15 tháng 5, 2012

Giá nhà chưa phù hợp với thu nhập của người dân


Hiện nay, chỉ 5% dân số Hà Nội đủ tiền mua nhà đất, 95% dân Thủ đô, với GDP bình quân xấp xỉ 2.000 USD, gấp rưỡi GDP bình quân chung cả nước vẫn không mua nổi nhà. Đó là một nội dung đặc biệt được quan tâm trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới vừa công bố.

Giá nhà chưa phù hợp với thu nhập của người dân | ảnh 1
Khu ĐTM Mỹ Đình II, Từ Liêm, Hà Nội. Images: Hải Linh

Nghịch lý thừa - thiếu

Đang có một nghịch lý, trong khi thị trường bất động sản (BĐS) ảm đạm, thanh khoản trầm lắng, các dự án giảm giá trên thị trường từ 20 - 50% như Nam An Khánh, Kim Chung - Di Trạch, Bắc quốc lộ 32, Vân Canh… vẫn đìu hiu. Đa phần người dân vẫn không đủ tiền để sở hữu dù chỉ một căn hộ chính sách. Theo ông Arsh Chaudhry, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á, Công ty BĐS Mỹ Cushman&Wakefield, ở các nước trên thế giới, giá căn hộ chỉ gấp 7 lần thu nhập của người dân, trong khi Việt Nam con số này cao hơn tới 26 lần. Chẳng hạn, ở các nước, với thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm đã có thể mua căn hộ 1,4 tỷ đồng trong vòng 7 năm. Còn ở Việt Nam, thu nhập phải tăng gấp 26 lần, người ta mới có thể mua được nhà.

Anh Phạm Minh Long thuê nhà tại KĐT Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội, đang có nhu cầu mua một căn hộ để ở với số tiền khoảng 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi đi tìm những căn hộ đã hoàn thiện có thể vào ở ngay như FLC Land Mark Tower tại đường Lê Đức Thọ đều có giá quá cao, với mức  25 - 27 triệu đồng/m2. Trong khi đó, các căn hộ đều có diện tích từ 100 - 200 m2, nhẩm tính để mua 1 căn hộ phải bỏ ra từ 3 - 4 tỷ đồng khiến anh Long đành chào thua. Không chỉ anh Long, nhiều người khác đang sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội cũng trong tình trạng tương tự, không đủ tiền để tiếp cận với các căn hộ đang rao bán giảm giá, trong khi đó các dự án tính thanh khoản hầu như rất thấp. Đã xảy ra một nghịch lý thừa căn hộ để bán tại các dự án và thiếu căn hộ để ở cho những người có nhu cầu thực.

Gỡ “hàng rào”

Giảm diện tích căn hộ không phải là điều mới, thời gian trước đây đã có một số doanh nghiệp đề xuất theo hướng này. Ở nước ngoài, các căn hộ diện tích nhỏ từ 20m2 đã phổ biến và không còn là vấn đề cần bàn từ rất lâu nay. Trước bối cảnh thị trường BĐS ảm đạm, ngày 25/4/2011, Công ty địa ốc Đất Lành đã giới thiệu căn hộ mẫu loại 40m2 dành cho 2 người và 20m2 dành cho 1 người. Theo tính toán của doanh nghiệp, với giá 300 triệu đồng/căn, người mua chỉ phải góp 2 - 4 triệu đồng/tháng để mua nhà. Dự án vẫn đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu đi kèm với tiện ích công cộng như cây xanh, công viên, nhà để xe và phòng tập thể dục.

Diện tích nhỏ kéo theo giá thành giảm đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Song tranh cãi bắt đầu nổ ra khi một số chuyên gia cảnh báo loại căn hộ 20 - 40m2 chưa phù hợp với quy định trong Luật Nhà ở và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Luật Nhà ở và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành không thừa nhận căn hộ dưới 45m2. Nhưng thực tế, loại căn hộ chung cư diện tích nhỏ đã tồn tại một cách tự phát từ nhiều năm qua. Đó là hiện tượng hai hay nhiều người cùng góp tiền mua căn hộ chung cư, khi nhận nhà họ tự ý chia đôi hoặc chia đều diện tích để sử dụng. Hiện tượng này luật không cấm và nhu cầu xã hội là rất lớn. Nếu không cho doanh nghiệp xây, căn hộ diện tích nhỏ vẫn tiếp tục xuất hiện.

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng cho rằng, xây căn hộ nhỏ nhằm giảm giá thành và thích hợp với túi tiền của người mua. Giá rẻ thì việc đầu tiên phải là diện tích nhỏ. Như vậy, nhu cầu có nhà ở của người dân là những công chức, viên chức hoặc thu nhập trung bình là rất lớn. Tuy nhiên, Luật Nhà ở và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành đã vô hình chung tạo một hàng rào khiến những đối tượng trên rất khó tiếp cận sản phẩm hợp lý. Chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ thông qua, mong rằng việc quy định lại diện tích nhà ở thương mại, trong một giới hạn cho phép tại các dự án sẽ giúp người dân được sở hữu nhà ở và cũng góp phần xây dựng chiến lược nhà ở quốc gia thành công.

Quy mô căn hộ ở một số nước trên thế giới người ta không quy định mà căn cứ vào nhu cầu của thị trường. Ví dụ như ở Trung Quốc, mỗi dự án có 20% căn hộ 20m2. Điều này phù hợp với người độc thân hoặc những đôi vợ chồng trẻ và như thế sẽ phù hợp với sức mua.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam
(Theo KTĐT)

Vụ "ăn bớt" đất công viên: Chủ đầu tư cam kết trả lại đất lấn chiếm


Sau khi cơ quan chức năng công bố hàng loạt dự án bất động sản trên địa bàn Tp.HCM ăn bớt diện tích mảng xanh để xây dựng hồ bơi, nhà ở, bãi giữ xe… đại diện nhiều chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn trả lại toàn bộ mảng diện tích này cho dự án khi được yêu cầu.
>> Tp.HCM: Dự án BĐS đua nhau biến công viên thành nhà ở

Ông Lê Hùng, tổng giám đốc công ty phát triển nhà Hoàng Anh, đơn vị bị đoàn kiểm tra liên ngành kết luận là tự ý xây dựng hồ bơi diện tích 160m2 trên phần đất được quy hoạch làm mảng xanh, cho biết đã kiến nghị đoàn kiểm tra liên ngành cho dự án được tồn tại hồ bơi này để phục vụ cư dân, còn yêu cầu mảng xanh, chủ đầu tư sẽ tìm một khu đất khác xây dựng công viên cây xanh. Tuy nhiên, nếu các sở ngành nhất quyết yêu cầu chủ đầu tư khắc phục thì công ty sẵn sàng hợp tác.

Vụ "ăn bớt" đất công viên: Chủ đầu tư cam kết trả lại đất lấn chiếm | ảnh 1
Ảnh minh họa

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, chủ đầu tư dự án chung cư Thới An cho biết, sở dĩ công ty xây dựng nhà kho làm nơi chứa vật liệu, cho công nhân ở trên phần đất mảng xanh là để xây dựng mở rộng tiếp dự án ở khu đất kế bên, và việc xây dựng nhà kho này có xin phép. Ông Đực cam kết, sau khi hoàn thành toàn bộ dự án sẽ cho kết nối hạ tầng hoàn chỉnh tạo thành mảng xanh cho cư dân của chung cư.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Như Loan, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, chủ đầu tư dự án căn hộ Quốc Cường (phường Tân Kiểng, quận 7) cũng cam kết công ty sẽ khắc phục lại diện tích mảng xanh đã được sử dụng làm nơi để xe, trạm bơm nước, trạm biến thế… Hiện công ty đang làm tờ trình xin sở Xây dựng các phương án khắc phục.

Đại diện công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thiết kế giao thông 584, chủ đầu tư dự án khu dân cư và căn hộ cao tầng 584 (xã Tân Kiên, Bình Chánh), khẳng định đơn vị của ông sẽ khắc phục hoàn trả lại phần diện tích mảng xanh theo yêu cầu của sở Xây dựng.
(Theo SGTT)

Đề nghị thu hồi 41 trường hợp đất, nhà siêu mỏng


UBND quận Ba Đình vừa kiến nghị UBND Tp.Hà Nội hướng xử lý 83 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn.
Đề nghị thu hồi 41 trường hợp đất, nhà siêu mỏng | ảnh 1
Cụ thể, với 14 trường hợp có thể hợp thửa đất và hợp khối công trình, UBND phường thông báo công khai phương án hợp khối tới từng gia đình để tự tổ chức thực hiện. Đối với 20 trường hợp cho phép cải tạo tồn tại tạm thời và 8 trường hợp xếp vào diện cải tạo, chỉnh trang, UBND các phường tạo điều kiện để các hộ dân làm thủ tục và gửi hồ sơ cho các cơ quan liên quan tiếp nhận.

