Hiện nay, rửa tiền là vấn đề đang gây đau đầu cho các nhà quản lý cũng như làm nhũng nhiễu thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản. Chiều ngày 22/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền.
25 tháng 5, 2012
Trung Quốc: Sẽ thu hẹp phạm vi thu hồi đất của người dân
Trung Quốc cho biết sẽ điều chỉnh tiêu chuẩn đền bù và thu hẹp phạm vi thu hồi đất của người dân. Theo đó, nhà nước sẽ không trưng dụng đất đai cho các công trình phi công ích.
Dự báo thị trường BĐS Trung quốc đến năm 2020
Dựa trên dữ liệu từ báo cáo mới phát hành của Jones Lang LaSalle (có tiêu đề là China 50) cho thấy lĩnh vực bất động sản phân khúc văn phòng, thương mại và bán lẻ của Trung Quốc sẽ có thêm một khối lượng khổng lồ về thị trường thương mại nhằm đáp ứng tốc độ gia tăng kinh tế trong vòng tám năm tới.
Thái Lan: Hỗ trợ cho vay với người mua nhà lần đầu
Theo nguồn tin từ Bangkok Post, Bộ Tài chính Thái Lan đang có kế hoạch mở rộng chương trình cho vay mua nhà đầu tiên có giá trị khoảng 2 triệu Bath/căn với lãi suất 0%.
Mỹ: Doanh số bán nhà mới trong tháng 4 tăng vượt dự đoán
Theo Bộ Thương mại Mỹ, lượng mua nhà mới tăng lên 343.000 căn, tăng 3,3% so với con số điều chỉnh 332.000 tháng 3, và vượt dự báo trung bình 335.000 của Bloomberg. Bên cạnh đó, số liệu cho thấy doanh số nhà ở có sẵn tháng 4 cũng tăng ở tất cả các khu vực.
Singapore: Giá thuê văn phòng đắt thứ 9 trên thế giới
Theo báo cáo của Colliers International, Singapore đã trở lại top 10 địa điểm có giá cho thuê văn phòng đắt nhất thế giới.
BĐS cao cấp trên cả thế giới đều giảm giá
Giá bất động sản cao cấp tại các thành phố chính trên thế giới giảm 0,4% trong quý 1 năm 2012. Đây là dấu hiệu thể hiện sự sụt giảm chỉ số trong quý đầu tiên kể từ sự suy thoái toàn cầu.
Phê duyệt quy hoạch KDC hiện hữu phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9
Vừa qua, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 2660/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 chỉnh trang khu dân cư hiện hữu phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.
Quảng Bình: Thị trấn Ba Đồn mở rộng lên đô thị loại IV
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định công nhận thị trấn Ba Đồn mở rộng thuộc tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IV.
Bà Rịa Vũng Tàu: Điều chỉnh quy hoạch KĐT Kim Long
Vừa qua, quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Kim Long đã được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2007 trên diện tích 250 ha.
Nâng cao chất lượng quy hoạch tại Quảng Ninh
Việc triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đạt hiệu quả, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành thực hiện phân cấp cho các địa phương vì vậy đã đáp ứng nguyện vọng và phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tiễn.
Đảm bảo định hướng cho sự phát triển
Theo thống kê của cơ quan chuyên môn tỉnh, tính đến tháng 4-2012 toàn tỉnh có 32 quy hoạch được lập mới, trong đó: 12 quy hoạch tổng thể KT-XH các huyện, thị xã, thành phố; 14 quy hoạch ngành và 6 quy hoạch chung xây dựng. Trong số 32 quy hoạch này có 4 quy hoạch thuê tư vấn nước ngoài, 17 quy hoạch đã có quyết định phê duyệt đề cương, 6 quy hoạch đang trình đề cương, 4 dự kiến sẽ triển khai. Và tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có quy hoạch nào được phê duyệt.Đánh giá về kết quả công tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh thời gian qua đồng chí Trần Đức Lâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Các quy hoạch điều chỉnh, bổ sung của tỉnh, các địa phương và các ngành về cơ bản đã bám sát yêu cầu phát triển của địa phương, đã xác định được các chỉ tiêu chung của tỉnh về KT-XH và môi trường làm căn cứ cho địa phương xây dựng chỉ tiêu phát triển KT-XH các thời kỳ 2015-2020. Tạo tiền đề cho các quy hoạch chung xây dựng của các địa phương theo định hướng không gian phát triển. Điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển, giành quỹ đất sạch cho các dự án ưu tiên theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh ...
Để việc triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch hiệu quả, tỉnh đã tiến hành thực hiện phân cấp cho các địa phương vì vậy đã đáp ứng nguyện vọng và phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tiễn. Chủ trương phân cấp cũng đã góp phần rút ngắn thời gian, các bước thẩm định dự án quy hoạch, giảm chi phí, thời gian xây dựng và chất lượng quy hoạch được nâng cao.
Đồng thời, với những quy hoạch được phân cấp về địa phương đã góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành và trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức là đầu mối thẩm định. Sau khi phê duyệt các quy hoạch đều được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định quy định của pháp luật. Và cũng trên cơ sở các dự án quy hoạch được duyệt, tỉnh cùng các huyện, thị xã, thành phố đã cụ thể hoá các mục tiêu định hướng trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cấp tỉnh và huyện để xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện, thị xã, thành phố qua các thời kỳ…
Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Chính vì vậy thể hiện tốt công tác định hướng phát triển các vùng kinh tế, các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trong từng thời điểm (giai đoạn) cụ thể. Công tác giám sát thực hiện quy hoạch được tăng cường và từng bước đi vào nền nếp. Nhất là trong đầu tư phát triển các công trình trọng điểm mang tính đột phá, kích thích và khai thác mạnh tiềm năng, lợi thế của mỗi khu vực (theo phân vùng không gian kinh tế tại quy hoạch) đều được xem xét trên cơ sở quy hoạch được duyệt và có tính tới thứ tự ưu tiên đầu tư. Việc xây dựng định hướng phát triển trong thời kỳ kế hoạch (1 năm, 5 năm) cũng được dựa trên tình hình thực tế thực hiện của năm trước và định hướng dài hạn theo Quy hoạch…
Những bất cập cần tháo gỡ
Cũng theo đồng chí Trần Đức Lâm thì tồn tại lớn nhất trong công tác lập quy hoạch của các ngành, các địa phương thời gian qua đó là sự phối hợp chưa nhịp nhàng dẫn đến một số quy hoạch có sự chồng chéo giữa các ngành và các địa phương. Chất lượng một số đơn vị tư vấn còn yếu kém, tình trạng lập quy hoạch kéo dài trong nhiều năm và phải điều chỉnh, bổ sung số liệu nhiều lần. Chất lượng, hiệu lực quy hoạch chưa cao, chưa có dự báo chính xác, các chỉ tiêu quá chi tiết dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch.Quy hoạch xây dựng chung của các địa phương sau khi được phê duyệt để làm căn cứ cho kêu gọi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, song đến khi tiến hành triển khai thực hiện nảy sinh tình trạng chồng lấn khó thực hiện. Ngoài những tồn tại này thì thời gian qua việc thẩm định đánh giá báo cáo tác động môi trường của các quy hoạch còn nhiều khó khăn và bất cập. Nhất là đối với các báo cáo đánh giá tác động môi trường hiện nay mới chỉ quan tâm đến tác động có hại trực tiếp, trước mắt. Các phương án giảm thiểu tác động thì quá sơ sài, hoặc thiếu tính khả thi, hoặc chỉ là lời hứa hẹn không có cơ sở.
Nguyên nhân của tình trạng này được các cơ quan chuyên môn của tỉnh phân tích đó là do hiện nay, có ba nhóm quy hoạch được điều chỉnh bởi ba hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Đó là, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gồm cả quy hoạch vùng, địa phương, lãnh thổ đặc biệt và quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu quy định tại Nghị định 92, 04 của Chính phủ, Thông tư 01, 03 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; quy hoạch sử dụng đất quy định tại Luật Đất đai 2003, Nghị định 181 của Chính phủ; quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị quy định tại Luật Xây dựng 2005, Nghị định 08 của Chính phủ, Thông tư 07 Bộ Xây dựng; Luật Quy hoạch đô thị 2009 và các Nghị định hướng dẫn khác.
Chính vì những quy định về nguyên tắc và căn cứ lập quy hoạch hiện nay dựa vào quá nhiều căn cứ mà các cơ sở pháp luật này lại không còn phù hợp với thực tế gây khó khăn công tác lập quy hoạch. Cộng với đó những quy định tại các văn bản luật lại chưa rõ ràng cụ thể. Các luật chuyên ngành chỉ quy định chung do vậy thiếu căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng của mình làm cơ sở cho việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra khiến cho công tác quản lý quy hoạch chưa được thực hiện đầy đủ, đồng bộ.
Nhận rõ những hạn chế này ngoài việc thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài lập một số quy hoạch lớn trên địa bàn, tỉnh đã có kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch đã đến niên hạn làm mới, điều chỉnh, bổ sung. Coi đây là cơ sở, căn cứ định hướng cho sự phát triển trên chặng đường phục vụ cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới.
(Theo Báo Quảng Ninh)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Tiến trình cải tạo chung cư cũ - Nhìn từ chung cư bỏ hoang!
Hiện nay, một khu đất được đánh giá đất vàng nhưng chỉ là những xác nhà lác đác hộ dân sinh sống. Gần 5 năm từ khi khởi động xây mới chung cư D2 Giảng Võ, giờ đây khu nhà nay biến thành một chung cư hoang.
Người dân thì gắng bám với dãy nhà dù sống trong ô nhiễm, bất an…
Đằng sau tòa nhà là khu chợ dân sinh luôn tấp nập người mua bán. Khung cảnh ồn ào của khu chợ phía dưới hoàn toàn đối lập với cảnh tượng vắng vẻ hoang vu của chính khu nhà. Bà Trần Thị Ngọc Yên, tổ trưởng khu phố cho hay cả khu nhà hiện tại hơn 86% trong tổng số 114 hộ đã di dời, chỉ còn lại hơn chục hộ đang còn sinh hoạt. Bà Yến cho biết một số hộ không chịu nổi điều kiện về vệ sinh ô nhiễm chấp nhận đi ở nhờ nơi khác thỉnh thoảng mới ghé về trông coi.
Tầng ba của khu nhà là dãy nhà hiện tại chỉ còn 2 hộ còn đang sinh hoạt. Tại phòng 305, mùi hôi thối xộc thẳng vào mũi người qua lại, quanh căn hộ là những đống gạch vụn, rác thải vứt bừa bãi, những chiếc kim tiêm rải rác khắp nhà. Đằng sau căn phòng là vũng nước mưa ứ đọng đầy ruồi muỗi bay bám.
Theo bà tổ trưởng dân phố: “Các hộ dân đang sống phải sống chung với chuột gián . Đuổi cách nào đi nữa thì nó cũng không hết được. Vào những hôm mưa, muỗi ở đâu bay đến nhiều vô kể, trời mưa một buổi thì mùi hôi thối xộc thẳng vào phòng. Cả ngày không dám mở cửa”
Không chỉ vệ sinh của khu nhà ô nhiễm nghiêm trọng mà trật tự an ninh của khu phố của bị đe dọa nghiêm trọng. Anh Lê Quốc Hùng, trú tại phòng 417 kể, trước khi có dự án cải tạo nhà, khu nhà này an ninh rất tốt nhưng hiện tại thì vào ban đêm thường xuất hiện những người lạ ra vào rồi trộm cắp vặt cũng có.
