1 tháng 6, 2012

Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu N7


UBND TP.Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị N7, tỉ lệ 1/5.000, thuộc địa giới các xã Bắc Hồng, Vân Nội, Tiên Phương, Uy Nỗ, Cổ Loa, Việt Hùng và thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh).

Ký túc xá ế vì bị công nhân chê


Hàng trăm ngàn công nhân lao động tại các KCN tỉnh Đồng Nai có nhu cầu về nhà ở. Nhiều dự án nhà ở cho công nhân do các doanh nghiệp đầu tư được triển khai, nhưng phần đông công nhân vẫn rời bỏ nhà ở tiêu chuẩn để tìm nhà trọ bên ngoài.

Bình Dương: Quy hoạch chồng chéo, chủ đầu tư gặp khó


Được giao thực hiện quy hoạch Cụm công nghiệp và khu dân cư (CCN và KDC) Tân Bình (thuộc phường Tân Bình, TX.Dĩ An), tuy nhiên Công ty Cổ phần Trung Thành lại không thể thực hiện trọn vẹn được quy hoạch.

Chung cư từ 9,6 triệu đồng/m2 tại Bình Chánh


Hiện nay, mặt bằng giá chung cư trên thị trường thứ cấp khu vực huyện Bình Chánh, Tp.HCM dao động ở mức từ 9,6 đến 25 triệu đồng/m2, tùy dự án.

Hà Nội: Mua nhà ở đâu với mức giá 1 tỷ đồng?


Thời điểm hiện nay đặc biệt có lợi cho người tiêu dùng, là cơ hội cho những người thu nhập trung bình có thể sở hữu ngôi nhà mơ ước của mình.

120.000 tỷ đồng đầu tư công giúp 'giải hạn' cho địa ốc



Kế hoạch của Chính phủ nhằm tăng cường giải ngân nốt 120.000 tỷ đồng vốn đầu tư công được kỳ vọng sẽ có tác động lan tỏa và góp phần gỡ thế bế tắc cho thị trường bất động sản.

Các khoản vay đầu tiên của gói "liên kết 4 nhà"


Hiện nay, thị trường đang rất trông đợi vào gói hỗ trợ 4 nhà giữa chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu, nhà băng. Theo đó ngân hàng sẽ đứng ra trực tiếp bảo lánh và thanh toán cho các bên liên quan nhằm quản lý hiệu quả nguồn tiền.

Thiếu đất, Trung Quốc xây 6 đảo nhân tạo lấn ra biển

Vì lý do thiếu đất đai, chính quyền tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã phê duyệt việc triển khai dự án lấn biển để xây đảo nhân tạo.

Thị trường nhà đất Mỹ vẫn còn thất thường

Số hợp đồng mua nhà sở hữu trước đó trong tháng 4 của Mỹ giảm nhiều nhất trong vòng một năm, cho thấy thị trường nhà đất Mỹ vẫn còn thất thường.

Hà Nội: Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị N5, tỷ lệ 1/5000

Vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ký ban hành Quyết định số 2269/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị N5, tỷ lệ 1/5000. Khu đô thị này thuộc địa bàn 4 xã, thị trấn của huyện Đông Anh.

Tp.HCM kiến nghị được thế chấp đất vay vốn xây nhà xã hội


UBND Tp.HCM vừa cho biết sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP được sử dụng quyền sử dụng đất hoặc chính dự án nhà ở xã hội để thế chấp vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Hà Nội: Thành lập liên ngành xử lý công trình vi phạm nổi cộm


Hôm qua (31/5), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì hội nghị giao ban công tác quản lý trật tự xây dựng và đô thị thành phố.

Tp.HCM: Cấm dùng đất dự án sân golf xây nhà, biệt thự để bán


UBND Tp.HCM vừa giao Sở Kế hoạch và đầu tư cùng các sở ngành, quận, huyện liên quan giám sát chặt việc xây dựng sân golf trên địa bàn. Theo đó, đất dự án sân golf không được dùng xây nhà, biệt thự để kinh doanh.

Cấp sổ đỏ theo một đầu mối- thuận tiện hơn cho dân


Đề án thí điểm hệ thống văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đang được triển khai tại 4 địa phương, với những đánh giá ban đầu là thuận tiện cho người dân và tiến tới đảm bảo tính thống nhất cơ sở dữ liệu đất đai.

Thiếu vốn xây dựng 4 tuyến đường trên cao


 UBND Tp.HCM có buổi làm việc với Bộ Xây dựng để nghe báo cáo về 4 dự án xây dựng hệ thống đường trên cao tại Tp.HCM đã được Thủ tướng phê duyệt từ đầu năm 2007.

Hà Nội: Sớm giải quyết tồn tại về quản lý, sử dụng đất tại phường Bồ Đề

Vừa qua, UBND TP Hà Nội giao UBND quận Long Biên chỉ đạo Phòng Tài nguyên-Môi trường, UBND phường Bồ Đề kiểm điểm trong công tác quản lý đất đai, chấm dứt ngay việc UBND phường Bồ Đề cho các tổ chức thuê đất, thuê mặt bằng trái pháp luật.

Đà Nẵng: Cần tìm tiếng nói chung trong thu hồi đất


Sáng qua 30/5, ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cùng các ban ngành liên quan đã có buổi đối thoại với các hộ dân bị thu hồi đất ở giáo xứ Cồn Dầu (P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ).

Đà Nẵng: Chậm đền bù, tái định cư ở quận Cẩm Lệ


Vừa qua, tại buổi làm việc về các dự án tái định cư trên địa bàn quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng), Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã thẳng thắn phê bình công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho người dân tại đây triển khai rất chậm chạp.

Vẫn chưa xử lý được sai phạm tại Dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô


Chiều 30/5, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách (HĐND TP Hà Nội) đã có buổi làm việc với UBND quận Hai Bà Trưng và Công ty Đầu tư&Dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội (thuộc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội) về kết quả thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô.

Nan giải bài toán tính thuế chuyển nhượng BĐS không kinh doanh

Việc linh hoạt trong tính thuế đối với các hoạt động chuyển nhượng bất động sản (BĐS) không có mục đích kinh doanh đang là bài toán nan giải cho cả ngành thuế và DN trong việc tính thuế TNDN.

Hà Nội: Sẽ xử lý hành vi trục lợi từ nhà, đất thuộc SHNN

Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có hơn một nghìn địa điểm nhà, đất (tổng diện tích gần 190 nghìn m2) thuộc sở hữu Nhà nước, đang được thành phố cho hơn 800 doanh nghiệp, đơn vị thuê để kinh doanh.

Bất động sản: Nguồn lực lớn đang bị... lãng phí


Ngành bất động sản (BĐS) và các ngành kinh tế phụ trợ liên quan như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng... đóng góp ít nhất khoảng 20 % vào tăng trưởng GDP. Vì vậy, có thể nói, ngành BĐS là một ngành kinh tế động lực.

Quy hoạch đô thị: Vẫn khó ở bài toán vốn


Hiện nay, việc quy hoạch đô thị thì tài chính vẫn luôn được xem là vấn đề mấu chốt để phát triển cơ sở hạ tầng, song vấn đề nguồn lực đang đặt ra cho Hà Nội những thách thức không nhỏ trong quá trình hiện thực hóa Quy hoạch xây dựng chung Thủ đô.

Cấm bán nhà chung cư xuống cấp: Làm khó dân?


Chuyên gia cho rằng, người dân đã mua nhà, có sổ đỏ thì phải được quyền quyết định mọi giao dịch.
Bộ Xây dựng vừa hoàn tất và chuẩn bị trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước. Theo đó, nếu chung cư nào bị cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng kết luận là xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ sập sẽ không được đem bán. Bên cạnh đó, nhà ở xã hội, nhà cho sinh viên, nhà công vụ, nhà nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm của Nhà nước... cũng nằm trong danh mục thực hiện quy định trên.

Liên kết bốn nhà: Phải giám sát hiệu quả


Với mô hình liên kết “bốn nhà” mới được đưa ra, ngoài mục đích đảm bảo cho sự thanh toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thông suốt, thì sẽ góp phần chấm dứt tình trạng huy động và sử dụng vốn tràn lan của nhiều chủ đầu tư dự án BĐS hiện nay.

Báo chí đang trầm trọng hóa thế nan giải của phân khúc căn hộ?


Vào thời gian này, toàn bộ thị trường căn hộ dường như đang sa chân vào một thời kỳ mới. Mới nhưng không sáng sủa chút nào, nếu không muốn nói thẳng tên của nó: bán phá giá.

Cần quy hoạch lại các khu công nghiệp


Tỉ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp hiện nay mới được 50%, cụm công nghiệp chỉ 26,4% do số lượng khu và cụm công nghiệp quá nhiều so với nhu cầu đầu tư.
>> Phát triển khu công nghiệp: Hiệu quả thì ít, hậu quả thì nhiều

Điều nan giải nhất của các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên cả nước là làm sao để thu hút nhà đầu tư, qua đó ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, với tình trạng quá dư thừa KCN, CCN như hiện nay, những vấn đề trên không dễ giải quyết.

