Thị trường BĐS Mỹ có thể còn đang đình trệ nhưng những ngôi nhà cao cấp đắt giá ở nước này vẫn được mua bằng dòng tiền chảy từ khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ... Đặc biệt, mạnh tay chi tiền mua nhà nhất là những người Nga.
19 tháng 5, 2012
Đồng Nai: Dự án khu du lịch Long Tân sẽ chuyển thành đô thị du lịch
Dự án Khu du lịch ở xã Long Tân nằm trên diện tích 300 ha, vốn đầu tư dự kiến khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Đồng Nai: Điều chỉnh quy hoạch 1/500 Khu dân cư xã Phước Khánh
UBND Đồng Nai vừa ban hành quyết định số 1180/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư phục vụ tái định cư tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch.
Theo quy hoạch điều chỉnh, sẽ không còn loại hình nhà ở biệt thự trong dự án, tăng 51 lô nhà ở riêng lẻ và tăng quy mô dân số từ khoảng 3.500 người lên khoảng 3.700 người. Cụ thể:
Đất ở có diện tích 10,66 ha với tổng số căn hộ 925 căn. Trong đó, đất ở nhà liên kế có diện tích 7,12 ha với 458 căn, đất ở chung cư có diện tích 3,54ha với 467 căn.
Đất công trình công cộng có diện tích 4,11 ha.
Đất công viên cây xanh – TDTT có diện tích 4,29 ha.
Đất giao thông có diện tích 10,02 ha.
Dự án do Tổng Công ty Tín Nghĩa làm chủ đầu tư.
Đất ở có diện tích 10,66 ha với tổng số căn hộ 925 căn. Trong đó, đất ở nhà liên kế có diện tích 7,12 ha với 458 căn, đất ở chung cư có diện tích 3,54ha với 467 căn.
Đất công trình công cộng có diện tích 4,11 ha.
Đất công viên cây xanh – TDTT có diện tích 4,29 ha.
Đất giao thông có diện tích 10,02 ha.
Dự án do Tổng Công ty Tín Nghĩa làm chủ đầu tư.
(Theo Đồng Nai Portal/Cafeland)
Hà Nội: Cần 13 tuyến đường sắt đô thị để giảm thiểu ùn tắc giao thông
Hôm qua, 17/5, UBND Tp.Hà Nội đã nghe báo cáo Quy hoạch GTVT Tp.Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau năm 2030, thành phố cần 13 tuyến đường sắt, tổng chiều dài khoảng 300km.
Dự thảo quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng 8 tuyến đường sắt trong nội đô. Cụ thể, tuyến 1 chạy hướng Yên Viên - Ngọc Hồi, tuyến 2A hướng Cát Linh - Hà Đông, Tuyến số 2 hướng Nam Thăng Long - Thượng Đình, tuyến số 3 Nhổn - ga Hà Nội - Yên Sở, tuyến 4 hướng Liên Hà - Bắc Thăng Long, tuyến số 5 Văn Cao - Hòa Lạc, tuyến số 6 Nội Bài - Ngọc Hồi, tuyến số 7 Mê Linh - Ngọc Hồi, tuyến số 8 Sơn Đồng - Dương Xá.
Hà Nội cũng sẽ hình thành mạng lưới đường sắt đô thị kết nối với đô thị vệ tinh. Theo đó, các tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với đô thị vệ tinh gồm tuyến 1 Sơn Tây - Nhổn - Hoàng Mai, tuyến 2 Ba Vì - Hòa Lạc - Hồ Tây, tuyến 3 Xuân Mai - Hà Đông - Cát Linh, tuyến 4 Sóc Sơn - Nam Thăng Long - vành đai 2,5 - Bưởi, tuyến 5 Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai. Hệ thống giao thông công cộng sẽ đáp ứng nhu cầu di chuyển từ đô thị trung tâm tới đô thị vệ tinh trong thời gian khoảng 30 phút.
Hà Nội cũng sẽ hình thành mạng lưới đường sắt đô thị kết nối với đô thị vệ tinh. Theo đó, các tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với đô thị vệ tinh gồm tuyến 1 Sơn Tây - Nhổn - Hoàng Mai, tuyến 2 Ba Vì - Hòa Lạc - Hồ Tây, tuyến 3 Xuân Mai - Hà Đông - Cát Linh, tuyến 4 Sóc Sơn - Nam Thăng Long - vành đai 2,5 - Bưởi, tuyến 5 Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai. Hệ thống giao thông công cộng sẽ đáp ứng nhu cầu di chuyển từ đô thị trung tâm tới đô thị vệ tinh trong thời gian khoảng 30 phút.
(Theo ANTĐ)
Đà Nẵng: Hội nghị thẩm định 16 đồ án kiến trúc và quy hoạch
Ngày 16-5, các lãnh đạo thành phố đã chủ trì hội nghị thẩm định 16 đồ án thiết kế kiến trúc, quy hoạch và thiết kế hạ tầng kỹ thuật đô thị, xem xét các quy hoạch chọn địa điểm đầu tư xây dựng công trình.
Hoàn chỉnh các thiết kế kiến trúc dự án Cầu Rồng
Sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp thiết kế kiến trúc về đầu rồng, đuôi rồng ở thời điểm thẩm định các đồ án thiết kế kiến trúc trong tháng 4-2012, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã được lãnh đạo thành phố đồng ý chọn mẫu thiết kế chính thức. Mẫu thiết kế được chọn mô phỏng mẫu vật rồng đá thuộc đời Lý trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã quyết định chọn hướng đầu rồng quay ra biển và lưu ý khi triển khai ý tưởng thiết kế kiến trúc đầu rồng phải thực sự sống động, đầu rồng vươn cao, khỏe mạnh, cương nghị. Mẫu thiết kế đuôi rồng cũng được đánh giá cao với ý tưởng thiết kế vòng tròn hàm chứa những triết lý về nhân sinh, vũ trụ.Cũng với thiết kế kiến trúc dự án Cầu Rồng, đơn vị tư vấn thiết kế thuộc Công ty TNHH điện tử Philips Việt Nam đã điều chỉnh thiết kế tạo hiệu ứng ánh sáng đổi màu phần thân rồng trên cơ sở màu vàng làm chủ đạo và dịch chuyển sang các màu vàng cam, ánh bạc... Sử dụng dầu DO cho đầu rồng phun lửa kết hợp với hiệu ứng phun khói, tạo mây. Việc tạo hiệu ứng ánh sáng, chế độ vận hành phun lửa, dự toán kinh phí đầu tư sẽ được lãnh đạo thành phố kết luận tại cuộc làm việc tiếp theo với đơn vị tư vấn thiết kế. Về tổ chức các nút giao thông đầu cầu Rồng, thực hiện theo hướng xây dựng các đảo giao thông mềm để có hướng điều chỉnh phù hợp với thực tế giao thông sau khi dự án đưa vào sử dụng.
Đối với dự án cải tạo, nâng cấp cầu Nguyễn Văn Trỗi, yêu cầu đơn vị tư vấn giữ nguyên nền đường nhựa, không thay thế nền đường mặt cầu bằng gỗ hay gạch lát; giữ nguyên hiện trạng hành lang cầu, không thiết kế bổ sung hộ lan. Ở vị trí thông thuyền, cần thiết kế tĩnh không ngang bằng vị trí thông thuyền cầu Sông Hàn để đáp ứng nhu cầu lưu thông của thuyền du lịch. Vẫn giữ màu vàng cây cầu với yêu cầu bền, chắc, đẹp. Phần thiết kế ánh sáng giao thông phải hài hòa, tránh phá vỡ hiệu ứng ánh sáng cầu Trần Thị Lý kế cận.
Thống nhất quy hoạch chọn địa điểm xây dựng các dự án: Trung tâm khai thác chia chọn và logistic Đà Nẵng của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam với diện tích 5ha thuộc khu vực đường tránh Nam Hải Vân, nhà xưởng chế biến dăm gỗ của Công ty TNHH Hoàng Anh Khôi, nhà máy gạch không nung của Công ty CP Chế tạo máy và sản xuất vật liệu mới Trung Hậu, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2, Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hỗn hợp khu vực miền Trung, Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam; địa điểm đất rừng sản xuất, đất nghĩa trang và đất tái định cư thuộc dự án Thủy điện sông Nam - sông Bắc, địa điểm xây dựng mới chợ Ba Xã (xã Hòa Phước)... Đối với địa điểm xây dựng trụ sở Công ty Quản lý nhà chung cư và Trường Đại học Kiến trúc cơ sở 2 tiếp tục nghiên cứu tìm vị trí mới.