Để tự bảo vệ mình anh Hùng và các hộ dân ở nhà D2 đều lắp thêm 2 ổ khóa nhà và dựng thêm những cánh cửa sắt ngay trước lối vào nhà mình. Anh Hùng kể: “Ngay cả việc đưa đón vợ con, ngày trước các cháu đi học về tự lên phòng thì bây giờ tôi phải xuống tận cầu thang để đưa lên nhà mới yên tâm. Nơi đây từ hơn một năm nay khi đa số hộ dân chuyển đi thì nó thành bãi đáp của bọn nghiện ngập. Chúng tôi nhiều lần kiến nghị trong các cuộc họp với phường nhưng tới nay không giải quyết được gì”.
Chính tại tầng 3 của chung cư này, vào ngày 21/4, anh Hùng phát hiện ra mùi hôi thối tanh nồng, khi gọi thêm người đến tận nơi xem xét thì phát hiện thấy xác người treo cổ tại phòng 302 đã thối rửa không biết từ khi nào.
Trao đổi với PV về hiện trạng chung cư D2, đại diện chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Gia Bảo cho hay: “Việc người dân di dời đến nơi ở mới, chúng tôi đã cho người tới khóa các nhà lại nhưng có thể bọn trộm cắp vào đập cửa trộm đồ. Phía công ty cũng cắt cử một tổ vào bảo vệ thường trực ở khu nhà để bảo đảm an ninh trật tự”. Tuy nhiên, trong quá trình đi tìm hiểu và thu thập thông tin trong hai ngày thì PV không thấy có bất cứ bóng dáng một bảo vệ nào.
Cho tới nay thời gian đã gần 5 năm tòa nhà 21 tầng trong tương lai vẫn nằm in trên giấy. Hiện tại, cuối tháng 5 trên trang web của công ty Gia Bảo vẫn để thông tin thời gian dự kiến khởi công vào tháng 4/2012. Theo các hộ dân lý do họ không chịu di dời vì không có niềm tin ở chủ đầu tư là công ty Gia bảo và liên danh mới mà chủ đầu tư lập ra.
“Họ không nói rõ với chúng tôi về địa điểm cụ thể mà chúng tôi sẽ về lại sau khi tòa nhà xây xong. Thêm nữa, cho tới bây giờ các công trình cải tạo các chung cư xung quanh như B6 đã 3 năm mà chưa giải phóng mặt bằng, còn C7 đã 4 năm mà giờ chưa hoàn thiện. Chúng tôi không tin ở liên danh này”, bà Yến cho biết.
Trao đổi với PV, đại diện chủ đầu tư cho biết không thể ấn định thời gian khởi công xây dựng công trình, bởi phụ thuộc hoàn toàn vào công tác giải phóng mặt bằng của quận Ba Đình. “Hiện tại, chúng tôi chỉ biết rà soát lại các hộ đang còn ở lại rồi trình chính quyền giải quyết”.
Theo LS Bùi Quang Hưng, văn phòng BQH và cộng sự thì việc đi đến một kết quả khả thi do hai phía từ chủ đầu tư và người dân đồng thuận nhưng trong trường hợp này là không phải xây dựng các công trình do nhà nước làm chủ đầu tư thì mỗi bên đều có lợi ích riêng của mình và rất khó thỏa hiệp.
Một chuyên gia của Tổng hội Xây dựng cũng cho hay: “Thực chất ở đây là lợi ích của mỗi bên. Nhưng chủ đầu tư trong trường hợp này là xây dựng khoảng không chiều cao thống nhất là cả một tòa nhà nên không thể áp dụng cách thức giải phóng mặt bằng đến đâu xây dựng đến đó được. Việc không tạo được sự đồng thuận ngay từ khi lập dự án dẫn đến kết cục dang dở như ngày hôm nay”.
Số ít các hộ còn ở tại chung cư D2 Giảng Võ sống trong cảnh ô nhiễm, bất an |
Sống trong sợ hãi
Khu chung cư D2 Giảng Võ có hai mặt tiền là giáp với đường Gảng Võ và đường Trần Huy Liệu, khu nhà này nằm liền kề với trung tâm triễn lãm Giảng Võ. Phía trước khu nhà được quây kín bởi hàng rào tấm tôn xanh cao quá đầu người, cũng ở vị trí này cách đây 2 năm là những siêu thị lớn luôn tấp nập người ra vào mua sắm.Đằng sau tòa nhà là khu chợ dân sinh luôn tấp nập người mua bán. Khung cảnh ồn ào của khu chợ phía dưới hoàn toàn đối lập với cảnh tượng vắng vẻ hoang vu của chính khu nhà. Bà Trần Thị Ngọc Yên, tổ trưởng khu phố cho hay cả khu nhà hiện tại hơn 86% trong tổng số 114 hộ đã di dời, chỉ còn lại hơn chục hộ đang còn sinh hoạt. Bà Yến cho biết một số hộ không chịu nổi điều kiện về vệ sinh ô nhiễm chấp nhận đi ở nhờ nơi khác thỉnh thoảng mới ghé về trông coi.
Tầng ba của khu nhà là dãy nhà hiện tại chỉ còn 2 hộ còn đang sinh hoạt. Tại phòng 305, mùi hôi thối xộc thẳng vào mũi người qua lại, quanh căn hộ là những đống gạch vụn, rác thải vứt bừa bãi, những chiếc kim tiêm rải rác khắp nhà. Đằng sau căn phòng là vũng nước mưa ứ đọng đầy ruồi muỗi bay bám.
Theo bà tổ trưởng dân phố: “Các hộ dân đang sống phải sống chung với chuột gián . Đuổi cách nào đi nữa thì nó cũng không hết được. Vào những hôm mưa, muỗi ở đâu bay đến nhiều vô kể, trời mưa một buổi thì mùi hôi thối xộc thẳng vào phòng. Cả ngày không dám mở cửa”
Những căn hộ để hoang là "địa chỉ" của giới nghiện ngập |
Không chỉ vệ sinh của khu nhà ô nhiễm nghiêm trọng mà trật tự an ninh của khu phố của bị đe dọa nghiêm trọng. Anh Lê Quốc Hùng, trú tại phòng 417 kể, trước khi có dự án cải tạo nhà, khu nhà này an ninh rất tốt nhưng hiện tại thì vào ban đêm thường xuất hiện những người lạ ra vào rồi trộm cắp vặt cũng có.
Để tự bảo vệ mình anh Hùng và các hộ dân ở nhà D2 đều lắp thêm 2 ổ khóa nhà và dựng thêm những cánh cửa sắt ngay trước lối vào nhà mình. Anh Hùng kể: “Ngay cả việc đưa đón vợ con, ngày trước các cháu đi học về tự lên phòng thì bây giờ tôi phải xuống tận cầu thang để đưa lên nhà mới yên tâm. Nơi đây từ hơn một năm nay khi đa số hộ dân chuyển đi thì nó thành bãi đáp của bọn nghiện ngập. Chúng tôi nhiều lần kiến nghị trong các cuộc họp với phường nhưng tới nay không giải quyết được gì”.
Chính tại tầng 3 của chung cư này, vào ngày 21/4, anh Hùng phát hiện ra mùi hôi thối tanh nồng, khi gọi thêm người đến tận nơi xem xét thì phát hiện thấy xác người treo cổ tại phòng 302 đã thối rửa không biết từ khi nào.
Trao đổi với PV về hiện trạng chung cư D2, đại diện chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Gia Bảo cho hay: “Việc người dân di dời đến nơi ở mới, chúng tôi đã cho người tới khóa các nhà lại nhưng có thể bọn trộm cắp vào đập cửa trộm đồ. Phía công ty cũng cắt cử một tổ vào bảo vệ thường trực ở khu nhà để bảo đảm an ninh trật tự”. Tuy nhiên, trong quá trình đi tìm hiểu và thu thập thông tin trong hai ngày thì PV không thấy có bất cứ bóng dáng một bảo vệ nào.
Chưa biết bao giờ xây mới
Khu nhà D2 Giảng Võ theo dự kiến sẽ được xây 21 tầng theo chương trình cải tạo chung cư cũ của UBND TP Hà Nội. Sau khi lập xong dự án, Gia Bảo đã hợp tác Liên danh với Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long. Theo dự kiến ban đầu khi lập dự án, cuối tháng 10/2010 tòa nhà 21 tầng mới sẽ được khởi công xây dưng.Cho tới nay thời gian đã gần 5 năm tòa nhà 21 tầng trong tương lai vẫn nằm in trên giấy. Hiện tại, cuối tháng 5 trên trang web của công ty Gia Bảo vẫn để thông tin thời gian dự kiến khởi công vào tháng 4/2012. Theo các hộ dân lý do họ không chịu di dời vì không có niềm tin ở chủ đầu tư là công ty Gia bảo và liên danh mới mà chủ đầu tư lập ra.
“Họ không nói rõ với chúng tôi về địa điểm cụ thể mà chúng tôi sẽ về lại sau khi tòa nhà xây xong. Thêm nữa, cho tới bây giờ các công trình cải tạo các chung cư xung quanh như B6 đã 3 năm mà chưa giải phóng mặt bằng, còn C7 đã 4 năm mà giờ chưa hoàn thiện. Chúng tôi không tin ở liên danh này”, bà Yến cho biết.
Trao đổi với PV, đại diện chủ đầu tư cho biết không thể ấn định thời gian khởi công xây dựng công trình, bởi phụ thuộc hoàn toàn vào công tác giải phóng mặt bằng của quận Ba Đình. “Hiện tại, chúng tôi chỉ biết rà soát lại các hộ đang còn ở lại rồi trình chính quyền giải quyết”.
Theo LS Bùi Quang Hưng, văn phòng BQH và cộng sự thì việc đi đến một kết quả khả thi do hai phía từ chủ đầu tư và người dân đồng thuận nhưng trong trường hợp này là không phải xây dựng các công trình do nhà nước làm chủ đầu tư thì mỗi bên đều có lợi ích riêng của mình và rất khó thỏa hiệp.