Tỉ lệ lấp đầy quá thấp

TS Lê Tuyển Cử, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tính toán: “Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tính trên 1 ha đất đã cho thuê đạt khoảng 1,6 triệu USD/năm, trong khi đó, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt khoảng 600 USD/ha/năm, tính riêng đất lúa khoảng 900 USD/ha/năm.

Cần quy hoạch lại các khu công nghiệp | ảnh 1
Ông Phạm Văn Danh (huyện Trần Đề - Sóc Trăng) nhiều năm thuê đất trong KCN An Nghiệp của tỉnh này để... trồng khoai lang. Ảnh: DUY NHÂN

Các KCN đóng góp đáng kể vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước (đạt tỉ trọng khoảng 20%/năm). Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê, riêng trong năm 2010, đã tạo ra giá trị xuất khẩu khoảng 0,9 triệu USD (so với giá trị xuất khẩu gạo tính trung bình khoảng 320 USD/ha).

Các KCN đã tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp (bình quân khoảng 75 lao động/ha đất đã cho thuê), ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho 1,5 - 1,8 triệu lao động gián tiếp (trong khi 1 ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được 10 - 12 lao động)”.

Lý thuyết là vậy, còn thực tế thì khác. Một khi hầu hết các KCN, CCN đều thưa vắng như hiện nay thì không thể mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiện cả nước có 267 KCN, chiếm 72.000 ha đất, tỉ lệ lấp đầy không quá 50%. Theo quy hoạch đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cả nước sẽ có 558 KCN với diện tích 200.000 ha. Ngoài ra, tính đến cuối năm 2009, cả nước đã có 918 CCN đã được thành lập và hoạt động, sử dụng 40.000 ha đất, tỉ lệ lấp đầy chỉ 26,4%. Theo quy hoạch phát triển, có 1.872 CCN, sử dụng 76.520 ha đất.

Thẩm định kỹ, tăng chế tài

GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, nói rằng tỉ lệ lấp đầy thấp của các KCN là một điều đáng lo ngại. Trên thực tế, rất nhiều địa phương đã giao số lượng lớn diện tích đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cho các doanh nghiệp đã làm cho các KCN thừa diện tích. Chỉ tiêu Quốc hội cho phép là 44.000 ha vào năm 2010, các địa phương đã giao tới 93.000 ha, vượt 211,36%. Tình trạng này cần phải quy hoạch lại và điều chỉnh kịp thời.

Theo ông Lê Quốc Dung, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII, bên cạnh yêu cầu điều chỉnh diện tích phù hợp giữa các vùng để hạn chế sử dụng đất lúa nước, cần nâng cao yêu cầu lựa chọn và thẩm định kỹ các dự án sử dụng đất theo hướng sử dụng ít diện tích đất nhưng mang lại hiệu quả về việc làm, thu nhập, thu ngân sách và hạn chế tác động môi trường nhất, tránh tình trạng cấp phép tràn lan, sử dụng đất kém hiệu quả. Thúc đẩy các dự án nhanh đưa vào sử dụng, khắc phục nhiều dự án để hoang hóa hoặc hiệu suất sử dụng thấp.

Về điều chỉnh quy hoạch KCN cả nước đến năm 2015 và hướng đến năm 2020, TS Lê Tuyển Cử đề xuất: “Phải hạn chế tối đa việc phát triển KCN trên đất trồng lúa có năng suất ổn định. Không xét duyệt các quy hoạch chuyển đất trồng lúa nước sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp ở những địa phương có điều kiện sử dụng các loại đất khác.

Đồng thời, có chính sách phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển KCN và nhu cầu chuyển đổi nghề cho những lao động nông nghiệp có đất được chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp vừa nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp vừa tạo đời sống ổn định cho người dân địa phương”.

Đừng mở tràn lan

TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, nói: “KCN ở các tỉnh ĐBSCL, nơi nào cũng có chế biến thủy sản, dệt may…, không có KCN nào chuyên dụng cho một loại hàng. Do đó, các KCN kêu gọi đầu tư giống nhau, như vậy là lãng phí”. Ông Võ Thanh Hùng, Trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN Cần Thơ, đề nghị: “Về quy hoạch KCN và CCN, nên rà soát lại, địa phương nào có điều kiện thì phát triển, còn ngược lại thì nên giảm. Đừng mở KCN, CCN tràn lan, vừa lãng phí đất đai, nhân lực - vật lực vừa triệt tiêu nhau”.
(Theo NLĐ)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Nha Trang (Khánh Hoà): Tự ý ghép lô, cả khu đô thị… biến dạng


Hiện nay, việc xây dựng “tùy ý” của gia chủ đã phá vỡ cảnh quan cả khu đô thị nằm bên vịnh Nha Trang. Trong khi đó, phía chủ đầu tư có vẻ đã “ngó lơ” để công trình mọc lên tùy tiện…

Nha Trang (Khánh Hoà): Tự ý ghép lô, cả khu đô thị… biến dạng | ảnh 1
Công trình tại lô LK N1 và LK N9 nếu tiếp tục được xây dựng sẽ trở thành “bức tường” chặn các lô đất phía sau, phá vỡ cảnh quan của cả khu đô thị.

Nằm trải dài trên 2 km bờ biển phía nam đường Trần Phú, Khu đô thị biển An Viên (Nha Trang, Khánh Hòa) với tổng diện tích hơn 71ha được kỳ vọng là khu đô thị kiểu mẫu tại thành phố biển xinh đẹp này. Theo đó, cả khu đô thị có tới 568 lô đất, với diện tích từ 212 đến 1.600m2.

Trước đó, theo quy hoạch được duyệt, khu đô thị biển An Viên là những căn liền kề với mật độ xây dựng từ 80 – 90%. Sau này, tỉnh Khánh Hòa có văn bản số 4393 (về việc điều chỉnh thỏa thuận dự án khu đô thị biển An Viên) quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất xây dựng nhà liên kế nói trên thành các lô đất xây dựng nhà biệt thự vườn với mật độ xây dựng 40%, trên cơ sở ghép hai lô đất liền kề lại thành một lô.

Tuy nhiên, nguy cơ phá vỡ cảnh quan, quy hoạch được duyệt của khu đô thị này đang có “diễn biến” … xấu. Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại lô đất biệt thự LK N1 và LK N9 đang được chủ nhân của nó là ông Bùi Dương Hải Sơn “gộp lại” xây dựng thành một tòa nhà kiên cố. Như vậy, khi cả hai lô biệt thự LK N1 và LK N9 của ông Sơn được xây dựng thì khoảng lùi 4m giữa các lô biệt thự phía sau sẽ không còn, cảnh quan của toàn bộ khu đất sẽ bị biến dạng, những ngôi nhà phía sau sẽ bị che mất tầm nhìn bởi “bức tường” của nhà LK N1 và LK N9, đồng thời đường đi 4m giữa các lô đất sẽ bị “bịt lại”.

Đến nay, ông Sơn đã cho tiến hành thi công xong phần móng và đã cho dựng cốt thép trụ, chưa tiến hành đổ bê tông. Điều lạ lùng trong việc “gộp” hai thửa đất trên thành một, lại được phía chủ đầu tư “bút phê” ngay tại bản vẽ của chủ công trình gửi lên.

Trả lời phóng viên, Chánh thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa Sử Khắc Thủy cho biết, Thanh tra Sở Xây dựng đã nhận được thông tin liên quan đến công trình KL N1 và LK N9 của ông Sơn và đang xem xét làm rõ. Trong khi đó, ông Bùi Ngọc Thanh - Đội phó đội thanh tra xây dựng số 1 (thuộc Thanh tra xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa) - khẳng định, ngay khi nhận được thông tin việc thi công tại hai lô đất LK N1 và LK N9, thanh tra xây dựng đã tiến hành lập biên bản và đình chỉ thi công đối với công trình này.

Theo ông Thanh, chủ đầu tư cũng đã đưa ra văn bản số 4393 để “chứng minh” ông Sơn xây nhà là … đúng, được ghép hai ô đất thành một ô. Tuy nhiên, văn bản 4393 chỉ cho phép “chuyển toàn bộ diện tích đất xây dựng nhà liền kề với mật độ xây dựng 80 – 90% thành các lô đất xây dựng nhà biệt thự vườn với mật độ xây dựng 40%” trên cơ sở “ghép 2 lô đất liền kề thành một ô”  chứ không có từ nào thể hiện “ghép hai lô biệt thự thành một ô” như cách hiểu của gia chủ và chủ đầu tư. Cũng theo ông Thanh, quyết định này lại không nói chủ khu đất được ghép theo chiều ngang hay chiều dọc.