UBND quận cũng nêu 41 trường hợp đất, nhà siêu mỏng bị xếp vào diện phải thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng, trong đó, chủ yếu nằm tại các phường Ngọc Khánh, Kim Mã, Liễu Giai. Trong số này, có 6 trường hợp nhà mỏng, méo hình thành sau ngày 15-3-2005 nằm trên phố Văn Cao và đường Hoàng Hoa Thám. Do không đủ điều kiện xây dựng, quận Ba Đình đề nghị thu hồi các trường hợp này khi GPMB đường Văn Cao - Hồ Tây.
(Theo ANTĐ)

Tp.HCM: Giá bán căn hộ TĐC tại Thủ Thiêm từ 13,7- 15,6 triệu đồng/m²


Vừa qua, UBND Tp.HCM đã chấp thuận giá bán, giá thuê bảo toàn vốn và giá bán, giá thuê không kinh doanh đối với 1.844 căn hộ tại khu 17,3 ha phường An Phú – An Khánh quận 2, để phục vụ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tp.HCM: Giá bán căn hộ TĐC tại Thủ Thiêm từ 13,7- 15,6 triệu đồng/m² | ảnh 1
Theo đó, giá bán bảo toàn vốn từ tầng 3 đến tầng 18 có giá từ 13,7 triệu đồng/m² đến 15,6 triệu đồng/m²  và giá thuê bảo toàn vốn có giá từ 38.000 đồng/m² /tháng đến 43.000 đồng/m² /tháng. Mức giá này đã bao gồm 10% VAT và 5% phí duy tu, bảo dưỡng.

Về giá bán, giá thuê không kinh doanh, UBND quận 2 sẽ xác định mức giá phù hợp với cơ chế chính sách của Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Mức giá không kinh doanh sẽ cao hơn giá bán, giá thuê bảo toàn vốn nhưng thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán, cho thuê.
(Theo SGGP)

Doanh nghiệp BĐS: Đã "giẫy chết" thì khó cứu


Nhiều người hình dung ra kịch bản "giẫy chết" của nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng với những khoản nợ khổng lồ, tình trạng ồ ạt giảm giá, khuyến mại, thậm chí bán tháo dự án và hiện tượng nợ thuế, lợi nhuận giảm mạnh...

Lợi nhuận sụt giảm

Trong báo cáo tài chính vừa đưa ra hồi đầu tháng 5/2012, Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 (SC5) cho biết lợi nhuận sau thuế quý I/2012 chỉ đạt 1,71 tỷ đồng, giảm 76,31% so với cùng kỳ. Đây  là quý thứ 3 liên tiếp SC5 (vốn 136 tỷ đồng; VCSH: 311 tỷ đồng) có lợi nhuận theo quý thấp như vậy.

Ở quy mô lớn gấp vài chục lần, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) của đại gia, ông bầu Đoàn Nguyên Đức cũng bắt đầu gặp phải tình cảnh tương tự khi có lợi nhuận sau thuế quý I/2012 của công ty mẹ chỉ đạt vỏn vẹn 5,96 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức hơn 300 tỷ đồng quý I/2011.
Doanh nghiệp BĐS: Đã "giẫy chết" thì khó cứu | ảnh 1
So sánh với 12 quý trước đó, có thể thấy lợi nhuận quý I/2012 của HAG thấp đột biến. Nếu so với quý III và quý IV/2010, lợi nhuận quý I năm nay (2012) của doanh nghiệp đa ngành (với trụ cột là bất động sản, cao su, thủy điện, đồ gỗ) này chỉ bằng khoảng 1%. So với các quý khác, lợi nhuận quý I/2012 cũng chỉ bằng khoảng 2-3%.

Đây là một sự sụt giảm khá mạnh và nó đã gây nên khá nhiều lo ngại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Sự việc trở nên ồn ào hơn khi mà gần đây Hoàng Anh Gia Lai công bố sẽ phá giá 50% giá căn hộ tại quận 7 của doanh nghiệp này vào tháng 6 tới và báo chí xoáy sâu vào con số tổng nợ lên tới trên 15.000 tỷ đồng của đại gia này.

Giải trình cho mức chênh lệch lớn giữa lợi nhuận quý I/2012 so với quý I/2011, HAG cho biết: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã tái cấu trúc các công ty con theo ngành nghề kinh doanh nên công ty mẹ không trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Biến động lợi nhuận là do doanh thu tài chính giảm mạnh.

Doanh thu tài chính quý I/2012 của HAG giảm 205,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011 (quý I/2012 là 260,3 tỷ đồng; quý I/2011 là 466,1 tỷ đồng). Trong quý I/2011, công ty mẹ nhận thu nhập cổ tức từ công ty con 359,4 tỷ đồng. Thu nhập cổ tức không phát sinh trong quý I/2012. Thu nhập lãi cho vay các công ty con trong quý I/2012 là 209,2 tỷ đồng, nhưng chi phí tài chính quý I/2012 là 243 tỷ đồng (tăng so với cùng kỳ 2011 là 57 tỷ đồng), mà trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay.

Không chỉ HAG, SC5, trên TTCK đa số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng có lợi nhuận trong quý I/2012 giảm mạnh hoặc thua lỗ.

Nhiều tên tuổi có tiếng như NTL cũng có lợi nhuận sau thuế giảm 69% so với cùng kỳ; UDC giảm 80%; TDH (đạt gần 4 tỷ đồng) giảm 84%; PVX (lợi nhuận hơn 5 tỷ, giảm 91%); ITA (lãi 3,78 tỷ, giảm 80%); HPG (lãi 195 tỷ, bằng 37% cùng kỳ); LCG (lãi 304 triệu, giảm hơn 70%); OGC (lãi 5,22 tỷ, giảm gần 71%); VIS (lãi 9,33 tỷ đồng, giảm gần 83%)...

Thậm chí nhiều doanh nghiệp khác lỗ nặng trong quý I/2012, như DTC (lỗ nhiều hơn cả vốn điều lệ); LHG lỗ 18 tỷ (vốn 260 tỷ); VES lỗ quý thứ 6 liên tiếp; VIT lỗ hơn 19 tỷ đồng (mức lỗ cao nhất trong vòng 3 năm qua)...

Tình trạng lợi nhuận sụt giảm hoặc thua lỗ nặng nề trong quý I/2012 trong bối cảnh Chính phủ đã có tới 2-3 lần ra tay cứu giúp các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản... đang khiến giới đầu tư tỏ ra khá lo lắng về khả năng hồi sinh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Đã quẫy chết thì khó cứu

TTCK gần đây phục hồi khá mạnh mẽ. Bất động sản và vật liệu xây dựng là hai nhóm có cổ phiếu tăng rất mạnh trong 4 tháng đầu năm. Nhiều cổ phiếu thậm chí còn tiếp tục tăng trong tuần thứ hai của tháng 5/2012 khi mà TTCK có dấu hiệu điều chỉnh sau một thời gian tăng dữ dội.

Việc TTCK tăng mạnh là một điều dễ hiểu trong bối cảnh các chỉ số kinh tế vĩ mô đã bớt xấu, hệ thống ngân hàng dần ổn định, lãi suất giảm và quan trọng hơn là dòng tiền không biết vào đâu, từ sản xuất cho tới đầu cơ.
Doanh nghiệp BĐS: Đã "giẫy chết" thì khó cứu | ảnh 2
Mặc dù vậy, có nhiều lo ngại cho rằng đợt phục hồi của chứng khoán thời gian qua đang vượt quá so với sự phục hồi của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản. Kết quả kinh doanh bi đát trong quý I/2012 và đặc biệt quý I/2012 vừa qua đang cho thấy điều này.

Lãi suất ngân hàng đang giảm và có xu hướng sẽ giảm tiếp nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng sẽ được hưởng mức lãi suất thấp. Tín dụng cho lĩnh vực này vẫn không thuộc nhóm ưu tiên và các doanh nghiệp vẫn phải vay với lãi suất cao.

Hơn thế, điều quan trọng là thị trường bất động sản vẫn trầm lắng. Các doanh nghiệp không bán được hàng, tồn kho nhiều. Giá nhà đất, chung cư, căn hộ vẫn ở mức cao vượt khả năng chi trả của đại đa số người dân, trong khi ngân hàng không dám cho vay do vẫn đang vùng vẫy trong vũng bùn nợ xấu.

Để giải quyết vấn đề này, không ít các doanh nghiệp đã tính tới chuyện giảm giá, khuyến mãi. Mức giảm giá thậm chí rất sốc. Nhưng xem ra việc tiêu thụ sản phẩm không hề đơn giản. Không những thế, đôi khi nó còn khiến giới đầu tư đặt vấn đề về khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Gần đây, có doanh nghiệp bất động sản đã ra cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho người mua căn hộ tại dự án của mình tại Quận 7, với ưu đãi chỉ cần thanh toán 60% là có thể nhận nhà, phần còn lại khách hàng thanh toán 12 tháng. Khách hàng cũng có thể vay 70% giá trị căn hộ trong vòng 15 năm. Giá căn hộ cũng ở mức khá thấp là 14-16 triệu đồng/m2.

Trước đó, Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng (VPH) sẽ thanh lý đất dự án quận 2, 9 và bán đất làm văn phòng công ty tại quận 7 để tái cơ cấu vốn.

Được biết, các dự án tại các quận nói trên được VPH mua với giá cao khi thị trường sốt đất, nhưng vẫn phải chấp nhận bán rẻ để cắt lỗ.

Ở trường hợp HAG, tập đoàn này cũng đã nhiều lần khẳng định trong tháng 6 tới sẽ Hoàng Anh Gia Lai giảm giá bán căn hộ bằng 50% giá sản phẩmcùng loại, cùng vị trí trên thị trường, tại quận 7 và Tân Phú.

Theo đó, Dự án gần cầu Kênh Tẻ (quận 7) là dự án cao cấp, sẽ được giảm xuống còn 23 triệu đồng/m2. Dự án ở quận Tân Phú có tổng số 1.800 căn hộ, giá bán được hạ xuống còn 12,5 triệu đồng/m2.