Tập trung giải quyết nhà ở, đất ở tái định cư
Đồng chí Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo UBND thành phố tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà ở, đất ở. Theo đó, xử lý hồ sơ bố trí đất cho trên 200 trường hợp gia đình chính sách và hơn 1.000 gia đình sĩ quan quân đội chưa có nhà ở. Thời gian đến, thành phố tiến hành tổng kiểm tra rà soát tình hình giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư trên địa bàn từng quận, huyện. Trước mắt, tập trung xử lý đất tái định cư cho gần 2.000 hộ ở khu vực quận Ngũ Hành Sơn. Xem xét bố trí đất tái định cư đối với các trường hợp diện tích thu hồi trong khoảng 60m2 khi hộ giải tỏa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc quy hoạch đầu tư các dự án nhà ở xã hội phải phủ khắp các quận, huyện, không đầu tư tập trung quá nhiều về phía quận Sơn Trà. Xúc tiến đầu tư thêm các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá sinh viên.Đối với các dự án thiết kế, thành phố giao Viện Quy hoạch Xây dựng thiết kế quy hoạch toàn tuyến sông Cổ Cò từ Đà Nẵng đến Hội An. Đẩy nhanh việc triển khai dự án Trung tâm Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng, các dự án sân golf tại Hòa Hải, Hòa Ninh; sớm đưa vào vận hành khai thác Trạm xử lý nước thải Sơn Trà để giải quyết tình trạng ô nhiễm tại KCN chế biến thủy sản Đà Nẵng. Cấm vận chuyển đối với các phương tiện doanh nghiệp vận tải chở đất gây ô nhiễm môi trường…
(Theo Báo Đà Nẵng)
Quảng Ngãi: Công bố quy hoạch khu công nghiệp Dung Quất II
CTCP Tư vấn Đầu tư xây dựng Công nghiệp và Khu đô thị Việt Nam vừa làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi để báo cáo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Dung Quất II.
Theo đó, vùng Quy hoạch khu công nghiệp Dung Quất II có diện tích khoảng 2.825ha, nằm trong phạm vi, ranh giới của xã Bình Châu, Bình Phú, Bình Tân thuộc huyện Bình Sơn và xã Tịnh Hòa thuộc huyện Sơn Tịnh trong khu kinh tế Dung Quất.
Dung Quất II được quy hoạch là khu công nghiệp đa ngành nghề, với trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, hóa chất, công nghiệp chế tạo, đóng tàu biển, luyện cán thép, nhiệt điện và công nghiệp phụ trợ, gắn liền với Cảng nước sâu Dung Quất II.
Dung Quất II được quy hoạch là khu công nghiệp đa ngành nghề, với trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, hóa chất, công nghiệp chế tạo, đóng tàu biển, luyện cán thép, nhiệt điện và công nghiệp phụ trợ, gắn liền với Cảng nước sâu Dung Quất II.
(Theo Báo Công an Đà Nẵng)
Tòa nhà Lancaster (20 phố Núi Trúc): Được Hà nội cho phép thi công
Gần đây, báo chí phản ánh công trình Lancaster đã vi phạm trật tự xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng đã đình chỉ xây dựng công trình. Đến nay, chủ đầu tư đã khắc phục xong vi phạm, nên Thanh tra Sở Xây dựng tiếp tục cho phép thi công tòa nhà này.
>>Hà Nội: Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu đình chỉ tòa nhà số 20 Núi Trúc
Ngày 17/5/2012, Thanh tra sở Xây dựng Hà Nội đã có công văn số 138/TTr-CDD1 gửi UBND quận Ba Đình, Công ty Điện lực Ba Đình, Công ty kinh doanh nước sạch Ba Đình; Công an quận Ba Đình; UBND phường Giảng Võ; Công ty TNHH Minh Khang về việc cho phép tiếp tục thi công tòa nhà Lancaster tại 20 phố Núi Trúc.
Công văn trên nêu rõ: Ngày 16/5/2012, Công ty TNHH Minh Khang có văn bản số 82KHĐT/MK gửi Sở Xây dựng Hà Nội, Thanh tra Sở báo cáo đã hoàn thành việc thỏa thuận, đền bù với bên bị thiệt hại (có xác nhận của UBND phường Giảng Võ, kèm theo biên bản thỏa thuận lập ngày 14/5/2012 , đơn bãi nại đề ngày 14/5/2012 của bà Bùi Khánh Phương, trú tại số nhà 24, C3, Giảng Võ, quận Ba Đình).
Căn cứ các quy định hiện hành và quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 12; điểm b, khoản 1, Điều 15 Nghị định 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội chấp thuận cho phép Công ty TNHH Minh Khang tiếp tục được thi công tòa nhà Lancaster tại 20 phố Núi Trúc.
Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị các đơn vị trên dừng các biện pháp ngăn chặn, cung cấp lại các dịch vụ điện, nước cho Công ty TNHH Minh Khang theo quy định.
Như Dân trí đã phản ánh, thời gian vừa qua nhiều gia đình khu dân cư phố Núi Trúc đã gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng với nội dung khiếu nại việc bị chủ đầu tư công trình số 20 Núi Trúc xây dựng nhà cao tầng không tuân thủ đúng quy định gây nghiêng lún nguy hiểm cho các công trình liền kề nhưng lại lẩn trốn trách nhiệm đền bù.
Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thanh tra Bộ Xây dựng và UBND TP. Hà Nội, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội ban hành Quyết định về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự đô thị tại số 20 phố Núi Trúc, phường Giảng Võ, để chủ đầu tư chủ động làm việc với các bên bị thiệt hại và giải quyết dứt điểm việc đền bù không để khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.
Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã cho phép tiếp tục thi công tòa nhà tại số 20 phố Núi Trúc (Ảnh: Vũ Văn Tiến) |
Ngày 17/5/2012, Thanh tra sở Xây dựng Hà Nội đã có công văn số 138/TTr-CDD1 gửi UBND quận Ba Đình, Công ty Điện lực Ba Đình, Công ty kinh doanh nước sạch Ba Đình; Công an quận Ba Đình; UBND phường Giảng Võ; Công ty TNHH Minh Khang về việc cho phép tiếp tục thi công tòa nhà Lancaster tại 20 phố Núi Trúc.
Công văn trên nêu rõ: Ngày 16/5/2012, Công ty TNHH Minh Khang có văn bản số 82KHĐT/MK gửi Sở Xây dựng Hà Nội, Thanh tra Sở báo cáo đã hoàn thành việc thỏa thuận, đền bù với bên bị thiệt hại (có xác nhận của UBND phường Giảng Võ, kèm theo biên bản thỏa thuận lập ngày 14/5/2012 , đơn bãi nại đề ngày 14/5/2012 của bà Bùi Khánh Phương, trú tại số nhà 24, C3, Giảng Võ, quận Ba Đình).
Căn cứ các quy định hiện hành và quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 12; điểm b, khoản 1, Điều 15 Nghị định 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội chấp thuận cho phép Công ty TNHH Minh Khang tiếp tục được thi công tòa nhà Lancaster tại 20 phố Núi Trúc.
Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị các đơn vị trên dừng các biện pháp ngăn chặn, cung cấp lại các dịch vụ điện, nước cho Công ty TNHH Minh Khang theo quy định.
Như Dân trí đã phản ánh, thời gian vừa qua nhiều gia đình khu dân cư phố Núi Trúc đã gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng với nội dung khiếu nại việc bị chủ đầu tư công trình số 20 Núi Trúc xây dựng nhà cao tầng không tuân thủ đúng quy định gây nghiêng lún nguy hiểm cho các công trình liền kề nhưng lại lẩn trốn trách nhiệm đền bù.
Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thanh tra Bộ Xây dựng và UBND TP. Hà Nội, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội ban hành Quyết định về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự đô thị tại số 20 phố Núi Trúc, phường Giảng Võ, để chủ đầu tư chủ động làm việc với các bên bị thiệt hại và giải quyết dứt điểm việc đền bù không để khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.
(Theo Dantri)
Đà Nẵng: Ban hành nhiều quy định mới về giá đất tái định cư
Vừa qua, UBND TP.Đà Nẵng đã có văn bản quy định giá đất tái định cư hộ chính tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố.
Khu dân cư (KDC) Đông Phước, quận Cẩm Lệ (QĐ 35): Giá đất bằng giá đất quy định tại QĐ số 44/2010/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của UBND TPĐN;
KDC Nam Bắc Mỹ An, Đường MC (4,5 - 7,5 - 4,5)m (QĐ 35): 1.256.000đ/m2; Khu TĐC Nam bến xe Đông Nam, Đường MC (3-5,5-3)m (QĐ 212): 1.000.000đ/m2.
KDC số 7- Trung tâm đô thị mới Tây Bắc, Đường MC (3-5,5-3)m (QĐ 44): 1.152.000đ/m2.
Ngoài ra, UBND TP.Đà Nẵng cũng quy định: Vị trí đất nằm ở góc ngã ba đường phố được nhân thêm hệ số 1,3; góc ngã tư đường phố được nhân thêm hệ số 1,5.
Trường hợp theo quy hoạch, lô đất tại ngã ba, ngã tư nếu có phần diện tích khoảng lùi bên hông thì được nhân (x) hệ số 0,5 trên giá trị phần diện tích đất bị lùi.
Giá đất tái định cư hộ phụ thực hiện theo nội dung QĐ 5151/QĐ-UBND trên cơ sở giá đất tái định cư hộ chính như trên.
(Theo TPO)
Cần Thơ: Thu hồi cả đất nằm ngoài quy hoạch!