Theo một chuyên gia xây dựng, việc “vận dụng” văn bản 4393 của chủ đầu tư để cho ông Sơn gộp hai lô biệt thự LK N1 và LK N9 là kiểu “đánh tráo” khái niệm. Bởi, trong thông báo 4393, tỉnh Khánh Hòa chỉ cho phép ghép hai lô đất liền kề thành một lô biệt thự, chứ hoàn toàn không có chữ nào đồng ý cho phép “ghép hai lô biệt thự thành một lô biệt thự khác”. “Nếu bây giờ cho ghép hai lô biệt thự lại với nhau thì đồng nghĩa ông Sơn đã ghép 4 lô liền kề thành hai lô biệt thự, trái với văn bản 433 mà tỉnh Khánh Hòa đã ban hành” - chuyên gia này khẳng định.
(Theo PLVN)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

"Nóng" trở lại vấn đề xây dựng không phép, sai phép


Sau thời gian dài khá yên ắng, vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có dấu hiệu nóng trở lại. Không chỉ ở các huyện ngoại thành hay vùng ven, ngay tại các quận trung tâm thành phố, hàng loạt công trình xây dựng sai phép nghiêm trọng đã bị phát hiện.
Hà Nội: Sẽ xử lý người đứng đầu nếu sử dụng công sở sai mục đíchThanh tra Bộ Xây dựng - Sẽ xử lý nghiệm vi phạm tại 55 phố Bà TriệuTòa nhà Lancaster (20 phố Núi Trúc): Được Hà nội cho phép thi công


"Nóng" trở lại vấn đề xây dựng không phép, sai phép | ảnh 1
Tòa nhà 55A-55B Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) xây sai phép nằm ngay mặt đường vẫn “lọt lưới” cơ quan chức năng

Nội, ngoại thành đều “nóng”

Hôm qua, 31/5, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong gần 17 tháng qua, các lực lượng chức năng của thành phố đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 1.700 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, có 1.036 trường hợp xây không phép trên đất nông nghiệp, đất công. 558 trường hợp xây dựng cơi nới, lấn chiếm, xây dựng không phép và 106 vụ xây sai với giấy phép được cấp. Tới nay, các lực lượng liên quan đã cưỡng chế phá dỡ 601 công trình vi phạm và yêu cầu tự phá dỡ 311 công trình khác. Hiện nay, vẫn còn tồn đọng 788 công trình đang tiếp tục giải quyết.

Thanh tra Xây dựng TP thông tin, các công trình không phép tập trung tại các huyện (khoảng 93%), trong đó, phần lớn là xây trái phép trên đất nông nghiệp, đất công hoặc đất lấn chiếm, đất chưa có quy hoạch xây dựng, khoảng 65%. Một số huyện xảy ra nhiều vụ vi phạm được “điểm mặt, chỉ tên” như Quốc Oai, Phú Xuyên, Thạch Thất, Từ Liêm, Sóc Sơn. Đứng đầu bảng là Quốc Oai với 382 vụ, tiếp đó là Sóc Sơn (296 vụ) và Từ Liêm (170 vụ)...

Có số vụ vi phạm ít hơn ngoại thành nhưng các quận nội thành lại gây nhiều bức xúc bởi sự lỏng lẻo trong quản lý. Một số quận bị đánh giá là để tồn đọng nhiều công trình vi phạm nghiêm trọng như Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm...

Dễ dàng “qua mặt”

Thanh tra Xây dựng TP cũng nêu rõ một số địa chỉ vi phạm được đánh giá nghiêm trọng, gây búc xúc dư luận như công trình xây dựng khu nhà ở liền kề tại khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông); công trình sai phép tại số 12, ngõ 168 Thụy Khuê, (Tây Hồ); một số công trình xây dựng trên đất nông nghiệp ở xã Trung Văn (Từ Liêm); các công trình xây dựng không phép trên đường Trần Quốc Hoàn, phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy)... “Nổi bật” nhất trong số này là công trình nhà ở kết hợp văn phòng và bảo tàng tại địa chỉ 55A - 55B Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận  Hoàn Kiếm. Nằm ngay mặt phố lớn giữa trung tâm Thủ đô nhưng chủ công trình vẫn “qua mặt” cơ quan chức năng để xây sai phép (từ 9 tầng + tum thang thành... 13 tầng). Hiện nay, chủ đầu tư đang phải tự tháo dỡ phần xây dựng sai phép.

Đáng chú ý, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, số công trình vi phạm được đánh giá là nhiều cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng. Theo báo cáo rà soát của UBND quận Hai Bà Trưng, quận này thống kê có tới 31 công trình vi phạm trật tự xây dựng, tính tới tháng 5-2012. Trong đó, 11 công trình sai phép, 17 không phép và 3 công trình vi phạm quy định về môi trường, gây ảnh hưởng tới hộ liền kề. Đặc biệt, có tới 11 công trình vi phạm nằm ngay trên các tuyến phố lớn ở trung tâm như Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Đại Cồ Việt và Đoàn Trần Nghiệp. Hiện nay, UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, mới có 11 vụ việc được giải quyết, 20 công trình còn lại vẫn đang trong quá trình xem xét.

Buông lỏng quản lý

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn Thế Hùng cho biết, nguyên nhân chính dẫn tới hàng loạt sai phạm nghiêm trọng nói trên là do ý thức chấp hành kỷ cương pháp luật của một bộ phận tổ chức, công dân còn yếu kém. Tuy vậy, ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Thế Hùng cũng thừa nhận, “hiệu quả, vai trò quản lý Nhà nước về đô thị nói chung và trật tự xây dựng nói riêng của chính quyền cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu”. Giám đốc Sở Xây dựng thẳng thắn: “Yếu kém thể hiện ở sự chậm phát hiện, tư tưởng né tránh, ngại va chạm của một số cán bộ, công chức”.

Giám đốc Nguyễn Thế Hùng xác định, UBND xã phường, thị trấn là địa chỉ chịu trách nhiệm chính, trực tiếp về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn mình. Thế nhưng, “trách nhiệm quản lý địa bàn của chính quyền địa phương ở đây đã bị buông lỏng, đặc biệt ở cấp xã, phường” - Sở Xây dựng cho biết. Ngay cả khi các vụ vi phạm trật tự xây dựng đã bị phát hiện, lực lượng chức năng cũng xử lý không kiên quyết, có tình trạng vị nể, chưa làm hết trách nhiệm, thẩm quyền. Thậm chí, có cả hiện tượng bao che, dung túng cho hành vi vi phạm dẫn đến việc tồn tại các công trình xây dựng sai phép, không phép, siêu mỏng, siêu méo... gây bức xúc lớn trong dư luận. Tiếp đó, việc xử lý cán bộ có vi phạm trong quản lý cũng chưa thực hiện nghiêm khắc, triệt để... Để ngăn chặn tình trạng này, Sở Xây dựng kiến nghị, thành phố cần có chế tài xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, bao che, dung túng cho hành vi vi phạm. Sở Nội vụ cần thanh tra công vụ định kỳ và đột xuất để phát hiện hành vi nhũng nhiễu cũng như cố tình làm trái pháp luật của cán bộ để kịp thời xử lý.
(Theo ANTĐ)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Bộ Xây dựng đánh giá cao đề xuất xây căn hộ nhỏ


Bộ Xây dựng cho rằng việc phát triển căn hộ diện tích nhỏ là điều cần thiết nhằm đa dạng loại hình căn hộ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đây là một trong những vấn đề được bàn đến tại buổi hội thảo chủ đề “Vực dậy nguồn lực bất động sản" do báo Lao Động tổ chức ngày 31/5 tại khách sạn Majestic, quận 1, Tp.HCM.

Phát biểu với các doanh nghiệp tham dự hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, cho rằng việc quy định cứng nhắc về diện tích căn hộ tối thiểu cho mọi vùng miền như hiện nay không còn phù hợp, và do vậy Luật Nhà ở cần được sửa đổi.

Bộ Xây dựng đánh giá cao đề xuất xây căn hộ nhỏ | ảnh 1
Dự án chung cư tại quận 12, Tp.HCM của Công ty Đất Lành, một trong những công ty đề xuất cho phát triển căn hộ diện tích nhỏ. Ảnh: Đình Dũng

Luật Nhà ở quy định diện tích tối thiểu căn hộ chung cư thương mại không được nhỏ hơn 45 mét vuông, và đối với nhà ở xã hội thì diện tích sàn căn hộ không nhỏ hơn 30 mét vuông và không lớn hơn 60 mét vuông.

Đã có nhiều ý kiến xung quanh việc đề xuất xây dựng căn hộ diện tích nhỏ 25 mét vuông. Với người ủng hộ thì cho rằng nên cho phép xây căn hộ diện tích nhỏ vì nhu cầu thị trường, trong khi những người không ủng hộ cho rằng việc đó sẽ gây quá tải hạ tầng, khó quản lý và mất mỹ quan đô thị.

Tuy nhiên, quan điểm của Bộ Xây dựng là quy định của Luật Nhà ở cần được sửa đổi trước thực tế đời sống xã hội đã và đang thay đổi với tốc độ rất nhanh, nhu cầu nhà ở có quy mô nhỏ ngày càng nhiều.

Ông Hà cho biết, không riêng gì Việt Nam, các nước phát triển trên thế giới cũng đã từng tranh luận rất nhiều về việc quy định diện tích tối thiểu cho căn hộ chung cư. Tuy nhiên những quy chuẩn xây dựng căn hộ nhỏ chủ yếu do chính quyền địa phương quy định, và nhiều nước cho phép phát triển căn hộ khá nhỏ.