Thị trường bất động sản TP.HCM có dấu hiệu trầm lắng hơn sau thông tin này. Rất nhiều nhà đầu tư ngóng chờ sự kiện này sẽ tác động như thế nào tới thị trường. Và chắc hẳn không ít doanh nghiệp bất động sản đang lo lắng, tính toán về giá cho thời gian tới.

Theo ông Đức, HAG dự kiến giảm giá nhưng đó không phải là phá giá mà do Hoàng Anh Gia Lai có nhiều lợi thế để giảm giá và doanh nghiệp vẫn có lãi. Lợi thế, theo HAG, là do có quỹ đất giá rẻ, kinh doanh đa ngành, phát triển dự án quy trình khép kín, có ưu thế về vật liệu xây dựng.

Trong đại hội cổ đông hồi cuối tháng 4, SC5 lại cho rằng, SC5 sẽ không giảm giá và bán tống bán tháo sản phẩm của mình. Tình hình hiện tại của SC5 vẫn tốt (cho dù lợi nhuận giảm mạnh). Hiện tại khu chung cư Mỹ Đức của SC5 đã xong phần thô nhưng vẫn còn tồn 200 căn hộ. Tuy nhiên, SC5 dự kiến sẽ không giảm giá làm ảnh hưởng tới mặt bằng giá chung của thị trường.

Chưa biết thị trường bất động sản sẽ đi về đâu trong thời gian tới khi mà các doanh nghiệp vẫn đang bí bách về thanh khoản và không bán được hàng. Nhưng có một thực tế là cho dù có bán được hàng (do giảm giá mạnh) hay tiếp tục ôm, thì chắc chắn là đều ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp không có được nguồn đất giá rẻ hoặc các doanh nghiệp bất động sản trung gian, mua đi bán lại, thì thậm chí còn tiếp tục thua lỗ. Khả năng phá sản là có thể xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào nếu tình trạng thanh khoản quá kém không được cải thiện.

Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng tại Việt Nam đang sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Trong bối cảnh thị trường thuận thì mô hình này sẽ đem lại lợi nhuận cao cho cổ đông, nhưng ngược lại có thể sẽ là thảm họa. Hơn thế, sự phân biệt rạch ròi các đối tượng (các doanh nghiệp) trong gói hỗ trợ lần này của Chính phủ có thể khiến các nhà đầu tư hình dung rõ hơn về tương lai của không ít các doanh nghiệp thuộc nhóm vốn một thời phát triển như vũ bão.
(Theo VEF)

Golden Westlake phớt lờ chỉ đạo từ Sở xây dựng?


Mặc dù Sở Xây dựng đã có yêu cầu chủ đầu tư mở cửa tầng hầm và thực hiện mọi hoạt động như cũ trước khi đi đến thống nhất với dân cư nhưng chủ đầu tư Golden Westlake vẫn lờ đi như không biết.
Sau cuộc họp chiều 13/4 khi Sở xây dựng vào cuộc vụ chung cư Golden Westlake, Sở Xây dựng đã có văn bản yêu cầu phía chủ đầu tư Công ty TNHH Hà Việt Tung Shing (HVTS) “thực hiện ngay việc mở cửa tầng hầm của tòa nhà cho các cư dân đã đủ điều kiện để xe dưới tầng hầm như trước đây được để xe ô tô dưới tầng hầm như cũ”. Trên tinh thần thống nhất giải quyết vấn đề trong cuộc họp cùng chỉ đạo của Sở Xây dựng cư dân đã nhanh chóng thực hiện di chuyển toàn bộ xe ô tô xuống khu vực tầng hầm đảm bảo an ninh trật tự và trả lại khuôn viên cho tòa nhà. Chỉ sau hơn 2h, khuôn viên đã thông thoáng, toàn bộ khu vực khuôn viên đã thông thoáng, mọi phương tiện có thể dễ dàng di chuyển ra vào khu vực tòa nhà.

Golden Westlake phớt lờ chỉ đạo từ Sở xây dựng? | ảnh 1
Ông Ghuri Wai Yip Wong, Phó tổng Giám đốc Công ty Hà Việt Tung Shing chưa có câu trả lời chính thức về vấn đề này

Sau khi thực hiện nghiêm chỉnh cam kết di chuyển xe về khu vực tầng hầm lặp lại trật tự, sáng nay (14/4), người dân đã tới phòng Quản lý xin nộp phí theo đúng cam kết đã thỏa thuận trong cuộc họp giữa chủ đầu tư và cư dân. Nhưng đáp lại thiện chí của người dân phía quản lý chủ đầu tư đã từ chối thu phí của người dân.

Trước thái độ của chủ đầu tư nhiều cư dân đã tỏ ra vô cùng bức xúc. Một cư dân bày tỏ: “Chúng tôi đã nghiêm chỉnh thực hiện theo cam kết nhưng chủ đầu tư lại phớt lờ những gì đã thỏa thuận”.

Golden Westlake phớt lờ chỉ đạo từ Sở xây dựng? | ảnh 2
Cư dân GW luôn mong giải quyết mọi tranh chấp trên tinh thần hợp tác, minh bạch cùng với chủ đầu tư

Ông Trần Thanh Bình, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban đại diện cho biết: “Trên tinh thần hợp tác, xây dựng người dân đã hợp tác với chủ đầu tư và thực hiện đúng chỉ đạo của cuộc họp với hướng dẫn của Sở Xây dựng. Thỏa thuận đã được ký kết nhưng không hiểu vì sau chủ đầu tư vẫn chưa có thông báo hướng dẫn cụ thể thực hiện. Sự chậm trễ này ít nhiều cũng khiến cho cư dân hoài nghi về thiện chí của phía chủ đầu tư. Chúng tôi hy vọng, cuối ngày hôm nay chủ đầu tư sẽ có thông báo thực hiện để có điều kiện tiếp tục giải quyết các vướng mắc. Nếu chủ đầu tư tiếp tục không hợp tác chúng tôi sẽ có báo cáo cụ thể với UBND Phường và các cơ quan chức năng”.

Phóng viên Vland đã cố gắng liên lạc với Chủ đầu tư nhằm minh bạch những thông tin xung quanh sự việc này nhưng hiện nay vẫn chưa được.
(Theo Vland- Vietnamnet)

Chủ đầu tư và giới đầu cơ: Cặp đôi trong giới BĐS đã "ly thân"


Hơn 500 năm trước, cụ Trạng Trình viết, "Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi". Đây là thơ nôm, chả phải sấm truyền. Nhưng ngẫm đi, ngẫm lại, sao thấy đúng với tình cảnh làng bất động sản dạo này.
Ấy là nói về "cặp đôi hoàn hảo" trong giới đất cát là chủ dự án và các nhà đầu cơ đang "tỏa sáng" trên các phương tiện truyền thông. Sự thực thì trước đây, cặp song sát này từng làm mưa, làm gió trên thị trường. Tất nhiên, "xé vé đồng hạng" tất cả các các chủ dự án thì khó nói, nhưng bà con nào từng vác bị tiền đi tìm một tổ ấm thì mới thấy cái "đoạn đường" tìm đến giá gốc nó "đoạn trường" lắm. Và từ đó cũng thấy mối quan hệ của dự án - nhà đầu cơ khăng khít hệt như gió với diều. Diều đừng tưởng một mình vi vút với trời xanh mây trắng mà quên gió đã đẩy diều lên. Mà phải nói rõ, trong mối tình diều - gió ấy, không như nhiều người tưởng, gió lại chính là... các cò chứ không phải chủ dự án. Dự án không có cò, bán giá gốc thì... ăn gì!
Chủ đầu tư và giới đầu cơ: Cặp đôi trong giới BĐS đã "ly thân" | ảnh 1
Ví những nhà đầu tư bất động sản và chủ dự án là một cặp đôi nghe có vẻ khôi hài. Nhưng trên thực tế, họ đúng là một cặp đôi hoàn hảo. Còn nhớ một năm đổ về trước, khi thị trường bất động sản còn sốt hầm hập, dự án bất động sản nào cũng thấy ngoằng thêm hai chữ cao cấp, rồi thì đủ thứ nhất, chất lượng sống tốt nhất, thiết kế ưu việt nhất, vị trí thuận tiện nhất... vân vân và vân vân nhất... Hồi ấy, cứ tẩn mẩn nghĩ, cái dự thảo Luật Quảng cáo, trong đó, cấm dùng từ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một", nếu được ban hành thì chả biết nhiều bác chủ dự án bất động sản vẽ cái gì trên quảng cáo. Tất nhiên, vẽ thế chứ vẽ nữa thì dự án cũng chả sốt thế nếu không có vai trò của các cò với đủ các chiêu thức kẻ tung, người hứng, úp úp mở mở...

Bà con ta thì vốn bản tính thích... đông vui, chả cứ bất động sản hay chứng khoán, cứ thấy lắm người chen chúc đâm đơn hay ký lệnh là ta cũng phải tham gia, "không nhỡ thiệt thì sao"??? Ngay như cuối tuần rồi đấy, bà con Hà Nội chả dầm mưa cả đêm, đợi đến sáng đạp đổ cổng trường, liều mình như chẳng có xông vào Trường PTCS Thực nghiệm đâm đơn cho con vào lớp 1, vì nơi đây... Ngô Bảo Châu đã từng theo học!


