28 tháng 5, 2012

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra vụ Văn Giang


Nếu đủ căn cứ, cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án, xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với những hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người trong việc tổ chức cưỡng chế ngày 24/4 tại Văn Giang, Hưng Yên.

Thời gian qua, dư luận xã hội rất quan tâm đến vụ cưỡng chế, thu hồi đất để thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. TheoChinhphu.vn, Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương điều tra; nếu đủ căn cứ phải khởi tố vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người trong việc tổ chức cưỡng chế ngày 24/4/2012 tại Văn Giang, Hưng Yên.
Đồng thời, Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan báo cáo đầy đủ kết quả thanh tra, kiểm tra, quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và đăng công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thanh tra Chính phủ.
Người dân xã Xuân Quan thu dọn vườn cây cảnh sau vụ cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Người dân xã Xuân Quan thu dọn vườn cây cảnh sau vụ cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: NguyễnHưng.
Trước đó, sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang (Ecopark).
Thông tin trên trang web của tỉnh Hưng Yên mô tả, sáng sớm 24/4, khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực cưỡng chế. Sau 7h sáng, còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên, 19 người được cho là có hành vi quá khích, chống trả người thực thi nhiệm vụ đã bị bắt giữ trong ngày cưỡng chế.
Ngay trong ngày 24/4, trên mạng cũng xuất hiện clip dài hơn một phút cho thấy nhiều người mặc sắc phục công an và thường phục đeo băng đỏ đánh hai người đàn ông. Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (42 tuổi), Trưởng phòng Thời sự và Hán Phi Long (33 tuổi), phóng viên Phòng Thời sự (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV) xác nhận, họ chính là hai người bị đánh trong clip nói trên.
Ngày 9/5, lãnh đạo Đài Tiếng nói VN cũng đã có công văn chính thức gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ vụ việc.
Vnexpress.net

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Tp.HCM: Dự án căn hộ cao cấp đánh cược với thị trường


Dù thị trường ngập tràn khuyến mãi, giảm giá và thực tế chỉ hàng rẻ mới có giao dịch nhưng nhiều dự án thuộc phân khúc cao cấp vẫn tiến hành động thổ và chào hàng. Các chuyên gia cảnh báo kiểu lội ngược dòng này may rủi khó lường.
Bất chấp Khu Nam và khu Đông Tp.HCM chịu cú sốc bán tháo hồi năm ngoái với mức giảm 20-35% (dự án An Tiến, New Saigon và PV Landmark), Công ty Phú Mỹ Hưng vẫn mở bán biệt thự giá 22,3-70 tỷ đồng tại quận 7 hôm 19/5. Trước đó đơn vị này cũng từng tung hàng cùng dự án có giá cao nhất lên đến 90 tỷ đồng.

Trong lúc khu Bitexco Financial Tower còn hơn 40% diện tích trống, Tập đoàn Bitexco vẫn động thổ dự án hạng sang The One với vốn đầu tư 500 triệu USD. Dự án định vị sản phẩm ở top đầu: văn phòng hạng A+, khách sạn 6 sao, khu thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế...

Tp.HCM: Dự án căn hộ cao cấp đánh cược với thị trường | ảnh 1
Dự án phức hợp hạng sang The One của tập đoàn Bitexco được động thổ tại khu đất vàng Tp.HCM. Ảnh: Vũ Lê

Không những thế, giữa làn sóng bán tháo, giảm giá ở nhiều phân khúc, chủ đầu tư dự án hạng sang còn đi ngược xu hướng của thị trường là điều chỉnh tăng giá. Đơn cử như trường hợp của dự án Đảo Kim Cương, quận 2, Tp.HCM, dù là căn hộ triệu đô nhưng trong năm 2011 chủ đầu tư vẫn điều chỉnh tăng giá lần thứ 4. Tính từ tháng 9/2009 (trùng với giai đoạn bất động sản bắt đầu rơi vào khủng hoảng), dự án này nhiều lần lội ngược làn sóng giảm giá, cộng dồn nhiều đợt tăng giá lên đến 27%.

Bị cho là mạo hiểm, các chủ đầu tư dự án hạng sang vẫn tỏ ra lạc quan. Chủ đầu tư một dự án biệt thự dành cho doanh nhân tại Tp.HCM tin sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm. Ông cho biết: "Thị trường khủng hoảng thì bất cứ hướng kinh doanh nào cũng vất vả, đây là khó khăn chung. Điều quan trọng là định vị đúng sản phẩm và tìm đúng đối tượng có nhu cầu".

Theo giá hàng chục tỷ đồng một căn biệt thự 460-700 m2 giữa trung tâm đô thị hiện đại của Tp.HCM có thể cao hơn một số dự án khác nhưng không đắt vì sản phẩm được khảo sát, đầu tư kỳ công và tạo sự khác biệt với phần còn lại. "Tôi tin trong 80 triệu dân Việt Nam vẫn có người muốn sở hữu loại biệt thự này", ông nói.

Tp.HCM: Dự án căn hộ cao cấp đánh cược với thị trường | ảnh 2
Biệt thự hàng chục tỷ đồng được chào bán tại khu Nam Tp.HCM, nơi từng là tâm điểm của đợt bán tháo ( 20-25%) căn hộ hồi tháng 11/2011.

Còn Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Bitexco In Suk Ko tin rằng thời gian tới thị trường bất động sản sẽ ấm trở lại. Chuyên gia từng có 30 năm làm việc tại Tập đoàn Huynhdai E&C cho rằng nhu cầu về phân khúc hạng sang luôn tồn tại, giống như doanh nhân luôn có nhu cầu sử dụng vé máy bay hạng ghế first class. "Tôi đã trải qua nhiều bài học trên thương trường quốc tế rằng, trong thời điểm khó khăn nếu từ bỏ thì thành công sẽ không bao giờ đến", ông In Suk Ko nhấn mạnh.

Trong khi chủ đầu tư các dự án hạng sang tỏ ra lạc quan thì cú lội ngược dòng của các dự án này được đánh giá là khá táo bạo, cơ hội lớn song rủi ro cũng không nhỏ.

Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học ngân hàng Tp.HCM, Trịnh Quốc Trung phân tích: "Kinh doanh hàng xa xỉ luôn tồn tại ở bất cứ ngành nào, trong đó có bất động sản. Dù ở giai đoạn thịnh vượng hay khó khăn, trào lưu này không bao giờ dừng lại vì nhu cầu xã hội rất đa dạng".

Tp.HCM: Dự án căn hộ cao cấp đánh cược với thị trường | ảnh 3
Căn hộ triệu đô trên Đảo Kim Cương vẫn được chủ đầu tư điều chỉnh tăng giá nhiều lần dù đã có mức giá khủng lên đến triệu đô la giữa thời điểm thị trường bất động sản sụt giảm mạnh. Ảnh: Vũ Lê

Tuy nhiên, theo ông Trung, cần có cái nhìn khách quan rằng giá cả siêu đắt luôn đi kèm với siêu rủi ro. Với cả người mua và người bán dòng sản phẩm xa xỉ, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức và chẳng khác nào con dao hai lưỡi.

Ông Trung giải thích, hàng hiếm giá cao nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm được người phù hợp với sản phẩm đó. Vì vậy tính thanh khoản của sản phẩm cũng chịu không ít sức ép, đặc biệt là khi cuộc khủng hoảng chưa có hồi kết. Chi phí bán hàng, marketing cũng cực kỳ đắt đỏ nên áp lực không hề nhỏ. "Nếu bất động sản khởi sắc, đó lại là câu chuyện khác. Hãy để thị trường tự điều tiết phân khúc này. Nhưng tôi tin có cầu thì mới có cung", ông nói.

Tổng giám đốc Công ty bất động sản ACBR, Phạm Văn Hải dự báo: "Các yếu tố: giảm giá, tâm lý tháo chạy khỏi thị trường, ngại giao dịch, chờ giá giảm thêm và tính thanh khoản bị hạn chế đang không ủng hộ bất động sản".

Nhiều chuyên gia địa ốc dự báo phân khúc hạng sang được chào bán, khởi công khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi có thể sẽ vấp phải nhiều thách thức. Bởi lẽ phân khúc hạng sang dù số lượng ít, được xem là "quý hiếm" nhưng vẫn khó tránh khỏi cơn lốc giảm giá chung của thị trường.