Chẳng hạn như New Zealand, trước năm 2010 cho phép phát triển căn hộ nhỏ (studio) có diện tích dưới 20 mét vuông, thậm chí chỉ 12 mét vuông và gần đây là 30 mét vuông. Tại Anh diện tích tối thiểu là 33 mét vuông, riêng tại London là 50 mét vuông, tại Úc là 40 mét vuông. Trong khi đó diện tích căn hộ tại Hong Kong là 15 mét vuông; tại Thái Lan là 25 mét vuông và tại Singapore là 25 – 28 mét vuông.

Như vậy, tiêu chuẩn diện tích căn hộ tối thiểu tại Việt Nam còn cao hơn quy định tại nhiều nước trên thế giới. Trong tờ trình mới đây của mình, Bộ Xây dựng đề xuất cho phát triển căn hộ có diện tích 25 mét vuông với số lượng tối đa không vượt quá 15% tổng số căn hộ trong một tòa nhà.

Ông Hà cho rằng việc cho phép phát triển căn hộ diện tích nhỏ phải kèm theo các hướng dẫn quy định về thiết kế, quy chế quản lý và chế tài, do vậy sẽ không làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, thẩm mỹ đô thị.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tại khu vực đô thị có gần bảy triệu hộ gia đình, trong đó khoảng 8,3% số hộ độc thân, gần 16,5% số hộ hai người, và gần 23% số hộ có ba người. Xu hướng cơ cấu hộ gia đình ngày càng nhỏ đi.

Theo ông Hà thì một trong những khiếm khuyết của thị trường bất động sản nhà ở thời gian vừa qua là cơ cấu sản phẩm mất cân đối, thiếu những căn hộ quy mô nhỏ phục vụ đối tượng có thu nhập trung bình.

Theo số liệu thông kê chưa đầy đủ, trong tổng số 35.000 căn hộ hoàn thành trước năm 2011 tại Tp.HCM thì 37% là căn hộ cao cấp, 38% căn hộ trung bình và 25% căn hộ bình dân. Tại Hà Nội, trong số 12.000 căn hộ chào bán ra thị trường sáu tháng đầu năm 2011 thì có tới 40% căn hộ cao cấp có giá trên 30 triệu đồng/mét vuông.

Tại Việt Nam, chỉ số giá nhà/thu nhập của người dân khoảng 25 lần, trong khi theo tính toán của Liên hợp quốc thì chỉ số hợp lý là từ 3 – 4 lần.
(Theo TBKTSG)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Đề xuất nhiều giải pháp để vực dậy nguồn lực BĐS


Hôm qua (31/5), tại Tp.HCM, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Vực dậy nguồn lực bất động sản” nhằm nắm bắt các ý kiến, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn hiện nay.
Đề xuất nhiều giải pháp để vực dậy nguồn lực BĐS | ảnh 1

Cái giá phải trả

Nói đến khó khăn của thị trường BĐS trong thời điểm hiện nay thì từ một anh nhân viên, một giám đốc doanh nghiệp đến một người làm chính sách đều có thể nói rào rào, rành mạch không thiếu một câu, một chữ. Tuy nhiên, điều mà các ông chủ doanh nghiệp BĐS thường hay né tránh hoặc không muốn nói đó là cái giá mà họ buộc phải trả bởi cung cách làm ăn chụp giựt, manh mún, thiếu tầm nhìn, thiếu kiểm soát nguồn lực, không tiên liệu được tương lai.

Những điều này đã được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam chỉ ra một cách thẳng thắn ngay tại Hội thảo. Trong thời điểm thị trường BĐS Việt Nam được xem là cực thịnh (trước 2007), không thiếu những doanh nghiệp làm ăn kiểu chơi bạc, có bao nhiêu “hốt” bấy nhiêu, vì nếu không “hốt” người khác sẽ “hốt” trước.

“Không tiên liệu được tương lai, thiếu tầm nhìn, không kiểm soát được nguồn lực, bởi thói quen ăn sổi ở thì, đến khi Chính phủ ra Nghị quyết thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, doanh nghiệp BĐS chết là đương nhiên”, một nhà phân tích nhận định.

Cái giá mà họ (doanh nghiệp BĐS) phải trả là quá rõ ràng. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (Horea) cho biết, trong năm 2011, có tới hơn 90% doanh nghiệp BĐS trên địa bàn Tp.HCM phá sản. Thông tin mới nhất cho thấy, hiện nay trên địa bàn Tp.HCM còn khoảng trên 20.000 căn hộ chung cư “tồn kho”. Tắc đầu ra đã làm cho các doanh nghiệp may mắn đến giờ này còn cầm cự được cũng đang ở tình trạng “thoi thóp”.

Nhìn vào lượng căn hộ “tồn kho”- mặc dù giá đã giảm thấp nhất từ trước tới nay nhưng chẳng nhà đầu tư nào thèm để ý - các chuyên gia cho rằng, bài học đắt giá nhất đối với các doanh nghiệp BĐS không phải là bán không được mà chính là tự mình để mất lòng tin đối với khách hàng. “Bài học này quý lắm, không phải muốn là được”, một chuyên gia nghiên cứu thị trường khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, không có khách hàng mua không phải người dân không có tiền mà chính là họ không đủ niềm tin để trao tiền cho nhà đầu tư dự án. “Tiền trong dân còn lớn lắm, gấp mấy lần tiền Chính phủ huy động trong nhiều năm đấy chứ. Để số tiền này đổ vào bất động sản, các doanh nghiệp phải chứng minh được thực lực của mình”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Gần năm năm thị trường BĐS đình đốn là khoảng thời gian quá dài so với quy mô nhỏ lẻ của các doanh nghiệp trong ngành. Lúc này, bài toán sàng lọc thị trường, chấn chỉnh lại cung cách làm ăn, phá sản hay sáp nhập, xây dựng mối liên kết “bốn nhà” (nhà đầu tư, nhà băng, nhà cung cấp vật liệu, nhà tiêu dùng) và đặc biệt là quản trị nguồn lực, kiểm soát vốn, tiên đoán thị trường, lập kế hoạch dài hạn, minh bạch hóa thông tin… được xem là liều thuốc giúp doanh nghiệp hồi sinh và phát triển.

Sẽ khai thông 500.000 tỷ đồng

Có thể nói, chưa bao giờ thị trường BĐS được Chính phủ quan tâm như lúc này. “Trước đây, khi nhắc đến bất động sản Chính phủ “ghét” lắm, giờ đây, những người hoạch định chính sách đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành bất động sản trong vai trò phục hồi sự tăng trưởng của cả nền kinh tế”, TS.Lê Xuân Nghĩa, với tư cách là cố vấn chính sách tiền tệ cho Chính phủ chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng cho biết, Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo đưa BĐS vào diện ưu đãi.

Ngành BĐS liên quan trực tiếp đến các ngành như xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng (gạch, kính, sơn…), trang thiết bị nội thất… Điều này có nghĩa, nếu BĐS “chết” kéo nhiều ngành khác “chết” theo. Trong khi đó, những ngành nghề liên quan với BĐS lại là những ngành có tỷ trọng xuất nhập khẩu thuộc nhóm cao nhất của nền kinh tế.

Những nhà hoạch định chính sách, trong đó có Chính phủ đã kịp thời có những hành động cụ thể giúp khôi phục lại thị trường BĐS; trong đó, Nghị quyết 13 do Chính phủ ban hành mới đây cho phép doanh nghiệp BĐS được gia hạn tiền sử dụng đất; Nghị quyết Trung ương 5 ban hành ngày 25/5/2012 lần đầu tiên đề cập tầm quan trọng của việc phát triển thị trường nhà ở… Đây được xem là dấu mốc quan trọng cho thấy sự khởi sắc của ngành BĐS trong một tương lai không xa.

Điều mà các doanh nghiệp BĐS mong muốn lúc này là khai thông dòng vốn, một mặt giúp giải tỏa được lượng hàng tồn, mặt khác giúp doanh nghiệp có vốn để tái đầu tư. Giải đáp mong mỏi này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, về nguồn vốn ngân sách, Chính phủ đã dành 120.000 tỷ đồng cho đầu tư công, 38.000 tỷ đồng phát hành Trái phiếu Chính phủ, 17.000 tỷ đồng từ các nguồn đầu tư khác. Như vậy, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ có khoảng 200.000 tỷ đồng được khai thông.

TS.Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, Chính phủ đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 12%. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay tăng trưởng tín dụng đạt âm. Do đó, 6 tháng còn lại tăng trưởng tín dụng phải đẩy lên con số 2%/tháng (tương đương 300.000 tỷ đồng). Nếu cộng với 200.000 tỷ đồng đã có thì từ nay đến cuối năm, 500.000 tỷ đồng sẽ được lưu thông ra thị trường.