Một chuyên gia của Tổng hội Xây dựng cũng cho hay: “Thực chất ở đây là lợi ích của mỗi bên. Nhưng chủ đầu tư trong trường hợp này là xây dựng khoảng không chiều cao thống nhất là cả một tòa nhà nên không thể áp dụng cách thức giải phóng mặt bằng đến đâu xây dựng đến đó được. Việc không tạo được sự đồng thuận ngay từ khi lập dự án dẫn đến kết cục dang dở như ngày hôm nay”.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện có 8 dự án cải tạo chung cư cũ đã phá dỡ, khởi công xây dựng lại; 6 dự án khác đã được phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch, đề xuất phương án quy hoạch chi tiết 1/500, trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ, báo cáo UBND TP phê duyệt, có thể triển khai trong năm 2012. Có 9 dự án được chấp thuận, hỗ trợ quỹ nhà tạm cư, 15 dự án hoàn thành điều tra xã hội học, thỏa thuận các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc. Số còn lại, 54 dự án đang điều tra xã hội học, 3 dự án là nhà biệt thự không được phép phá dỡ, 4 dự án chủ đầu tư không đáp ứng yêu cầu tiến độ, đề xuất đơn vị khác thay thế… Hà Nội hiện có 982 nhà chung cư cũ 4-5 tầng do thành phố quản lý, ngoài ra còn có 173 nhà chung cư, nhà tập thể khác do Công ty TNHH một thành viên Ðầu tư phát triển nhà và đô thị (Bộ Quốc phòng) quản lý. Trong đó có 11 công trình nhà chung cư nguy hiểm cấp D, cần tổ chức di dời, cải tạo, xây dựng lại theo quy định của Luật Nhà ở. |
(Theo Dantri)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Sẽ không được phép bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Theo Nghị định Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của Chính Phủ, Nhà nước sẽ không thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trong các trường hợp là nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, nhà ở xã hội,…
Một số trường hợp khác nhà nước cũng không được thực hiện bán như: Nhà ở nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ; nhà ở thuộc khu vực quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm của Nhà nước. Nhà ở đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để cải tạo, xây dựng lại thành nhà ở mới hoặc công trình khác. Nhà không có nguồn gốc, nhà chung cư bị hư hỏng nghiêm trọng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ,…
Đối với nhà ở xã hội, chỉ được phép bán khi cơ quan đại diện chủ sở hữu có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì phải xin ý kiến của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi quyết định bán nhà ở này. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì việc bán nhà ở xã hội mới được thực hiện.
Giá bán của nhà ở xã hội phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật trong dự án nhà ở xã hội; giá bán nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
Đối với nhà ở cũ đang cho thuê thì giá bán nhà ở bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất. Còn đối với nhà ở khi xây dựng có một phần tiền góp của cá nhân, tập thể mà không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì cơ quan bán nhà ở căn cứ vào tỷ lệ số tiền đã góp so với giá trị quyết toán khi xây dựng công trình để tính số tiền bên mua phải tiếp tục trả theo giá bán.
Bộ Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở; hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng của nhà ở và việc phân bổ hệ số các tầng khi chuyển quyền sử dụng đất đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở của nhà ở cũ đang cho thuê.
Nghị định này cũng quy định rất rõ về giá thuê và chi phí liên quan đến việc thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Cụ thể, đối với nhà ở công vụ thì giá thuê được xác định theo nguyên tắc tính đủ các chi phí quản lý, vận hành và bảo trì, không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng và không tính tiền sử dụng đất.
Đối với nhà ở xã hội thì giá thuê được xác định theo nguyên tắc tính đủ các chi phí bảo đảm thu hồi vốn đầu tư xây dựng, chi phí bảo trì quỹ nhà ở xã hội và không tính tiền sử dụng đất.
Đối với nhà chung cư là nhà ở xã hội, nhà ở cũ đang cho thuê thì người thuê có nghĩa vụ đóng các chi phí quản lý vận hành nhà ở đó theo đúng quy định.
Đối tượng thuê nhà ở xã hội bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, người có công với cách mạng, công nhân làm việc tại khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp;…
Điều kiện được thuê nhà ở xã hội cũng được quy định rõ trong nghị định này. Cụ thể, phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở chật chội, hư hỏng, dột nát.
Phải có hộ khẩu thường trú hoặc có hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên và có đóng bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi có nhà ở cho thuê…
Đối với nhà ở xã hội, chỉ được phép bán khi cơ quan đại diện chủ sở hữu có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì phải xin ý kiến của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi quyết định bán nhà ở này. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì việc bán nhà ở xã hội mới được thực hiện.
Nhà ở xã hội thuộc sẽ sở hữu nhà nước sẽ không được bán |
Giá bán của nhà ở xã hội phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật trong dự án nhà ở xã hội; giá bán nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
Đối với nhà ở cũ đang cho thuê thì giá bán nhà ở bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất. Còn đối với nhà ở khi xây dựng có một phần tiền góp của cá nhân, tập thể mà không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì cơ quan bán nhà ở căn cứ vào tỷ lệ số tiền đã góp so với giá trị quyết toán khi xây dựng công trình để tính số tiền bên mua phải tiếp tục trả theo giá bán.
Bộ Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở; hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng của nhà ở và việc phân bổ hệ số các tầng khi chuyển quyền sử dụng đất đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở của nhà ở cũ đang cho thuê.
Nghị định này cũng quy định rất rõ về giá thuê và chi phí liên quan đến việc thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Cụ thể, đối với nhà ở công vụ thì giá thuê được xác định theo nguyên tắc tính đủ các chi phí quản lý, vận hành và bảo trì, không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng và không tính tiền sử dụng đất.
Đối với nhà ở xã hội thì giá thuê được xác định theo nguyên tắc tính đủ các chi phí bảo đảm thu hồi vốn đầu tư xây dựng, chi phí bảo trì quỹ nhà ở xã hội và không tính tiền sử dụng đất.
Đối với nhà chung cư là nhà ở xã hội, nhà ở cũ đang cho thuê thì người thuê có nghĩa vụ đóng các chi phí quản lý vận hành nhà ở đó theo đúng quy định.
Đối tượng thuê nhà ở xã hội bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, người có công với cách mạng, công nhân làm việc tại khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp;…
Điều kiện được thuê nhà ở xã hội cũng được quy định rõ trong nghị định này. Cụ thể, phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở chật chội, hư hỏng, dột nát.
Phải có hộ khẩu thường trú hoặc có hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên và có đóng bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi có nhà ở cho thuê…
(Theo VTCnews)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Hà Nội: Ban hành quy định mới về đơn giá thu tiền sử dụng đất
Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về quy định trình tự, thủ tục xác định đơn giá thu tiền sử dụng đất.
Trong đó, đối với tổ chức kinh tế được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, không phải giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh hoặc dự án về nhà ở thì giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng của đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cấp có thẩm quyền.
(Theo KTĐT)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Vẫn còn nhiều khuất tất tại dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô
Sau 12 năm Công viên Tuổi trẻ Thủ được thành phố phê duyệt quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ giao đất để tổ chức GPMB, triển khai thực hiện, thì đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thiện.
Trung tâm tổ chức sự kiện nằm trong khuôn viên dự án Công viên Tuổi trẻ vẫn đang trong quá trình xây dựng. Ảnh: Thái Hà |
Ngày 24/5, Ban Kinh tế ngân sách (HĐND TP Hà Nội) đã giám sát tình hình và kết quả thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý khai thác dự án nêu trên.
Nhiều sai phạm
Theo ông Nguyễn Hoài Văn, Giám đốc Công ty Đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Thủ đô (Tổng Công ty du lịch Hà Nội), đơn vị trực tiếp đầu tư và quản lý công viên: Các hạng mục đã đầu tư nguồn vốn ngân sách theo quy hoạch từ năm 2002 đến nay như: đường nội bộ, cây xanh, hàng rào… đều chưa quyết toán. Dự án công trình nhà hát ngoài trời 1.500 chỗ ngồi dù đã được khánh thành từ năm 2010, nhưng đến nay vẫn dở dang, bởi đang hoàn thiện nốt phần việc của đầu tư xây dựng. Sân Tenis có mái che cũng chưa khánh thành, dù đã đưa vào sử dụng một phần diện tích. Đây đều là những dự án liên doanh với các công ty khác.Cùng với đó, một số hạng mục khác đang được khai thác sử dụng như bể bơi, công viên nước và các trò chơi, nhà bên hồ… Theo quy hoạch mới, ngoài diện tích mặt nước (103.083m2), diện tích còn lại của công viên được chia thành 6 khu chức năng, gồm các khu: hoạt động biểu diễn, văn hóa, giáo dục; nhà đa năng và các hoạt động vui chơi nước; cây xanh công viên tĩnh; hoạt động văn hóa thiếu nhi; hoạt động văn hóa thanh, thiếu niên; thể dục thể thao thanh, thiếu niên. Ngoài ra, còn có 3 bãi đỗ xe ngầm 1 - 2 tầng được xây dựng bên dưới các công trình trong công viên.
Theo thực trạng hiện có tại dự án Công viên Tuổi trẻ, không chỉ có những hạng mục nêu trên đang được khai thác, mà quang cảnh còn nhếch nhác, nước hồ bẩn, nhất là các khu vực đường dạo, cây xanh phục vụ nhân dân. Đặc biệt, nhiều hạng mục công trình không phù hợp với tiêu chí của công viên. Ngay tại các công trình đang triển khai xây dựng, cũng có không ít dịch vụ, công trình không có trong quy hoạch và không được cấp phép mọc lên như siêu thị, quán ăn, nhà hàng… Có rất nhiều bãi trông giữ xe ô tô nằm trong khuôn viên công viên. Cứ đến chiều tối hàng ngày, tại những bãi xe này, ô tô đỗ ken kín chiếm một diện tích không nhỏ. Cách đây vài năm, hàng loạt công trình xây dựng tại công viên này vi phạm quy hoạch và đã bị xử lý giải tỏa; tiếp đến thời gian gần đây, nhiều công trình lại vi phạm về trật tự xây dựng (không phép, sai phép, trái phép), sử dụng sai mục đích…
Đổ lỗi do thiếu vốn và chưa có mặt bằng
Theo báo cáo, do những rắc rối trong việc quản lý từ nhiều năm trước, trong đó, giai đoạn những năm 2007, công ty nợ ngân hàng gần 50 tỷ đồng, nợ thuế trên 11 tỷ đồng và đến nay vẫn chưa khắc phục được nên ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án. Ngoài khó khăn về vốn, trong công tác GPMB, quận cũng chưa bàn giao toàn bộ diện tích đất sạch cho công ty để thực hiện đầu tư xây dựng.Lý giải về việc công viên đang sử dụng đất không đúng mục đích quy hoạch, lãnh đạo công ty lý giải: Do đang trong quá trình chuẩn bị thủ tục đầu tư tiếp theo và để tận dụng diện tích chờ dự án, công ty có sử dụng làm các sân tenis, sân bóng đá để tạm thời khai thác tạo nguồn thu, trả lương cho người lao động. Đồng thời, lãnh đạo Công ty cũng cho biết, nguồn thu chính của công viên hiện nay là từ cho thuê trông giữ xe. Công ty cam kết sẽ tháo dỡ các hạng mục này ngay khi triển khai các dự án.
Trong cuộc giám sát, giải thích về thực trạng của công viên, chính lãnh đạo các Sở Xây dựng, quận Hai Bà Trưng cũng chưa đưa ra được câu trả lời thoả đáng nhất. Vì vậy, ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng Ban Kinh tế ngân sách đã phải yêu cầu công ty khắc phục thực trạng nêu trên, không để xảy ra tình trạng sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch.
Sau cuộc giám sát này, theo kế hoạch, ngày 30/5, HĐND TP tiếp tục có cuộc làm việc với quận Hai Bà Trưng, Sở Xây dựng, Sở KH&ĐT để đánh giá chi tiết các vấn đề còn tồn tại của dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô.
(Theo KTĐT)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Đô thị dễ bị tổn thương vì hạ tầng kém
Phần lớn đô thị ở nước ta nằm ở vùng đồng bằng và ven biển, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… với quy hoạch phát triển đô thị chưa tính đến biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng.
Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Hội Môi trường xây dựng Việt Nam, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội kém nên các đô thị này rất dễ bị tổn thương dưới tác động BĐKH.
GS Đăng chỉ ra những mặt còn yếu kém của đô thị đó là diện tích đất giao thông đô thị không đủ, mạng lưới đường giao thông phân bố không đồng đều, không đảm bảo chất lượng. Tại Hà Nội, diện tích đất giao thông chiếm khoảng 7,8%, mật độ đường đạt 3,89km/km2; tại Tp.HCM tương ứng là 7,5% và 3,88km/km2. Trong khi ở nhiều thành phố tiên tiến trên thế giới tỉ lệ diện tích giao thông chiếm tới 15-18%. Phương tiện giao thông cá nhân ở các đô thị của nước ta tăng trưởng rất nhanh nên thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và tăng lượng phát thải khí nhà kính.
Hệ thống cấp nước, thoát nước ở Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng và nhiều đô thị khác đều là chắp vá giữa cũ và mới, giữa lạc hậu và hiện đại. Hệ thống thoát nước mưa kém lại bị san lấp trong quá trình đô thị hóa. Trong điều kiện BĐKH, nạn úng ngập trong mùa mưa sẽ xảy ra tràn lan hơn và ngày càng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như Hà Nội, khi lượng mưa lớn hơn 100mm đã có hơn 100 đường phố bị úng ngập nặng.
Nghiên cứu của PGS.TS Trần Việt Liễn, Hội Môi trường xây dựng Việt Nam cũng nêu, hệ thống không gian ngầm đô thị ở Hà Nội, Tp.HCM và các thành phố lớn khác đã được xây dựng và ngày càng phát triển các tầng hầm của các nhà cao tầng. Các bãi đỗ xe ngầm, đường hầm giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm… rất nhạy cảm với BĐKH và mực nước biển, sông ngòi, nước ngầm dâng lên hay khi úng ngập do mưa lớn. Các công trình này khi thiết kế xây dựng thường chưa tính đến tác động của BĐKH.
Theo TS Liễn, đối với các đô thị ven biển, cần dự trữ đất để đắp đê và xây dựng các đường ống thoát nước cũng như trạm bơm chống úng ngập khi cần thiết. Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước mưa, bảo tồn hệ thống ao, hồ, đất trũng, sông ngòi, kênh rạch. Các công trình xây dựng mới cần thiết kế không gian ngầm thích ứng với BĐKH.
GS Đăng cũng kiến nghị, cần định hướng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật ứng phó với BĐKH trong xây dựng đô thị. Cần xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển đô thị có tính đàn hồi, có khả năng phục hồi năng lực nhanh khi bị tác động. Quy hoạch đô thị liên kết với vùng nông thôn xung quanh sao cho thích ứng với trường hợp nếu vùng nông thôn bị tác động của BĐKH tàn phá, dân cư không thể sống được thì di chuyển vào đô thị, hoặc ngược lại, kể cả trường hợp lũ lụt bất thường.
GS Đăng chỉ ra những mặt còn yếu kém của đô thị đó là diện tích đất giao thông đô thị không đủ, mạng lưới đường giao thông phân bố không đồng đều, không đảm bảo chất lượng. Tại Hà Nội, diện tích đất giao thông chiếm khoảng 7,8%, mật độ đường đạt 3,89km/km2; tại Tp.HCM tương ứng là 7,5% và 3,88km/km2. Trong khi ở nhiều thành phố tiên tiến trên thế giới tỉ lệ diện tích giao thông chiếm tới 15-18%. Phương tiện giao thông cá nhân ở các đô thị của nước ta tăng trưởng rất nhanh nên thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và tăng lượng phát thải khí nhà kính.
Thành phố Hải Phòng. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa) |
Hệ thống cấp nước, thoát nước ở Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng và nhiều đô thị khác đều là chắp vá giữa cũ và mới, giữa lạc hậu và hiện đại. Hệ thống thoát nước mưa kém lại bị san lấp trong quá trình đô thị hóa. Trong điều kiện BĐKH, nạn úng ngập trong mùa mưa sẽ xảy ra tràn lan hơn và ngày càng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như Hà Nội, khi lượng mưa lớn hơn 100mm đã có hơn 100 đường phố bị úng ngập nặng.
Nghiên cứu của PGS.TS Trần Việt Liễn, Hội Môi trường xây dựng Việt Nam cũng nêu, hệ thống không gian ngầm đô thị ở Hà Nội, Tp.HCM và các thành phố lớn khác đã được xây dựng và ngày càng phát triển các tầng hầm của các nhà cao tầng. Các bãi đỗ xe ngầm, đường hầm giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm… rất nhạy cảm với BĐKH và mực nước biển, sông ngòi, nước ngầm dâng lên hay khi úng ngập do mưa lớn. Các công trình này khi thiết kế xây dựng thường chưa tính đến tác động của BĐKH.
Theo TS Liễn, đối với các đô thị ven biển, cần dự trữ đất để đắp đê và xây dựng các đường ống thoát nước cũng như trạm bơm chống úng ngập khi cần thiết. Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước mưa, bảo tồn hệ thống ao, hồ, đất trũng, sông ngòi, kênh rạch. Các công trình xây dựng mới cần thiết kế không gian ngầm thích ứng với BĐKH.
GS Đăng cũng kiến nghị, cần định hướng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật ứng phó với BĐKH trong xây dựng đô thị. Cần xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển đô thị có tính đàn hồi, có khả năng phục hồi năng lực nhanh khi bị tác động. Quy hoạch đô thị liên kết với vùng nông thôn xung quanh sao cho thích ứng với trường hợp nếu vùng nông thôn bị tác động của BĐKH tàn phá, dân cư không thể sống được thì di chuyển vào đô thị, hoặc ngược lại, kể cả trường hợp lũ lụt bất thường.
(Theo Đất Việt)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Tiền sử dụng đất vượt hạn mức vẫn chưa quyết định chính thức
Hôm qua (24/5), Sở Tài chính đã báo cáo UBND Tp.HCM dự thảo về hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất (hệ số K) với phần diện tích vượt hạn mức đất ở của hộ gia đình cá nhân, nhằm sửa đổi, bổ sung Quyết định 64/2011 của UBND TP.
>>Quyết định 64 về tính tiền SDĐ: Vừa được sửa lại xin điều chỉnh
Với trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng, Sở Tài chính đề xuất phần diện tích vượt hạn mức sẽ nộp theo hệ số K bằng bốn, tức bốn lần bảng giá đất.
Được biết tại cuộc họp, UBND TP chưa đồng ý với đề xuất trên và yêu cầu Sở Tài chính đề xuất phương án khác, trình TP trong thời gian tới.
Với trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng, Sở Tài chính đề xuất phần diện tích vượt hạn mức sẽ nộp theo hệ số K bằng bốn, tức bốn lần bảng giá đất.
Được biết tại cuộc họp, UBND TP chưa đồng ý với đề xuất trên và yêu cầu Sở Tài chính đề xuất phương án khác, trình TP trong thời gian tới.
(Thep PLTP)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Cần có những cơ chế giám sát công trình chỉ định thầu
Chiều qua (24/5), Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh bản kết luận của Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch - Đầu tư trong thực hiện Luật Đấu thầu.
Vì sao các chủ đầu tư và nhà thầu thích chỉ định thầu? Theo Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng, đó là do năng lực cạnh tranh của nhiều nhà thầu yếu, chỉ có thể có được công trình thông qua chỉ định thầu. Bên cạnh đó, khi chỉ định thầu, giá gói thầu không phải trọn gói mà người ta sẽ điều chỉnh suốt trong thời gian thi công. Các gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu ban đầu được dự toán thấp nhưng sau đó nhiều dự án đã bị điều chỉnh tăng mức tổng đầu tư lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần giá trị ban đầu. Việc tăng giá trị dự án luôn có lợi cho cả nhà thầu và chủ đầu tư.
Trong bản kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng đã nêu, trong dự án xây dựng quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng tại Ninh Bình (Sở VH-TT-DL Ninh Bình làm chủ đầu tư) được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tháng 5/2009 với tổng mức đầu tư là 450 tỷ đồng. 3 tháng sau, dự án được điều chỉnh nâng tổng mức đầu tư lên hơn 3 lần (1.543 tỷ đồng). Gói thầu xây lắp chính thuộc dự án này giá trị hơn 1.000 tỷ đồng được chỉ định thầu cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường và trong năm 2010, Xuân Trường được tạm ứng ngay 747,67 tỷ đồng để thực hiện dự án. Điều đáng nói là đến hết tháng 10-2011, khối lượng hoàn thành nghiệm thu mới đạt 145 tỷ đồng.
Cũng tại Ninh Bình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Tràng An được tỉnh phê duyệt năm 2004 với tổng mức đầu tư gần 580 tỷ đồng. Đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh, bổ sung các dự án thành phần, tổng mức đầu tư dự án đã lên xấp xỉ 9.000 tỷ đồng.
Dự án này, Xuân Trường được ưu ái chỉ định thầu hạng mục công trình thủy lợi và các hạng mục giao thông. Hạng mục công trình thủy lợi giá trị hơn 562 tỷ đồng, Xuân Trường được chủ đầu tư giải ngân gần 400 tỷ đồng trong khi khối lượng thực hiện đến hết năm 2010 mới đạt 239,76 tỷ đồng. Ở gói thầu hạng mục giao thông trị giá hơn 302 tỷ đồng, Xuân Trường được giải ngân trước 185 tỷ đồng trong khi khối lượng thực hiện hết năm 2010 mới chỉ đạt 99 tỷ đồng....
Để chọn được những nhà thầu có đủ năng lực, đảm bảo chất lượng cao cho các công trình xây dựng, Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng kiến nghị, cần phải giảm bớt quy trình đấu thầu để các chủ đầu tư không còn vin vào lý do đấu thầu nhiêu khê; hoàn thiện những quy định của pháp luật, triển khai thực hiện luật nghiêm túc, không để những kẽ hở trong Luật Đấu thầu bị lợi dụng như xác định rõ hơn thế nào là gói thầu thuộc dự án cấp bách, vì lợi ích dự án quốc gia; đặc biệt, cần giảm bớt tình trạng chỉ định thầu đối với các công trình dùng ngân sách nhà nước.
Ông Dương Cận, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng, nhấn mạnh: “Trong những trường hợp đặc biệt áp dụng hình thức chỉ định thầu cần phải có cơ chế báo cáo, giám sát chặt chẽ; cần có chế tài xử phạt đối với các vi phạm, quy trách nhiệm cụ thể cho các cấp quản lý, từ chủ đầu tư, các địa phương cho đến bộ ngành quản lý”.
(Theo SGGP)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Trung tâm Hội nghị quốc gia còn nợ hơn 34 tỉ đồng tiền xây dựng
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin được điều hòa (giảm) khoảng 10 tỉ đồng tiền vốn ghi cho dự án Cung triển lãm quy hoạch quốc gia trong kế hoạch năm 2012 để chuyển cho dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia nhằm trả nợ cho nhà thầu thi công công trình này.
Tuy nhiên, số vốn này không được kéo dài sang năm 2012 theo nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Khi xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, Bộ Xây dựng đã kiến nghị với Bộ Kế hoạch - đầu tư bổ sung nguồn vốn 34,9 tỉ đồng cho dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia nhưng không được đưa vào kế hoạch, vì vậy đến nay chủ đầu tư không có vốn thanh toán tiếp cho nhà thầu.