UBND tỉnh Cần Thơ có quyết định thu hồi đất của nhiều hộ dân tại xã An Bình, Tp. Cần Thơ giao cho Công ty CP Đầu tư XD Hồng Phát để đầu tư xây dựng khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng (GĐ 1). Thửa đất của bà Thảo không nằm trong quy hoạch vẫn bị thu hồi.
Thu hồi “thêm” đất của dân
Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng tại phường An Bình, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) làm chủ đầu tư. Ngày 9/7/2003, ông Võ Thanh Tòng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ đã ký Quyết định số 2246 về việc thu hồi đất và giao đất cho Công ty Hồng Phát. Tại điều 1 Quyết định 2246 nói rõ: “Nay thu hồi đất có diện tích 196.976m2 do các hộ dân sử dụng nằm trong khu quy hoạch dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng (giai đoạn 1), phần đất thuộc các tờ bản đồ 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13 tọa lạc tại xã An Bình, Tp. Cần Thơ; có tứ cận tiếp giáp: Đông Bắc giáp đường tự mở theo quy hoạch, Đông Nam giáp Khu B khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng và Khu dân cư Công ty Anh Đào, Tây Bắc giáp đường Nguyễn Văn Cừ dự mở nối dài, Tây nam giáp đường Cái Sơn - Hàng Bàng”.Bà Lê Thị Mai Thảo có 80m2 đất đã được UBND Tp. Cần Thơ cấp GCNQSDĐ số 05850/QSDĐ ngày 24/5/2002. Theo đó, thửa đất của bà Mai Thảo có thửa số 461, tờ bản đồ 28, với thời hạn sử dụng 43 năm. Đối chiếu với dự án Khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng (giai đoạn 1) thì thửa đất của bà Mai Thảo nằm ngoài quy hoạch. Tại Quyết định thu hồi đất số 2246 của UBND tỉnh Cần Thơ cũng đã liệt kê thu hồi phần đất thuộc các tờ bản đồ từ 01 đến 13. Trong khi đó, thửa đất của bà Mai Thảo ở tờ bản đồ 28.
Thế nhưng, không biết căn cứ vào đâu, ngày 29/8/2003 Chủ tịch UBND Tp. Cần Thơ đã ký Quyết định số 4300 về việc thu hồi đất của hộ Lê Thị Mai Thảo. Tại Điều 1 Quyết định 4300 ghi rõ: “Nay thu hồi phần đất có diện tích 80m2 thuộc tờ thửa 31, tờ bản đồ số 2 của hộ Lê Thị Mai Thảo sử dụng, tọa lạc tại ấp Lợi Nguyên B, xã An Bình, Tp. Cần Thơ để xây dựng khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng (Khu A) theo dự án đầu tư đã được phê duyệt”.
Bà Lê Thị Mai Thảo bên khu đất của mình đã bị chính quyền thu hồi sai trái |
Bà Lê Thị Mai Thảo bức xúc nói: “Tôi chỉ có một khu đất 80m2 có thửa số 461, tờ bản đồ 28, không thuộc quy hoạch Khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng (giai đọan 1). Tôi đâu có thửa đất nào 80m2 thuộc thửa số 31, tờ bản đồ số 2 mà chính quyền lại ra quyết định thu hồi đất của tôi?”.
Thu hồi “thêm” đất của dân
Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng tại phường An Bình, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) làm chủ đầu tư. Ngày 9-7-2003, ông Võ Thanh Tòng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ đã ký Quyết định số 2246 về việc thu hồi đất và giao đất cho Công ty Hồng Phát. Tại điều 1 Quyết định 2246 nói rõ: “Nay thu hồi đất có diện tích 196.976m2 do các hộ dân sử dụng nằm trong khu quy hoạch dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng (giai đoạn 1), phần đất thuộc các tờ bản đồ 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13 tọa lạc tại xã An Bình, Tp. Cần Thơ; có tứ cận tiếp giáp: Đông Bắc giáp đường tự mở theo quy hoạch, Đông Nam giáp Khu B khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng và Khu dân cư Công ty Anh Đào, Tây Bắc giáp đường Nguyễn Văn Cừ dự mở nối dài, Tây nam giáp đường Cái Sơn - Hàng Bàng”.Bà Lê Thị Mai Thảo có 80m2 đất đã được UBND Tp. Cần Thơ cấp GCNQSDĐ số 05850/QSDĐ ngày 24/5/2002. Theo đó, thửa đất của bà Mai Thảo có thửa số 461, tờ bản đồ 28, với thời hạn sử dụng 43 năm. Đối chiếu với dự án Khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng (giai đoạn 1) thì thửa đất của bà Mai Thảo nằm ngoài quy hoạch. Tại Quyết định thu hồi đất số 2246 của UBND tỉnh Cần Thơ cũng đã liệt kê thu hồi phần đất thuộc các tờ bản đồ từ 01 đến 13. Trong khi đó, thửa đất của bà Mai Thảo ở tờ bản đồ 28.
Thế nhưng, không biết căn cứ vào đâu, ngày 29/8/2003 Chủ tịch UBND Tp. Cần Thơ đã ký Quyết định số 4300 về việc thu hồi đất của hộ Lê Thị Mai Thảo. Tại Điều 1 Quyết định 4300 ghi rõ: “Nay thu hồi phần đất có diện tích 80m2 thuộc tờ thửa 31, tờ bản đồ số 2 của hộ Lê Thị Mai Thảo sử dụng, tọa lạc tại ấp Lợi Nguyên B, xã An Bình, Tp. Cần Thơ để xây dựng khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng (Khu A) theo dự án đầu tư đã được phê duyệt”.
Bà Lê Thị Mai Thảo bức xúc nói: “Tôi chỉ có một khu đất 80m2 có thửa số 461, tờ bản đồ 28, không thuộc quy hoạch Khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng (giai đọan 1). Tôi đâu có thửa đất nào 80m2 thuộc thửa số 31, tờ bản đồ số 2 mà chính quyền lại ra quyết định thu hồi đất của tôi?”.
Sai một ly, đi một dặm
Như vậy, UBND Tp. Cần Thơ đã ra quyết định thu hồi đất quá “lố” so với quy hoạch dự án Khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng (giai đọan 1). Thực tế, đất của bà Mai Thảo một nơi nhưng chính quyền lại “vẽ” ra là đất ở một nơi khác để thu hồi đất.Bà Lê Thị Mai Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng Tp. Cần Thơ cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng khu đất tại thửa số 461, tờ bản đồ số 28, ấp Lợi Nguyên B, xã An Bình, Tp. Cần Thơ. Ông Hùynh Văn Sáu, Trưởng phòng Kiến trúc - quy hoạch trả lời: “Hiện nay, do chưa xác định được khu đất trên thực địa nên Sở Xây dựng chưa thể cung cấp thông tin cụ thể về quy hoạch xây dựng khu đất nêu trên”. Thế nhưng, không biết căn cứ vào đâu, ông Hồ Văn Phú, Phó Giám đốc Trung tâm đo đạc - bản đồ Sở Xây dựng Cần Thơ đã xác nhận trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất 80m2 của bà Mai Thảo là thửa số 31, tờ bản đồ số 2?
Ở đây có một nghịch lý: Ngày 25/6/2003, Trưởng Ban địa chính Tp. Cần Thơ đã ký xác nhận, đóng dấu vào sổ đỏ 05850: “Xác nhận ông Nguyễn Nam Hải đã chuyển nhượng hết diện tích đất cho bà Lê Thị Mai Thảo, diện tích 80m2, tại thửa số 461, tờ bản đồ 28”. Thế nhưng, cũng cùng ngày 25/6/2003, ông Nguyễn Văn Đầy, cán bộ địa chính xã An Bình lại ký xác nhận trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất bị thu hồi thì thửa đất mang tên bà Lê Thị Mai Thảo, diện tích 80m2, nhưng lại ở thửa số 31, tờ bản đồ số 2(?). Chẳng lẽ, cùng một thửa đất mà có hai hồ sơ địa chính khác nhau?
Bà Mai Thảo đã khiếu nại quyết định thu hồi đất của UBND Tp. Cần Thơ. Không những không xem xét lại việc thu hồi đất, UBND Tp. Cần Thơ còn ban hành quyết định xử phạt hành chính bà Mai Thảo số tiền 500.000 đồng về hành vi không chấp hành quyết định thu hồi đất. Ngày 28/5/2010, UBND quận Ninh Kiều đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đối với bà Mai Thảo. Và mới đây, ngày 18/4/2012, UBND phường An Khánh, quận Ninh Kiều đã tổ chức cưỡng chế khu đất và nhà của bà Mai Thảo (cưỡng chế lần 2). Gia đình bà Mai Thảo phải đi thuê nhà trọ để ở.
Sự thật về thửa đất của bà Lê Thị Mai Thảo chỉ có một. Chính quyền Tp. Cần Thơ cần xem xét lại quy hoạch Khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng, xác định lại chính xác vị trí thửa đất của bà Mai Thảo là không nằm trong quy họach Khu dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng (giai đoạn 1) để trả lại khu đất cho bà Mai Thảo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người dân có đất hợp pháp.
(Theo Công lý)
Đầu tư xây cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết theo hình thức PPP
Ngày 17/5, tại hội thảo về phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ Việt Nam tổ chức ở Tp.HCM, ông Nguyễn Danh Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cho biết thông tin trên.