Theo báo cáo quý I/2012 của CBRE, căn hộ hạng sang tại Tp.HCM đã giảm 4% trên thị trường thứ cấp so với quý trước và mất đến 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nhà ở gắn liền với đất (biệt thự), cũng đã giảm 4% và mất 24% so với cùng kỳ năm 2011. Tương tự, thị trường văn phòng cho thuê trong quý I/2012 cũng tiếp tục mất giá. Riêng văn phòng hạng A dù nguồn cung được cho là khan hiếm hơn hạng B và C nhưng vẫn giảm giá 2,4% so với quý trước và mất đến 10% so với quý I/2011.
(Theo VnExpress)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

KDC Phú Quang: Chủ đầu tư ôm tiền bỏ trốn


Năm 2004, UBND huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương chấp thuận cho Công ty Phú Quang (địa chỉ 837B, tỉnh lộ 43, phường Tam Bình, quận Thủ Đức, Tp.HCM) thực hiện dự án khu dân cư đô thị mới Phú Quang với quy mô quy hoạch được duyệt hơn 31ha, trong đó 14ha là đất ở.
Với chiêu thức hùn vốn, Công ty TNHH Kinh doanh - Xây dựng - Dịch vụ và Tư vấn Phú Quang (Công ty Phú Quang) đã huy động tiền, đất của hàng trăm khách hàng ở Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… để thực hiện dự án Khu dân cư Phú Quang tại phường Vĩnh Phú, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Sau nhiều năm “trùm mền”, khi tỉnh Bình Dương thu hồi dự án, Phú Quang đã ôm tiền bỏ trốn.

Trùm mền

Năm 2004, UBND huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương chấp thuận cho Công ty Phú Quang (địa chỉ 837B, tỉnh lộ 43, phường Tam Bình, quận Thủ Đức, Tp.HCM) thực hiện dự án khu dân cư đô thị mới Phú Quang với quy mô quy hoạch được duyệt hơn 31ha, trong đó 14ha là đất ở.

Cuối tháng 11/2004, tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định 8835/QĐ-CT thu hồi trước 8,8ha/31ha của các hộ dân và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án. Theo quyết định trên, chủ đầu tư có nghĩa vụ thi công cơ sở hạ tầng đúng quy hoạch trước khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất và trước tháng 11-2005.

Ông Vũ Trí Hưng (Thủ Đức, Tp.HCM), người mua nhiều nền đất tại dự án này, cho biết: “9 năm trước, vì quá tin vào chủ trương của tỉnh Bình Dương cũng như quy hoạch khu đô thị Phú Quang quá đẹp, tôi và nhiều người thân trong gia đình lần lượt đăng ký hợp đồng mua nền.
KDC Phú Quang: Chủ đầu tư ôm tiền bỏ trốn | ảnh 1
Tất cả các nền đất (44 nền) chúng tôi đã đóng 70% giá trị hợp đồng. Lúc đó, ông Phạm Thanh Hải (Tổng giám đốc Công ty Phú Quang) hứa ngay sau khi khách hàng góp vốn làm hạ tầng sẽ giao nền, sổ đỏ trong vòng 1 năm. Thấy dự án không tiến triển, nhiều lần tôi đến trụ sở yêu cầu gặp giám đốc giải trình thì nhân viên viện lý do sếp bận đi công tác nước ngoài”.

Cùng cảnh ngộ, anh Nguyễn Tiến Huân (Phú Nhuận, Tp.HCM) ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Phú Quang từ năm 2004 và đã đóng 70% giá trị hợp đồng (4 nền). Theo anh Huân, cuối năm 2005 là thời hạn giao nền song chủ đầu tư vẫn chưa bồi thường giải tỏa xong, chưa làm hạ tầng.

Nhận thấy cách làm ăn của Phú Quang có vấn đề, bản thân anh cũng như nhiều khách hàng đề nghị công ty cho biết số tiền huy động có sử dụng đúng mục đích hay không nhưng mọi cố gắng liên lạc đều bất thành.

Tính từ năm 2003 đến nay, có tổng cộng 139 khách hàng góp vốn, hầu hết đã hoàn thành khoảng 60-70% giá trị hợp đồng, ước khoảng 20 tỷ đồng.

Các hợp đồng được lập với khách hàng do ông Phạm Thanh Hải ký. Đáng lưu ý, ngay từ thời điểm dự án mới được chấp thuận chủ trương (tháng 1-2003), Phú Quang đã tiến hành huy động vốn của 5 khách hàng dưới dạng “hợp đồng hợp tác đầu tư”.

Đối tượng thứ hai bị liên lụy là những người hoán đổi đất (đất ở, đất nông nghiệp) lấy nền thổ cư tại dự án. Theo tìm hiểu của ĐTTC, trong số 8,7ha được tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Phú Quang chỉ đền bù khoảng 3,7ha (giá bồi thường xấp xỉ 200.000 đồng/m2), diện tích còn lại chủ yếu là thỏa thuận đổi đất nông nghiệp lấy nền thổ cư.

Điển hình như ông Phan Văn Bỉ (phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, Bình Dương) giao toàn bộ mảnh đất nông nghiệp có diện tích 1.896m2 đang canh tác cho chủ đầu tư để hoán đổi 2 nền và 177 triệu đồng bồi thường.

Bà Nguyễn Thị Anh (Thuận An, Bình Dương) hoán đổi ngang mảnh đất diện tích 4.030m2 lấy 5 nền. Tất cả các trường hợp hoán đổi đất phải bàn giao sổ đỏ cho Phú Quang nắm giữ tại thời điểm ký hợp đồng.

“Suốt nhiều năm giao đất, sổ đỏ cho chủ đầu tư, nông dân rơi vào cảnh đói nghèo vì không có đất canh tác, nhiều hộ dân phải sống tạm bợ trong những chòi lá hoang tàn” - ông Bỉ chua xót.

Siêu lừa

Theo ghi nhận của ĐTTC, dự án khu đô thị Phú Quang đến thời điểm này vẫn là cánh đồng hoang, lau sậy mọc lút đầu người.

Tháng 12/2007, UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định thu hồi dự án vì thời gian triển khai chậm so với thời gian quy định; đồng thời giao Sở Xây dựng, UBND huyện Thuận An quản lý khu vực quy hoạch và tìm kiếm nhà đầu tư tiếp tục thực hiện dự án theo quy hoạch được duyệt.

Việc UBND tỉnh Bình Dương thu hồi dự án là hợp lý, đúng chủ trương. Tuy nhiên quyết định này đã đẩy những khách hàng góp tiền, đất tham gia dự án đứng trước một nguy cơ hết sức rủi ro. Bất lợi trước hết là Phú Quang không có thiện chí theo đuổi dự án.

Hơn nữa, là chủ dự án có tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng, vốn tự có của Phú Quang dường như bằng 0, bởi ngay cả “trụ sở” của công ty này vỏn vẹn chục mét vuông cũng đang thế chấp cho Ngân hàng Đông Á. Do đó, khách hàng khó tránh khỏi nguy cơ bị xù nợ. Những ngày gần đây, hàng trăm khách hàng đã tìm đến trụ sở của Công ty Phú Quang nhưng ông Phạm Thanh Hải đã bỏ trốn.

Được biết, năm 2006, sau khi nhận được đơn thư tố cáo của người dân, UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra. Dù vậy, nhiều khách hàng không thể tiếp cận được kết luận thanh tra.

Sự việc động trời đến mức khi tỉnh Bình Dương có quyết định thu hồi dự án, chủ đầu tư lẫn cơ quan quản lý “quên” thông báo cho những người đã góp tiền, đất vào dự án trên. Chính vì thông tin thu hồi dự án bị ém nhẹm nên trong năm 2008 có ít nhất  thêm 10 khách hàng ký hợp đồng hợp tác đầu tư vào dự án “ma” của Phú Quang.

Ngoài ra, vị giám đốc “siêu lừa” này còn đem giá trị quyền sử dụng đất của dự án thế chấp cho Công ty Tài chính Dầu khí - chi nhánh Tp.HCM và đơn vị này giải ngân trót lọt 43 tỷ đồng. Theo nhiều người dân, lẽ ra, khi thu hồi dự án UBND tỉnh phải tính tới quyền lợi của người dân, buộc chủ đầu tư chịu trách nhiệm và giải quyết dứt điểm.

Hiện hàng trăm khách hàng, người dân đã cùng gửi đơn cầu cứu đến UBND tỉnh Bình Dương có biện pháp can thiệp hỗ trợ người dân bằng cách giao cho một chủ đầu tư khác có năng lực tiếp tục thực hiện dự án, có trách nhiệm với người dân và khách hàng trong việc giao nền đất.
(Theo ĐTTC)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Những phòng tắm đẹp như mơ


Nếu bạn từng ước ao về một phòng tắm như mơ - nơi bạn có thể thư giãn và trở về với chính mình, thì những phòng tắm dưới đây có thể cho bạn cảm giác ấy.
Không chỉ là nơi tắm gội, phòng tắm còn là nơi bạn có thể thoải mái thư giãn như trong spa, ngâm mình trong làn nước mềm mại thưởng thức nhạc hay mơ màng với trí tưởng tượng.