(Theo Tuổi Trẻ)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
TT-Huế: Đầu tư 147 tỷ đồng xây dựng nhà ở cho công nhân
Ông Trần Văn Mỹ - Giám đốc Cty Scavi Huế cho biết, Cty đã đầu tư 147 tỷ đồng để xầy dựng khu nhà ở cho công nhân nằm trong KCN Phong Điền. Diện tích triển khai dự án là gần 3ha, sẽ cho xây dựng 16 tòa nhà, đáp ứng chỗ ở cho 2.200 lao động.
Ảnh minh họa |
Trong tháng 5/2012 sẽ đưa vào sử dụng tòa nhà đầu tiên, giải quyết chỗ ở cho 200 lao động, dự kiến đến thang 7/2012 đưa vào sử dụng tòa nhà thứ 2 và đến cuối năm 2012 tiếp tục đưa vào sử dụng tòa nhà thứ 3, giải quyết chỗ ở cho khoảng 600 lao động. Các tòa nhà còn lại tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng trong thời gian tới.
Ngoài ra, Cty sẽ triển khai xây dựng khu nhà trẻ, khu vui chơi giải trí và nhà bán trả góp nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Có chỗ ở ổn định, thoáng mát và gần xưởng may; con em họ có nơi học hành đàng hoàng thì người lao động sẽ gắn bó với công việc, nâng cao năng suất. Đây chính là giải pháp giữ chân người lao động mà DN luôn hướng đến.
(Theo Báo Xây dựng)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Tp.HCM: Hoàn tiền cho người đóng trước bạ nhà, đất giá cao
Cục Thuế Tp.HCM vừa có hướng dẫn về việc áp dụng giá đất để tính lệ phí trước bạ. Theo đó, giá đất để tính lệ phí trước bạ nhà, đất là giá đất do UBND TP ban hành hằng năm.
Ảnh minh họa |
Ông Vũ Văn Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thuế Q.8 cho biết sẽ hoàn trả lại số tiền chênh lệch lệ phí trước bạ nhà, đất đã thu lố của người dân. Người dân đã đóng lệ phí trước bạ nhà, đất theo giá ghi trên hợp đồng mua bán trong thời gian từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5/2012 thì liên hệ Chi cục Thuế Q.8 để được hướng dẫn thủ tục hoàn thuế. Tương tự, đại diện Chi cục Thuế Q.Phú Nhuận cũng cho biết sẽ hoàn tiền lại cho người dân đã đóng lệ phí trước bạ nhà, đất theo giá trên hợp đồng công chứng.
Theo quy định, người dân mua nhà chỉ đóng lệ phí trước bạ 0,5% giá đất do UBND TP ban hành, nhưng một số chi cục thuế đã hiểu sai quy định và thu mức 0,5% giá nhà, đất ghi trong hợp đồng mua bán. Do vậy có trường hợp đã đóng thuế trước bạ cao hơn so với quy định hàng chục triệu đồng.
(Theo Báo Xây dựng)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Dự án nhà xã hội tại Hải Phòng thấp nhất trong cả nước
Ông Nguyễn Ngọc Thành - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hải Phòng cho biết: Hải Phòng có sản phẩm nhà ở chung cư dành cho người thu nhập thấp sớm nhất cả nước, nhưng đến nay, mới có 2 dự án với gần 650 căn hộ được đưa vào sử dụng.
Ảnh minh họa |
Điều đó phản ánh những hạn chế về sự phát triển thị trường BĐS Hải Phòng và những bất cập trong việc thực thi chính sách phát triển nhà ở dành cho người thu nhập thấp hiện nay.
Hiệp hội BĐS Hải Phòng kiến nghị các quy định của Chính phủ về cơ chế chính sách phát triển nhà ở dành cho những người thu nhập thấp tại khu vực đô thị cần được làm rõ về quỹ đất phát triển nhà ở, giá bán nhà, định mức lợi nhuận, cấp nước sinh hoạt cho khu chung cư và thuế đối với nhà thu nhập thấp.
(Theo Báo Xây dựng)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
"Phá giá" căn hộ: Thật hay chiêu trò?
Trong khi thị trường bất động sản rất khó khăn, tính thanh khỏan thấp, đã có một số chủ đầu tư, "đại gia" bất động sản "đánh tiếng" sẽ bán phá giá căn hộ. Đây sẽ là cơ hội tốt cho người mua hay chỉ là một "mánh" làm ăn?
Nếu nhìn từ góc độ bài toán tài chính, có thể nói đây là thời điểm thích hợp để mua nhà. Sản phẩm nhiều, giá thực, chế độ thanh toán linh hoạt... là điều mà cách đây 5 năm, người mua có mơ cũng không thấy được. Theo đó, bên cạnh những dự án đang mở bán, người mua vẫn có thể tiếp cận các dự án đã bàn giao nhà (theo đúng vị trí mong muốn) với khoản chênh lệch không đáng kể so với thị trường sơ cấp. Chưa dừng lại ở đó, gần đây, không ít doanh nghiệp từ Nam chí Bắc đồng loạt tung tin sẽ “bán phá giá” dự án.
Làn sóng “bán phá giá”, giảm giá thực chất đã không còn mới, vì tháng 2/2009, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của “bầu” Đức cũng đã “khai pháo” với việc giảm giá hai dự án căn hộ: Hoàng Anh River View, quận 2, Tp.HCM (từ 2.300 USD/m2 xuống 1.350 USD/m2) và Phú Hoàng Anh, huyện Nhà Bè (từ 1.800 USD/m2 xuống 1.250 USD/m2).
Tiếp sau đó, năm 2011, Công ty Sài Gòn Mekong công bố giảm giá dự án An Tiến (quận Nhà Bè), còn PVL với dự án Petro Vietnam Landmark Tower (quận 2) cũng đưa thông tin giảm giá đến 35%.
Giới kinh doanh nhà đất và những người có nhu cầu hiện đang chờ đến tháng 6, như “bầu” Đức đã phát biểu để mua căn hộ giảm giá đến 50% tại 2 dự án của HAGL.
Từ trước đến nay, “bầu” Đức luôn làm được những điều mình tuyên bố, nhưng chẳng biết, sự thể kỳ này sẽ đi đến đâu? Song, xét về mặt truyền thông trước bán hàng, xem ra HAGL đã tạo được sự chú ý cho các dự án lẫn khơi dậy tâm lý “chờ đợi” của người tiêu dùng.
Giảm giá, “phá giá” căn hộ rõ ràng là tín hiệu tốt cho người mua. Tuy nhiên, việc giá căn hộ có bị phá hay không thì đây là điều người tiêu dùng khó thẩm định được.
Bởi, họ có thể nhìn thấy được giá trị của sản phẩm mình mua dựa trên vị trí dự án, thương hiệu chủ đầu tư lẫn khối tài sản hiện hình, còn giá thành thực của mỗi m2 căn hộ (tính toán dựa trên chi phí xây dựng, vật liệu sử dụng, kỹ thuật móng, cọc...) là câu chuyện để “hạ hồi phân giải”.
Đó là chưa nói, nhiều dự án trước đây đã “treo giá” khá cao, khi thị trường hạ nhiệt, đành phải chạy theo chiêu “nước xuống thuyền cũng xuống” theo.
Chính vì vậy, việc chủ đầu tư của một dự án bất động sản có thực sự áp dụng chiến lược giảm giá hay không lại còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chứ chẳng đơn thuần là một lời tuyên bố. Trên thực tế, chuyện “phá giá căn hộ” của HAGL không chỉ liên quan đến người mua mà ở một mức độ nào đó, thị trường liệu có bị “sốc” mạnh sau “liều thuốc” này?
Năm 2011, khi dự án An Tiến giảm giá, dư luận cũng dấy lên câu hỏi: sau An Tiến, sẽ có nhiều dự án đồng loạt giảm theo? Song, mãi đến thời điểm này, chưa nhà phát triển nào công bố mức giảm như thế.
Tuy thế, tình hình năm nay sẽ không dễ cho khối doanh nghiệp BĐS, bởi để giải quyết vấn đề nợ vay, duy trì hoạt động,... chắc chắn sẽ có không ít doanh nghiệp đi theo hướng của HAGL, vấn đề là HAGL phải là người “thử thuốc” trước. Khổ nhất trong “cuộc chơi” này vẫn là những doanh nghiệp sở hữu dự án đang bán dở dang.
Theo đó, những dự án trước đây niêm yết với giá quá cao sẽ khó thực hiện chiến lược giảm giá để cạnh tranh với các dự án mới mở bán, cùng phân khúc, ở những vị trí lân cận vì dù sao cũng đã “há miệng mắc quai” (nếu giảm, những trường hợp đã mua sẽ khiếu nại).
Ảnh minh họa |
Làn sóng “bán phá giá”, giảm giá thực chất đã không còn mới, vì tháng 2/2009, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của “bầu” Đức cũng đã “khai pháo” với việc giảm giá hai dự án căn hộ: Hoàng Anh River View, quận 2, Tp.HCM (từ 2.300 USD/m2 xuống 1.350 USD/m2) và Phú Hoàng Anh, huyện Nhà Bè (từ 1.800 USD/m2 xuống 1.250 USD/m2).
Tiếp sau đó, năm 2011, Công ty Sài Gòn Mekong công bố giảm giá dự án An Tiến (quận Nhà Bè), còn PVL với dự án Petro Vietnam Landmark Tower (quận 2) cũng đưa thông tin giảm giá đến 35%.
Giới kinh doanh nhà đất và những người có nhu cầu hiện đang chờ đến tháng 6, như “bầu” Đức đã phát biểu để mua căn hộ giảm giá đến 50% tại 2 dự án của HAGL.
Từ trước đến nay, “bầu” Đức luôn làm được những điều mình tuyên bố, nhưng chẳng biết, sự thể kỳ này sẽ đi đến đâu? Song, xét về mặt truyền thông trước bán hàng, xem ra HAGL đã tạo được sự chú ý cho các dự án lẫn khơi dậy tâm lý “chờ đợi” của người tiêu dùng.
Giảm giá, “phá giá” căn hộ rõ ràng là tín hiệu tốt cho người mua. Tuy nhiên, việc giá căn hộ có bị phá hay không thì đây là điều người tiêu dùng khó thẩm định được.
Bởi, họ có thể nhìn thấy được giá trị của sản phẩm mình mua dựa trên vị trí dự án, thương hiệu chủ đầu tư lẫn khối tài sản hiện hình, còn giá thành thực của mỗi m2 căn hộ (tính toán dựa trên chi phí xây dựng, vật liệu sử dụng, kỹ thuật móng, cọc...) là câu chuyện để “hạ hồi phân giải”.
Đó là chưa nói, nhiều dự án trước đây đã “treo giá” khá cao, khi thị trường hạ nhiệt, đành phải chạy theo chiêu “nước xuống thuyền cũng xuống” theo.
Chính vì vậy, việc chủ đầu tư của một dự án bất động sản có thực sự áp dụng chiến lược giảm giá hay không lại còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chứ chẳng đơn thuần là một lời tuyên bố. Trên thực tế, chuyện “phá giá căn hộ” của HAGL không chỉ liên quan đến người mua mà ở một mức độ nào đó, thị trường liệu có bị “sốc” mạnh sau “liều thuốc” này?