Sẽ xây cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết theo hình thức PPP |
Bộ đã xây dựng dự thảo về cơ chế thí điểm đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết theo hình thức PPP - hình thức hợp tác công tư, theo đó Nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư.
Với chiều dài 97 km, quy mô sáu làn xe, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 trên 846 triệu USD, đây là một dự án quan trọng kết nối TPHCM với thành phố du lịch Phan Thiết, Bình Thuận.
Hiện đã có Tập đoàn Bitexco đăng ký thực hiện. Dự án này đã được phê duyệt kế hoạch đầu tư, hiện đang triển khai giải phóng mặt bằng, dự kiến tháng 7 này sẽ phát hồ sơ tuyển thầu.
(Theo Pháp luật TPHCM)
Ngân hàng chào đón, dân vẫn chưa dám vay mua nhà
Các ngân hàng đã "rộng cửa" đối với BĐS... với mức lãi suất giảm, giá BĐS ở tất cả các phân khúc vẫn tiếp tục "hạ nhiệt". Có thể nói đây là thời điểm khá lý tưởng để mua nhà. Thế nhưng người dân dường như vẫn chưa mấy quan tâm.
Ngân hàng hỗ trợ người mua nhà
Bắt đầu từ ngày 16/5, gói tín dụng ưu đãi trị giá 4.000 tỷ đồng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chính thức được triển khai, với việc VIDB chính thức ký cam kết hỗ trợ tín dụng cho khách hàng mua căn hộ tại dự án Nam Đô Complex (609 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí toàn cầu (GP.Invest) làm chủ đầu tư. Khách hàng khi mua căn hộ tại dự án này sẽ chỉ phải trả lãi suất thực là 10% trong 1 năm đầu tiên.Theo cam kết này, phía ngân hàng sẽ cho vay với lãi suất ưu đãi 16%, chủ đầu tư hỗ trợ thêm 6% nữa cho khách hàng. Đối với các khách hàng ký hợp đồng mua bán căn hộ và thanh toán trong khoảng thời gian từ 22/5 đến 15/8/2012 sẽ được vay thanh toán lần thứ nhất tối đa 30% tổng giá trị căn hộ. Các khách hàng ký hợp đồng mua bán căn hộ trước ngày 22/5/2012 cũng sẽ được vay một khoản thanh toán lần tiếp theo với mức vay tối đa 30% tổng giá trị căn hộ. Vị trí địa lý khá đẹp, cộng với mức giá trên 20 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm phí bảo trì + VAT), lại được vay ưu đãi từ VIDB và hỗ trợ của chủ đầu tư, chủ đầu tư kỳ vọng sẽ thúc đẩy được lượng hàng bán ra từ dự án này trong bối cảnh thị trường ế ẩm hiện nay.
Ngoài VIDB còn có rất nhiều ngân hàng khác cũng đang cho vay ưu đãi dành cho cá nhân có nhu cầu mua nhà. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) cũng cam kết với chủ đầu tư dự án FLC Landmark Tower (địa chỉ Lê Đức Thọ, Từ Liêm, Hà Nội) cho khách hàng mua căn hộ tại dự án này có thể vay 70% giá trị căn hộ với lãi suất ưu đãi trong khoảng 15%, thời gian vay lên đến 10 - 20 năm.
Thị trường căn hộ được dự báo vẫn trên đà suy giảm thời gian tới do áp lực lãi suất cho vay còn cao. |
Ngân hàng HSBC hiện đang tung ra chương trình hỗ trợ người vay mua nhà cũng được coi là khá dễ chịu. Đó là, từ nay đến 29/6, các khách hàng là cá nhân có nhu cầu vay mua nhà sẽ được cho vay với 0% lãi suất tháng đầu tiên. Bên cạnh đó còn là nhiều ưu đãi và quà tặng hấp dẫn như: 30 khách hàng đầu tiên vay mua nhà sẽ được tặng 1 iPad 2 và tất cả các khách hàng sẽ được tặng 1 triệu đồng khi mở thẻ tín dụng HSBC…
Người dân chưa dám vay tiền
Theo báo cáo của Công ty TNHH Jones Lang LaSale Việt Nam thì thị trường BĐS tại Hà Nội quý I-2012 có 2.300 căn hộ được chào bán, chủ yếu là phân khúc bình dân và trung bình. Tổng nguồn cung đạt 72.800 căn, tăng 2% so với quý IV-2011. Tuy nhiên, số giao dịch thành công trên thị trường vẫn trên đà giảm, chỉ đạt khoảng 15% lượng hàng tồn kho quý trước, mặc dù phân khúc bình dân và trung bình đã hướng vào những người có nhu cầu ở thực.Để hấp dẫn khách hàng, nhiều chủ đầu tư còn áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi, hỗ trợ trả góp với mức lãi suất ưu đãi nhưng lượng giao dịch vẫn không thể cải thiện. Trên thị trường thứ cấp, giá chào bán trung bình giảm 2,7% so với quý IV-2011. Dự kiến quý II-2012, thị trường căn hộ sẽ có thêm 5.700 căn được bàn giao, chủ yếu tập trung ở quận Hà Đông và Từ Liêm.
Hiện, nhiều ngân hàng đang dần quan tâm đến tín dụng nhà ở và đang dần đẩy mạnh cho các khách hàng cá nhân vay vốn mua nhà, căn hộ để ở. Thực tế nhu cầu thị trường mặc dù khá cao, ngân hàng cũng có nhiều gói hỗ trợ với mức lãi suất hấp dẫn nhưng số lượng người vay mua nhà lại không nhiều.
Ông Nguyễn Hữu Đặng, Tổng giám đốc HDBank cho biết, tới thời điểm này, khoản tín dụng ở lĩnh vực chứng khoán và BĐS của ngân hàng này mới sử dụng hết 10%, mặc dù HDBank tập trung vào tín dụng BĐS cá nhân mua nhà, căn hộ dưới hình thức trả góp.
Lý giải cho việc tín dụng BĐS tăng chậm trong thời gian vừa qua, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB cho rằng, trong bối cảnh thị trường còn khó khăn và áp lực lãi suất hiện vẫn là rào cản đối với khách hàng cá nhân nên việc đẩy vốn vào BĐS không hề đơn giản. ông Hải nhận định, có khả năng phải đến hết quý III, khi mặt bằng lãi suất giảm sâu hơn nữa so với hiện nay, lãi suất cho vay cá nhân về dưới 14, 15% thì cá nhân có nhu cầu BĐS mới dám nghĩ đến chuyện vay tiền
(Theo CAND)
Nhà ở kết hợp kinh doanh: Mô hình hợp quy luật lịch sử
Nhà ở để làm gì? Cố nhiên là để ở, nhưng ở mỗi vùng miền khác nhau lại có những quan niệm và chức năng khác nhau.
Những người khách du lịch phương Tây khi đến các nước châu Á vô cùng thích thú khi nhìn thấy những dãy phố thương mại bán cơ man là hàng hoá, chạy suốt từ phố này sang phố khác mà không có điểm dừng. Trong các sách hướng dẫn du lịch đều đề cập đến đặc tính này và nhiều nước coi đó là đặc sản của du lịch, còn các nhà khoa học đặt cho nó hẳn một khái niệm có tính định danh là shophouse (nhà + cửa hàng). Loại nhà kết hợp 2 và 3 trong 1 ngày nay rất phổ biến ở các thành phố châu Á. Chúng ta có thể thấy ở Bangkok, Manila, Jakarta, thậm chí các thành phố của Nhật Bản.
Loại nhà shophouse này hiện nay rất phổ biến ở các đô thị Việt Nam. Nó có từ trong lịch sử và duy trì cho đến ngày hôm nay. Từ thời nhà Trần ở Thăng Long đã có rất nhiều các dãy phố nhà kết hợp với cửa hàng, và nó phát triển mạnh vào thời nhà Lê. Thật ra 36 phố phường của Hà Nội ngày xưa và ngày nay như Hàng Mã, Hàng Đường, Hàng Thiếc, Hàng Bạc đều là 2 trong 1 (ở + buôn bán) và 3 trong 1 (nhà ở + buôn bán + sản xuất). Tp.HCM cũng trong tình trạng tương tự. Năm 2007, tác giả bài viết này và hàng chục sinh viên làm một cuộc khảo cứu kéo dài hơn một năm về các phố thương mại và kết quả cho thấy trong 14 quận nội thành có 160 con đường (chiếm tỷ lệ 15%) trong tất cả con đường là phố chuyên doanh (chỉ bán một loại mặt hàng và chạy suốt tuyến như phố vật liệu xây dựng Tô Hiến Thành, phố đồ gỗ Ngô Gia Tự), còn loại nhà mặt tiền đường được sử dụng làm cửa hàng chiếm đến hơn 87%. Hiện tượng này cũng rất phổ biến ở Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, Biên Hoà, Cần Thơ…
Thực sự thì đây là một nét rất độc đáo của kinh tế học đô thị. Về mặt kinh tế, loại hình này đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách thông qua thuế, thu hút giải quyết được một lượng khá lớn lao động, tận dụng được mặt bằng nhà ở của hộ gia đình cho hoạt động thương mại và sản xuất phục vụ xã hội. Trong những năm gần đây, siêu thị xuất hiện ngày một nhiều nhưng không thay thế được các cửa hàng bán lẻ tại gia, vì tính thuận tiện đối với cả người mua lẫn người bán và được người dân ưa thích.