Một phòng tắm mộc mạc, dân dã


Phòng tắm như một nơi ẩn dật dễ chịu
  

Phòng tắm tuyệt đẹp kiểu cổ xưa

Phòng tắm đậm chất thôn quê ấn tượng

Phòng tắm được trang trí bởi đá granite và gỗ tự nhiên kiểu Brasil


Phòng tắm thanh lịch với tường kính

Phòng tắm với góc nhìn ra thiên nhiên


Phòng tắm kiểu truyền thống

Phòng tắm của nhà thiết kế Donna Karan

Phòng tắm kiểu Địa Trung Hải



Phòng tắm thanh lịch với góc nhìn quyến rũ

Phòng tắm thiên nhiên



Phòng tắm tuyệt đẹp kiểu phương Đông

Theo Đẹp

Chung cư xuống cấp, hư hỏng sẽ không được bán cho dân


Nhà ở trong quy hoạch, gắn với di tích lịch sử văn hóa; chung cư bị hư hỏng, xuống cấp do Nhà nước quản lý, sẽ không được bán cho người dân.
Bộ Xây dựng vừa hoàn tất, chuẩn bị trình Chính phủ dự thảo nghị định về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Theo đó, các nhà chung cư bị hư hỏng nghiêm trọng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ không được bán sau khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Các căn hộ chung cư không khép kín chưa được Nhà nước cải tạo lại cũng thuộc diện không được bán.

Ngoài ra, nhà công vụ, nhà sinh viên, nhà xã hội (trừ trường hợp nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên nằm trong khu vực cần di dời theo quy hoạch hoặc không có nhu cầu sử dụng hoặc nhà ở xã hội mà cơ quan đại diện chủ sở hữu có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác); nhà nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ; nhà thuộc khu vực quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm của Nhà nước; nhà ở gắn với di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá cũng nằm trong danh mục không được bán.

Chung cư xuống cấp, hư hỏng sẽ không được bán cho dân | ảnh 1
Nhiều chung cư cũ ở Hà Nội cần cải tạo. Ảnh: Hoàng Hà.

Bộ Xây dựng cũng xác định giá bán nhà ở cũ, nhà chung cư đang cho thuê, bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất. Tiền nhà được xác định căn cứ vào giá trị còn lại của nhà ở và hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng. Tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá đất ở do UBND cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm bán và căn cứ vào vị trí của đất ở.

Đối với nhà ở khi xây dựng có một phần tiền góp của cá nhân, tập thể mà không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, cơ quan bán nhà căn cứ vào tỷ lệ số tiền đã góp so với giá trị quyết toán khi xây dựng công trình để tính số tiền bên mua phải trả.
(Theo VnExpress)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Tp.HCM: Người dân mòn mỏi chờ đóng tiền sử dụng đất vượt hạn mức


Gần đây, UBND Tp.HCM đã đồng ý áp dụng hệ số tiền sử dụng đất (gọi là hệ số K) bằng 2 để tính tiền sử dụng đất vượt định mức cho các trường hợp công nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, sau một thời gian dài điều chỉnh cách tính, ách tắc liên quan đến việc nộp tiền sử dụng đất vượt hạn mức theo NĐ 69/CP đã được giải quyết một phần. Còn các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất vượt hạn mức hiện vẫn tắc vì cách tính đang được các sở - ngành tiếp tục bàn.

Tp.HCM: Người dân mòn mỏi chờ đóng tiền sử dụng đất vượt hạn mức | ảnh 1
Đất vượt hạn mức khi chuyển mục đích phải đóng gấp 4 lần bảng giá đất sẽ gây khó khăn cho người dân. Ảnh: Huy Anh

Tiếp tục... chờ

Bà Lê Minh An đã làm hồ sơ xin hợp thức hóa khu đất 220m² tại quận Gò Vấp vào tháng 2/2012 đã được công nhận và chờ nộp tiền sử dụng đất. Theo quy định về hạn mức đất ở của UBND Tp.HCM, quận Gò Vấp có hạn mức không quá 160m2 nên bà An phải đóng tiền sử dụng đất vượt hạn mức 140m². Với quy định tại QĐ 64 của UBND TP thì chỉ 50% diện tích vượt hạn mức, tức 70m² vượt hạn mức của ông An được đóng gấp 2 lần bảng giá đất, 50% còn lại, tức 70m² đất vượt hạn mức còn lại phải chờ thẩm định giá để đóng theo giá thị trường.

Ông Nguyễn Minh Hồng nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của khu đất hơn 400m² tại đường Dương Bá Trạc, quận 8 từ năm 2010, mọi thủ tục đã xong và địa phương đã chuyển hồ sơ qua Chi cục Thuế quận 8 để tính tiền sử dụng đất nhưng bị ách cho đến nay vì cơ quan này cho biết chưa có cách tính tiền sử dụng đất.

Đó chỉ là 2 trường hợp riêng lẻ. Hiện trên địa bàn Tp.HCM có hàng ngàn hồ sơ tại các quận - huyện chờ để được tính tiền sử dụng đất do vượt hạn mức, đặc biệt là các quận ngoại thành. Ghi nhận những vướng mắc trong thực tế, vừa qua, UBND TP đã đồng ý cho áp dụng hệ số K = 2 (tức bằng 2 lần bảng giá đất do UBND TP công bố hàng năm) cho toàn bộ phần đất vượt hạn mức đất ở của hộ gia đình cá nhân trong trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy, trường hợp của bà An coi như đã được giải quyết. Còn đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất ở có phần diện tích vượt hạn mức như ông Hồng thì phải tiếp tục chờ.

Hệ số K = 4: Chưa hợp lý

Thực tế cho thấy, các trường hợp phải thẩm định theo giá thị trường đều vướng thủ tục và thời gian để xác định từng trường hợp theo giá thị trường rất nhiêu khê. Hơn nữa, một số trường hợp diện tích vượt hạn mức lớn nên người sử dụng đất không đủ khả năng tài chính để đóng.

Chính vì thế, mặc dù trước đó, các sở đã thống nhất trình UBND TP hướng sửa đổi QĐ 64 là trường hợp chuyển mục đích vẫn phải thẩm định theo giá thị trường nhưng có lẽ thấy không khả thi nên các sở - ngành và quận - huyện đã thống nhất áp dụng hệ số K luôn cho trường hợp này thay vì phải thẩm định giá thị trường cho từng trường hợp một.

Sau khi lấy ý kiến của các quận - huyện, tuần qua, Sở Tài chính đã trình UBND Tp.HCM dự thảo về hệ số K với phần diện tích vượt hạn mức đất ở của hộ gia đình cá nhân, nhằm sửa đổi bổ sung QĐ 64 của UBND TP. Dự thảo đưa ra 2 hệ số K áp dụng cho hai trường hợp: trường hợp công nhận quyền sử dụng đất, toàn bộ diện tích vượt hạn mức nộp tiền sử dụng đất theo hệ số K = 2, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất vượt hạn mức, phần diện tích vượt hạn mức sẽ nộp theo hệ số K = 4.

Theo Sở Tài chính, cơ sở để đưa ra hệ số K= 4 là qua thu thập thông tin từ khi xây dựng bảng giá đất từ năm 2008 đến nay, giá chuyển nhượng thực tế cao hơn bảng giá đất do TP ban hành hàng năm gấp ít nhất là 4 lần. Do đó, chọn hệ số K = 4 mới có cơ sở pháp lý vì NĐ 69 của CP yêu cầu tiền sử dụng đất phải nộp sát giá thị trường. Tuy nhiên, một số quận - huyện cho rằng, để tính tiền sử dụng đất với hệ số K = 4 cho trường hợp chuyển mục đích sử dụng là hơi cao và đề xuất nên có 2 hệ số tùy theo khu vực.

Với đề xuất trên, ông Nguyễn Minh Hồng cho biết, sau 3 năm chờ đóng tiền sử dụng để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở cho hơn 200m² diện tích vượt định mức của khu đất có diện tích 412m² tại đường Dương Bá Trạc quận 8, khi nghe tin TP có chủ trương cho áp dụng hệ số K để tính phần đất vượt hạn mức cho cả trường hợp đất chuyển mục đích, ông Hồng rất hồ hởi vì nghĩ không bao lâu nữa ông sẽ được cấp giấy chứng nhận để xin tách thửa đất ra làm hai cho đứa con trai lấy vợ.