Lại nói về bất động sản, cái công thức bán hàng kinh điển từng được được một giám đốc bán hàng của một doanh nghiệp tại phía Tây Hà Nội vẽ ra rất sinh động thế này: Trước khi bán một dự án A, chủ dự án sẽ thông báo giá bán hàng rất hấp dẫn ra công chúng. Nhưng muốn mua được hàng, khách hàng phải mua qua đại lý phân phối là B. Và đại lý phân phối này sẽ bán hàng với giá gốc, cộng thêm một khoản chênh lệch là C. Khoản chênh lệch C này sẽ không cố định, mà nó sẽ được điều chỉnh tăng tùy theo độ đông hay vắng của khách hàng.

Tất nhiên, với cò hồi ấy, giá đất chỉ có tiến chứ làm gì có cửa lùi. Thế nên, chơi cờ trong công viên, các cụ gọi con tốt là "con đất" là vậy!

Đối với các đại lý phân phối - chủ yếu là nhà đầu cơ, để được quyền mua và phân phối sản phẩm, họ phải có những thỏa thuận và phân chia lợi nhuận hết sức rõ ràng với chủ dự án. Chẳng hạn, sau khi được quyền bán sản phẩm, sẽ phải chia lại bao nhiêu phần trăm tiền chênh. Và để thu về lợi nhuận càng lớn, các nhà phân phối được thoải mái đẩy giá, hét giá. Chủ dự án không can thiệp. Thật đúng là, "ta với mình tuy hai mà một" còn gì...

Thế nhưng, gặp lúc xấu trời, cơm rượu khó kiếm, chủ dự án - dân đầu cơ đã có rất nhiều cuộc cãi cọ công khai, thậm chí lôi nhau ra đáo tụng đình. Cặp đôi hoàn hảo bây giờ lại thích... hát sô lô, nghĩa là mạnh ai nấy chạy. Nhiều chủ dự án giờ đang phát sốt, phát rét vì dân đầu cơ bán tống, bán tháo để gỡ được đồng nào hay đồng ấy. Trong khi đó, chủ dự án muốn hạ giá để bán hàng lấy tiền giải quyết những khó khăn trước mắt cũng không dễ, vì các cò sẽ có ý kiến về việc "bỏ của chạy lấy người".

Thế nên, có người ví, nhiều cặp đôi hoàn hảo ngày nào dường như đang trong trạng thái... ly thân. Trong lúc "ly thân", ai cũng tính cửa lùi. Vì thế, cặp đôi ngày nào giờ thường xuyên đổi gió với... người thứ ba.

Trong cái sự vụ ngoại tình này, những nhà đầu cơ giống như những ông chồng thiếu trách nhiệm, thấy khó khăn một chút là rầm rập đơn phương bán tháo sản phẩm. Trong khi đó, nhiều chủ dự án, giống như những bà vợ thụ động, nhưng cũng không chịu chết chìm, đã ngầm tuồn hàng ra thị trường với mức giá còn thấp hơn cả mức giá bán tháo của các nhà đầu cơ. Cặp đôi hoàn hảo từng cùng hội, cùng thuyền đang trực tiếp trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau, dẫm đạp lên nhau để tìm cho mình một lối thoát.

Cái cảnh cắt lỗ liều mình như chẳng có ấy đúng là làm đau lòng nhiều người. Nhưng bà con chân chỉ hạt bột, mong kiếm mái nhà để chui ra chui vào thì lại cười nụ, "đau lòng con chuột thì mát ruột con mèo" mà!
(Theo ĐTCK)

Vụ biểu tình tại chung cư Golden Westlake: Sở xây dựng vào cuộc


Sở Xây dựng có văn bản yêu cầu chủ đầu tư dự án Golden Westlake thực hiện ngay việc mở cửa tầng hầm để ô tô được để như trước đây và tiếp tục phối hợp với các ban, ngành tìm tiếng nói chung trong các bất đồng, tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân.
Sau khi cư dân chung cư Golden Westlake dàn Ô tô "biểu tình" kín đường Golden Westlake, chiều ngày 13/5, đại diện Sở Xây dựng, ông Trần Hợp Dũng, Trưởng phòng Quản lý kinh tế đã chủ trì cuộc họp giải quyết vấn đề tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân để đảm bảo tình hình trật tự tại Golden Westlake.

Vụ biểu tình tại chung cư Golden Westlake: Sở xây dựng vào cuộc | ảnh 1
Thông báo của Sở xây dựng yêu cầu mở cửa tầng hầm của tòa nhà

Tại cuộc họp với sự tham gia của đại diện Sở Xây dựng, Sở Tài chính, UBND Phường Thụy Khuê, đại diện chủ đầu tư, ông Ghuri Wong - Phó TGĐ Công ty TNHH Hà Việt Tung Shing (HVTS), ban đại diện cư dân Golden Westlake (GW) đã nêu lên những vấn đề tranh chấp tồn tại trong thời gian qua mà gần nhất là việc thông báo tăng phí đỗ ô tô tại tầng hầm lên gấp đôi (từ 1 triệu lên 2 triệu đồng/xe/tháng) khiến cư dân bức xúc dàn cả trăm xe ô tô ngay trước cửa tầng hầm (10/5). Đồng thời, chủ đầu tư cũng nêu lên quan điểm của mình trong vấn đề quản lý và sử dụng diện tích chung – riêng tại tòa nhà.

Kết thúc cuộc họp, Sở Xây dựng đã ra thông báo “yêu cầu Công ty TNHH Hà Việt Tung Shing – chủ đầu tư dự án Golden Westlake thực hiện ngay việc mở cửa tầng hầm của tòa nhà cho các cư dân đã đủ điều kiện để xe dưới tầng hầm như trước đây được để xe ô tô dưới tầng hầm như cũ”.

Đại diện Sở xây dựng khẳng định: “Trong thời gian tới Công ty Hà Việt Tungshing sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành của TP, chính quyền địa phương, và đại diện cư dân sinh sống tại tòa nhà giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn tại của tòa nhà”.

Vụ biểu tình tại chung cư Golden Westlake: Sở xây dựng vào cuộc | ảnh 2
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tranh chấp tại Golden Westlake, và câu chuyện giải quyết riêng – chung sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tranh chấp tại Golden Westlake bắt nguồn từ bất đồng trong việc sử dụng diện tích chung – riêng giữa chủ đầu tư và cư dân. Trước đó, với việc đưa ra cách tính phí xe “một cục” trong vòng 38 năm với số tiền lên đến gần 1 tỷ đồng (12/2011) được chủ đầu tư đưa ra đã tạo ra dư luận phản đối trong cư dân GW. Đối với thông báo tăng phí đỗ xe lần này, ban đại diện cư dân khẳng định: “Chủ đầu tư đã không dựa trên cơ sở cụ thể và không hề có sự thỏa thuận với cư dân”.

Nêu lên quan điểm về vấn đề này, HVTS từng cho biết theo phụ lục 1 phần B của nội quy chung trong hợp đồng mua bán nhà cũng nêu rõ, diện tích kho tầng hầm là một trong những công trình tiện ích không phải diện tích chung mà thuộc quyền sở hữu của HVTS. Do đó, chủ đầu tư cho rằng họ có toàn quyền trong việc định giá thuê. Và câu chuyện giải quyết riêng – chung sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

Trao đổi với Vland, ông Trần Hợp Dũng, Trưởng phòng Quản lý kinh tế, Sở xây dựng Hà Nội cho biết: "Vấn đề cần giải quyết ngay là phải đảm bảo an ninh trật tự  trên tinh thần xây dựng giữa chủ đầu tư và dân cư. Cụ thể, Sở xây dựng đã có hướng dẫn tới chủ đầu tư – Công ty.

Còn đối với những vướng mắc vẫn còn tồn tại giữa chủ đầu tư và dân cư sẽ báo cáo với UBND TP và chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết và sẽ được thông báo giải thích đến từng hộ dân dựa trên đặc điểm của từng thời kỳ, từng giai đoạn trên cơ sở đầu tư, ký kết giữa chủ đầu tư và khách hàng. Qua buổi làm việc trực tiếp, cả chủ đầu tư và dân cư đều tỏ ra rất tích cực và thiện chí để cùng nhau tháo gỡ từng vấn đề."

(Theo Vland-Vietnamnet)

Gói tín dụng 6.000 tỉ đồng của BIDV có khả quan?


Phương án chi 6.000 tỉ đồng của BIDV để hỗ trợ cho các dự án nhà thu nhập thấp và nhà ở công nhân liệu có đem lại hiệu quả khi mức lãi suất ngân hàng yêu cầu lên tới 16%/6 tháng đầu tiên?
>> Sẽ có 6.000 tỉ đồng “cứu” bất động sản

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM và Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra gói tín dụng Liên kết 4 nhà. Theo phân tích của ông Phạm Quang Tùng, phó tổng giám đốc BIDV, gói tín dụng này là sự liên kết của 4 bên bao gồm: Chủ đầu tư, ngân hàng, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng.

Cũng theo vị lãnh đạo này, BIDV sẽ kết hợp với Bộ Xây dựng để triển khai gói tín dụng đối với các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân đang gặp khó khăn về vốn. Ngân hàng sẽ tính lãi suất thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại để hoàn thiện dự án, sớm đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. BIDV cũng sẽ tài trợ cho các bên nhà thầu, chủ đầu tư, nhà cung cấp vật liệu xây dựng và người mua nhà giúp tiết giảm chi phí, xây dựng căn hộ với giá rẻ nhất. Gói tín dụng này khoảng 2.000 tỉ đồng, thí điểm ở một số dự án tại Tp.HCM và Hà Nội, sau đó sẽ tiếp tục nhân rộng.