Thật ra việc buôn bán tại nhà hiện nay hoàn toàn không ảnh hưởng đến trật tự an ninh, an toàn xã hội, cũng như cảnh quan môi trường, ngoại trừ một số cửa hàng bán đồ nhậu có gây mất trật tự, cửa hàng bán băng đĩa có gây ồn ào, các cửa hàng ăn có xả rác, nước bẩn ra vỉa hè..., còn lại thì đều ổn thoả cả. Những gì chưa được như lấn chiếm vỉa hè, mất vệ sinh thì cần chấn chỉnh, nhưng không vì thế mà cấm nhà ở vào mục đích kinh doanh và quy định các mức xử phạt. Như thế làm mất đi cơ hội kiếm tiền chính đáng của nhiều người, làm mất đi một truyền thống lâu đời, làm mất đi một loại hình kinh tế đang còn giá trị cho cả người dân lẫn Nhà nước.
Quy định đó, nếu có, thì phải khẳng định ngay đó là một quy định không đúng về mặt luật pháp, vì người dân có quyền tự do sử dụng những phần đất thuộc sở hữu được Nhà nước công nhận, nếu trong trường hợp họ đưa mặt bằng vào làm việc phi pháp thì hành vi phi pháp đó bị trừng phạt, còn kinh doanh là quyền hợp pháp của bất cứ người dân nào có đăng ký theo luật.
Loại nhà kết hợp 2 và 3 trong 1 ngày nay rất phổ biến ở các thành phố châu Á như Bangkok, Manila, Jakarta, thậm chí các thành phố của Nhật Bản. Trong ảnh, nhà ở kết hợp với thương mại ở thành phố Penang, Malaysia. Ảnh: N.M.H |
Loại nhà shophouse này hiện nay rất phổ biến ở các đô thị Việt Nam. Nó có từ trong lịch sử và duy trì cho đến ngày hôm nay. Từ thời nhà Trần ở Thăng Long đã có rất nhiều các dãy phố nhà kết hợp với cửa hàng, và nó phát triển mạnh vào thời nhà Lê. Thật ra 36 phố phường của Hà Nội ngày xưa và ngày nay như Hàng Mã, Hàng Đường, Hàng Thiếc, Hàng Bạc đều là 2 trong 1 (ở + buôn bán) và 3 trong 1 (nhà ở + buôn bán + sản xuất). Tp.HCM cũng trong tình trạng tương tự. Năm 2007, tác giả bài viết này và hàng chục sinh viên làm một cuộc khảo cứu kéo dài hơn một năm về các phố thương mại và kết quả cho thấy trong 14 quận nội thành có 160 con đường (chiếm tỷ lệ 15%) trong tất cả con đường là phố chuyên doanh (chỉ bán một loại mặt hàng và chạy suốt tuyến như phố vật liệu xây dựng Tô Hiến Thành, phố đồ gỗ Ngô Gia Tự), còn loại nhà mặt tiền đường được sử dụng làm cửa hàng chiếm đến hơn 87%. Hiện tượng này cũng rất phổ biến ở Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, Biên Hoà, Cần Thơ…
Thực sự thì đây là một nét rất độc đáo của kinh tế học đô thị. Về mặt kinh tế, loại hình này đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách thông qua thuế, thu hút giải quyết được một lượng khá lớn lao động, tận dụng được mặt bằng nhà ở của hộ gia đình cho hoạt động thương mại và sản xuất phục vụ xã hội. Trong những năm gần đây, siêu thị xuất hiện ngày một nhiều nhưng không thay thế được các cửa hàng bán lẻ tại gia, vì tính thuận tiện đối với cả người mua lẫn người bán và được người dân ưa thích.
Thật ra việc buôn bán tại nhà hiện nay hoàn toàn không ảnh hưởng đến trật tự an ninh, an toàn xã hội, cũng như cảnh quan môi trường, ngoại trừ một số cửa hàng bán đồ nhậu có gây mất trật tự, cửa hàng bán băng đĩa có gây ồn ào, các cửa hàng ăn có xả rác, nước bẩn ra vỉa hè..., còn lại thì đều ổn thoả cả. Những gì chưa được như lấn chiếm vỉa hè, mất vệ sinh thì cần chấn chỉnh, nhưng không vì thế mà cấm nhà ở vào mục đích kinh doanh và quy định các mức xử phạt. Như thế làm mất đi cơ hội kiếm tiền chính đáng của nhiều người, làm mất đi một truyền thống lâu đời, làm mất đi một loại hình kinh tế đang còn giá trị cho cả người dân lẫn Nhà nước.
Quy định đó, nếu có, thì phải khẳng định ngay đó là một quy định không đúng về mặt luật pháp, vì người dân có quyền tự do sử dụng những phần đất thuộc sở hữu được Nhà nước công nhận, nếu trong trường hợp họ đưa mặt bằng vào làm việc phi pháp thì hành vi phi pháp đó bị trừng phạt, còn kinh doanh là quyền hợp pháp của bất cứ người dân nào có đăng ký theo luật.
“Không có chuyện phạt nhà vừa ở vừa kinh doanh”
Đó là khẳng định của thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị chiều ngày 17.5. Theo ông Nam, vừa qua bộ Xây dựng chỉ căn cứ vào nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản để hướng dẫn sở xây dựng Bình Thuận xử phạt đối với những trường hợp là tổ chức, cá nhân không sử dụng nhà ở vào mục đích để ở, chứ bộ không nghĩ ra quy định. Bộ cũng khẳng định trong hướng dẫn: không phạt những nhà vừa ở vừa kinh doanh. Theo ông Nam, các loại nhà ở sử dụng trái mục đích bị xử phạt chủ yếu như: sử dụng nhà ở làm nơi sản xuất gây tiếng ồn, ô nhiễm, độc hại ảnh hưởng đến dân cư xung quanh hoặc làm trụ sở công ty có tần suất người ra vào giao dịch, xe cộ tăng (chủ yếu ở các khu chung cư). Theo quy định thì nhà chung cư không được sử dụng để kinh doanh vì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công trình như: làm tăng dân số, tăng lưu lượng người ra vào, tăng tải trọng công trình, tăng mật độ xe ra vào, khó kiểm soát việc phòng chống cháy nổ...
Thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam:
|
TS Nguyễn Minh Hoà
(Theo SGTT)
(Theo SGTT)
BĐS nghỉ dưỡng: Càng khó khăn càng phải "làm thật"
Trước tình hình thị trường bất động sản đang quá khó khăn, các doanh nghiệp cho biết muốn cứu mình chỉ còn cách làm thật, làm tốt với khách hàng. Đây cũng là một hướng đi đúng đối với các doanh nghiệp BĐS nghỉ dưỡng hiện nay.
Bởi vì, đối với những người đang đi tìm một nơi nghỉ dưỡng thì phải được hài lòng cả về tiến độ, chất lượng và gia tăng giá trị mới mong hấp dẫn những người có tiền và khó tính.
Tại một hội thảo gần đây, Ông Lê Đức Hải Giám đốc một tập đoàn chuyên về đầu tư, xây dựng và phát triển dự án khu đô thị sinh thái ở Hà Nội đã nhắc đến vấn đề "chất lượng bên trong vỏ máy" như một cảnh báo về chất lượng và tiến độ các dự án BĐS bên cạnh những bản vẽ đẹp và lời quảng cáo có cánh.
Điều đó là một thực tế khi một ngôi nhà được xây dựng rất hoành tráng, đầy đủ các trang thiết bị như thang máy, hệ thống điện nước, cứu hỏa... nhưng không biết chất lượng ra sao, nhất là khi có sự cố xảy ra sẽ như thế nào...?. Những lỗi đó thật khó chấp nhận đối với người mua nhà và sẽ thật trở nên tệ hại khi xuất hiện trong những BĐS nghỉ dưỡng - nơi mà người mua mong ước một sản phẩm hoàn thiện để tận hưởng.
Đối với BĐS nghỉ dưỡng, lỗi dễ mắc phải của các chủ đầu tư hám lợi chính là chạy theo lợi nhuận, muốn kiếm thật nhiều tiền nên nhiều ông chủ đã can thiệp thô bạo, cấy ghép sao cho có nhiều căn hộ, villas... để bán, tạo ra những sản phẩm kém, không có thẩm mỹ, thiếu hiểu biết và băm nát cả môi trường cảnh quan xung quanh, khiến cho mọi thứ trở nên mất hết giá trị.