Thế nhưng khi được biết hệ số K được đề xuất cho trường hợp này là 4 thì ông tỏ ra thất vọng: “Nếu như vậy, tính ra tôi phải đóng gần 1,5 tỷ đồng cho phần diện tích vượt định mức. Đất xen cài trong khu dân cư, nếu đóng tiền gấp 4 lần thì chẳng khác gì Nhà nước bắt tôi mua lại miếng đất ông bà để lại lần nữa” - ông Hồng bày tỏ.

Được biết, dự thảo với nội dung trên sau khi báo cáo UBND TP ngày 24/5, TP vẫn chưa thống nhất và yêu cầu các sở - ngành tính toán lại.

Lãnh đạo một quận ngoại thành cho rằng, vì sợ bị thất thoát ngân sách nên Tp.HCM có sự thận trọng trong việc thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, đã 3 năm sau khi triển khai việc thu tiền sử dụng đất theo NĐ 69/CP, đến nay TP vẫn chưa thu được vì lấn cấn trong cách tính, chẳng phải còn thất thoát hơn hay sao. Đó là chưa kể việc này đã sinh ra hàng loạt các hệ lụy: người dân không nộp được tiền sử dụng đất, nguồn thu ngân sách bị giảm, đất đai không được đưa vào sử dụng, giao dịch ngưng trệ… Nhưng hơn hết, người dân phải gánh chịu những thiệt thòi khi chính sách không thực thi là một điều bất hợp lý.
(Theo SGGP)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Phải quy hoạch chi tiết 1/500 mới có cơ sở đền bù giải tỏa


Hiện nay, việc đền bù giải tỏa các khu đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông hoặc các dự án xây dựng nhà ở, khu công nghiệp… nhằm phát triển kinh tế - xã hội, phải dựa trên các luận chứng kinh tế - kỹ thuật bảo đảm đạt mục tiêu: tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Phải quy hoạch chi tiết 1/500 mới có cơ sở đền bù giải tỏa | ảnh 1
Việc đền bù giải tỏa các khu đất nông nghiệp phải dựa trên cơ sở đồ án quy hoạch chi tiết 1/500. Ảnh: Diễm Thy

Để đạt được 2 mục tiêu này, việc đền bù giải tỏa đất trước hết, nhất thiết phải dựa trên cơ sở là đồ án quy hoạch chi tiết 1/500. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 11 và khoản 2 Điều 24 của Luật Xây dựng thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm hai loại: quy hoạch 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 triển khai và cụ thể hóa quy hoạch đô thị tỷ lệ 1/2000, là cơ sở để lập các dự án đầu tư­ xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch, phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000.

Quy hoạch chi tiết 1/500 của các dự án đầu tư xây dựng để kinh doanh do doanh nghiệp tổ chức lập và chi phí cho việc lập quy hoạch tính vào chi phí của dự án; còn lại các việc khác quy hoạch chi tiết 1/500 do chính quyền địa phương tổ chức lập để phục vụ cho công tác quản lý xây dựng, cấp giấy phép xây dựng. Trên bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500, phải chi tiết hóa đến từng công trình (chứ không chỉ là tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan như quy hoạch 1/2000).

Vì vậy, đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 chính là cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng. Nó thể hiện rõ phần diện tích đất nào và của ai “dính” vào công trình hay dự án đầu tư nào, và dựa vào đó, mức đền bù mới có thể thỏa đáng được.

Ví dụ: Dự án kết nối đại lộ Đông Tây với tuyến cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây và dự án 90ha Nam Rạch Chiếc trên địa bàn quận 2; hay dự án 87ha của quận 2 TPHCM,… bao gồm nhiều dự án thành phần. Do vậy, một mảnh đất của cùng một hộ có khi lại liên quan đến 2 hoặc 3 dự án khác nhau. Những dự án có mục đích sử dụng đất khác nhau thì phải áp dụng phương pháp thu hồi đất với mức đền bù (và hỗ trợ bồi thường thiệt hại) khác nhau cho phù hợp (được quy định bởi Điều 36, 96, 97 Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật).

Như vậy, quy hoạch chi tiết 1/500 (có sự tham gia ý kiến của tất cả người dân địa phương liên quan đến dự án) cần được các cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án xem là căn cứ cần thiết - không thể thiếu khi tiến hành đền bù giải tỏa đất đai.
(Theo SGGP)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Nhiều chính sách hỗ trợ xây khu TĐC tại Hà nội


Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong 10 năm tới thành phố cần khoảng 50.000 cán bộ và 10.000 lô đất TĐC để phục vụ cho công tác GPMB.
Tuy nhu cầu lớn nhưng thực tế khả năng đáp ứng bộc lô nhiều bất hợp lý. Tại hầu hết khu nhà vẫn chưa có sự phân định rõ ràng diện tích sở hữu chung, riêng, quyền lợi trách nhiệm của các bên dẫn đến trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong quản lý khai thác, vận hành chưa minh bạch. Vì vậy tới đây những quy định về nhà ở TĐC sẽ có sự thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
Việc quản lý diện tích tầng 1 và diện tích công cộng trong các khi nhà TĐC còn hạn chế, gây nhiều tranh chấp. Việc quản lý dân cư quá chậm gây khó khăn cho người dan khi đăng ký hộ khẩu, xin học cho con. Do không phải lo khâu tiêu thụ nên nhiều chủ đầu tư bỏ rơi chất lượng xây lắp việc bảo trì, bảo hành không quan tâm dẫn đến tình trạng nhà mới xây đã xuống cấp mà người dân không biết kêu ai và quản lý dịch vụ sau bàn giao thường tuỳ tiện. Điểm mới nhất trong phát triển nhà TĐC của Hà Nội  là thực hiện phương châm người dân được quyền chọn nhà phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.

Tuy nhiên, Sở Xây dựng cho rằng để tạo thuận lợi cho người dân, TP vẫn quản lý giá bán nhà TĐC theo hướng mềm hơn so với thị trường do được hưởng một số ưu đãi. Trước mắt, khi chính sách giá bồi thường của nhà nước chưa thay đổi TP sẽ đầu tư hạ tầng KĐT như giao thông, trường học, công viên ... và khi xác định giá bán nhà sẽ không hạch toán phần đầu tư này. Khi chính sách giá bồi thường, GPMB của nhà nước thay đổi, TP sẽ điều chỉnh từng bước.

Trước thực trạng ô nhiễm tại nhiều khu TĐC thì ao ước được sở hữu ngôi nhà tiện nghi, thuận tiện trong không gian xanh càng trở nên cần thiết. Theo đánh giá của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, một đô thị xanh phải đạt các tiêu chí như: Không gian xanh, công trình xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh...Nếu xét tới các tiêu chí này thì các đô thị Việt nam chưa thể vươn tới 1 đô thị xanh đúng nghĩa.

Trong quy hoạch chung Hà Nội 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ dành 70% diện tích cho phát triển không gian xanh, 30% để xây dựng các khu dân cư và hoạt động làng nghề. Theo dự báo của Hiệp hội BĐS Việt Nam, các dự án BĐS xanh sẽ là xu hướng đầu tư của tương lai.
(Theo HNTV)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Gia đình chính sách được miễn giảm tiền thuê, mua nhà ở thuộc SHNN


Đó là một trong những nội dung trong tờ trình vừa được Bộ Xây dựng trình Chính phủ đề nghị ban hành Nghị định về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Gia đình chính sách được miễn giảm tiền thuê, mua nhà ở thuộc SHNN | ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát và quy định việc miễn giảm tiền thuê nhà ở; miễn, giảm tiền sử đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho đối tượng là người có công với cách mạng (thực hiện theo các Quyết định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ).

Việc miễn, giảm tiền nhà phải đảm bảo nguyên tắc theo hướng mỗi đối tượng chỉ được giảm một lần; trường hợp hộ gia đình có nhiều người được giảm thì được cộng các mức giảm nhưng không được vượt quá tiền nhà...

Bên cạnh đó, dự thảo lần này cũng bổ sung thêm đối tượng là hộ nghèo theo quy định về chuẩn nghèo, người tàn tật, người già cô đơn vào diện được miễn, giảm tiền thuê, tiền mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
(Theo CAND)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Lãi suất ngân hàng sẽ còn giảm tiếp?