Gói tín dụng 6.000 tỉ đồng của BIDV có khả quan? | ảnh 1
Được hỗ trợ 6.000 tỉ, thị trường bất động sản có khởi sắc?

Gói thứ 2 là hỗ trợ đầu ra cho thị trường bất động sản. Cụ thể là BIDV dành 4.000 tỉ đồng tài trợ cho người mua nhà. Khách hàng có thể vay 85% giá trị căn nhà trong thời hạn 15 năm. Có thể vay sửa nhà, mua nhà, cho thuê, thậm chí là đầu tư. Lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên, chưa gồm các ưu đãi của chủ đầu tư cho khách hàng về chiết khấu, tặng nội thất.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang đóng băng, gói dịch vụ nhà thu nhập thấp rơi vào tình trạng ế ẩm nặng, việc chi 6.000 tỉ đồng của BIDV khiến nhiều người e ngại. Thực tế cho thấy, nhà thu nhập thấp được xây nhiều và được đông đảo người có nhu cầu khấp khởi mong chờ. Song vì cố giữ giá nên đầu ra thị trường này cũng vô cùng khó khăn. Điều này khiến không ít nhà thầu phải long đong, sống dở, chết dở.

Việc chi 6.000 tỉ đồng giống như một giải pháp ngắn hạn nhằm khắc phục tình trạng ế ẩm cho dịch vụ này. Tuy nhiên, những nghịch lí tồn tại trước mắt khiến các doanh nghiệp vẫn chưa thể hoàn toàn an tâm với phương án mới. Khoảng thời gian gần đây, chung cư Hà Nội đã giảm giá đến 50% so với thời hoàng kim nhưng vẫn ế ẩm. Ngược lại, nhà tại các dự án dành cho người thu nhập thấp ngay từ đầu bị kêu là đắt đỏ, khó bán, vẫn "cố thủ" giữ giá. Nhiều ý kiến cho rằng, tính toán kỹ thì nhà thu nhập thấp hiện tại còn đắt hơn cả nhà chung cư. Thực trạng ấy khiến người mua dù có nhu cầu rất cao về nhà ở cũng dè dặt,không dám tiến tới.

Bên cạnh đó, tiêu chí về lãi suất mà BIDV đưa ra trong giải pháp này cũng khiến không ít chuyên gia kinh tế lo ngại. Mức lãi suất đưa ra dù được ngân hàng cho là hỗ trợ người mua nhà thu nhập thấp nhưng lại vẫn cao hơn mức thu nhập trung bình của họ. Liệu với con số như thế, người mua có đủ điều kiện để sở hữu một ngôi nhà mới. Nhiều ý kiến cho rằng, tính lãi như thế BIDV đang làm khó chính khách hàng của mình?!                                                   

Chạy theo lãi cũng toát mồ hôi

Trao đổi với PV Người đưa tin, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định: "Gói tín dụng này thiên về việc kích cầu, tức là kích thích người mua. Tuy nhiên, nếu chỉ kích cầu mà không kích cung thì sản phẩm khó có thể hoàn thiện. Tất cả các doanh nghiệp hiện này đều đã hết tiền để đầu tư. Nhiều dự án bất động sản đang trong tình trạng dang dở. Nếu sản phẩm không hoàn thiện sẽ rất khó để bán, người mua cũng chẳng dại gì lựa chọn một ngôi nhà chỉ mới xây được một nửa. Ngoài ra, mặc dù lấy tiêu chí hướng tới đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp, nhưng các nhà đầu tư lại đưa ra mức lãi suất có giá trên trời. Người mua để chạy theo kịp số tiền lãi ấy cũng phải toát mồ hôi".

Một tín hiệu đáng mừng

Ông Nguyễn Huy Toàn, GĐ sàn  giao dịch Cty TNHH BĐS Đất Ngọc cho biết: "Con số 6.000 tỉ đồng sẽ giúp thị trường bất động sản lưu thông sau nhiều ngày bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, theo tôi, tỉ lệ lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên là cao. Việt Nam hiện đang là một trong những nước có lãi suất vay ngân hàng cao nhất thế giới. Nếu đã có kế hoạch hướng tới đối tượng người mua là những người có thu nhập thấp thì nhà đầu tư nên hạ lãi suất. Đây không phải là một cách chữa cháy, chống ế của mặt hàng nhà thu nhập thấp như nhiều người nói. Trái lại, nó là một tín hiệu đáng mừng".

Lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên là lí tưởng

Ông Trần Xuân Lương, giám đốc sàn BĐS Hàng Không Việt Nam: "Con số 6.000 tỉ đồng quá nhỏ so với nhu cầu của thị trường nhà đất Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong tình hình u ám này, nó vẫn có hiệu quả như một liều thuốc an thần đối với các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên những tác động mà nó đem lại cũng chỉ là tương đối. Các doanh nghiệp hiện nay nếu nhận được gói hỗ trợ này của BIDV thì rất tốt vì lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên là con số lí tưởng. Tuy nhiên để nhận được sự cứu trợ này cũng không hề đơn giản. Phải có mối quan hệ và có những dự án hợp lí. Tôi mong rằng, khi BIDV đưa ra 6.000 tỉ đồng thì sẽ kêu gọi đựơc thêm sự tài trợ từ nhiều ngân hàng khác nữa để chung tay giúp đỡ nhiều hơn cho các doanh nghiệp".

Tác động dè dặt

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chia sẻ: "Đây là một nỗ lực nhằm giải quyết phần cầu của bất động sản, nhằm vào thị phần có nhu cầu nhưng lại không có sức mua. Trong tình hình bất động sản đóng băng gói hỗ trợ này rất đáng lưu tâm. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ không có nhiều người chấp nhận được mức lãi suất ấy. Một căn hộ thu nhập thấp phải đến mấy trăm triệu, vì vậy lãi suất 16% là khá cao. Những người có thu nhập để đảm bảo lãi suất ấy sẽ không còn là người có thu nhập thấp nữa. Vì vậy, gói tín dụng này, về ý tưởng rất đáng trân trọng nhưng sẽ rất khó để thay đổi tình trạng ế ẩm của thị trường nhà đất hiện nay. Đặc biệt là mảng thị phần có thu nhập thấp.

Tình trạng lạm phát vẫn còn tiếp diễn trong nhiều năm, vì thế sức mua của đối tượng này không thể cải thiện một sớm một chiều. Những người trước đây làm các nghề hot như chứng khoán hay bất động sản, hiện nay đã chuyển sang nghề khác để lánh nạn. Vinh quang dường như cũng chỉ còn là vang bóng một thời. Cho nên để chờ đợi sự trở lại của họ, theo tôi còn phải lâu dài nữa".

Khẳng định gói tín dụng này hỗ trợ người thu nhập thấp là sai

Ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho biết: "Cách gọi người có thu nhập thấp chỉ là cách gọi tương đối, thiếu chính xác. Người mua nhà gần 1 tỉ đồng phải có thu nhập không dưới 10 triệu. Như thế không thể gọi là thu nhập thấp được mà phải là trung bình cao. Còn đối với người có thu nhập thấp, với giá cả hiện nay họ chỉ có thể ở nhà thuê. Chính sách của Nhà nước mình hiện nay chưa có cơ chế cho người thuê nhà. Bởi vậy, theo tôi, khẳng định gói tín dụng này là một cách để hỗ trợ người thu nhập thấp là sai.

Sẽ giúp hàng hoá lưu thông, kinh tế sôi động

Phát biểu tại buổi toạ đàm do Hiệp hội BĐS Tp.HCM và BIDV tổ chức, thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng: "Hai gói tín dụng trên ra đời đúng lúc, đúng nhu cầu nếu triển khai tốt. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên sẽ giúp hàng hoá lưu thông. Đồng thời chúng cũng góp phần giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, giúp nền kinh tế sôi động hơn".
(Theo Nguoiduatin)

Bộ GTVT không có quyền bán trụ sở!


Đó là ý kiến của GS, TSKH. Đặng Hùng Võ trước thông tin Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang muốn bán trụ sở.

Thế nào là "công nghiệp hóa" Bộ GTVT?

Ngày 10/5, Bộ GTVT đã ra thông cáo báo chí về đề án Công nghiệp hóa – hiện đại hóa bộ GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 liên quan đến việc xây dựng trụ sở Bộ. Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về vấn đề, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết:

"Tôi thấy, trước khi nói vào việc xây dựng trụ sở Bộ ra sao, cũng cần nói tới nội dung khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa Bộ GTVT mà Đề án này đưa ra. Thiết nghĩ, Bộ là một cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với phạm vi quản lý được Quốc hội giao cho, mà nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước bao gồm: xây dựng để trình hoặc quyết định theo thẩm quyền chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đã được phê duyệt; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi chính sách, pháp luật thuộc phạm vi mình quản lý".
Bộ GTVT không có quyền bán trụ sở! | ảnh 1
GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng bộ TN - MT (Ảnh: Phạm Yên)

GS Võ phân tích: "Hiện đại hóa" Bộ GTVT thì hiểu được, như là tham gia chương trình Chính phủ điện tử chẳng hạn, hay đến như cán bộ thay đổi phương pháp tư duy cũng có thể gọi là hiện đại hóa. Thú thực, tôi nghĩ mãi mà không hình dung được: thế nào là "công nghiệp hóa" Bộ GTVT? Phải chăng là dùng nhiều xe ô-tô là cơ khí hóa chăng vì cơ khí hóa là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa vậy...
   