Tuy nhiên, thời gian qua, khi thị trường BĐS phát triển quá dễ dàng khiến các doanh nghiệp quên mất vấn đề cốt lõi của thị trường là người tiêu dùng. Đến khi thị trường BĐS đóng băng, nhìn lại mới thấy thật sai lầm, nhiều sản phẩm được làm ra không phản ánh quan hệ gắn bó giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Ông Hoàng Hải, một nhà ngoại giao lâu năm của Việt Nam cho biết, khu vực phía Tây Hà Nội như Ba Vì, Lương Sơn có nhiều lợi thế phát triển các khu BĐS sinh thái, nghỉ dưỡng mà nếu làm tốt chúng ta hoàn toàn có thể có được những khu bất động sản sinh thái có chất lượng, đẳng cấp, được điểm danh trên bản đồ nghỉ dưỡng của khu vực và thế giới. Mà điều hiện thực trước mắt là phát triển một khu vực quần thể du lịch nghỉ dưỡng quốc gia ngay cạnh thủ đô mà hiếm đô thị nào có được.
Tuy nhiên, để làm được điều đó thì các chủ đầu tư và dự án hiện nay phải nỗ lực nhiều. Càng khó khăn càng phải khẳng định giá trị của mình. Trên một thị trường non trẻ, đòi hỏi nhiều tiêu chí cao thì những ai đi đầu và khẳng định được mình sẽ có rất nhiều lợi thế phát triển.
Qua khảo sát tại những điểm như Hòa Lạc, Ba Vì hay Lương Sơn, ông Hải cho biết tôi đi tìm mua cho mình đồng thời tìm mua cho rất nhiều bạn bè đang ở nước ngoài. Những dự án khởi động này dù mới trong giai đoạn triển khai nhưng đã rất hấp dẫn. Đặc biệt, với những dự án đầu tiên ở đây thì giá trị gia tăng lâu dài là rất lớn. Nhất là khi nó được triển hai tại những vị trí đắc địa nhất mà về sau muốn cũng không có được.
"Trên một lợi thế tự nhiên đó, khách hàng càng được thuyết phục hơn khi đa số các dự án triển khai đúng tiến độ và đảm bảo được những tiêu chí khắt khe của một dự án sinh thái. Điều này sẽ là thách thức cho chủ đầu tư trong thời điểm khó khăn. Nhưng quan trọng là càng khó khăn càng phải khẳng định mình.
Dường như, điều này đã đã được cộng đồng những nhà đầu tư đã thấu hiểu điều này. Điều đầu tiên là đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án.
Điểm qua các dự án khá đình đám như Green Villas V4 đã hoàn thiện khu dịch vụ đã đưa vào vận hành và đang tiếp tục hoàn thiện các khu thể thao, nhà hàng, khu vui chơi ngoài trời. Sau đó sẽ hoàn thiện khu khách sạn, biệt thự và khu chăm sóc sức khỏe. Riêng các khubiệt thự đã ong xây thô và chuẩn bị hoàn thiện để giao khách hàng bào cuối 2012. Tại Nịne Ivory, dù mới khởi công nhưng đã hoàn thiện hạ tầng, xây nhà mẫu để chuẩn bị khởi công. Khu Điền Viên dù mới chào hàng nhưng cũng đã hoàn thiện nhà mẫu, hạ tầng và chuẩn bị khởi công biệt thự. Tại Country House, hạ tầng đã cơ bản xong, các biệt thự đang được xây dựng và cảnh quan cây xanh đang được đẩy nhanh.
Đặc biệt, để tiếp tục thu hút khách, các chủ đầu tư cũng tiếp tục gia tăng các dịch vụ cho các khu dự án như cung cấp thêm các dịch vụ nghỉ dưỡng và giải trí, thể thao, chăm sóc sức khỏe... Đồng thời tổ chức thêm các các dịch vụ về nhà hàng, sự kiện và du lịch. Đặc biệt, đối với khách sở hữu các nhà trong dự án của archi sẽ có những mức ưu đãi để có thể sử dụng luân phiên khu dịch vụ của tất cả các dự án trong hệ thống.
Ngoài ra, các chủ dự án cũng cung cấp dịch vụ quản lý và thuê lại biệt thự của khách hàng với mức giá từ 6 - 10 triệu /1 tháng và khách hàng ko phải trả các chi phí bảo dưỡng.
Theo các chủ đầu tư, việc này sẽ gia tăng thêm giá trị thụ hưởng cho khách hàng, nhất là đa số dịch vụ đều không tăng giá thì khách hàng là người hưởng lợi. Điều đó càng thêm hấp dẫn cho dự án và sản phẩm một cách thực chất nhất.
Đặc biệt, các chủ dự án cũng cho biết, ngoài việc đầu tư vào các công trình xây dưng, các giá trị gia tăng thì một trong những điều quan trọng được chú ý là bảo vệ và phát triển cảnh quan. Bởi vì BĐS nghỉ dưỡng không chỉ có nhà đẹp mà phải có quần thể đẹp. Chúng ta không chỉ ở trong nhà mà còn phải có quần thể đẹp, tầm nhìn đẹp. Khách hàng mua nhà nghỉ dưỡng không phải mua một lô cốt mà mua cả tầm nhìn, mua cả những khu vực đó để giữ cho cảnh quan tự nhiên tạo ra giá trị cho khu sinh thái. Điều đó mới là giá trị riêng có của BĐS nghỉ dưỡng
Tâm sự của một chủ đầu tư cho biết, BĐS du lịch nghỉ dưỡng phía Tây Hà Nội có tiềm năng là không còn bàn cãi. Vì thế, khách hàng đã đến và lựa chọn sản phẩm nhưng trong khó khăn chủ dự án cần phải có một ý chí mạnh mẽ, muốn tạo ra một thứ sản phẩm có giá trị thực thụ để thuyết phục khách hàng lâu dài. Đơn giản, anh muốn dự án thuận lợi thì cần phải tạo ra một số lượng khách hàng ủng hộ mình.
Và tất nhiên, để ủng hộ mình trước hết phải chăm sóc khách hàng tốt. Và điều đó đã được chứng minh trên thực tế ở phía Tây Hà Nội khi phân khúc này vẫn sôi động đúng nghĩa cả trên công trường, sàng giao dịch và sự hứng khởi của khách hàng và chủ đầu tư.
Khó khăn càng phải khẳng định
Mặc dù rất khó khăn do thị trường ảm đạm, khách hàng ngoảnh mặt, nhưng một loạt DN đầu tư vào những khu sinh thái nghỉ dưỡng dọc quốc lộ 6, thuộc tỉnh Hòa Bình cho biết họ đang chấp nhận từ chối khách như một cuộc sàng lọc. Sẵn sàng loại bỏ những trọc phú, thích khoe mẽ, thực dụng, ít hiểu biết và lựa chọn những khách hàng cùng ý chí để tạo ra những sản phẩm có giá trị. Như thế, cả hai sẽ tin nhau, cùng hợp tác để đẩy nhanh dự án. Như thế, khách hàng sẽ sớm có được sản phẩm như ý còn chủ đầu tư lại có điều kiện triển khai đúng tiến độ và hơn thế là lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng.Điều đó là một thực tế khi một ngôi nhà được xây dựng rất hoành tráng, đầy đủ các trang thiết bị như thang máy, hệ thống điện nước, cứu hỏa... nhưng không biết chất lượng ra sao, nhất là khi có sự cố xảy ra sẽ như thế nào...?. Những lỗi đó thật khó chấp nhận đối với người mua nhà và sẽ thật trở nên tệ hại khi xuất hiện trong những BĐS nghỉ dưỡng - nơi mà người mua mong ước một sản phẩm hoàn thiện để tận hưởng.
Đối với BĐS nghỉ dưỡng, lỗi dễ mắc phải của các chủ đầu tư hám lợi chính là chạy theo lợi nhuận, muốn kiếm thật nhiều tiền nên nhiều ông chủ đã can thiệp thô bạo, cấy ghép sao cho có nhiều căn hộ, villas... để bán, tạo ra những sản phẩm kém, không có thẩm mỹ, thiếu hiểu biết và băm nát cả môi trường cảnh quan xung quanh, khiến cho mọi thứ trở nên mất hết giá trị.
Tuy nhiên, thời gian qua, khi thị trường BĐS phát triển quá dễ dàng khiến các doanh nghiệp quên mất vấn đề cốt lõi của thị trường là người tiêu dùng. Đến khi thị trường BĐS đóng băng, nhìn lại mới thấy thật sai lầm, nhiều sản phẩm được làm ra không phản ánh quan hệ gắn bó giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Ông Hoàng Hải, một nhà ngoại giao lâu năm của Việt Nam cho biết, khu vực phía Tây Hà Nội như Ba Vì, Lương Sơn có nhiều lợi thế phát triển các khu BĐS sinh thái, nghỉ dưỡng mà nếu làm tốt chúng ta hoàn toàn có thể có được những khu bất động sản sinh thái có chất lượng, đẳng cấp, được điểm danh trên bản đồ nghỉ dưỡng của khu vực và thế giới. Mà điều hiện thực trước mắt là phát triển một khu vực quần thể du lịch nghỉ dưỡng quốc gia ngay cạnh thủ đô mà hiếm đô thị nào có được.
Tuy nhiên, để làm được điều đó thì các chủ đầu tư và dự án hiện nay phải nỗ lực nhiều. Càng khó khăn càng phải khẳng định giá trị của mình. Trên một thị trường non trẻ, đòi hỏi nhiều tiêu chí cao thì những ai đi đầu và khẳng định được mình sẽ có rất nhiều lợi thế phát triển.