Theo phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến, từ nay đến cuối năm, lãi suất sẽ còn giảm và việc điều hành lãi suất sẽ căn cứ vào lạm phát mục tiêu, dự kiến 7-8%.
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 tổ chức chiều nay, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Đồng Tiến cho biết, định hướng điều hành của cơ quan này trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục theo hướng hạ dần mặt bằng lãi suất phù hợp với giảm của lạm phát.
Lãi suất ngân hàng sẽ còn giảm tiếp | ảnh 1

Lãi suất sẽ được điều hành theo lạm phát mục tiêu từ 7-8%

Mới đây, NHNN cũng đã có thông báo, kể từ hôm nay (28/5), các mức lãi suất chính sách và trần lãi suất huy động sẽ đồng loạt giảm thêm 1%. Đây là mức giảm cần thiết trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp đang khó khăn trong huy vốn đầu vào cũng như giải quyết đầu ra hiện nay.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, với mức lãi suất hiện tại và kỳ vọng lãi suất sẽ xuống thấp vào cuối năm, tại thời điểm hiện tại, NHNN hoàn toàn đã có thể "mạnh dạn" hơn với mức hạ mỗi lần là 2%/năm.

NHNN cũng đã được chỉ đạo có biện pháp quyết liệt xử lý nợ xấu , trước hết là nợ xấu giữa các ngân hàng và có biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ... cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệ có tiềm năng kinh doanh tốt, nhưng đang khó khăn tạm thời nhằm khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế.

Tăng trưởng tín dụng mỗi tháng hơn 2% - liệu có thể?

Theo thống kê của Chính phủ, từ tháng 3/2011 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã liên tục giảm và có tốc độ tăng thấp nhấp so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, so với tháng trước, CPI tháng 1 tăng 1%, tháng 2 tăng 1,37%, tháng 3 tăng 0,16%, tháng 4 tăng 0,05% và tháng 5 tăng 0,18%. So với tháng 12/2011, CPI tháng 5 tăng 2,78%, thấp nhất trong 3 năm.

Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 4,47% và tổng dư tiền gửi của khách hàng tài các tổ chức tín dụng tăng 5,42% cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tốt lên.

Song, như Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhìn nhận, dù đã có những tín hiệu tích cực về thanh khoản và lãi suất như vậy, song tăng trưởng tín dụng vẫn âm. Trong khi đó, dư địa cho thực hiện mục tiêu 15-17% cả năm là còn rất lớn, thời gian 7 tháng còn lại sẽ đưa vào sử dụng "quota" này.

"Dù vậy, không phải chúng ta chạy theo mục tiêu này mà đánh mất đi mục tiêu dài hạn" (không để lạm phát trở lại trong những năm tiếp theo) - Bộ trưởng Đam lưu ý.

Ông nói, bây giờ tập trung bơm tiền từ hệ thống ngân hàng ra nền kinh tế, dư địa tín dụng còn lớn hơn 2%/tháng, nhưng bơm vào đâu? Lãi suất vẫn phải tiếp tục giảm, tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là doanh nghiệp vẫn khó khăn, vẫn thiếu vốn. Vốn trong ngân hàng là không thiếu. Vấn đề là tháo gỡ cho những doanh nghiệp nào, ngành nghề nào phù hợp với tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu nền kinh tế.

Bộ trưởng đồng thời nhấn mạnh, việc hiện nay là cần nhìn thẳng vào khó khăn của các doanh nghiệp: lãi suất cao chỉ là một rào cản, nhiều doanh nghiệp không dám vay vì chi phí vốn lớn, nhưng cũng có những doanh nghiệp dám vay song do nợ xấu nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng của phía ngân hàng. Đó là một bài toán mà cơ quan điều hành phải tập trung làm rõ, tháo gỡ.

Doanh nghiệp nào đi đúng hướng sẽ được hỗ trợ!

Chủ trương là "phải làm cho các doanh nghiệp sử dụng các tài nguyên đất nước (vô hình và hữu hình) một cách hiệu quả hơn, ai làm tốt thì phải tạo điều kiện. Tái cơ cấu bây giờ làm sao hướng vào yếu tố tăng năng suất, sử dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Những doanh nghiệp nào đi đúng hướng như vậy sẽ được tập trung tháo gỡ khó khăn" - trích lời Bộ trưởng.

Khẳng định gói giải pháp mà Bộ Tài chính trình lên không phải là một gói kích cầu, ngườ hát ngôn Chính phủ cho hay, cơ quan điều hành đã giao Bộ Tài chính tiếp tục giải trình ra Quốc hội để thực hiện gói giải pháp. Dự kiến, bên cạnh chính sách tiền tệ, Chính phủ sẽ tiếp tục xin Quốc hội thông qua giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT.

Cuối cùng, ông nói, Chính phủ khẳng định không có ý định đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi những chỉ tiêu kinh tế - xã hội trước đó đã đặt ra.
(Theo Dân trí)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Nhiều DN bất động sản phía Bắc nếm trái đắng khi ồ ạt “Nam tiến”


Sự năng động và thủ tục đầu tư dễ dàng khiến các doanh nghiệp bất động sản phía Bắc ồ ạt “Nam tiến” với hy vọng sẽ hái được quả ngọt sau 2 - 3 năm đầu tư.
Tuy nhiên, những diễn biến bất lợi của thị trường khiến các doanh nghiệp này phải nhận trái đắng và đang cố gắng đẩy các dự án này đi để tập trung cho thị trường mà mình có thế mạnh.

CTCP Sông Đà Thăng Long là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong phong trào “Nam tiến” với hàng loạt dự án như Chung cư cao cấp Tân Kiểng với 5 khối căn hộ cao cấp từ 18-22 tầng (tổng số 550 căn hộ) dự kiến khởi công vào 2011 và hoàn thành vào 2013; Nhà Bè Complex housing; tổ hợp chung cư Trương Đình Hội; Chung cư cao cấp Usilk Apartment tại quận 7, Tp.HCM với 78 căn hộ sang trọng, dự kiến khởi công vào 2010 và hoàn thành vào 2012; Khách sạn Dragon Pia tại Nha Trang; Khu đô thị mới Cồn Tân Lập (Nha Trang); Khách sạn 5 sao U-Hotel Huế; Chung cư cao cấp Uplaza (Nha Trang); Dự án U flower Đà lạt.

Hiện phần lớn các dự án này đều dang dở và chưa có sản phẩm hoàn thiện để có thể bán thu được tiền, trong khi Công ty đang gặp khó khăn về mặt tài chính để triển khai các dự án khác. Chính vì vậy, công ty này đang tích cực chào bán các dự án trên để có tiền tập trung cho một số dự án dễ khai thác.

Ngoài Sông Đà Thăng Long, Vinaconex Xuân Mai cũng là doanh nghiệp có tham vọng mở rộng thị trường phía Nam khi mua lại và đầu tư vào các dự án ở các quận ven trung tâm Tp.HCM. Bằng công nghệ xây dựng nhanh, tiết kiệm chi phí, Vinaconex Xuân Mai tự tin có thể đưa ra các sản phẩm căn hộ có giá thành khoảng 10 - 11 triệu đồng/m2 và cạnh tranh tốt với các sản phẩm của doanh nghiệp phía Nam.

Tuy nhiên, theo một đối tác lớn của Vinaconex Xuân Mai, Công ty không có được lợi thế về giá đất rẻ do đi sau so với các doanh nghiệp địa phương, cùng với những diễn biến bất lợi của thị trường bất động sản, nên nếu có tiếp tục triển khai dự án thì tính hiệu quả cũng không cao. Vì vậy, Vinaconex Xuân Mai dự kiến sẽ tìm đối tác bán lại một số dự án tại phía Nam trong năm 2012.

Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD), một “ông lớn” trong ngành bất động sản đã nhìn trước được những khó khăn của các doanh nghiệp phía Bắc khi xâm nhập vào thị trường phía Nam. Chính vì vậy, tập đoàn này đã phủ quyết phương án đầu tư dự án ở phía Nam của HUD3 (một công ty con của Tập đoàn) và đề nghị công ty này nên tập trung cho các dự án ở phía Bắc.

Nhiều DN bất động sản phía Bắc nếm trái đắng khi ồ ạt “Nam tiến” | ảnh 1
Sông Đà Thăng Long là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong phong trào "Nam tiến

Lý giải lý do các doanh nghiệp phía Bắc ồ ạt “Nam tiến”, tổng giám đốc một công ty bất động sản cho biết, thị trường miền Nam thủ tục hành chính thông thoáng, hơn nữa việc mua gom giá trị quyền sử dụng đất diện tích lớn từ các cá nhân khá dễ dàng. Các doanh nghiệp cũng nhìn nhận đây là một thị trường có nhu cầu lớn, đời sống kinh tế sôi động nên khả năng thành công của các dự án rất cao. Song đúng lúc các doanh nghiệp kỳ vọng nhất thì cơn “bĩ cực” của thị trường bất động sản ập đến khiến nhiều doanh nghiệp bước đầu thất bại khi xâm nhập thị trường phía Nam.