Năm 2011, khi dự án An Tiến giảm giá, dư luận cũng dấy lên câu hỏi: sau An Tiến, sẽ có nhiều dự án đồng loạt giảm theo? Song, mãi đến thời điểm này, chưa nhà phát triển nào công bố mức giảm như thế.
Tuy thế, tình hình năm nay sẽ không dễ cho khối doanh nghiệp BĐS, bởi để giải quyết vấn đề nợ vay, duy trì hoạt động,... chắc chắn sẽ có không ít doanh nghiệp đi theo hướng của HAGL, vấn đề là HAGL phải là người “thử thuốc” trước. Khổ nhất trong “cuộc chơi” này vẫn là những doanh nghiệp sở hữu dự án đang bán dở dang.
Theo đó, những dự án trước đây niêm yết với giá quá cao sẽ khó thực hiện chiến lược giảm giá để cạnh tranh với các dự án mới mở bán, cùng phân khúc, ở những vị trí lân cận vì dù sao cũng đã “há miệng mắc quai” (nếu giảm, những trường hợp đã mua sẽ khiếu nại).
(Theo DNSG)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Chủ đầu tư xem thường mạng sống của dân tại KDC Uyên Hưng
Đã hơn nửa năm trôi qua nhưng chủ dự án khu dân cư - thương mại Uyên Hưng (Bình Dương) vẫn tiếp tục để nhiều hộ dân “sống chết mặc bay”!
Những căn nhà tái định cư “rỗng ruột” ngày càng xuống cấp thê thảm, nguy cơ đổ sập gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản đã được báo trước. Thay vì tìm biện pháp giải quyết hợp lý, UBND huyện Tân Uyên lại quyết liệt “cưỡng chế” thu hồi đất giao chủ đầu tư cho đủ 190.000m2...
Bà Hậu trình diễn màn “xiếc gạch” trong căn nhà TĐC |
Chủ nhà tái định cư “rỗng ruột” kêu cứu
Như Báo CATP đã phản ánh, dự án khu dân cư - thương mại (KDC-TM) Uyên Hưng thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương do Công ty xây dựng tư vấn đầu tư Bình Dương (Cty Biconsi) làm chủ đầu tư. Hàng trăm hộ dân bị thu hồi 190.000m2 đất để giao cho Cty Biconsi với giá bồi thường quá thấp: chỉ từ 40 đến 60.000 đồng/m2. Biconsi xây nhà tái định cư (TĐC) bán lại cho các hộ bị giải tỏa với giá 2,5 triệu đồng/m2.Hàng chục căn nhà TĐC được xây dựng liên kế tạo thành những dãy nhà phố rất bắt mắt. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn vào ở, các hộ dân phát hiện những căn nhà TĐC (gồm một trệt, một lầu) nhìn bề ngoài khang trang nhưng lại “rỗng ruột”! Tiếp nhận đơn kêu cứu, tố cáo của nhiều hộ gia đình, phóng viên Báo CATP đã có mặt tại thị trấn Uyên Hưng, tận mắt nhìn thấy những căn nhà TĐC xuống cấp thê thảm, trong đó có gia đình ông Nguyễn Thế Khanh - bà Nguyễn Triều Hậu. Nhà mới xây nhưng sàn không còn bằng phẳng do bị sụt lún, tường nứt, la phông hở, dây điện đấu nối sơ sài rất nguy hiểm. Để chứng minh, bà Hậu đã trình diễn màn “xiếc gạch”! Đưa chúng tôi vào căn phòng khá rộng trên lầu một, bà dùng tay bốc tấm gạch bông lát nền đầu tiên rồi tấm thứ hai, thứ ba một cách dễ dàng. Thật bất ngờ, dưới lớp gạch không phải xi măng kết dính mà toàn là... cát!
Trao đổi với phóng viên ngày 14/5/2012, bà Hậu nói trong nước mắt: “Đã hơn nửa năm trôi qua, chủ đầu tư dự án là Cty Biconsi vẫn vô cảm trước nỗi lo sợ của người dân về những căn nhà TĐC “rỗng ruột” xuống cấp từng ngày và không biết đổ sụp lúc nào. Trong khi đó, cuối tháng 4-2012 gia đình tôi lại bất ngờ nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất”.
Gia đình ông Khanh - bà Hậu thuộc diện “giải tỏa trắng” với 6.414m2 đất và căn nhà 109m2 bị thu hồi. Bà Hậu trình bày, giữa năm 2004 bà nhận được thông báo nhà và đất của gia đình nằm trong quy hoạch dự án KDC-TM Uyên Hưng. Với việc áp giá đền bù 60.000 đồng/m2, số tiền đền bù 6.414m2 đất chỉ đủ để đổi một căn nhà TĐC 126m2 do Biconsi xây bán. Ngoài căn nhà, Biconsi bán cho bà Hậu 400m2 đất TĐC với giá 450.000 đồng/m2. Giá đất TĐC cao gấp 7,5 lần giá đất thu hồi nên gia đình bà Hậu phản ứng gay gắt, không chấp nhận di dời.
Ngày 23/9/2009, UBND huyện Tân Uyên ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Khanh nhưng không thực hiện được do có khiếu nại gay gắt. Gần ba năm trôi qua, nhiều vấn đề mấu chốt, nhất là quyền lợi chính đáng của các hộ dân bị thu hồi đất làm dự án chưa được giải quyết rốt ráo.
Bảo vệ quyền lợi của ai?
Không riêng bà Hậu, nhiều hộ dân bị thu hồi đất, giải tỏa nhà cũng kêu cứu. Cụ thể như gia đình ông Trần Văn Nam - bà Trần Thị Gái, các bà Đoàn Thị Ân, Lê Thị Tuyết Lương, Lê Thị Thành, Lê Thị Miết, Trần Thị Liên, Trần Thị Thu Sương, ông Trần Văn Bắc..., Bà Gái trình bày, gia đình bà bị thu hồi gần 6.000m2 đất, được bồi thường 437 triệu đồng. Bà được mua một căn nhà TĐC “rỗng ruột” của Cty Biconsi giá 329 triệu đồng. Tương tự bà Hậu, bà Gái cũng được mua nền đất TĐC của Biconsi nhưng giá bán quá cao trong khi giá thu hồi quá “bèo” nên liên tục khiếu nại, không chấp nhận di dời.Ngày 23/9/2009, Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên Nguyễn Thành Phương ký quyết định cưỡng chế thu hồi đất của ông Nam nhưng không thực hiện được. Gia đình ông Nam - bà Gái khiếu nại gay gắt, sau chuyển thành đơn tố cáo. Ngày 18/10/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thành Cung ký văn bản chỉ đạo Thanh tra tỉnh vào cuộc, làm rõ, xử lý. Thế nhưng, ngày 24/4/2012 Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên Nguyễn Thành Phương lại ký quyết định cưỡng chế (thay thế quyết định ngày 23/9/2009). Bà Gái uất ức: “Gia đình tôi đang sống yên ổn, bị thu hồi đất dẫn đến tan nát. Cty Biconsi lấy đất kinh doanh nhưng được một số cán bộ huyện Tân Uyên ủng hộ. Gia đình tôi làm đơn khiếu nại rồi tố cáo liên tục từ năm 2006 đến nay nhưng chưa được giải quyết. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo làm rõ, đến nay vẫn chưa có kết luận thì gia đình lại nhận được quyết định cưỡng chế”.
Qua các tài liệu thu thập và kết quả điều tra xác minh thực tế, chúng tôi nhận thấy dự án KDC-TM Uyên Hưng có nhiều sai phạm rất nghiêm trọng. Nhiều vấn đề mà dân khiếu nại bức xúc là chính đáng, có cơ sở. Cụ thể như: trình tự, thủ tục thu hồi đất (việc thu hồi, giải tỏa xây dựng khu dân cư thương mại, bán nhà tái định cư, phân lô bán nền dự án... diễn ra từ năm 2004 nhưng mãi đến năm 2008 UBND huyện Tân Uyên mới ban hành quyết định thu hồi đất); áp giá bồi thường quá thấp, không đúng quy định làm nhiều hộ dân không thể tái tạo cuộc sống mới (không ít trường hợp lâm vào cảnh túng cùng, bán vé số kiếm sống...); Cty Biconsi vì lợi nhuận, xây nhà TĐC “rỗng ruột”, bất chấp và xem thường sinh mạng người dân; nhiều cán bộ chủ chốt được ưu ái nhận nhà vị trí đắc địa sau đó bán lại thu lợi lớn...
(Theo CATPHCM)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Khách hàng điêu đứng khi “ăn theo” dự án sân bay Long Thành
Kể từ năm 2008, hàng trăm người đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào dự án khu dân cư Tam Phước (còn gọi là dự án Emelild City - thiên đường đích thực) ở xã Tam Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai. Thế nhưng sau nhiều năm chờ đợi, công trình này vẫn dậm chân tại chỗ.
Hơn thế nữa hiện nay vợ chồng Giám đốc Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh đang bị tạm giam chờ xét xử vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản khiến cho số khách hàng đã trót đầu tư điêu đứng trước nguy cơ mất trắng tài sản.
Cũng trong thời gian này, Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh thông qua hai công ty địa ốc là Hoàng Linh và Công ty cổ phần DVĐTXD BĐS Nam Tiến rao bán các nền đất của dự án này dưới hình thức “góp vốn xây dựng dự án khu dân cư Tam Phước”. Theo đó, các cổ đông góp vốn vào xây dựng nhưng thực chất là mua bán đất nền với giá 2,2 - 2,6 triệu đồng/m2. Việc thanh toán được chia thành nhiều giai đoạn theo tiến trình xây dựng của công trình. Thông qua môi giới, Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh đã bán tổng cộng 398 nền đất tại dự án này, thu 84 tỷ đồng. Huy động vốn nhưng Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh không đầu tư tiếp các hạng mục xây dựng hạ tầng như đã cam kết, qua nhiều năm dự án này vẫn chỉ là một khu rừng tràm.
Theo đơn của hàng chục người dân gửi Báo CATP tố cáo hành vi lừa đảo của ông Nguyễn Văn Tình (giám đốc) và bà Nguyễn Thị Chí Sương (phó giám đốc, vợ ông Tình) cố tình chiếm đoạt gần trăm tỷ đồng của người dân khi góp vốn vào dự án khu dân cư Tam Phước. Theo đó, rất nhiều người đã trót đầu tư vào đây, người ít thì một nền, cá biệt có trường hợp mua giùm bạn bè, người thân 22 nền đất, trị giá hàng chục tỷ đồng. Như trường hợp chị Huỳnh Tuyết Nga, qua quảng cáo trên phương tiện truyền thông, chị ký hợp đồng với Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh mua nền đất số 03 ký hiệu LK07, diện tích 160m2, giá 2,2 triệu đồng/m2. Hay trường hợp bà Đặng Thị Thu H. (ngụ quận Bình Thạnh) đã “góp vốn” gần 4,5 tỷ đồng (80% của 8 nền đất tại khu dân cư Tam Phước) cho đơn vị chủ đầu tư thực hiện dự án. Thế nhưng đến nay bà cũng không biết đất của mình nằm ở vị trí nào. Tương tự, bà Võ Thị Ngọc Bích đã “góp” cho Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh 21,66 tỷ đồng, tương đương giá trị của 26 hợp đồng mua bán đất nền. Theo bà Bích: “Vì quá tin tưởng vào chủ đầu tư và chính quyền địa phương, chúng tôi đã đổ tiền của người thân và bạn bè vào đây. Đến nay chưa thu lợi gì thì gặp phải giám đốc lừa đảo”. Đã có hơn 20 nạn nhân gửi đơn đến Báo CATP tố cáo vợ chồng Nguyễn Văn Tình chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của họ thông qua dự án khu dân cư Tam Phước.