Qua khảo sát tại những điểm như Hòa Lạc, Ba Vì hay Lương Sơn, ông Hải cho biết tôi đi tìm mua cho mình đồng thời tìm mua cho rất nhiều bạn bè đang ở nước ngoài. Những dự án khởi động này dù mới trong giai đoạn triển khai nhưng đã rất hấp dẫn. Đặc biệt, với những dự án đầu tiên ở đây thì giá trị gia tăng lâu dài là rất lớn. Nhất là khi nó được triển hai tại những vị trí đắc địa nhất mà về sau muốn cũng không có được.
"Trên một lợi thế tự nhiên đó, khách hàng càng được thuyết phục hơn khi đa số các dự án triển khai đúng tiến độ và đảm bảo được những tiêu chí khắt khe của một dự án sinh thái. Điều này sẽ là thách thức cho chủ đầu tư trong thời điểm khó khăn. Nhưng quan trọng là càng khó khăn càng phải khẳng định mình.
Thể hiện giá trị thật
Cách làm đúng đắn nhất trong lúc này là phải tự cứu lấy mình. Thị trường được quyết định bởi khách hàng. Mà theo các chủ dự án, cách trung thực nhất là làm đúng những gì đã cam kết. tức là phải xây dựng những dự án có chất lượng tốt nhất, những căn nhà có chất lượng tốt nhất, đảm bảo đúng tiến độ và đảm bảo đúng với giá trị mà khách hàng bỏ tiền ra.Điểm qua các dự án khá đình đám như Green Villas V4 đã hoàn thiện khu dịch vụ đã đưa vào vận hành và đang tiếp tục hoàn thiện các khu thể thao, nhà hàng, khu vui chơi ngoài trời. Sau đó sẽ hoàn thiện khu khách sạn, biệt thự và khu chăm sóc sức khỏe. Riêng các khubiệt thự đã ong xây thô và chuẩn bị hoàn thiện để giao khách hàng bào cuối 2012. Tại Nịne Ivory, dù mới khởi công nhưng đã hoàn thiện hạ tầng, xây nhà mẫu để chuẩn bị khởi công. Khu Điền Viên dù mới chào hàng nhưng cũng đã hoàn thiện nhà mẫu, hạ tầng và chuẩn bị khởi công biệt thự. Tại Country House, hạ tầng đã cơ bản xong, các biệt thự đang được xây dựng và cảnh quan cây xanh đang được đẩy nhanh.
Đặc biệt, để tiếp tục thu hút khách, các chủ đầu tư cũng tiếp tục gia tăng các dịch vụ cho các khu dự án như cung cấp thêm các dịch vụ nghỉ dưỡng và giải trí, thể thao, chăm sóc sức khỏe... Đồng thời tổ chức thêm các các dịch vụ về nhà hàng, sự kiện và du lịch. Đặc biệt, đối với khách sở hữu các nhà trong dự án của archi sẽ có những mức ưu đãi để có thể sử dụng luân phiên khu dịch vụ của tất cả các dự án trong hệ thống.
Ngoài ra, các chủ dự án cũng cung cấp dịch vụ quản lý và thuê lại biệt thự của khách hàng với mức giá từ 6 - 10 triệu /1 tháng và khách hàng ko phải trả các chi phí bảo dưỡng.
Theo các chủ đầu tư, việc này sẽ gia tăng thêm giá trị thụ hưởng cho khách hàng, nhất là đa số dịch vụ đều không tăng giá thì khách hàng là người hưởng lợi. Điều đó càng thêm hấp dẫn cho dự án và sản phẩm một cách thực chất nhất.
Đặc biệt, các chủ dự án cũng cho biết, ngoài việc đầu tư vào các công trình xây dưng, các giá trị gia tăng thì một trong những điều quan trọng được chú ý là bảo vệ và phát triển cảnh quan. Bởi vì BĐS nghỉ dưỡng không chỉ có nhà đẹp mà phải có quần thể đẹp. Chúng ta không chỉ ở trong nhà mà còn phải có quần thể đẹp, tầm nhìn đẹp. Khách hàng mua nhà nghỉ dưỡng không phải mua một lô cốt mà mua cả tầm nhìn, mua cả những khu vực đó để giữ cho cảnh quan tự nhiên tạo ra giá trị cho khu sinh thái. Điều đó mới là giá trị riêng có của BĐS nghỉ dưỡng
Tâm sự của một chủ đầu tư cho biết, BĐS du lịch nghỉ dưỡng phía Tây Hà Nội có tiềm năng là không còn bàn cãi. Vì thế, khách hàng đã đến và lựa chọn sản phẩm nhưng trong khó khăn chủ dự án cần phải có một ý chí mạnh mẽ, muốn tạo ra một thứ sản phẩm có giá trị thực thụ để thuyết phục khách hàng lâu dài. Đơn giản, anh muốn dự án thuận lợi thì cần phải tạo ra một số lượng khách hàng ủng hộ mình.
Và tất nhiên, để ủng hộ mình trước hết phải chăm sóc khách hàng tốt. Và điều đó đã được chứng minh trên thực tế ở phía Tây Hà Nội khi phân khúc này vẫn sôi động đúng nghĩa cả trên công trường, sàng giao dịch và sự hứng khởi của khách hàng và chủ đầu tư.
(Theo VEF)
KĐT Thủ Thiêm: Sẽ hoàn thành xây căn hộ tái định cư cuối 2013
UBND Tp.HCM yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp còn lại trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Phối cảnh khu đô thị mới Thủ Thiêm |
Theo đó, 12.500 căn hộ tái định cư khu đô thị mới Thủ Thiêm phải được hoàn thành vào cuối năm 2013.
Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm được giao khẩn trương ký kết hợp đồng với các chủ đầu tư về tiến độ thực hiện dự án. Trường hợp chủ đầu tư không đáp ứng tiến độ này sẽ bị thu hồi dự án.
UBND thành phố cũng chấp thuận chủ trương triển khai đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Chủ đầu tư sẽ tiến hành thực hiện thi công thử cọc đất gia cố xi măng sau khi Bộ chuyên ngành có ý kiến về thiết kế cơ sở.
(TheoUBND TPHCM)
Sóc Trăng: Kẻ khóc người cười vì đền bù đất
Ở TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, dư luận đang xôn xao với thông tin trên báo chí, theo đó có doanh nghiệp giàu nhanh, có doanh nghiệp mất gia sản vì đền bù đất.
Giàu nhanh
Đất và nhà Cty Sách-Thiết bị Sóc Trăng đang rao bán Ảnh: Thanh Ngọc |
Cty Cổ phần Sách-Thiết bị Sóc Trăng thông báo bán đất và tài sản trên đất ở phường 3, giá khởi điểm 9,4 tỷ đồng. Tài sản trên đất gồm trụ sở và kho, theo ông Võ Thành Bắc, người được Cty giao nhiệm vụ bán đấu giá, cho biết khoảng 3-4 tỷ đồng. Còn diện tích đất 674,4 m2, theo quyết định cấp đất của UBND tỉnh Sóc Trăng ngày 6/6/2005, trả tiền sử dụng đất hơn 3 tỷ đồng. Tính ra, theo giá rao bán khởi điểm, Cty lời 3 tỷ đồng, còn nếu khấu hao tài sản thì lời nhiều hơn nữa.
Có thể bán đất và trụ sở vì năm 2008 và 2009, Cty còn được UBND tỉnh Sóc Trăng cho thuê gần 900 m2 đất kế bên, đủ làm trụ sở và mở thêm nhà sách kinh doanh. Một số cổ đông là quan chức ủng hộ phương án này, vì kiếm lời nhanh.
Nhưng gia đình bà giáo về hưu Khưu Thị Kim Hương ở số 84/2, Lê Hồng Phong, phường 3, thì thêm buồn. Đất mà Cty Cổ phần Sách-Thiết bị đang rao bán, nằm trong khu đất 1,2 ha của bà bị UBND tỉnh Sóc Trăng thu hồi năm 2003. Cả khu đất 1,2 ha chỉ được đền bù hơn 600 triệu đồng và bà vẫn khiếu nại đến nay vì quá rẻ. Lúc đó, chính quyền địa phương giải thích, thu hồi đất để làm đường và khu tái định cư nên cưỡng chế, nhưng rồi đem bán và cấp cho nhiều đơn vị, như Cty Sách-Thiết bị nay bán kiếm lời.
Nghèo nhanh
Ông Nguyễn Thanh Sơn, có nhà máy xay xát gạo và nhà ở trên khu đất chừng 1 ha bên đường Lý Thường Kiệt. Năm 2008, chính quyền địa phương có chủ trương di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội ô thành phố nên ông đi tìm mua đất ở ngoại ô. Ông mua được 1 ha, tốn 80 lượng vàng 24K, hy vọng đất của ông ở nội ô khi giải tỏa sẽ có giá cao hơn. Năm 2010, chính quyền địa phương ban hành loạt quyết định thu hồi đất của ông.Tháng 3/2012, chính quyền triển khai đến ông, giá bồi hoàn 1 ha đất ở nội ô của ông là 800 triệu đồng, khoảng 20 cây vàng 24K. So với tiền mua đất ở ngoại ô, ông mất 60 cây vàng 24K. “Cơ sở kinh doanh của tôi coi như mất hết”, ông Sơn nói.