Việc chuyển nhượng dự án hoặc tìm kiếm đối tác liên kết thực hiện dự án có lẽ là lối thoát tốt nhất với các doanh nghiệp bất động sản phía Bắc lúc này. Tuy nhiên, việc bán dự án trong bối cảnh thị trường hiện nay không phải dễ. Các đối tác mua dự án đang là những người nắm đằng chuôi và họ chỉ mua các dự án đắc địa, không mua dự án có vị trí xấu.

Tuần qua, Bộ Xây dựng đã hoàn tất việc thống kê hàng tồn kho trong lĩnh vực bất động sản, vật liệu xây dựng cũng như ghi nhận những khó khăn của các doanh nghiệp để trình Thủ tướng Chính phủ. Xem ra, giờ đây, chỉ còn duy nhất một nhân tố có thể cứu vãn tình thế cho doanh nghiệp bất động sản: chính sách.
(Theo ĐTCK)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

M&A dự án bất động sản tại Tp.HCM: Bán nhiều, mua ít


Khó khăn kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc trên địa bàn Tp.HCM không còn đủ sức thực hiện dự án. Hàng loạt dự án bất động sản đã được các doanh nghiệp rao bán, hoặc tìm đối tác để hợp tác triển khai.
M&A dự án bất động sản tại Tp.HCM: Bán nhiều, mua ít | ảnh 1
Khó khăn kéo dài khiến các giao dịch chuyển nhượng trên thị trường địa ốc khó thành công

Bán nhiều, mua ít

Mới đây, Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng và bất động sản Thái Bình Dương (PPI) đã phải tìm nhà đầu tư để hợp tác, hoặc chuyển nhượng lại 2 dự án tại quận Thủ Đức (Tp.HCM) do đơn vị này làm chủ đầu tư.

Dự án đầu tiên mà PPI tìm đối tác chuyển nhượng là Khu phức hợp ven sông Sài Gòn Water Garden (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức). Trước đó, PPI có kế hoạch đầu tư 1.275 tỷ đồng để phát triển dự án có diện tích 2 ha này thành khu phức hợp với các hạng mục gồm căn hộ cao cấp, khu thương mại và dịch vụ. Hiện PPI đưa ra mức giá chào bán cho dự án này là 15 triệu đồng/m2.

Dự án thứ hai là Dự án căn hộ PPI Tower, cũng tại phường Hiệp Bình Chánh. Khu đất này có diện tích 2.400 m2, được PPI rao bán với giá 29 triệu đồng/m2. Đây là dự án mà đầu năm 2011, PPI có kế hoạch chi 313 tỷ đồng để phát triển thành tòa cao ốc 15 tầng, bao gồm  80 căn hộ và 8.000 m2 văn phòng cho thuê, công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Ngoài PPI, nhiều doanh nghiệp địa ốc khác cũng đã và đang có kế hoạch chuyển nhượng dự án.

Đơn cử, Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC), tại Đại hội đồng cổ đông mới đây, đã thông báo sẽ không tiếp tục đầu tư Dự án Cao ốc văn phòng có diện tích sàn 44.500 m2 tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (quận 7, Tp.HCM) để làm trụ sở Công ty và cho thuê. Đơn vị này đã bán lại dự án trên với giá xấp xỉ 12 triệu USD. Lý do là, nếu triển khai dự án trên, Công ty phải chuẩn bị nguồn vốn trên 20 triệu USD, trong khi Công ty hiện chưa thể phát hành cổ phiếu thêm để huy động vốn.

Công ty cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) cũng vừa xin ý kiến cổ đông về việc bán Dự án Cao ốc văn phòng cho thuê tại 143 - 145 Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với giá dự kiến 40 tỷ đồng.

Tương tự, Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng cũng sẽ chuyển nhượng, thanh lý một số dự án tại quận 2, quận 9 và huyện Nhà Bè… để tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Công ty Bất động sản Anh Tuấn cũng vừa rao bán một dự án đất nền tại quận 9…

Vướng pháp lý, cung khó gặp cầu

Dù đã tìm đối tác chuyển nhượng dự án khá lâu, song đến nay, nhiều dự án vẫn không thể chuyển nhượng.

Ông Phạm Đức Trung, Phó tổng giám đốc PPI cho biết, sau khi công bố thông tin chuyển nhượng dự án, rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến tìm hiểu, đàm phán. Tuy nhiên, đến nay, cả hai dự án mà PPI muốn chuyển nhượng vẫn chưa có động thái chính thức.

“Vướng mắc lớn nhất trong quá trình đàm phán với đối tác vẫn là giá cả. Khi chuyển nhượng dự án, chúng tôi đưa ra mức giá căn cứ vào vị trí, tính hiệu quả của dự án, khả năng khi thực hiện dự án sẽ thu về bao nhiêu và dự báo thời điểm thị trường khi dự án hoàn thành. Còn phía đối tác lại căn cứ vào mặt bằng giá của thị trường hiện tại, nên đưa ra mức giá thấp”, ông Trung cho biết.

Theo ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển nhà Thủ Đức (TDH), trong bối cảnh thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, việc nhiều doanh nghiệp chào bán dự án là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, theo ông Hiếu, khó khăn hiện nay là khó khăn chung, vì vậy, không có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực tài chính để có thể mua đứt dự án. “Thời gian qua, TDH cũng nhận được nhiều lời mời mua dự án, nhưng TDH chỉ xem xét một số dự án tốt để liên kết hợp tác đầu tư, chứ không mua”, ông Hiếu chia sẻ.

Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành Công ty CBRE cho rằng, đây là lần đầu tiên, thị trường bất động sản Việt Nam xuất hiện nhiều giao dịch “khát vốn”. “Không có một cuộc khủng hoảng nào là vô nghĩa, vì khủng hoảng của người này là cơ hội cho người khác. Với những nhà đầu tư đang muốn gia nhập thị trường, đây được xem là thời điểm có nhiều cơ hội nhất”, ông Marc Townsend nhận định.
(Theo VIR)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Tp.HCM: Bất động sản vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc


Hiện nay, thị trường BĐS đang ở giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng, sự đình đốn trong giao dịch khiến cho nhiều dự án nhà ở “trùm mền”, lượng hàng tồn kho ngày càng “phình”, khoản lỗ của các doanh nghiệp không ngừng tăng. Thị trường đang trông chờ vào điều kỳ diệu?

Bế tắc căn hộ cao cấp

Dự án New Pearl Residence được khởi công cuối năm 2009 từng là tâm điểm chú ý trong giới kinh doanh địa ốc vì có vị trí đắc địa trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3, Tp.HCM). Dự án đối diện siêu thị Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu, với khuôn viên rộng hơn 2.200 m2. Công trình gồm một đơn nguyên với 18 tầng nổi, 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn khoảng 14.500 m2, cung cấp cho thị trường 120 căn hộ cao cấp. Tổng vốn đầu tư xây dựng 700 tỷ đồng.

Tp.HCM: Bất động sản vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc | ảnh 1
Thị trường bất động sản Tp.HCM đang lâm vào cảnh công trường vắng vẻ (Dự án căn hộ New Pearl nhà thầu rút lui, không biết đến bao giờ mới hoàn thành).

Mở bán vào tháng 6/2010, với giá bán lên tới gần 90 triệu đồng/m2, dự án căn hộ này được xem là sản phẩm căn hộ hạng sang tại trung tâm TP được nhiều khách hàng chú ý. Tuy nhiên, sau đợt mở bán đầu tiên, thông tin về 2 đợt mở bán tiếp theo rất im ắng. Và hiện nay khi đi ngang qua con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ở số 192 vẫn chỉ thấy một công trình ngổn ngang, mới xây lên tới tầng 2. Không còn một bóng công nhân nào. Toàn bộ các thiết bị xây dựng đã được di dời, chỉ còn lại những cọc sắt lô nhô không được che đậy.

Có một thời những cuộc đổ bộ, những làn sóng tràn vào mua căn hộ cao cấp khiến cho thị trường này trở thành tâm điểm cho giới kinh doanh. Những khoản lợi nhuận khổng lồ từ mua bán căn hộ cao cấp khiến cho không ít “đại gia” địa ốc lao vào vòng xoáy đầu tư với số vốn vay hàng ngàn tỷ đồng và hậu quả bây giờ mắc cạn với khoản lãi vay phải trả rất lớn. Hàng loạt dự án căn hộ cao cấp như dự án The Everich II của PDR với 3.125 căn hộ nhưng đầu ra gần như bế tắc vì giá cao (31 triệu đồng/m2). Dự án Sunrie City (quận 7) cũng lâm vào cảnh tương tự, dù quyết định cho khách hàng vào “sống thử”, sau hai năm mới lấy tiền.