Dẫn chúng tôi vào khu dân cư Tam Phước, ngoài các hàng cau, dừa trồng dọc con đường rộng khoảng 15m, anh Nguyễn Hữu Thạnh (một trong những người đầu tư vào khu dân cư Tam Phước) chỉ cho chúng tôi khu rừng tràm của người dân địa phương bị ảnh hưởng của dự án nhưng chưa được bồi thường. Lọt thỏm trong đó là khu đất rộng hơn chục héc-ta, phía trong trơ trọi một căn nhà mẫu mà theo giới thiệu sẽ là nơi điều hành của dự án. Điều đáng nói, sau khi ông Tình cùng vợ bị bắt, hàng chục nạn nhân nhiều lần cầu cứu các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, nhưng vẫn chưa được giải quyết, khiến không ít trường hợp đã phải cầm nhà, tài sản giá trị để trả nợ ngân hàng.
Khi có dự án sân bay quốc tế Long Thành, các dự án khu dân cư, ở khu vực lân cận đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Việc người dân mua đất khi không tìm hiểu kỹ càng là một nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh như hiện nay, tuy nhiên phía chính quyền địa phương cũng có một phần trách nhiệm khi phê duyệt những dự án lớn cho các doanh nghiệp không đủ năng lực và vốn để thực hiện.
Phối cảnh dự án khu dân cư Tam Phước |
Đầu tư trúng dự án “ma”
Ngày 28/11/2008, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 4027/QĐ-UBND về việc duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu dân cư Tam Phước tại xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Theo đó, Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh được tỉnh Đồng Nai giao 157,23ha để thực hiện dự án nói trên.Cũng trong thời gian này, Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh thông qua hai công ty địa ốc là Hoàng Linh và Công ty cổ phần DVĐTXD BĐS Nam Tiến rao bán các nền đất của dự án này dưới hình thức “góp vốn xây dựng dự án khu dân cư Tam Phước”. Theo đó, các cổ đông góp vốn vào xây dựng nhưng thực chất là mua bán đất nền với giá 2,2 - 2,6 triệu đồng/m2. Việc thanh toán được chia thành nhiều giai đoạn theo tiến trình xây dựng của công trình. Thông qua môi giới, Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh đã bán tổng cộng 398 nền đất tại dự án này, thu 84 tỷ đồng. Huy động vốn nhưng Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh không đầu tư tiếp các hạng mục xây dựng hạ tầng như đã cam kết, qua nhiều năm dự án này vẫn chỉ là một khu rừng tràm.
Theo đơn của hàng chục người dân gửi Báo CATP tố cáo hành vi lừa đảo của ông Nguyễn Văn Tình (giám đốc) và bà Nguyễn Thị Chí Sương (phó giám đốc, vợ ông Tình) cố tình chiếm đoạt gần trăm tỷ đồng của người dân khi góp vốn vào dự án khu dân cư Tam Phước. Theo đó, rất nhiều người đã trót đầu tư vào đây, người ít thì một nền, cá biệt có trường hợp mua giùm bạn bè, người thân 22 nền đất, trị giá hàng chục tỷ đồng. Như trường hợp chị Huỳnh Tuyết Nga, qua quảng cáo trên phương tiện truyền thông, chị ký hợp đồng với Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh mua nền đất số 03 ký hiệu LK07, diện tích 160m2, giá 2,2 triệu đồng/m2. Hay trường hợp bà Đặng Thị Thu H. (ngụ quận Bình Thạnh) đã “góp vốn” gần 4,5 tỷ đồng (80% của 8 nền đất tại khu dân cư Tam Phước) cho đơn vị chủ đầu tư thực hiện dự án. Thế nhưng đến nay bà cũng không biết đất của mình nằm ở vị trí nào. Tương tự, bà Võ Thị Ngọc Bích đã “góp” cho Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh 21,66 tỷ đồng, tương đương giá trị của 26 hợp đồng mua bán đất nền. Theo bà Bích: “Vì quá tin tưởng vào chủ đầu tư và chính quyền địa phương, chúng tôi đã đổ tiền của người thân và bạn bè vào đây. Đến nay chưa thu lợi gì thì gặp phải giám đốc lừa đảo”. Đã có hơn 20 nạn nhân gửi đơn đến Báo CATP tố cáo vợ chồng Nguyễn Văn Tình chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của họ thông qua dự án khu dân cư Tam Phước.
Khó khăn trong việc giải quyết
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ông Tình và Công ty TNHH XDTM Sài Gòn Cây Cảnh đã từng bị UBND tỉnh Đồng Nai “tuýt còi” về hành vi phân lô bán nền khi dự án chưa có quyết định giao đất của chính quyền địa phương, chưa triển khai theo đúng trình tự. Thế nhưng, trên thực tế vẫn có rất nhiều người đầu tư vào dự án vốn có nhiều “tai tiếng” này.Dẫn chúng tôi vào khu dân cư Tam Phước, ngoài các hàng cau, dừa trồng dọc con đường rộng khoảng 15m, anh Nguyễn Hữu Thạnh (một trong những người đầu tư vào khu dân cư Tam Phước) chỉ cho chúng tôi khu rừng tràm của người dân địa phương bị ảnh hưởng của dự án nhưng chưa được bồi thường. Lọt thỏm trong đó là khu đất rộng hơn chục héc-ta, phía trong trơ trọi một căn nhà mẫu mà theo giới thiệu sẽ là nơi điều hành của dự án. Điều đáng nói, sau khi ông Tình cùng vợ bị bắt, hàng chục nạn nhân nhiều lần cầu cứu các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, nhưng vẫn chưa được giải quyết, khiến không ít trường hợp đã phải cầm nhà, tài sản giá trị để trả nợ ngân hàng.
Khi có dự án sân bay quốc tế Long Thành, các dự án khu dân cư, ở khu vực lân cận đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Việc người dân mua đất khi không tìm hiểu kỹ càng là một nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh như hiện nay, tuy nhiên phía chính quyền địa phương cũng có một phần trách nhiệm khi phê duyệt những dự án lớn cho các doanh nghiệp không đủ năng lực và vốn để thực hiện.
(Theo CATPHCM)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Dự án bảo tồn phố cổ Chợ Lớn 440.000 dân ra sao?
Tại khu vực phố cổ Chợ Lớn rộng 68ha, nơi sinh sống của 440.000 dân, sẽ nằm trong khu vực bảo tồn. Nhiều căn nhà sẽ không được xây cao hoặc cơi nới, nhưng cũng sẽ có những khu phố cao tầng mới, phố đi bộ...
Đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5, TP.HCM) nằm trong kế hoạch bảo tồn của dự án |
Khu vực bảo tồn nằm trên phạm vi các phường 10, 11, 13, 14 của quận 5 và phường 1, 2 của quận 6. Theo dự án “Ý tưởng thiết kế đô thị bảo tồn và cải tạo khu phố cổ Chợ Lớn” vừa được Sở Quy hoạch - kiến trúc Tp.HCM trình UBND TP, khu vực nghiên cứu ý tưởng được giới hạn bởi các tuyến đường Tản Đà - Nguyễn Trãi - Phù Đổng Thiên Vương - kênh Hàng Bàng - Nguyễn Trãi - Tháp Mười - Lê Tấn Kế - Bãi Sậy - Võ Văn Kiệt. Trong 68ha này, đơn vị tư vấn (Công ty DCU, Tây Ban Nha) chọn ba khu vực nghiên cứu sâu để làm điểm nhấn cho toàn bộ không gian cần bảo tồn của phố cổ Chợ Lớn.
Một là khu vực chợ Bình Tây và các dãy phố lân cận rộng khoảng 4,2ha được giới hạn từ đường Tháp Mười - Lê Tấn Kế - kênh Hàng Bàng, trong đó kênh Hàng Bàng sẽ được nạo vét, cải tạo để kết hợp với khu đất trước mặt chợ Bình Tây thành không gian công cộng, đồng thời khôi phục không gian chợ - kênh của Chợ Lớn xưa. Cách làm này nhằm tăng không gian công cộng và nâng cấp quảng trường phía trước chợ Bình Tây, phục hồi hệ thống kênh Hàng Bàng, củng cố hình ảnh Chợ Lớn...
Khu vực thứ hai là đường Phú Định, Nguyễn Án, Triệu Quang Phục rộng 4,6ha với nhiều đình, chùa, hội quán mang nét đặc trưng của người Hoa như chùa Tam Sơn, đình Minh Hương... Cộng đồng người Hoa ở đây cũng có những lễ hội mang nét đặc trưng riêng như Tết Trung thu, Nguyên tiêu, lễ chùa Thiên Hậu, Quan Âm... Đường Nguyễn Án và Phú Định là hai phố đi bộ, đường Triệu Quang Phục hạn chế xe lưu thông. Mục tiêu chính là giữ gìn và củng cố các di sản văn hóa, giảm lưu lượng giao thông, tăng bãi đậu xe, không gian công cộng... để phát triển du lịch.
Khu vực còn lại là dành cho phát triển mới giới hạn bởi đường Hải Thượng Lãn Ông - Vạn Kiếp - Võ Văn Kiệt rộng 5,3ha. Những khu đất mặt tiền đường Võ Văn Kiệt dành cho nhà cao tầng, tiếp đó là khu cách ly có phố đi bộ, bãi đậu xe ngầm và cây xanh để bảo vệ khu vực bảo tồn phía đường Hải Thượng Lãn Ông.
TS Nguyễn Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu kiến trúc Sở Quy hoạch - kiến trúc Tp.HCM, cho biết:
- Hiện khu vực Chợ Lớn có nhiều hạn chế như không có chỗ đi bộ, thiếu cây xanh, chỗ để xe, dịch vụ xã hội... Đường phố mở rộng quá sát công trình cổ - không có vùng đệm, thiếu bảo dưỡng, nhiều công trình bị cơi nới thêm hoặc bị các biển quảng cáo lớn che khuất, công trình xây dựng mới cao tầng làm phá vỡ cảnh quan, không gian của công trình cổ.
Dự án “Ý tưởng thiết kế đô thị bảo tồn và cải tạo khu phố cổ Chợ Lớn” nhằm hỗ trợ TP.HCM có chiến lược bảo tồn và phát triển khu vực Chợ Lớn, bên cạnh đó đưa ra những khuyến cáo đối với chính quyền khi cấp phép xây dựng, sửa chữa công trình trong khu vực này. Dự án nhằm tăng cường không gian công cộng và phát triển tiềm năng du lịch của khu vực.
Ba điểm nhấn trong khu bảo tồn phố cổ Chợ Lớn (Tp.HCM) - Đồ họa: như khanh |
Quyền lợi của người dân trong khu vực dự án bị ảnh hưởng ra sao?
