hình. Điều đó cũng chứng minh đây là đối thủ mạnh nhất nếu tham dự các giải thưởng mang tầm thế giới”.
Tọa lạc tại cửa ngõ Đông Nam thủ đô, Ecopark là khu đô thị chức năng, phát triển theo mô hình sinh thái đầu tiên ở Việt Nam nhằm cung cấp một môi trường sống chất lượng với đầy đủ các tiện ích như trường học, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại, văn phòng... Dự án có thế mạnh về không gian cây xanh, mặt nước, chất lượng dịch vụ đô thị, thương mại và du lịch. Ecopark đang tận dụng tốt các lợi thế về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa để phát triển.
(Theo VnExpress)