Vốn đã có, điều còn lại mà các doanh nghiệp BĐS phải làm là tìm lại thị trường, mở cửa đầu ra bằng cách khôi phục lại niềm tin ở khách hàng.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam vừa cho biết, ngay trong tuần sau Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ hai quỹ phát triển nhà ở: một là quỹ nhà ở dành cho người thu nhập thấp; hai là quỹ nhà ở dành cho người già (có tiền tiết kiệm) và đối tượng trung lưu. Với hai quỹ trên, các doanh nghiệp BĐS đầu tư vào phân khúc này sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt.
(Theo Toquoc)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Quá nửa sàn giao dịch BĐS tại Hà Nội đã "chết thảm"?


Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong tổng số 500 sàn giao dịch bất động sản thì có tới 322 sàn đóng cửa, không có giao dịch.
Tại hội thảo về Xây dựng chỉ số đánh giá về thị trường bất động sản tại thành phố Hà Nội diễn ra ngày 31/5, ông Trần Hợp Dũng – Trưởng phòng Quản lý Kinh tế, Sở Xây dựng Hà Nội  cho biết, sau khi thống kê từ hai nguồn chính thống là các sàn giao dịch BĐS và cơ quan thuế thuộc 29 quận huyện của Hà Nội, hiện có 122 sàn ngừng hoạt động trong số này là những sàn không tìm được địa chỉ, không tồn tại dù đăng ký kinh doanh vẫn còn. Bên cạnh đó, có khoảng 200 sàn không có giao dịch thành công. Gần 200 sàn còn lại có giao dịch rất khiêm tốn, chỉ vài sản phẩm được giao dịch thành công.

Số liệu tổng hợp kết quả khảo sát về giao dịch mua bán BĐS quý 1/2012 qua tổng hợp các sàn (dựa trên số lượng giao dịch bất động sản ghi nhận qua cơ quan thuế) cho thấy, nhà ở chung cư chỉ có 37 giao dịch thành công; trong khi giao dịch không qua sàn là 842 trường hợp. Với nhà ở riêng lẻ, biệt thự, liền kề, qua sàn chỉ ghi nhận được 27 giao dịch, trong khi con số không qua sàn là 2.203 trường hợp.

Quá nửa sàn giao dịch BĐS tại Hà Nội đã "chết thảm"? | ảnh 1
Nguồn: Sở Xây Dựng Hà Nội

Đối với giao dịch mua bán qua sàn hiện nay chưa nhiều. Đa số giao dịch qua sàn là sản phẩm của chủ đầu tư dự án thực hiện. Ở khía cạnh này, các sàn có báo cáo và số liệu tương đối đầy đủ, tuy nhiên giá giao dịch thực tế và giá giao dịch qua sàn khi đối chiếu vẫn có sự chênh lệch giữa giá ký hợp đồng của chủ đầu tư so với giá người mua chấp nhận trả bổ sung cho người bán.

Đối với giao dịch trực tiếp, không qua môi giới thì hầu như không thể lấy được thông tin giao dịch, hoặc có lấy được thì thông tin hoàn toàn không có kiểm chứng và xác nhận. Ngay cả khi có số liệu cụ thể từ các chi cục thuế cung cấp thì độ trễ của thông tin, cũng như tính chính xác của số liệu khác rất xa các số liệu thông tin giao dịch trên thị trường.
(Theo Cafeland)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Bình Dương: Hậu quả khi quy hoạch chồng quy hoạch


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm cũng lật lại vấn đề vì sao lại dẫn đến tình trạng quy hoạch chồng lên quy hoạch như vậy.
Cụm công nghiệp (CCN) Tân Bình thuộc phường Tân Bình, TX.Dĩ An được phê duyệt quy hoạch từ năm 2001, nhưng cho đến nay cũng chỉ nghe loáng thoáng trên giấy tờ vì trên thực tế nó không tồn tại! Vì sao một CCN đã được quy hoạch tại một vùng có môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư lại không thể triển khai? Còn doanh nghiệp (DN) được phê duyệt, giao thực hiện dự án thì lại rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan?

Tiến thoái lưỡng nan!

Ngày 6-7-2001, UBND tỉnh Bình Dương đã có Quyết định số 2351 QĐ/UB-KTH về việc giao cho Công ty Trung Thành, nay là Công ty Cổ phần Trung Thành làm chủ đầu tư dự án CCN và Khu dân cư (KDC) Tân Bình trên địa bàn xã Tân Bình (nay là phường Tân Bình), TX.Dĩ An. Theo đó, CCN và KDC Tân Bình có tổng diện tích 55 ha, trong đó 50 ha làm đất công nghiệp và 0,5 ha dùng để tái định cư.
Bình Dương: Hậu quả khi quy hoạch chồng quy hoạch | ảnh 1
Tuy nhiên, ngay sau đó UBND tỉnh lại có các Quyết định 3955 QĐ/UB-KTTH ngày 19-10-2001, giao cho Công ty TNHH Liên Anh được đầu tư sản xuất với diện tích 12 ha và Quyết định số 4449 QĐ/UB-KTTH ngày 19-11-2001 về việc giao cho Công ty TNHH Đại Quang được xây dựng mở rộng phân xưởng tại xã Tân Bình (nay là phường Tân Bình), TX.Dĩ An với diện tích 2,8 ha.

Điều đáng nói là diện tích đất được giao tại 2 quyết định nói trên lại trùng với 55 ha diện tích đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch CCN và KDC Tân Bình, làm cho quy hoạch sau chồng lên quy hoạch trước. Theo ông Đặng Văn Lắm, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Trung Thành cho biết, khi nhận thấy có sự chồng chéo này, Công ty Trung Thành lúc đó đã trình báo với UBND huyện, tỉnh để xử lý.

Tại các buổi làm việc, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh đã đề xuất các phương án chia quy hoạch nhưng cả 3 bên gồm Công ty Trung Thành, Công ty Liên Anh và Công ty Đại Quang đều không chấp nhận. Sau đó, UBND tỉnh đi đến kết luận để giải quyết dứt điểm vụ việc này, Công ty Trung Thành vẫn là chủ đầu tư dự án CCN và KDC Tân Bình, đồng thời Công ty Liên Anh và Công ty Đại Quang là nhà đầu tư của Công ty Trung Thành.

Hai công ty này cũng phải thực hiện đấu nối cơ sở hạ tầng với quy hoạch chi tiết của CCN Tân Bình do Công ty Trung Thành làm chủ đầu tư; đồng thời phải thỏa thuận ranh giới, vị trí lô đất và nộp tiền cơ sở hạ tầng cho Công ty Trung Thành. “Tuy nhiên, 2 công ty Liên Anh và Đại Quang kéo dài và chưa nộp đầy đủ tiền đóng góp cơ sở hạ tầng, đồng thời tự ý bồi thường giải tỏa thêm diện tích trong quy hoạch của chủ đầu tư làm cho tình hình quản lý, thực hiện quy hoạch CCN và KDC Tân Bình vấp phải những khó khăn phức tạp...”, báo cáo của Công ty Cổ phần Trung Thành giải trình với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm tại buổi họp giải quyết vụ việc mới đây nêu rõ.

Cũng theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Trung Thành Đặng Văn Lắm, việc 2 Công ty Liên Anh và Đại Quang được đầu tư trong quy hoạch là xuất phát từ việc quy hoạch chồng chéo và sự phân xử của UBND tỉnh chứ Công ty Trung Thành không chủ trương thu hút đầu tư từ 2 đơn vị này. Hậu quả của việc chồng chéo quy hoạch đã gây thiệt hại và cản trở quá trình thực hiện dự án của Công ty Trung Thành, khiến Công ty Trung Thành rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan!

Và, sự đã rồi!

Trong buổi làm việc với UBND TX.Dĩ An và Công ty Cổ phần Trung Thành, chủ đầu tư hiện tại của dự án CCN và KDC Tân Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm cũng lật lại vấn đề vì sao lại dẫn đến tình trạng quy hoạch chồng lên quy hoạch như vậy.

Theo diễn biến của sự việc thì quy hoạch CCN và KDC Tân Bình của Công ty Trung Thành được UBND tỉnh phê duyệt sớm nhất thông qua Quyết định 2351QĐ/UB-KTH ngày 6-7-2001, còn quyết định cho Công ty Liên Anh là số 3955 QĐ/UB-KTTH ngày 19-10-2001 và quyết định giao cho Công ty Đại Quang là số 4449 QĐ/UB-KTTH ngày 19-11-2001.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm cũng đặt vấn đề, tại sao khi UBND tỉnh phê duyệt các chủ trương nêu trên thì vai trò tham mưu của UBND TX.Dĩ An, nơi dự án được triển khai và các sở, ban, ngành chức năng ở đâu? Tất cả những  thắc mắc đó của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm đều chưa được giải đáp thỏa đáng.

Ngoài ra, khi phê duyệt quy hoạch CCN và KDC Tân Bình, quy chế về quản lý khu CCN của Chính phủ chưa ra đời, nên khi triển khai quy hoạch này UBND tỉnh cũng như chủ đầu tư là Công ty Trung Thành gặp nhiều khó khăn trong quá trình quản lý, thực hiện dự án.