- Trước hết, nhà dân trong những khu phố bảo tồn sẽ không được xây cao hoặc cơi nới rộng hơn so với hiện tại. Trường hợp xây dựng mới cũng phải có kiến trúc hài hòa, đồng bộ với cả khu phố. Trong phạm vi bán kính 50m quanh các di sản quan trọng, nhà dân sẽ bị hạn chế tầng cao, không được sử dụng bảng quảng cáo to che khuất công trình, người dân không được cải tạo nhà bằng những loại vật liệu không phù hợp...
Đổi lại, người dân được lợi gì?
- Theo khảo sát, mỗi khách du lịch chỉ lưu lại Chợ Lớn hai giờ và ít tiêu tiền do khu vực này không có không gian công cộng, khách sạn, nhà hàng cho khách quốc tế. Việc cải tạo cảnh quan cùng với bảo tồn những di sản văn hóa vô hình và hữu hình của khu vực sẽ kéo du khách đến đông và người dân kinh doanh, buôn bán thuận lợi hơn, nhất là những khu phố dành đi bộ. Người dân sẽ được hưởng môi trường sống tốt, không bị ô nhiễm, có nhiều không gian công cộng. Giá trị nhà đất trong khu vực này sẽ tăng lên nhờ giá trị đô thị tăng.
Nhiều người dân sẽ lo lắng vì nhà cửa bị hạn chế mở rộng mà kinh phí cho việc sửa sang, bảo quản căn nhà rất lớn. Dự án có đưa ra phương án nào hỗ trợ không?
- Có nhiều chính sách để khuyến khích người dân bảo tồn nhà cổ như Nhà nước hỗ trợ tiền để phục hồi và cải tạo, miễn thuế kinh doanh hoặc cho vay ưu đãi. Ngoài ra, còn các chính sách hỗ trợ như hợp tác với các hiệp hội gia tộc khu vực Chợ Lớn, nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo tồn... Cơ quan quản lý bảo tồn có một bộ phận riêng để lo ngân sách cho việc bảo tồn.
Kinh phí để thực hiện dự án này bao nhiêu?
- Đây chỉ mới là ý tưởng thiết kế kiến trúc đô thị nên không tính toán kinh phí thực hiện. Khi UBND TP quyết định đầu tư vào khu vực nào theo ý tưởng thiết kế trên thì mới tính toán cụ thể. Sở Quy hoạch - kiến trúc đã trình và đang chờ quyết định của UBND TP về thời gian, nguồn vốn, đơn vị đầu tư... để triển khai dự án. Trước hết, Sở Quy hoạch - kiến trúc đã đề xuất thực hiện thí điểm khu vực đường Nguyễn Án, Phú Định do khu vực này có diện tích nhỏ và tập trung nhiều di sản.
Ông Huỳnh Minh Liêm(nhà số 7 Triệu Quang Phục, Q.5 - nhà cổ):
Đừng để người dân thiệt hại đủ đường
Chúng tôi ủng hộ việc bảo tồn, tôn tạo những căn nhà có giá trị lịch sử, kiến trúc và chấp hành theo chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, chính sách phải hợp lý chứ đừng để người dân có nhà thuộc diện bảo tồn có cảm giác như đeo ách vô cổ, thiệt hại đủ đường. Nhà tôi được “lệnh” phải giữ nguyên hiện trạng, không được xây mới, xây cao nên chật chội, thiếu tiện nghi. Khi nhà hư hỏng, gia đình tôi tự bỏ tiền để duy tu, sửa chữa theo đúng mẫu nhà cũ rất tốn kém. Chủ căn nhà cổ kế bên nhà tôi “bức” quá đã rao bán nhà, nhưng người mua “bỏ chạy” khi biết căn nhà thuộc diện nhà cổ phải bảo tồn nên cả năm rồi chưa bán được.
Ông Ngô Minh(nhà số 101 Triệu Quang Phục, Q.5 - nhà cổ): Bảo tồn phải đồng bộ
Nhà nước phải bảo tồn đồng bộ, đừng để xảy ra tình trạng khu phố này thì bị “ép”, không cho xây mới, trong khi khu phố khác lại cho xây nhà 5-7 tầng vọt lên giữa khu nhà cổ. Giờ nhìn toàn khu này tôi thấy có cổ gì nữa đâu. Như vậy cũng không thu hút thêm được khách du lịch nào. Nhà nước muốn sửa chữa nhà cổ cho đồng bộ thì phải hỗ trợ tiền bạc cho dân sửa chữa chứ để người dân chịu hết thì ép dân quá.
Bà Huỳnh Thị Thảo(chủ tịch UBND quận 5): Người dân không thấy bị ép
Mừng là dự án lần này đưa ra phương án mở, người dân trong khu vực bảo tồn vẫn có phương án kinh doanh, thậm chí có cơ hội tăng thêm thu nhập. Đây cũng là cơ hội cho quận 5 thực hiện tốt công tác bảo tồn. Người dân cũng không thấy bị sức ép khi nhà đất của họ bị hạn chế các quyền lợi.
|
(Theo TTO)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Người mua nhà đất không nên giữ tâm lý chờ đợi
Để tự cứu mình, nhiều chủ đầu tư dự án tại Hà Nội đã “xuống nước” hạ giá bán các dự án chung cư để hút dòng tiền về tiếp tục triển khai dự án.
Nếu không chọn gói nội thất, giá bán căn hộ dự án Golden Palace chỉ còn 27-29 triệu đồng/m2. Ảnh: Bình An |
Cuối năm 2011, thị trường BĐS đã chứng kiến làn sóng giảm giá mạnh mẽ của phân khúc chung cư. Đi đầu là dự án chung cư VP 3 Linh Đàm và dự án CT3 Cầu Bươu do Cty Bemes làm chủ đầu tư với mức giảm tương ứng khoảng 7 triệu đồng/m2. Đây được đánh giá là đợt giảm giá có một không hai trên thị trường BĐS Hà Nội. Bởi từ trước đến nay, việc giảm giá chỉ diễn ra mạnh tại thị trường TPHCM, còn tại Hà Nội các chủ đầu tư thường rất ngại nhắc đến cụm từ “giảm giá” mà chỉ đưa ra các phương án giảm giá gián tiếp như khuyến mãi tặng quà, tặng sổ tiết kiệm, hỗ trợ lãi suất...
Tuy nhiên, tình hình đã thực sự thay đổi. Sau màn pháo hiệu giảm giá sốc của Cty Bemes, các chủ đầu tư dự án đã bắt đầu chạy đua giảm giá trực tiếp. Đơn cử, mới đây dự án Golden Palace (Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) do CTCP Đầu tư Mai Linh đã đưa ra chiến lược giảm giá gần 400 triệu đồng/căn hộ cho khách hàng mua dự án. Theo đó, khách hàng chọn gói nội thất hoàn hảo cho căn hộ thì giá bán mỗi mét vuông sẽ khoảng 30-33 triệu đồng/m2. Nếu khách hàng không chọn gói nội thất, chủ đầu tư sẽ trừ tiền từ mức 180-320 triệu đồng/căn cho khách hàng. Giá bán lúc đó sẽ chỉ còn khoảng 27-29 triệu đồng/m2.
Theo ông Trần Đăng Khoa – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Mai Linh, không có gì đáng xấu hổ khi nói đến giảm giá cả. Nhiều khi giảm giá không chỉ là giảm lãi mà còn còn mất hoàn toàn lợi nhuận. “Tại dự án Golden Palace, việc giảm giá cũng đồng nghĩa với lỗ nhưng để thoát hàng, Cty vẫn phải chấp nhận vì hợp đồng với nhà thầu đã ký, nguyên liệu đã mua, nếu dự án không triển khai thì chủ đầu tư cũng chết. Vì vậy, chúng tôi chấp nhận giảm giá, giảm giá để bán được hàng thu tiền về triển khai, dự án hiện đã xây đến tầng 1 hi vọng khi dự án tiếp tục xây dựng lên cao hơn, khách hàng nhìn thấy họ sẽ muốn mua còn hơn là chọn cách đắp chiếu dự án” - ông Khoa nói.
“Thời gian vừa qua, đã có nhiều chủ đầu tư thất hứa, bội tín khiến cho niềm tin của khách hàng bị lung lay. Trong khi đó, bản thân Cty còn đang thực hiện rất nhiều dự án vì vậy chúng tôi không muốn làm mất lòng tin của khách hàng” - ông Khoa nhấn mạnh.
Theo phân tích của ông Nguyễn Hữu Cường – Ủy viên Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức khuyến mãi. Thông thường, chủ đầu tư không muốn giảm giá trực tiếp mà họ hay lựa chọn hình thức gián tiếp bởi họ không muốn gây ảnh hưởng đến những khách hàng mua đã mua trước đó. Tuy nhiên, các chủ đầu tư bây giờ đều "chơi rất đẹp" khi áp dụng chiến lược giảm giá họ cũng cam kết giảm cho cả các khách hàng mua trước. Vì vậy, phần thua thiệt của các chủ đầu tư là rất lớn.
“Mọi thứ đều tuân theo quy luật của thị trường, khi chiếc phao cứu sinh duy nhất là ngân hàng không thể tiếp cận được thì chủ đầu tư không có cách nào khác là phải tự cứu mình. Vì vậy để kích cầu, các chủ đầu tư đã áp dụng các hình thức khuyến mãi khác nhau sao cho giá bán giảm xuống. Từ giờ đến cuối năm, thị trường BĐS sẽ ngày càng có nhiều những sản phẩm khuyến mãi giảm giá và sự thua thiệt của chủ đầu tư sẽ ngày càng rõ ràng hơn” - ông Cường nói.
Tuy nhiên, cũng theo ông Cường, BĐS là hàng hóa đặc biệt có giá trị lớn, nếu như khách hàng cứ giữ tâm lý chờ đợi giá giảm nữa rồi mới mua là hết sức sai lầm. Bởi, vị trí BĐS luôn là yếu tố số 1 để quyết định giá bán. Nếu mua trong lúc này, khách hàng sẽ có quyền lựa chọn vị trí, hướng nhà... đẹp và giá rẻ. Trong khi, nếu chờ đợi giá sẽ giảm nhưng những vị trí đẹp sẽ không còn. Trong trường hợp khi thị trường tốt lên, những căn hộ, mảng đất thuộc dự án có vị trí đẹp, hướng đẹp sẽ tăng nhanh còn những căn nhà vị trí xấu sẽ thực sự khó bán và khó tăng giá. Như vậy, việc chờ thị trường giảm nữa không hẳn hiệu quả.
Ở góc độ này, chuyên gia Đặng Hùng Võ nhìn nhận, BĐS ở vị trí thuận lợi, đủ cho một không gian sống thỏa mãn, mức độ tiện lợi gắn với hạ tầng xã hội, phong thủy sẽ chi phối ham muốn sở hữu BĐS hơn là vấn đề giá. Nếu đi buôn thì câu chuyện giá sẽ được đặt lên hàng đầu, còn với nhu cầu tiêu dùng thì đây là lúc lựa chọn những nơi thích hợp.
“BĐS đã có giá trị sử dụng tốt thì lúc này chờ hay mua thì cũng vậy thôi, còn những khu chưa đủ các điều kiện như trên thì giá sẽ xuống tiếp nữa” – ông Võ nhận định.
(Theo Laodong)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)