Món nợ từ hàng tồn kho

Sự bế tắc của dòng căn hộ cao cấp khiến không ít doanh nghiệp đã phải từ bỏ chiến lược phát triển dòng sản phẩm này. Một số doanh nghiệp bắt đầu chuyển sang phân khúc trung bình. Sau bài học Sunrie City (quận 7) Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa (Novaland) đang lên kế hoạch lấn sân vào phân khúc căn hộ trung bình - Novaland dự định sẽ phát triển 2 căn hộ có giá trung bình tại quận 9.

Tp.HCM: Bất động sản vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc | ảnh 2
Thị trường BĐS là số lượng hàng tồn kho khổng lồ của các đại gia địa ốc.

Thế nhưng điều lo ngại của thị trường BĐS là số lượng hàng tồn kho khổng lồ của các đại gia địa ốc. Báo cáo tài chính quý 1 năm nay của các doanh nghiệp cho thấy các thông tin kinh tế không mấy sáng sủa của các doanh nghiệp có kinh doanh BĐS. Công ty cổ phần Đầu tư - kinh doanh nhà (ITC) lỗ 137,3 tỷ đồng, hàng tồn kho 1.739 tỷ đồng; Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) lỗ 39,83 tỷ đồng, hàng tồn kho 2.685,4 tỷ đồng (cuối năm 2011 là 2.590 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 (NTB) lỗ hơn 1,1 tỷ đồng, hàng tồn kho 1.136,5 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 lỗ 8,94 tỷ đồng, hàng tồn kho 1.168 tỷ đồng. Một đại gia khác, Hoàng Anh Gia Lai, số lượng hàng tồn kho 4.676 tỷ đồng (cuối năm 2011 là 4.448 tỷ đồng). HAGL đang có chủ trương giảm giá căn hộ nhằm mục đích đẩy lượng hàng tồn.

Đây chỉ là những con số được các doanh nghiệp BĐS công khai trên thị trường. Thực tế nhiều doanh nghiệp chưa công khai các số liệu. Tp.HCM hiện có gần 20.000 doanh nghiệp kinh doanh BĐS, số lượng căn hộ còn tồn đọng từ các đơn vị tư vấn công bố đến cuối năm 2011 là hơn 18.000 căn. Nhiều doanh nghiệp BĐS đã phải tạm dừng dự án, thu hẹp môi trường kinh doanh do áp lực lãi suất vay rất lớn nhưng đầu ra sản phẩm bế tắc.

Thực lực kinh tế mỏng, phần lớn nguồn vốn dựa vào ngân hàng, trong khi lãi suất và chính sách liên tục biến động là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn của thị trường BĐS. Chính sách nới lỏng tín dụng BĐS của Chính phủ đặc biệt là thông tin BIDV bơm ra 6.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường BĐS cũng chưa thể vực dậy ngay thị trường này. Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, bên cạnh việc các cơ quan liên quan phải triển khai ngay Nghị quyết 13 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường thì chính các doanh nghiệp BĐS cần rút ra được bài học và thấy được trách nhiệm của mình trong chiến lược đầu tư sai lầm và thiếu hợp lý.
(Theo Báo Tin Tức)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Venesia - Bước đột phá của BĐS nghỉ dưỡng


Dự án Venesia tọa lạc tại vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố Nha Trang, cách bãi biển hơn 1 km, cách ga Nha Trang chưa tới 1 km, nằm ngay Trung tâm hành chính mới phía tây, liền kề dự án công viên Lê Hồng Phong và dự án khu liên hợp thể thao 400 ha.
Mới đây, trang US News&World Report - một tờ báo Mỹ đã đánh giá Việt Nam là một trong 3 nước châu Á lý tưởng để an dưỡng sau khi nghỉ hưu bởi cảnh quan đẹp và chi phí hợp lý, trong đó Nha Trang được nhắc đến như một điểm nghỉ dưỡng hàng đầu. Thành phố Nha Trang - hòn ngọc Viễn Đông đang ngày càng khẳng định mình trên bản đồ thế giới. Thiên nhiên ôn hòa với hơn 300 ngày nắng trong năm đã giúp Nha Trang trở thành một thiên đường nghỉ dưỡng mà nhiều người luôn mơ ước.

Nha Trang – lựa chọn hàng đầu của những người nghỉ hưu

Trang US News&World Report cho rằng thành phố biển Nha Trang rất thích hợp cho những người nghỉ hưu thích phiêu lưu. Tổng số dân của thành phố này là khoảng hơn 200.000 người, trong đó có khoảng 1.000 người là người nước ngoài. Điểm hấp dẫn lớn của Nha Trang là chi phí sinh hoạt rẻ, chưa đến 1.000 USD một tháng cho một đôi vợ chồng nghỉ hưu. Vì thế, thành phố biển này là lựa chọn hàng đầu cho một người nghỉ hưu yêu thích châu Á và lưu tâm đến chi phí.

Thực tế, quy hoạch tổng thể của đô thị Nha Trang là hướng ra biển nên tìm được quỹ đất đủ lớn để xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng là không hề đơn giản. Số lượng dự án đô thị nghỉ dưỡng ở Nha Trang khá hiếm và cũng vì thế, nên loại hình bất động sản này ngày càng triển vọng khi quỹ đất cho phát triển đô thị ở thành phố biển này dần cạn kiệt. Những dự án bất động sản nghỉ dưỡng tiêu biểu ở đây có thể kể đến là Ocean Hill Village, Nha Trang Center và đặc biệt là dự án Venesia của Hà Quang Land.
Venesia - Bước đột phá của BĐS nghỉ dưỡng | ảnh 1
Được mệnh danh là Venice của Nha Trang, dự án Venesia có quy mô đủ lớn để phát triển một đô thị nghỉ dưỡng có khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 33.000 người. Theo quy hoạch, Venesia có diện tích trải dài trên 150ha, hơn 161.000 m2 là các khu biệt thự, 279.000 m2 cho nhà phố, và diện tích dành cho nhà ở xã hội khoảng 30.000 m2. Kèm theo đó là hệ thống trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện quốc tế, công viên và mặt nước,… phục vụ mọi nhu cầu cuộc sống của người dân nơi đây.

Venesia tọa lạc tại vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố Nha Trang, cách bãi biển hơn 1 km, cách ga Nha Trang chưa tới 1 km, nằm ngay Trung tâm hành chính mới phía tây, liền kề dự án công viên Lê Hồng Phong và dự án khu liên hợp thể thao 400 ha. Dự án còn có hệ thống giao thông thuận lợi như trục đường Nha Trang - Cầu Lùng rộng 60m chạy qua, phía Tây là sông Quán Trường.

Tận dụng ưu thế đó, Công ty PTW (Australia) đã quy hoạch tổng thể Venesia như một khu nghỉ dưỡng cao cấp theo tiêu chí đô thị xanh với những biệt thự nằm ven sông Quán Trường, ven những con kênh nhân tạo hoặc cạnh công viên. Với địa thế như một ốc đảo trong một thành phố du lịch yên bình và nắng ấm quanh năm nên biệt thự nghỉ dưỡng tại Venesia phù hợp cho người lớn tuổi, đặc biệt là những người đã về hưu hoặc Việt kiều.

Nhưng điểm thu hút nhất, bất ngờ nhất chỉ có ở Venesia, hứa hẹn sẽ là tâm điểm chú ý, là bước đột phá của thị trường bất động sản phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng trong thời gian tới đây – đó chính là Biệt thự suối khoáng nóng Venesia Onsen Villas.

Venesia Onsen Villas – biệt thự khoáng nóng duy nhất ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay không thiếu những khu du lịch, resort trải khắp từ Bắc vào Nam cung cấp dịch vụ tắm khoáng nóng. Nhưng tắm khoáng nóng ngay tại nhà mình thì cho đến hiện tại, chỉ có tại Venesia Nha Trang. Để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, đời sống một cách toàn diện, chủ đầu tư dự án Venesia đã đưa ra sản phẩm Venesia Onsen Villas – biệt thự khoáng nóng – lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam.
Venesia - Bước đột phá của BĐS nghỉ dưỡng | ảnh 2
“Onsen” trong ngôn ngữ Nhật Bản là một thuật ngữ chỉ "suối nước nóng”, mặc dù thuật ngữ này thường dùng để chỉ những nơi để tắm và nghỉ chân quanh suối nước nóng. Người Nhật Bản tin rằng khi ngâm mình trong suối nước nóng sẽ chữa được các bệnh về xương khớp, tiêu hóa và các bệnh về da… Nguồn nước khoáng nóng được khai thác ngay trong Dự án đã được Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra nước miền Trung chứng nhận là nguồn nước khoáng Silic với độ pH 6.85, không màu, không mùi, trong suốt, có thể uống được và rất có lợi cho sức khỏe. Nay nguồn khoáng nóng ấy được dẫn trực tiếp vào nhà bạn, tạo nên một dòng sản phẩm Venesia Onsen Villas độc đáo, duy nhất và khác biệt, mang đến cho chủ nhân sở hữu sản phẩm Biệt thự khoáng nóng một liệu pháp trị liệu phục hồi sức khỏe vô cùng hiệu quả.