Thêm vào đó, việc 2 Công ty Liên Anh và Đại Quang thực hiện việc sang nhượng quyền sử dụng đất (phần lớn diện tích đất của Công ty Liên Anh được sang nhượng bởi Công ty TNHH Hồng Hải) là hoàn toàn hợp pháp. Chính vì thế, khi Công ty Trung Thành được phê duyệt quy hoạch nhưng khi bắt tay vào thực hiện dự án thì mọi việc trở nên rối rắm vì tất cả đã rơi vào tình trạng... đã rồi!
(Theo Báo Bình Dương)

Hà Nội: Nhà ở cho công nhân có nguy cơ “đánh trống bỏ dùi”


Theo Chương trình phát triển nhà ở cho công nhân lao động (CNLĐ) của TP Hà Nội, giai đoạn 2011 - 2015 phải xây dựng 1,9 triệu m2 nhà ở để đáp ứng cho khoảng 50% CNLĐ có nhu cầu về nhà ở (321 nghìn người).
Tuy nhiên đến nay các nhà đầu tư mới chỉ đăng ký được 536.306m2. Như vậy, nếu không có những giải pháp quyết liệt, đột phá, TP khó có thể đạt mục tiêu này.

Chủ đầu tư đang “lảng” dự án

Dự án nhà ở cho CNLĐ Phú Nghĩa (Chương Mỹ) là dự án đầu tiên của TP Hà Nội được thực hiện theo phương thức xã hội - trước đó một số dự án nhà ở cho CNLĐ tại Đông Anh đều phải thực hiện bằng vốn ngân sách TP. Dự án do Tập đoàn Phú Mỹ đầu tư xây dựng có quy mô gần 4ha, xây dựng 1.144 căn hộ, đáp ứng cho khoảng 8 nghìn CN, vốn đầu tư 354 tỷ đồng. Từ tháng 9/2010 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 1 tòa nhà 6 tầng với 106 phòng rộng từ 32 - 35m2, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 800 CN. Hơn 1 năm qua, khu nhà vẫn còn khoảng 20% chưa có CN vào ở, mặc dù giá thuê được chủ đầu tư thực hiện đúng theo quy định của TP, khoảng 170 nghìn đ/người/tháng. Tập đoàn Phú Mỹ cũng đang tích cực phối hợp với các DN sử dụng lao động, tạo điều kiện để đưa CN vào ở kín các căn hộ. Đại diện Tập đoàn cũng cho biết, thời điểm này dự án mới chỉ được vay ưu đãi 14,2 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư Phát triển TP, để tiếp tục triển khai dự án, năm 2012, Tập đoàn đã đề xuất được vay 180 tỷ đồng, tuy nhiên cũng chưa được giải quyết. Dự án đang rất khó khăn do thiếu vốn…
Hà Nội: Nhà ở cho công nhân có nguy cơ “đánh trống bỏ dùi” | ảnh 1
Cũng là một trong những DN tiên phong xây dựng nhà ở cho CNLĐ, Cty TNHH Đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Đức cũng đầu tư xây dựng dự án nhà ở CN tại KCN Quang Minh I với quy mô 41ha, đáp ứng chỗ ở cho 20 nghìn CN. Do quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn về vốn vay cũng như tính khả năng thu hồi vốn, Cty đã phải xin chuyển đổi một phần đất dự kiến làm nhà ở CN để làm nhà ở thương mại, nhằm bù đắp một phần chi phí bồi thường, GPMB, xây dựng hạ tầng…

Hàng loạt các dự án nhà ở cho CNLĐ khác trên địa bàn Hà Nội đang phải “án binh bất động” trong giai đoạn chờ được vay vốn hoặc vẫn còn nghe ngóng. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, ngoài 3 dự án đã hoàn thành giai đoạn đầu tư, 11 dự án đang triển khai ở các cấp độ đang rất khó khăn về vốn. Đặc biệt 19 dự án triển khai cũng ít có những động tĩnh. Cụ thể như các dự án nhà ở CN tại KCN Sài Đồng B, KCN Nam Sóc Sơn, KCN Nam Hòa Lạc… Ông Xuân Chính - Trưởng BQL KCN, KCX Hà Nội cũng phản ánh, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở CN đã đăng ký dự án nay đang lảng ra và cũng không thể ép các DN phải làm.

Chưa thấy vai trò của chính quyền

Ông Vũ Ngọc Đạm - Trưởng phòng Phát triển nhà ở, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Đa số các địa điểm dự kiến xây dựng nhà ở cho CN đều chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết để làm cơ sở lập dự án, thu hồi tạo quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng. Đây chính là khó khăn đầu tiên khi các DN tham gia làm dự án. Khâu GPMB rất nan giải, mất nhiều thời gian, công sức, chưa kể đến phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao, thu hồi vốn dài, nhiều rủi ro. Nếu tính đủ lãi suất theo lãi vay ngân hàng thì giá thuê nhà sẽ cao, CN khó có khả năng chi trả.

Bà Tô Thị Hạnh - Giám đốc Trung tâm Quỹ Đầu tư Phát triển Hà Nội cũng khẳng định: Việc đầu tư các dự án nhà ở cho CNLĐ là khó nhất, còn khó hơn so với nhà TNT: DN chỉ được hưởng duy nhất 10% lãi định mức dự án, trong khi vốn thì nằm đấy. Phải xem xét lại toàn diện việc triển khai các dự án nhà ở CN, ngoài các cơ chế của Trung ương, các địa phương cần có thêm cơ chế cụ thể cho từng dự án…

Hiện nay một số các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã vào cuộc, đưa ra những gói tín dụng ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho CN, cụ thể nhất là ngân hàng BIDV vừa cam kết cho vay 2 nghìn tỷ đồng cho các dự án nhóm này. Đây chính là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN, để các dự án tiếp tục triển khai. Tuy nhiên theo nhận định của các nhà quản lý, cùng với việc đưa ra các gói tín dụng, các ngân hàng cần “gỡ thoáng” điều kiện để các DN có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn. Nếu cứ xét DN nào phải “mạnh”, phải có thế chấp dự án nọ tài sản kia thì thời điểm này khó có DN nào đạt điều kiện. Chính quyền địa phương và các cơ quan chủ quản thậm chí phải trực tiếp làm việc, đề xuất với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện tối đa cho các DN thực hiện dự án vay ưu đãi. Các bên cùng phối hợp rà soát lại từng dự án để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiếp tục triển khai…

Mới đây nhất, Bộ Xây dựng đã trình dự thảo và đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về phát triển nhà cho thuê, quy định mới sẽ tạo nhiều ưu đãi cho các DN tham gia xây dựng nhà cho thuê cũng như đối tượng được hưởng thuê nhà. Tuy nhiên Sở Xây dựng Hà Nội cũng kiến nghị TP cần bố trí một nguồn kinh phí để xây dựng quỹ nhà cho CN thuê và hỗ trợ lãi suất cho các nhà đầu tư khi tham gia xây dựng quỹ nhà này, có cơ chế ưu đãi về tài chính phát huy nguồn lực từ đất để phát triển nhà ở cho CNLĐ.
(Theo BXD)

Xóa quy hoạch treo, "xóa" luôn quyền lợi của dân?


Tại nhiều dự án ở Tp.HCM, mặc dù quy hoạch treo đã được xóa, nhưng hầu như quyền lợi của người dân vẫn không được khôi phục. Nhiều người nói rằng đó là kiểu xóa quy hoạch và xóa cả quyền lợi của dân.

Bên “thiên đàng”, bên “địa ngục”

Năm 2002, UBND Tp.HCM ra quyết định thu hồi khoảng 15 ha đất tại KP.5, P.Tân Hưng, Q.7 để giao cho Cảng sông thành phố thuê làm bến sông Rạch Ông Lớn. Tuy nhiên, do dự án kéo dài không triển khai, nên năm 2007, UBND thành phố đã ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất.

Chưa kịp mừng vì quy hoạch treo được xóa, khoảng 1.800 hộ dân nơi đây đã càng thất vọng hơn vì quyền lợi của họ vẫn chưa được khôi phục. Họ vẫn không được xây dựng nhà mới, chỉ được sửa chữa nhỏ trên nền nhà cũ; không được chuyển mục đích sử dụng đất, hợp thức hóa nhà đất. Ngay cả nhu cầu bức thiết là nước sạch cũng không được cấp. Năm 2009 và liên tiếp những năm sau đó, bác Nguyễn Anh Kiệt và một số hộ dân tại đây liên hệ Công ty cấp nước Nhà Bè để xin kéo nước sạch về dùng nhưng bị từ chối. Tháng 8.2011, công ty hướng dẫn người dân có thể đóng tiền khoảng 3 triệu đồng/hộ để kéo đường ống nước, nhưng sau đó việc này cũng bị dừng. Chỉ tay sang dự án Him Lam - Kênh Tẻ cạnh bên, bà Mã Thị Ty, tổ trưởng tổ dân phố 33, KP.5, P.Tân Hưng, nói: “Trong khi đường sau nhà tôi người ta xây cất nhà cửa khang trang, cao tầng, còn nhà chúng tôi thì lụp xụp, chui vào nhà đụng cả lên nóc, nước ngập, đường lầy lội, bụi, thật quá bất công”. Có người dân ở đây ví von dù ở sát bên nhau, nhưng một bên là thiên đàng, còn một bên là địa ngục.