Đọc thêm thì thấy có viết: "Đề án CNH-HĐH Bộ GTVT là định hướng chung về CHN-HĐH cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT". Tương tự, "hiện đại hóa" các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thì hiểu được nhưng "công nghiệp hóa" các tổ chức đó cũng không hiểu được. Thôi, vẩn vương mãi chuyện này cũng không nên, tôi cố đọc thêm để giải thích cho được sự bất đồng tư duy này vậy, tôi quay về chủ đề chính của câu hỏi mà PV đưa ra".

Bộ GTVT không có quyền bán trụ sở!

"Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc bán trụ sở của một Bộ phải giao cho địa phương tức là giao cho UBND TP. Hà Nội tổ chức đấu giá. Bộ GTVT không có quyền gì về đất đai mà chỉ UBND cấp tỉnh mới có quyền định đoạt về đất đai. Đất sử dụng làm trụ sở một Bộ thuộc phạm vi quản lý công sản của Bộ Tài chính nên phải được phép của Bộ Tài chính. Bộ GTVT là cơ quan hành chính sử dụng đất, không có quyền đứng ra làm việc này.

Đây là quy định của pháp luật về đất đai, về quản lý công sản, về hành chính. Mà nói thực, một Bộ quản lý chuyên ngành thì nên tránh cho xa việc buôn bán bất động sản, nhất là trụ sở mình được Nhà nước bố trí cho mình, mang vạ có ngày! ", GS Đặng Hùng Võ nói tiếp.

Bộ GTVT không có quyền bán trụ sở! | ảnh 2
GS Đặng Hùng Võ: "Giá trị bằng vàng của mỗi tấc đất trụ sở Bộ GTVT có máu của cha ông ta từ lịch sử, của chiến sỹ và nhân dân Thủ đô..."

Ông Võ cho biết thêm: "Theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị của Hà Nội, UBND Hà Nội sẽ quyết định mục đích sử dụng tương lai của thửa đất do Bộ GTVT đang sử dụng. Tùy theo mục đích sử dụng đất mà xem phương thức giao đất, cho thuê đất sẽ thế nào. Nếu theo quy hoạch mà đất đó không được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở thì UBND giao không thu tiền cho một tổ chức phù hợp.

Nếu theo quy hoạch mà đất đó được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở thì phải giao cho một trung tâm đấu giá nào đó được pháp luật cho phép để thực hiện đấu giá. Pháp luật cũng cho phép UBND Hà Nội được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với một doanh nghiệp được chỉ định. Pháp luật thì cho nhưng không nên làm vì nguy cơ tham nhũng cao lắm. Tiền sử dụng đất thu được từ đấu giá là tiền của ngân sách nhà nước, sẽ được sử dụng ra sao do người có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước quyết định. Pháp luật đã quy định như vậy, cũng cứ thế mà làm.

Chiều sâu của ngữ nghĩa "sở hữu toàn dân về đất đai"

Pháp luật hiện hành cũng quy định là Bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm chỉ được sử dụng để tính thuế và phí, không phải là giá đất để tính tiền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất phải được xác định thông qua đấu giá hoặc phải định giá phù hợp giá đất thị trường nếu không thông qua đấu giá. Đây chính là chiều sâu của ngữ nghĩa "sở hữu toàn dân về đất đai".

Khi được hỏi về việc sử dụng khu đất trắng này trong thời gian tới đây, ông Võ cho biết: "Giá trị bằng vàng của mỗi tấc đất trụ sở Bộ GTVT có máu của cha ông ta từ lịch sử, của chiến sỹ và nhân dân Thủ đô những ngày toàn quốc kháng chiến, những ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Pháp luật của ta cũng đủ chặt chẽ, không phải đó là đất muốn làm gì cũng được.

Chủ trương di chuyển các trụ sở Bộ, ngành ra khỏi nội đô để giảm tải hạ tầng là rất đúng. Còn việc sẽ sử dụng đất này để làm gì lại phụ thuộc vào quy hoạch của Hà Nội, sử dụng đất đó ra làm sao lại phụ thuộc pháp luật về tài chính đất đai".

Trước đó, trao đổi với Giáo dục Việt Nam cũng về vấn đề khi Bộ GTVT chuyển trụ sở đi rồi, nếu xây dựng một trung tâm thương mại ở vị trí này liệu có làm giảm sự ùn tắc giao thông tại đây, Trung tướng Thước nói: “Nếu xây dựng một trung tâm thương mại lớn ở đó thì còn ách tắc nhiều hơn nữa. Nếu xây dựng một cơ sở mới mà tạo ra sự ách tắc nhiều hơn thì không nên di chuyển trụ sở Bộ nữa"...
(Theo GDVN)

Trụ sở Bộ Giao thông: Tính theo giá thị trường như thế nào?


Tính theo giá thị trường, giá trị của trụ sở Bộ Giao thông Vận tải có thể lên tới cả trăm triệu đôla. Tuy nhiên, nếu tính theo giá đất của Bộ Tài chính chỉ khoảng 232 tỷ đồng (hơn 11 triệu USD).
Giáo sư Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, mỗi m2 đất mặt đường Trần Hưng Đạo giá khoảng 700 triệu đồng; như vậy, với 8.000 m2 thì trụ sở Bộ Giao Thông có thể lên tới 5.600 tỷ đồng (gần 280 triệu USD). Do 80 Trần Hưng Đạo là khu "đất vàng" nên sau khi mua, nhà đầu tư có thể tận thu bằng cách xây chung cư để bán.

Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn mua lại trụ sở Bộ Giao thông sẽ gặp "thế bí" vì trước đó, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cam kết, sau khi di chuyển các trường đại học, cơ quan... ra ngoại thành, thành phố sẽ không cấp phép xây dựng mới cho các công trình cao tầng ở nội đô. Cũng vì thế, ông Võ nhận xét: "Khu đất quá lớn, nếu không được xây cao ốc thì rất khó bán theo giá thị trường".

Trong khi đó, giám đốc một sàn giao dịch bất động sản lớn tại Hà Nội cho biết, giá giao dịch thực tế của đất mặt đường Trần Hưng rất khó xác định chính xác bởi mua bán gần như không có. Theo một số sàn giao dịch bất động sản tại thủ đô, nhà riêng lẻ trên mặt phố Trần Hưng Đạo có giá khoảng 300-350 triệu đồng mỗi m2, tùy vị trí. Khi diện tích càng lớn, mức giá sẽ giảm đi và không dễ tìm người mua trong bối cảnh hiện nay. Còn theo khung giá đất do UBND Hà Nội ban hành, giá đất sản xuất kinh doanh vị trí 1 (mặt đường) Trần Hưng Đạo hiện nay hơn 29 triệu đồng mỗi m2.

Trụ sở Bộ Giao thông: Tính theo giá thị trường như thế nào? | ảnh 1
Trụ sở Bộ Giao thông Vận tải 80 Trần Hưng Đạo. Ảnh: Vneconomy

Một trong những phương án Bộ Giao thông Vận tải đưa ra là bán cho một công ty cổ phần để lấy tòa nhà văn phòng do doanh nghiệp này đầu tư tại quận Cầu Giấy. Ông Đặng Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Navigat cho rằng, bán chỉ định thay vì đấu thầu sẽ nảy sinh nguy cơ tham nhũng và trở lại "thời tem phiếu".

Tổng giám đốc công ty tư vấn này tiết lộ, nhiều khách hàng của ông là doanh nghiệp nước ngoài đã rất hứng khởi khi nghe thông tin bán trụ sở Bộ Giao thông song niềm vui chưa tới họ đã "chẳng dám mơ" vì khu đất có thể về tay doanh nghiệp khác. Ông Quang nhấn mạnh, việc đổi trụ sở vô tình loại bỏ các doanh nghiệp FDI cũng như các quỹ đầu tư tham gia. "Đấu thầu công khai, ai trả cao người đó sẽ được hưởng, như vậy ngân sách Nhà nước sẽ thu lợi nhiều nhất. Thêm vào đó, thông tin sẽ được minh bạch hóa", ông Quang chia sẻ.

Lãnh đạo Navigat cho rằng, rất khó định giá khu "đất vàng" ở 80 Trần Hưng Đạo vì thực chất nó còn phụ thuộc vào việc được xây cái gì và bao nhiêu tầng. Theo quy hoạch, nội đô không được xây cao quá 9 tầng, do đó, ông Quang nhấn mạnh, bài toán hài hòa lợi ích giữa quy hoạch và tài chính đặt ra cho các cơ quan chức năng đang rất lớn.

Ông Quang phân tích, sẽ là thách thức đối với người mua bởi không nhà đầu tư nào muốn bỏ hàng nghìn tỷ đồng chỉ để xây tòa nhà dưới 9 tầng. Khu "đất vàng" chỉ có thể sinh lời nếu xây chung cư cao cấp, tổ hợp khách sạn hoặc văn phòng cao 19-20 tầng. "Tuy nhiên, xây cao ốc chung cư hay văn phòng thì lập tức sẽ có hàng trăm ôtô mọc lên và câu chuyện ách tắc giao thông lại tái diễn", ông Quang lo ngại.