(Theo Tamnhin.net)
Hà Nội: Nhà giá rẻ đưa vào sử dụng còn thấp
Chiều 18/5, UBND Tp.Hà Nội cho biết, từ khi triển khai Đề án Đầu tư xây dựng thí điểm nhà ở xã hội (năm 2008), Tp đã quyết định đầu tư 31 dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhưng kết quả thực hiện còn rất hạn chế.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do các dự án thiếu vốn; công tác giải ngân chậm. Ngoài ra, các chủ đầu tư chưa tập trung thực hiện do thời gian thu hồi vốn kéo dài, dự án chứa đựng nhiều rủi ro, chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi.
(Theo ANTĐ)
Toà nhà Keangnam: Thang máy trôi bất thường
Hôm qua (18/5) Khoảng 11g30, chỉ ít phút sau lễ khánh thành tòa tháp 72 tầng Keangnam (Từ Liêm, Hà Nội), hàng chục người tham quan tòa tháp đã một phen hoảng hốt khi một trong hai thang máy đưa khách lên tầng 72 gặp sự cố trôi bất thường.
>>Cư dân Keangnam lại gặp sự cố
Chị B.T.H., một khách tham quan, kể: “Khi tôi và hơn 10 người nữa vào thang máy để lên tầng 72 tham quan đài quan sát, đến tầng 28 thang máy đột nhiên dừng lại rồi trôi xuống khoảng tầng 21 rất nhanh. Sau đó thang máy tiếp tục dừng rồi trôi rất nhanh xuống tầng 10 trong tình trạng nút bấm trong thang không hoạt động... Mọi người trong thang đều bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhiều người hoảng hốt kêu la”.
Chị H. cho biết rất may sau đó nút bấm trong thang máy hoạt động trở lại và thang trôi chậm xuống tầng 1, nhiều người hoảng sợ thoát ra ngoài.
Theo ghi nhận của chúng tôi, sự cố nói trên tiếp tục lặp lại vài lần sau đó khiến nhiều khách tham quan thót tim.
Đến trưa 18-5, nhiều khách tham quan không dám dùng thang máy trên để di chuyển. Một nhân viên kỹ thuật cùng nhân viên tòa nhà đã được cử đến đây để giám sát.
Theo giải thích của nhân viên kỹ thuật, hiện tượng trên xảy ra do khi gặp sự cố thang máy đã tự động di chuyển đến điểm an toàn gần nhất, chứ không phải “rơi tự do” nên không có gì nguy hiểm (?).
Cùng ngày đài quan sát tại khu vực phía bắc 72 Sky Landmark đặt tại tầng 72 tòa nhà Keangnam đã khai trương. Đài đặt ở độ cao 346m, có trang thiết bị phục vụ ngắm toàn cảnh thành phố.
Thang máy (bìa phải) của tòa tháp 72 tầng gặp sự cố khiến nhiều người hoảng hốt - Ảnh: L.H. |
Chị B.T.H., một khách tham quan, kể: “Khi tôi và hơn 10 người nữa vào thang máy để lên tầng 72 tham quan đài quan sát, đến tầng 28 thang máy đột nhiên dừng lại rồi trôi xuống khoảng tầng 21 rất nhanh. Sau đó thang máy tiếp tục dừng rồi trôi rất nhanh xuống tầng 10 trong tình trạng nút bấm trong thang không hoạt động... Mọi người trong thang đều bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhiều người hoảng hốt kêu la”.
Chị H. cho biết rất may sau đó nút bấm trong thang máy hoạt động trở lại và thang trôi chậm xuống tầng 1, nhiều người hoảng sợ thoát ra ngoài.
Theo ghi nhận của chúng tôi, sự cố nói trên tiếp tục lặp lại vài lần sau đó khiến nhiều khách tham quan thót tim.
Đến trưa 18-5, nhiều khách tham quan không dám dùng thang máy trên để di chuyển. Một nhân viên kỹ thuật cùng nhân viên tòa nhà đã được cử đến đây để giám sát.
Theo giải thích của nhân viên kỹ thuật, hiện tượng trên xảy ra do khi gặp sự cố thang máy đã tự động di chuyển đến điểm an toàn gần nhất, chứ không phải “rơi tự do” nên không có gì nguy hiểm (?).
Cùng ngày đài quan sát tại khu vực phía bắc 72 Sky Landmark đặt tại tầng 72 tòa nhà Keangnam đã khai trương. Đài đặt ở độ cao 346m, có trang thiết bị phục vụ ngắm toàn cảnh thành phố.
(Theo TTO)
Tin tức, dự án BĐS nổi bật tuần từ 14/5 đến 19/5
Thủ tướng đồng ý giãn nộp 64.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất "cứu" BĐS, Golden Palace giảm giá căn hộ xuống 28-33 triệu đồng/m2, ...là những sự kiện bất động sản nổi bật trong tuần thứ 3 của tháng 5.
Tin tức nổi bật
- Thủ tướng đồng ý giãn nộp 64.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất 'cứu' BĐS: Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính. Được biết, theo dự toán của Bộ Tài chính, tổng số tiền sử dụng đất sẽ được giãn theo nghị quyết này khoảng 64.000 tỷ đồng.Ảnh minh họa |
- Golden Palace giảm giá căn hộ xuống 28 - 33 triệu đồng/m2: Công ty CP Đầu tư Mai Linh - chủ đầu tư dự án Golden Palace vừa quyết định đưa ra gói hỗ trợ mới cho khách hàng bằng các gói nội thất. Với gói nội thất này, giá bán căn hộ sẽ được giảm khoảng 2-3 triệu đồng/m2 từ mức 30-35 triệu đồng/m2 (bao gồm cả thuế) xuống còn 28-33 triệu đồng/m2.
- Công chức Hà Nội sẽ được mua nhà với giá rẻ: Ngày 17/5, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Chính phủ đề xuất cho phép thí điểm thực hiện Đề án và cơ chế chính sách giải quyết nhà ở cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách. Đối tượng của đề án này là những người hưởng lương từ ngân sách, có nhiều cống hiến cho nhà nước. Để được mua nhà trường hợp này không đặt ra điều kiện về thu nhập mà coi trọng sự cống hiến, đóng góp của cán bộ, công chức đó.
Dự án nổi bật
- Cất nóc dự án President Place: Ngày 10/5 vừa qua, Công ty TNHH Sài Gòn Nhất Phương đã tổ chức lễ cất nóc tòa nhà President Place tại Nguyễn Du, quận 1, Tp.HCM. President Place có chiều cao 15 tầng tổng vốn đầu tư 30 triệu USD. Hiện dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 8/2012.- Cất nóc tòa nhà President Place: Ngày 10/5, Công ty TNHH Sài Gòn Nhất Phương đã tổ chức lễ cất nóc tòa nhà President Place tại Nguyễn Du, quận 1, Tp.HCM. President Place có tổng vốn đầu tư 30 triệu USD. Hiện dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 8/2012.
- Khởi công dự án siêu khủng 97.000 tỷ đồng: Công ty CP BĐS Việt Bắc SVA (thuộc Tập đoàn Tài chính SVA) cho biết, ngày 19/5 sẽ động thổ dự án Bất động sản siêu khủng đường và đô thị Đán- Hồ Núi Cốc tại Thái Nguyên với tổng mức đầu tư lên tới 97.000 tỷ đồng.
Dự án mở bán
- Mở bán dự án Green Bay tại Hà Nội: Được biết, chung cư Green Bay Towers có tổng diện tích là hơn 35.000m2 gồm 6 tòa, trong đó có 4 tòa nhà 17 tầng và 2 tòa nhà 24 tầng được thiết kế hiện đại và sang trọng. Ngân hàng Vietcombank và Sacombank cũng ký kết thỏa thuận hỗ trợ vay vốn lên đến 70% tổng giá trị hợp đồng trong thời gian từ 15 - 30 năm cho khách hàng mua căn hộ tại Green Bay với lãi suất ưu đãi.- Phú Mỹ Hưng chào bán biệt thự lâu đài Chateau: Ngày 19/5, Công ty Phú Mỹ Hưng sẽ chào bán ra thị trường sản phẩm “độc” mang tên biệt thự lâu đài Chateau giai đoạn 2. Dự án gồm 103 căn gồm cả biệt thự cổ điển và hiện đại với các tiện ích đẳng cấp, công tác an ninh được đảm bảo. Trước đó, dự án đã ra mắt thị trường giai đoạn 1 vào tháng 11/2011 và nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
- Mở bán biệt thự Flamingo Villa 6 giá 2,6 tỷ đồng/căn: Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải - Chủ đầu tư dự án Flamingo Đại Lải Resort đang mở bán biệt thự nghỉ dưỡng Flamingo Villa 6 với mức giá 2,6 tỷ đồng/căn. Chủ đầu tư cho biết, phương thức thanh toán áp dụng cho đợt bán hàng lần này chia làm 4 đợt, trong vòng 6 tháng.
(Theo TTVN/CafeF)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)