Xóa quy hoạch treo, "xóa" luôn quyền lợi của dân? | ảnh 1
KP5, P.Tân Hưng, Q.7 với nhà cửa lụp xụp, phía xa là dự án Him Lam - Kênh Tẻ - Ảnh: Đình Sơn

Mất nửa giá trị

Những người dân sống ven Công viên Đầm Sen (P.3, Q.11) cũng rơi vào cảnh tương tự khi dự án mở rộng Công viên Đầm Sen đã bỏ từ lâu, nhưng trên giấy tờ nhà vẫn tồn tại dòng chữ “đất nằm trong quy hoạch”. Chỉ một câu như vậy thôi mà giá nhà đất của người dân bị giảm một nửa, bán không được, xin phép xây sửa nhà cũng trần ai.

Dẫn chúng tôi đi một vòng những căn nhà lụp xụp, một người dân ở đây ngao ngán nói có những gia đình khó khăn, muốn bán nhà để có một khoản tiền trang trải nợ nần, làm ăn, nhưng vì dính dòng chữ trên đã khiến nhà đất của họ “bỗng dưng” giảm một nửa. Việc buôn bán tài sản của người dân là chính đáng, là quyền của họ, nhưng việc làm tắc trách, cứng nhắc của chính quyền đã đẩy người dân hết từ khó khăn này đến khó khăn khác. Chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo UBND Q.11 để trao đổi về vấn đề này nhưng bị từ chối với lý do lãnh đạo quận bận họp.

Tại khu vực đường Bến Nghé, P.Tân Thuận Đông, Q.7, từ năm 2000 đến nay gần 400 hộ phải chịu khốn khổ bởi dự án quy hoạch treo làm cảng Bến Nghé mở rộng. Những con đường nội bộ khu dân cư lõm xuống cả mét so với mặt đường nhựa bên ngoài, khiến sau mỗi cơn mưa, con đường lại biến thành sông. Do dự án kéo dài quá lâu mà không thực hiện, nên đến tháng 4.2010, Thủ tướng Chính phủ có công văn chỉ đạo ngưng thực hiện dự án và sau đó 1 năm, UBND TP mới ra quyết định ngưng thực hiện dự án. Vậy mà những phiền toái từ “hậu” xóa quy hoạch vẫn đeo đẳng người dân, khi mà UBND TP tiếp tục yêu cầu quận nghiên cứu lập quy hoạch 1/2000 cho khu vực này. Vậy là người dân lại phải chờ cho đến khi xong quy hoạch 1/2000 mới có thể biết quy hoạch mới ở đây là gì... Bức xúc lớn nhất của người dân ở đây là trên giấy tờ nhà vẫn để câu “đất nằm trong quy hoạch cảng” nên việc buôn bán, sang nhượng gặp rất nhiều khó khăn. “Trong khi giá nhà đất của những căn nhà kế bên vùng quy hoạch này đang giao dịch khoảng 40 triệu đồng/m2 thì chúng tôi chỉ có thể bán với giá hơn 20 triệu đồng/m2. Quyền lợi chính đáng của người dân vô tình đã bị xâm hại chỉ bởi một dòng chữ ghi trên sổ đỏ”, anh Hoàng, một người dân ở đây, cho hay.

Theo Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Tp.HCM Nguyễn Trường Lưu, trong quá trình làm quy hoạch, cần phải ứng xử sao để người dân không bị thiệt thòi, được sống đúng với chất lượng cuộc sống, được hưởng quyền lợi như mọi người. Thực tế hiện nay là người dân sống trong các dự án treo thì quyền lợi bị xâm phạm, ở đâu dự án treo là ở đó người dân nghèo nàn, xơ xác. Khi làm một dự án, chủ đầu tư phải lập kế hoạch triển khai dự án, chuẩn bị tiền, nhân lực, thời gian trước, sau đó mới đi xin dự án, làm quy hoạch. Tuy nhiên, có nhiều nơi làm quy hoạch trước, mới làm kế hoạch đầu tư sau. Nên khi kế hoạch bị bể, không vay được tiền, dẫn đến quy hoạch treo. Do đó, cần phải có một chế tài như thu hồi giấy phép đầu tư, thu hồi dự án, xóa quy hoạch treo.

Dân tiếp tục phải... đợi
Ông Nguyễn Văn Thủ, Phó chủ tịch UBND Q.7, cho biết mặc dù quy hoạch dự án mở rộng cảng Bến Nghé đã xóa, nhưng hiện nay quận đang làm quy hoạch chung cho khu vực này làm khu phức hợp nhà ở, công trình công cộng... Phải đợi khi nào có quy hoạch 1/2000 mới có thể giải quyết các nhu cầu của người dân về nhà đất. Hiện thành phố yêu cầu quận tiếp tục kêu gọi đầu tư vào khu đất nhưng do kinh tế khó khăn, nên chưa có nhà đầu tư nào vào. Đối với khu vực cảng sông Ông Lớn, mặc dù đã bỏ quy hoạch, nhưng hiện nay đang tiếp tục nghiên cứu làm quy hoạch hỗn hợp bệnh viện, công viên cây xanh... nên người dân chưa thể hợp thức hóa nhà đất. Do quy hoạch nên công ty cấp nước không đầu tư, quận và phường phải vận động người dân đóng góp kéo ống nước vào. Tuy nhiên người dân không có khả năng đóng góp đủ kinh phí nên quận đang làm văn bản kiến nghị công ty cấp nước đầu tư kéo ống nước.
(Theo Thanh niên)

Chung cư AZ Vân Canh Towers: Khi nhà thầu khốn đốn bởi dự án “khủng”


Sau nhiều nỗ lực đòi nợ bất thành, ông Lê Hà Giang, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang (Long Giang Land) vừa chính thức khởi kiện Công ty cổ phần Bất động sản AZ – AZLand (số 58, Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội) do ông Bùi Viết Sơn làm Chủ tịch HĐQT.
>> Long Giang Land đưa AZ Land... ra tòa

Chung cư AZ Vân Canh Towers: Khi nhà thầu khốn đốn bởi dự án “khủng” | ảnh 1
Thiết bị thi công của Long Giang Land nằm chơ vơ trên công trình Dự án Chung cư CT1 Vân Canh

Khi nhà thầu ở thế “cực chẳng đã”

Sau nhiều nỗ lực đòi nợ bất thành, ông Lê Hà Giang, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang (Long Giang Land) vừa chính thức khởi kiện Công ty cổ phần Bất động sản AZ – AZLand (số 58, Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội) do ông Bùi Viết Sơn làm Chủ tịch HĐQT.

Theo đơn khởi kiện của Long Giang Land, tháng 7/2011, đơn vị này ký Hợp đồng Xây lắp thi công cọc khoan nhồi thí nghiệm và cọc khoan nhồi đại trà cho Dự án Chung cư AZ Vân Canh Towers tại Khu đô thị Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hợp đồng có giá trị 1,98 tỷ đồng. Tính đến ngày 21/8/2011, sau khi thi công xong 8 cọc thí nghiệm, thì giá trị còn lại mà AZLand phải thanh toán cho Long Giang Land là 1,88 tỷ đồng.

Ông Giang cho biết, Long Giang Land đã nhiều lần gửi công văn và trực tiếp sang làm việc với chủ đầu tư Dự án đề nghị thanh toán công nợ, nhưng AZLand không thanh toán, mà cố tình chiếm dụng vốn, làm ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của Long Giang Land. Sau những nỗ lực bất thành, “cực chẳng đã”, Long Giang Land phải làm đơn khởi kiện lên Toà án Nhân dân quận Cầu Giấy với hy vọng đòi lại số tiền 1,88 tỷ đồng tiền gốc theo hợp đồng xây lắp ký tháng 7/2011 và 263,3 triệu đồng tiền lãi phát sinh chậm trả tính từ ngày thi công xong toàn bộ cọc khoan nhồi thí nghiệm cho Dự án này.

Lấy vốn nhà thầu “doạ” nhà đầu tư

Vào thời điểm này cách đây một năm (tháng 5/2011), hàng chục khách hàng đã làm đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo AZ Land (chủ đầu tư Dự án Chung cư AZ Vân Canh Towers) chậm trễ trong việc thi công dự án, chiếm dụng vốn của nhà đầu tư. Bản thân ông Bùi Viết Sơn đã phải trực tiếp đứng ra hứa hẹn với khách hàng là sẽ thu xếp khởi công dự án “trong thời gian sớm nhất”.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư khi đó, ông Sơn thậm chí còn “doạ” rằng: “Tôi cũng đang thích họ (nhà đầu tư) rút hết tiền để tôi bán với giá mới  là 19-20 triệu đồng/m2. Họ đầu tư thì họ phải tính toán, tôi không quan tâm tới việc họ mất đi cơ hội vì dự án chậm tiến độ”. Tuy nhiên, 2 tháng sau đó, ngày 16/7/2011, để trấn an khách hàng, AZLand đã tiến hành động thổ Dự án CT1 Vân Canh Towers với sự hiện diện của các loại cần cẩu, máy xúc, máy khoan… khá rầm rộ của nhà thầu thi công Long Giang Land.