Đồng tình quan điểm trên, ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land cho rằng, trở ngại lớn nhất của việc bán tòa nhà là bị hạn chế xây không quá 9 tầng. Theo nguyên tắc, càng xây cao, giá trị phân bổ tiền sử dụng đất lên mỗi m2 càng nhỏ, và doanh nghiệp càng lãi. Ông Hà tính toán, giả sử bỏ 100 triệu mỗi m2 nhưng chỉ xây 9 tầng thì chắc doanh nghiệp sẽ không thể lãi bằng triển khai tòa nhà 19-20 tầng. Thêm vào đó, bán bất động sản trong bối cảnh thị trường đang trầm lắng như hiện nay cũng là một thách thức.

"Những nhà đầu tư địa ốc mạnh, trường vốn vẫn có thể quan tâm, đón đầu chờ thị trường khởi sắc. Song xét về số đông thì doanh nghiệp sẽ không mặn mà", ông Hà nói.

Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội cho rằng, theo quy hoạch thì trụ sở của Bộ Giao thông và Vận tải sẽ trở thành công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng và không có chức năng nhà ở. Bởi một trong các vấn đề lớn của Hà Nội là giảm tải dân số ở nội đô.

Theo ông Nghiêm, 80 Trần Hưng Đạo là tài sản công thuộc sở hữu quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải chỉ là đơn vị quản lý. Do đó, không nên đặt nặng vấn đề bán được bao nhiêu và dễ bán hay không. "Sau khi Bộ Giao thông di dời, khu đất này có thể xây dựng công cộng như công trình văn hóa, trường học, giáo dục phục vụ cộng đồng", ông Nghiêm nói.
Cuối năm 2011, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ Giao thông được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới. Thủ tướng cũng chỉ đạo giá trị trụ sở mới không lớn hơn giá trị bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại trụ sở cũ.
(Theo VnExpress)

Nên làm rõ chủ sở hữu để đất đai bớt “nóng”


Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, trưởng bộ môn luật đất đai (Đại học Luật Hà Nội), vấn đề bức xúc hiện nay là cơ chế, chính sách thu hồi đất nông nghiệp của nông dân thì bồi thường theo giá đất nông nghiệp, trong khi giao cho doanh nghiệp thì bán theo giá thị trường.
Ông Tuyến nói:  “Cái hiện nay bức xúc luôn nằm ở những dự án thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế. Ở những dự án này, giá đền bù thu hồi chỉ có mấy trăm nghìn đồng/m2 nhưng doanh nghiệp chỉ đổ đất vào, san phẳng và bán nền đất đã có giá vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng một mét. Lợi ích đó là lợi ích nhóm nên người dân khó chấp nhận”.
Nên làm rõ chủ sở hữu để đất đai bớt “nóng” | ảnh 1
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến- Ảnh: XUÂN LONG
"Quan hệ đất đai luôn hàm chứa ba yếu tố. Thứ nhất, đất đai có yếu tố chính trị. Nếu giải quyết không thấu đáo, thận trọng rất dễ tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về chính trị. Thứ hai, đất đai liên quan đến xã hội. Đất đai là tư liệu sản xuất, đem lại công ăn việc làm cho nông dân. Thứ ba, đất đai liên quan đến kinh tế. Vấn đề nhạy cảm của đất đai là trong cơ chế thị trường thì giá đất lên cao, trong các tài sản thì đất đai là giá trị nhất. Còn vấn đề đất đai phức tạp là do suốt thời gian dài chúng ta buông lỏng quản lý"

TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng: Tại sao việc thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh hay làm đường, xây công trình công cộng luôn được người dân ủng hộ và không có khiếu nại, khiếu kiện? Câu trả lời đơn giản đó là thu hồi đất vì lợi ích chung, vì lợi ích quốc gia nên người dân sẵn sàng hi sinh quyền lợi. Người dân được bồi thường thấp nhưng họ cảm thấy cũng được hưởng lợi từ các công trình.

Ý ông là tiêu chí quy định việc thu hồi đất đối với những dự án vì lợi ích kinh tế chưa rõ?

Nếu gọi là không có tiêu chí rõ ràng thì không phải. Luật đất đai năm 1993 quy định Nhà nước thu hồi đất chỉ có ba mục đích gồm: quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia; vì lợi ích công cộng. Việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế đến Luật đất đai 2003 mới được bổ sung. Luật quy định rõ đối với dự án phát triển kinh tế quan trọng, tức dự án đó mang lại lợi ích cho một vùng, cho cả nước như khu công nghiệp và những dự án do Chính phủ quy định thì Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.

Còn đối với các dự án sản xuất kinh doanh, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, hiểu đơn giản là chỉ phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, đóng góp  cho ngân sách không nhiều thì chủ đầu tư sẽ nhận thuê đất hoặc doanh nghiệp tự thỏa thuận lấy đất.

Thực tế có tình trạng doanh nghiệp không thỏa thuận nổi với dân để lấy đất và quay sang đề nghị chính quyền dùng uy thế quyền lực để thu hồi đất. Việc đó là sai luật hiện hành. Nghị định 84/2007 quy định rõ nếu thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế như khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì Nhà nước thu hồi đất. Đối với trường hợp vì lợi ích của chủ đầu tư thì nhất nhất doanh nghiệp phải thỏa thuận với dân, không thỏa thuận được thì đi chỗ khác thuê đất chứ không được nhờ chính quyền thu hồi đất.

Tại Hội nghị trung ương 5, Tổng bí thư đã đặt câu hỏi vì sao gần 70% số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai? Ông lý giải thế nào về hiện tượng này?

Vì đó là tài sản giá trị lớn nhất của đời người, đặc biệt ở các đô thị, những nơi phát triển kinh tế, những nơi Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng. Còn tại sao tranh chấp, khiếu kiện đất đai liên quan đến thu hồi đất lại “nóng” như thế? Tôi cho rằng thứ nhất, giữa giá bồi thường với chuyển nhượng trên thực tế cách xa nhau. Thứ hai, việc giải quyết lợi ích thu hồi đất và lợi ích xã hội khi thu hồi đất chưa tốt. Người dân mất đất đương nhiên là không có công ăn việc làm.

Những bất cập, mâu thuẫn nào từ chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai hiện nay cần phải cấp bách điều chỉnh?

Đó là vấn đề xử lý, giải quyết hài hòa lợi ích nhóm và lợi ích cục bộ, như vấn đề giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất, nhà đầu tư. Thứ hai là xử lý vấn đề công bằng trong sử dụng đất. Vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa tích tụ tập trung đất đai để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn với vấn đề Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông lâm nghiệp có đất để sản xuất. Mâu thuẫn nữa cũng cần giải quyết là giữa vấn đề bảo vệ đất nông nghiệp với vấn đề phải tạo ra một quỹ đất cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đặc biệt là vấn đề mối quan hệ giữa quyền sở hữu toàn dân và quyền của người sử dụng đất. Hiện nay có quan điểm nói rằng không quy định thời hạn sử dụng đất, vậy sở hữu toàn dân về đất đai sẽ như thế nào?

Việc sửa đổi chính sách cần tập trung vào những điểm nào để giải quyết các mâu thuẫn về đất đai?

Vấn đề đầu tiên là nội hàm của sở hữu toàn dân. Hiến pháp 1992, Luật đất đai 2003 và trước đó đều nói đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Khi nói sở hữu toàn dân thì ai là chủ sở hữu cụ thể, vì sở hữu toàn dân tức là mọi người đều có quyền sở hữu. Thực tiễn chúng ta nói đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, ta chỉ quy định như vậy nên không có cơ chế quản lý cụ thể.

Đến Luật đất đai 2003 mới nói đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, nhưng vấn đề ở đây là Nhà nước cũng chỉ làm đại diện chứ không phải là chủ sở hữu. Bên cạnh đó, chúng ta lại giao cho rất nhiều cơ quan khác làm đại diện chủ sở hữu, vì vậy ở cấp địa phương mới có chuyện UBND địa phương thực hiện hai chức năng gồm đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước.

Theo tôi, phải rõ chủ sở hữu thì đất đai mới bớt “nóng”. Vì vậy, việc sửa hiến pháp nên cụ thể đất đai thuộc sở hữu nhà nước, từ đó xác lập cơ chế để quản lý. Với việc sửa luật, quan trọng nhất là phải xử lý hài hòa mối quan hệ về lợi ích kinh tế từ việc thay đổi mục đích sử dụng đất. Cơ chế xác định giá đất cũng nên có đột phá theo hướng để các tổ chức tư vấn làm. Đồng thời nên có cơ chế như thành lập cơ quan tài phán về đất đai, hoặc có thể có mô hình tòa án về đất đai.
(Theo TTO)

Phá giá BĐS: "Xấu chàng thì hổ ai"?


Mối quan hệ gắn bó keo sơn và tương hỗ lẫn nhau giữa các chủ đầu tư và giới đầu tư thứ cấp hồi thị trường lên dốc đã dần thay bằng tình cảnh chia rẽ, phớt lờ kiểu thân ai nấy lo, "sống chết mặc bay".
Biểu hiện của nó là làn sóng "đánh xuống giá" tại hầu khắp các dự án BĐS đang triển khai có dính dáng đến các nhà đầu tư lướt sóng.

Phá giá trên diện rộng

Nếu như trước đây, tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư (không phải người mua thực ở) trong một dự án quyết định tính sốt nóng của giao dịch và giá cả, thì nay ngược lại, cũng chính tỷ lệ này quyết định mức độ xuống giá của sản phẩm, thậm chí sự mất giá của dự án. Mà tại Hà Nội, cơn sút giá này có vẻ không từ một dự án căn hộ, đất nền đang triển khai nào.