Venesia Onsen Villas là biệt thự có cấu trúc 2 tầng với diện tích từ 248-423m2 có thiết kế thông thoáng, đón được không khí trong lành của Nha Trang mang lại môi trường sống thư giãn, sảng khoái. Thiết kế mở tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên, tận dụng tối đa ưu thế về khí hậu và thời tiết đặc biệt lý tưởng của Nha Trang, hứa hẹn đem lại cảm giác tận hưởng cho những chủ nhân tương lai.

Dự án Venesia với sản phẩm biệt thự khoáng nóng thực sự là sản phẩm hoàn hảo dành cho đối tượng Việt kiều muốn về nước định cư, những người nghỉ hưu và bất cứ ai muốn có một cuộc sống nghỉ dưỡng đẳng cấp. Dự kiến, tuyến đường sắt cao tốc Sài Gòn – Nha Trang sẽ được khởi động đầu tiên, nối liền khoảng cách Nha Trang – Sài Gòn chỉ còn khoảng 3 giờ tàu. Đây sẽ là lợi thế thu hút mới của những dự án Bất động sản nghỉ dưỡng tại Nha Trang nói chung và Venesia nói riêng, mang lại cơ hội đầu tư lớn cho mọi nhà đầu tư và người có nhu cầu thực sự.

Ngày 26/5/2012 vừa qua, Siêu thị dự án bất động sản đã chính thức mở bán Biệt thự khoáng nóng Venesia Onsen Villas thuộc dự án Khu đô thị Venesia Nha Trang  tại khách sạn Majestic Số 1 – Đồng Khởi Q1 - Tp.HCM. Sản phẩm này được giới thiệu với giá chỉ từ 8 triệu đồng/m2, với phương thức thanh toán hết sức linh hoạt kéo dài trong vòng 24 tháng, cùng cơ hội hưởng mức chiết khấu hấp dẫn lên đến 14,53%. Đặc biệt, trong vòng 10 tháng sau khi hoàn thành tiến độ góp vốn, nếu Khách hàng hoàn thiện căn nhà trước thời điểm ngày 31/05/2014 và có nhu cầu cho thuê lại thì Chủ đầu tư cam kết lợi nhuận thu được tối thiểu là 200 triệu đồng trong vòng 2 năm đầu tiên.

Chủ đầu tư dự án - Công ty Cổ phần Bất động sản Hà Quang (Ha Quang Land) được thành lập từ năm 2001 với các cổ đông chiến lược là: Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam và Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC). Ha Quang Land tâm huyết mang đến cho mọi người một khu đô thị sống , du lịch và nghỉ dưỡng hàng đầu tại Nha Trang, Việt Nam.
(Theo TTDN)

Thiết kế phòng khách


Trong thiết kế nhà ở ngày nay, dù là nhà phố, biệt thự hay căn hộ chung cư, có một không gian luôn cảm thấy “lạ lùng” về tên gọi: phòng khách - một không gian luôn “chễm chệ” trong chuỗi trật tự công năng của ngôi nhà.

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao nó lại mang tên như thế, tại sao nó lại có vị trí quan trọng như thế, và chức năng chính của nó là gì?


Để làm gì và dành cho ai?

Phòng khách, thường là không gian đầu tiên khi ta bước từ bên ngoài vào bên trong nhà, được dùng để đón tiếp những người không ở trong nhà. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mấy khi nhà có khách.


Do đó, tần suất sử dụng cho chức năng theo tên gọi của không gian này rất thấp, mà chủ yếu được dùng làm nơi các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Như thế, có lẽ đây là một không gian chứa đựng “mâu thuẫn về nhu cầu”.

Có những gì trong đó?

Phòng khách là một không gian đa chức năng. Nó vừa là nơi để bạn tiếp đãi khách khứa - thể hiện sự hiếu khách, vừa là nơi để các thành viên trong gia đình gặp gỡ nhau, là nơi bạn có thể nằm dài vừa nghe nhạc vừa đọc sách, là nơi để xem phim, và đôi khi cũng là nơi bạn “ngủ trọ”. Vì thế, các vật dụng trong phòng khách cũng phải thật đa năng.


Sofa (là thành phần nội thất quan trọng nhất của không gian này). Kiểu dáng của sofa phụ thuộc hoàn toàn vào phong cách nội thất của không gian nhà ở.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý hai điểm: không nên chọn bộ sofa quá lớn so với không gian, và khi ngồi vào phải có cảm giác thật thoải mái. Khi bố trí sofa, bạn cũng cần lưu ý vị trí ngồi phải phù hợp “phong thủy”, dễ dàng quan sát các không gian xung quanh, tránh tình trạng ngồi đưa lưng ra cửa.


Bàn sofa (thường đi kèm với bộ sofa). Một nhược điểm của bàn sofa bán sẵn ngoài thị trường là thiếu tính linh hoạt và thường chiếm chỗ cố định. Nên chọn bàn sofa vừa đủ gọn và nhẹ để có thể di chuyển qua lại khi cần thiết, làm cho không gian linh hoạt hơn. Bàn sofa không có chức năng gì đặc biệt lắm ngoại trừ những lúc “chè nước”.


Kệ tivi (là một trong những điểm nhấn quan trọng của phòng khách). Đây là nơi gia chủ trưng bày các “đồ chơi” phục vụ cho nhu cầu nghe nhìn, giải trí của gia đình, và cả khách khứa nữa. Ngày nay, kệ tivi có xu hướng được thiết kế tinh giản đến mức tối thiểu và mang nặng tính chất sắp đặt trang trí.


“Mặt phẳng kỷ niệm” (thường kết hợp với kệ tivi). Đó là nơi trưng bày các hình ảnh mang kỷ niệm của gia đình, hoặc những kỷ vật sau những chuyến đi xa. Đó cũng là nơi tự hào “kể câu chuyện gia đình mình” với những người khách ghé chơi. “Mặt phẳng trang trí” có thể là một mảng tường được trang trí với gam màu đặc biệt, hoặc đôi khi chỉ là một chiếc kệ gỗ đơn giản.


Ánh sáng và đèn trang trí. Ánh sáng trong phòng khách cần đáp ứng được các cung bậc tình cảm của gia chủ và những nhu cầu sử dụng khác nhau. Có khi nó cần phải rực sáng, nhưng đôi khi cũng cần phải ấm áp dịu dàng. Đèn trang trí cũng thế.


Các vật dụng trang trí (chậu kiểng, bình gốm, tượng, phù điêu...). Đây là những thứ có chức năng tô điểm, vì thế cần tránh nhồi nhét làm cho không gian rối rắm.

Ngày nay, trong sự phát triển và ảnh hưởng các trào lưu không gian ở đương đại, phòng khách thường liên thông với không gian ăn và bếp. Điều này đặc biệt rõ ràng trong các căn hộ chung cư hoặc biệt thự. Kiểu phối hợp không gian này cũng có nhiều điểm thú vị, tạo ra cảm giác không gian rộng rãi hơn, liên tục hơn.


Tuy nhiên, nếu là người ưa thích sự riêng tư và ấm cúng, bạn có thể ngăn chia giữa phòng khách và không gian ăn với các vật dụng nội thất, không nhất thiết phải ngăn chia cách biệt hoàn toàn.


Trong quá trình làm thiết kế, tôi không thích lắm gọi không gian này là “phòng khách”, vì nó không thật sự là một cái phòng với bốn bức tường ngăn cách nữa, nó mang tính mở nhiều hơn truớc. Nó không còn là một không gian tách biệt với những ngóc ngách khác của ngôi nhà nữa mà tương tác liên tục với những không gian xung quanh. Tôi thích được gọi nó là không gian sinh hoạt chung.


Và cho dù tần suất sử dụng để tiếp khách ít hay nhiều, đây là một không gian cần phải có trong ngôi nhà.


Theo DNSG