Khảo sát trên nhiều trang mua bán, rao vặt và các văn phòng môi giới BĐS cho thấy, số lượng và mức độ bán tháo đang có sự phân hóa mạnh. Thứ nhất, các dự án căn hộ, đất dự án thuộc hạng cao cấp tuy hiện có số lượng rao bán sản phẩm lẻ tẻ nhưng lại luôn gây chú ý cao độ về mức giá "cắt lỗ" rất "khủng", có thể lên tới 1-3 tỷ đồng/sản phẩm.

Đơn cử nhiều căn hộ khoảng 130m2 thuộc dự án chung cư cao cấp Mandarin Garden, địa bàn quận Cầu Giấy, có giá gốc trong hợp đồng khoảng 46 triệu đồng/m2 (cả VAT), nhưng nay cần tiền, người bán dù đã đóng 2,5 tỷ đồng (tương đương 40% tiến độ), cũng sẵn sàng "buông" với tuyên bố cắt lỗ 1 tỷ đồng, hoặc bán dưới giá gốc 4-5 triệu đồng/m2.

Cách dự án này không xa, một số căn hộ diện tích từ 100-160m2 tại khu phức hợp Keangnam, huyện Từ Liêm dù đã đi vào sử dụng, vẫn có người chào bán cắt lỗ 3 tỷ đồng, từ 1.800-2.300 USD/m2 kèm bao tên sổ đỏ cho khách mua. Trong khi thời điểm mở bán, giá gốc mà chủ đầu tư đưa ra là 3.000 USD/m2, còn đầu năm 2012, mức giá trên thị trường thứ cấp đã chỉ còn mức 2.400-2.700 USD/m2.

Ngay cả khu chung cư M3, M4 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa đã đi vào sử dụng nhiều năm nay cũng không khỏi cảnh mất giá, từ mức 36-38 triệu đồng/m2 thời điểm năm 2009, hiện nhiều chủ sở hữu rao bán dưới 30 triệu đồng/m2.

Phá giá BĐS: "Xấu chàng thì hổ ai"? | ảnh 1
Cơn sụt giá tại HN có vẻ không từ một dự án căn hộ, đất nền đang triển khai nào (ảnh minh họa)

Hầu hết dự án căn hộ cao cấp đang triển khai tại các khu vực khác như quận Thanh Xuân, Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai, Tây Hồ, Đống Đa... cũng đồng cảnh ngộ. Giá gốc ký hợp đồng từ 32-44 triệu đồng thì bây giờ nhà đầu tư cũng không chờ đến hạn giao nhà vào năm sau, mà sẵn sàng cắt lỗ tầm tiền từ vài trăm triệu đến 1,5 tỷ đồng - tương đương với khoản tiền mua một căn hộ thuộc phân khúc bình dân.

Thứ hai, phân khúc đất nền dự án đặc biệt là phía Tây gồm Bắc An Khánh, Nam An Khánh, Tân Tây đô, Kim Chung - Di Trạch, Vân Canh, Geleximco... càng sụt giá mạnh hơn. Nhiều lô biệt thự, liền kề tại các dự án này đang được các cá nhân rao bán tính ra mất giá ít thì vài tỷ, nhiều thì đến gần chục tỷ đồng so với hồi thị trường sốt nóng trước đây.

Chiều hướng thứ ba, những dự án căn hộ thuộc phân khúc trung cấp và bình dân, lượng rao bán đông đảo nhưng mức giảm trên thị trường thứ cấp chưa sâu. Một mặt bằng giá nhất định được xác lập, thường rẻ hơn 10-20% so với giá gốc của chủ đầu tư.

Số này gồm các dự án khu đô thị mới Dương Nội, Victoria Văn Phú, Hải Phát, Xa La... thuộc quận Hà Đông. Trước kia giá gốc của chủ đầu tư thường dao động từ 20-25 triệu đồng/m2 tùy căn, tầng, nhưng nay nhiều người chấp nhận cắt lỗ từ 60 triệu đến hơn 100 triệu đồng/căn, tương đương với mức giảm khoảng 30% so với giá gốc. Giá chào trên thị trường thứ cấp phổ biến từ 19-20 triệu đồng/m2.

Xấu chàng, hổ ai?

Một hệ quả của giai đoạn hoàng kim, các nhà đầu tư thứ cấp đón lõng thị trường bằng việc tập trung nhiều ở những sản phẩm chưa đưa vào sử dụng. Lúc này, sản phẩm nhà ở càng chưa biết khi nào bàn giao và tiếp theo là giá càng vượt xa khả năng chi trả của số đông thì mức độ mất giá càng cao.

Ở đây, không chỉ các nhà đầu tư cần tiền mặt để thanh toán, trả nợ, mà triển vọng của thị trường còn u ám, tiến độ của chủ đầu tư trì trệ cũng là lý do để các nhà đầu tư tiếp tục đẩy hàng ra với giá rẻ hơn lúc nhập vào. Có thể hình dung ở phương án tốt nhất, một căn hộ ôm giữ, sang năm giá trị của nó giỏi lắm tăng lên 10% nhưng chi phí lãi vay khoảng 20%. Tính ra nếu ôm giữ nhà đầu tư vừa lỗ mà vừa mất đi các cơ hội đầu tư khác. Do đó, chiều hướng bán hàng ra càng sớm càng tốt để tạo vòng quay đồng tiền hiệu quả vẫn diễn tiến.

Một số quan điểm cho rằng, mặt bằng giá trên thị trường thứ cấp tới đây sẽ được định hình thực sự ở phân khúc căn hộ trung cấp và bình dân, bởi lượng người đầu tư theo phong trào còn mắc kẹt tại đây khá lớn. Ngược lại, loại căn hộ cao cấp, tuy giá thứ cấp giảm lúc này khá sốc nhưng đó chỉ là những trường hợp cá biệt, nhỏ lẻ.

Theo một nhà buôn BĐS chuyên nghiệp, nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường gồm 2 loại, thứ nhất là những người sống bằng nghề buôn BĐS thực thụ, hai là những người có khoản tiền nhàn rỗi, muốn đầu tư lướt sóng kiếm thêm. "Khẩu vị" của cả hai loại nhà đầu tư này đều là những dự án căn hộ bình dân, tầm tiền 25 triệu đồng/m2 đổ về, diện tích căn hộ vừa phải. Điều này đảm bảo suất đầu tư hợp lý (xuống tiền đợt đầu khoảng 300-500 triệu đồng/căn) mà vẫn có tính thanh khoản.

Trong khi đó, tiền đặt cọc một căn hộ cao cấp đợt đầu đã lên đến 1,5-2 tỷ đồng cho nên khách mua căn hộ cao cấp thường là những người sành điệu, đẳng cấp, có nhu cầu ở thực hoặc là nhà đầu tư trường vốn. Những nhà đầu tư "lướt sóng" lạc vào đây thì phần nhiều đã kịp "bỏ cọc", "cắt lỗ" ngay khi thị trường có dấu hiệu đi xuống.

Số nhà đầu tư cá biệt ôm giữ sản phẩm đến lúc này đẩy hàng ra do quá cần tiền để làm ăn. Mức giảm giá lên đến tiền tỷ của nhiều sản phẩm cao cấp, mới nghe thì lớn nhưng thực tế không đáng gì so với lượng tiền mặt người bán cần thu về. Người mua đã bỏ xuống một lượng tiền quá lớn lên tới 6, 7 tỷ đồng, nay họ sẵn sàng hy sinh 1 tỷ, hơn là cầm 5 tỷ đồng vay nóng bên ngoài, 1 tháng đã mất đứt 1 tỷ đồng.

Rõ ràng, đối tượng chịu thiệt hại đầu tiên và trực tiếp từ cơn bĩ cực của thị trường BĐS chính là các nhà đầu tư thứ cấp vì một lượng hàng không nhỏ đã được lực lượng này dang tay mua vào từ các chủ đầu tư. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các nhà đầu tư thứ cấp với chủ đầu tư ở góc độ nào đó cũng khăng khít theo kiểu "môi hở răng lạnh".

Còn nhớ vài năm trước khi thị trường đi lên, để một dự án khi ra hàng đã "hot" càng thêm sốt nóng về giá cũng như giao dịch thì chủ đầu tư rất cần bàn tay của các nhà đầu tư lớn, có khả năng mua buôn với giá gốc. Lúc ấy, chủ đầu tư dành phần lợi nhuận béo bở và các điều kiện ưu ái với phương châm, đưa được các nhà đầu tư vào dự án thành công và kéo họ ra cũng phải trót lọt.

Nay "vào" thành công nhưng "ra" bất lực, tất yếu để cứu mình, các nhà đầu tư thứ cấp phải "phá giá", biến mình thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các chủ đầu tư. Đây là nỗi ám ảnh đeo đẳng các nhà tạo lập dự án vì bản thân đã khó khăn, nay thêm động thái này, họ càng chìm sâu hơn. Nhưng cũng không khá hơn, giới đầu tư vẫn không thôi trách móc, đổ lỗi uy tín, cam kết tiềm lực của chủ đầu tư, vì chưa biết đến bao giờ họ mới thoát khỏi "cục nợ" BĐS ràng buộc khiến mất ăn mất ngủ.
(Theo VEF)