Lễ khởi công Dự án CT1 Vân Canh Towers đã phần nào làm yên lòng nhà đầu tư thứ cấp, ít nhiều làm giảm đi tâm lý lo ngại của khách mua nhà luôn sẵn sàng có thể đồng loạt rút vốn khỏi Dự án. Thế nhưng, đến ngày 16/8/2011 (một tháng sau lễ khởi công Dự án), phóng viên Báo Đầu tư trở lại hiện trường dự án này, thì không hề thấy có bóng dáng một công nhân nào làm việc trên công trường. Chỉ có 1 chiếc máy xúc và 1 chiếc cẩu của nhà thầu Long Giang Land nằm bất động trên khu đất dự án.

Khởi đầu quanh co, tương lai bất định

Qua những tài liệu mà phóng viên Báo Đầu tư có được, Dự án CT1 Vân Canh Towers ngay từ đầu đã có những dấu hiệu “bất thường”. Dự án thực chất đã được chủ đầu tư là AZLand công bố hoàn tất các thủ tục và khởi công vào ngày 4/4/2010. Thông tin về việc khởi công dự án khi đó thực chất nhằm “hợp lý hoá” các hợp đồng huy động vốn của chủ đầu tư với khách mua nhà trước đó. Dự án sau đó đã “án binh bất động” hơn 1 năm, trước khi  được tái khởi công vào ngày 16/7/2011, với sự hiện diện của nhà thầu Long Giang Land.

Giải thích cho quá trình “dây dưa” của Dự án CT1 Vân Canh Towers, ông Sơn nói: “Như quý ông/bà đã biết, trong thời gian vừa qua, vì các lý do khách quan như việc Chính phủ chưa phê duyệt quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội; quy hoạch trục Hồ Tây - Ba Vì dẫn đến các dự án bất động sản tại khu vực phía Tây Hà Nội đang trong giai đoạn chờ quy hoạch và chưa triển khai. Chính yếu tố khách quan này, dẫn đến Công ty cùng với Tập đoàn HUD phải lùi lại thời gian thi công dự án (AZ Vân Canh)”. Lý do mà ông Sơn đưa ra có thể nhằm biện minh cho năng lực hạn chế của AZLand trong khi lại “ôm” quá nhiều dự án “khủng”, dẫn đến mất khả năng thanh toán. Suy đoán này tỏ ra có cơ sở khi ngay với số tiền chỉ hơn 2 tỷ đồng cho hạng mục “cọc khoan nhồi” của Dự án, mà nhà thầu Long Giang Land cũng không đòi được, phải nhờ sự giúp đỡ của toà án.

Được biết, cũng tại Khu đô thị Vân Canh, huyện Hoài Đức, AZLand còn tiến hành huy động vốn của khách hàng cho 1 dự án khác là Khu chung cư CT2 Vân Canh dưới danh nghĩa Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Nhà Thái Sơn (cả AZ Land và Thái Sơn đều do cá nhân ông Bùi Viết Sơn là đại diện). Từ tháng 7/2010, Công ty Thái Sơn đã tiến hành huy động vốn của nhiều khách hàng cho Dự án CT2 Vân Canh. Từ đó đến nay, Dự án vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào là sẽ được triển khai. Bằng chứng là, cho dù tìm khắp Dự án Khu đô thị Vân Canh nhưng phóng viên Báo Đầu tư không hề thấy khu đất nào đề biển Dự án CT2 Vân Canh. Tìm về trụ sở AZLand ở 58, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của AZLand), thì phát hiện văn phòng Công ty cũng đã được chuyển đi khỏi địa chỉ này mà không ai biết đi đâu.

Việc Long Giang Land khởi kiện AZLand ra toà để đòi khoản nợ hơn 2 tỷ đồng có thể sẽ bắt đầu cho nhiều câu chuyện khác mà AZLand phải đối mặt trong thời gian tới.
(Theo VIR)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Phân khúc BĐS “độc” đang được nhiều khách hàng quan tâm


Trong khi nhiều dự án không đủ vốn để hoàn thiện, thậm chí sắp đưa vào sử dụng vẫn không có giao dịch, thì một số dự án vẫn thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Đó là những dự án có thiết kế độc đáo, tạo sự khác biệt.

Phân khúc BĐS “độc” đang được nhiều khách hàng quan tâm | ảnh 1
Dãy biệt thự đang xây dựng nằm trong Khu đô thị Resco. Images: Hà Phương

Đây chính là thời điểm khách hàng là thượng đế và thị trường bất động sản (BĐS) dần có sự thanh lọc.

Giao dịch vẫn thành công

Mặc dù thị trường BĐS tính thanh khoản vẫn thấp, nhưng trong một số dự án, hoạt động giao dịch vẫn được diễn ra suôn sẻ. Đại diện một sàn giao dịch BĐS trên đường Lê Văn Lương cho biết, trong số những dự án ký gửi tại đây, dự án được đầu tư công phu, cam kết đúng tiến độ, có hạ tầng tốt, môi trường sống xanh vẫn có khách giao dịch. Khách hàng thường "kết" những căn hộ chung cư 75 - 90m2, đất nền 80 - 100m2.

Dự án Venesia Nha Trang, với lợi thế giao thông thuận tiện, trong một tháng đã có 80 căn được khách hàng đăng ký mua. Chủ đầu tư dự án cho biết, chính các thiết kế tạo sự khác biệt đã khiến khách hàng quan tâm nhiều hơn. Dự án PFT City Đà Nẵng, với thiết kế linh hoạt, không gian mở trong từng phân khúc như biệt thự đơn lập, liền kề, biệt thự phố, căn hộ chung cư có thể tách làm 2 hay 3 căn hộ độc lập, trong ngày đầu ra mắt đã có hàng trăm khách hàng đăng ký mua. Vài tuần trước đó, khi mới có thông tin về dự án này đã có nhiều khách hàng tìm hiểu và đặt mua sản phẩm. Dự án An Bình Tower (Hà Nội), nằm trong quần thể các dự án đô thị, đường giao thông thuận lợi, một dự án có mức giá "sốc" 14,2 triệu đồng/m2, khiến khách hàng tập trung sự chú ý.

Thị trường thật xuất hiện

“Hiện tượng đầu cơ rồi dần rút lui, thay vào đó là xuất hiện cung - cầu thật. Nếu các chủ đầu tư không đáp ứng được các tiêu chí về kiến trúc, hạ tầng, giá cả, tiến độ thanh toán, tiến độ hoàn thiện thì chắc chắn sẽ bị thị trường thanh loại.”
GS.TSKH Đặng Hùng Võ
Trước việc một số dự án không chỉ tại Hà Nội mà tại Đà Nẵng, Nha Trang vẫn có đông khách hàng giao dịch, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Tổng giám đốc Cen Goup cho biết: Những khách hàng này hầu hết có khả năng tài chính độc lập không phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Thời điểm trước, họ còn nghe ngóng trong bối cảnh thị trường ảm đạm. Nhưng đến thời điểm này thị trường dần có sự thanh lọc nên khách hàng quyết định đầu tư. Những dự án "đói vốn", hạ tầng không đồng bộ, thiết kế đơn giản… sẽ tiếp tục thanh khoản chậm. Những dự án thiết kế độc đáo, mới lạ, có môi trường sống tốt… sẽ tiếp tục là điểm đến của giới đầu tư.

Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, tính chất thị trường thật đã xuất hiện. Thị trường không phải đến mức kiệt quệ như mọi người vẫn nghĩ. Bởi, nếu các dự án có lợi thế về địa điểm, hạ tầng xã hội tốt, môi trường sống xanh, thiết kế các căn hộ, biệt thự hợp lý, giá cả về gần sát với giá trị thực… thì chắc chắn giao dịch vẫn thành công. Hiện nay, nhu cầu nhà ở của người dân vẫn rất lớn, các dự án đáp ứng được các tiêu chí kể trên thì thị trường BĐS sẽ vẫn giao dịch tốt./.
(Theo KTĐT)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Tp.HCM: Hàng loạt dự án căn hộ "đắp chiếu"


Sự bế tắc về đầu ra của thị trường bất động sản (BĐS) kéo dài khiến hàng loạt dự án căn hộ ở Tp.HCM rơi vào tình trạng “đắp chiếu” vì chủ đầu tư không còn đủ khả năng thực hiện. Những đống tài sản của DN đang đứng trước nguy cơ trở thành phế thải.

Tp.HCM: Hàng loạt dự án căn hộ "đắp chiếu" | ảnh 1
Số dự án căn hộ dở dang tại Tp.HCM hiện lên đến hàng trăm

Hơn 70% dự án dừng thi công

Chia sẻ với ĐTCK, ông Phùng Văn Năng, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Nam Việt nói: “Đứng trên một tòa nhà cao tầng ở khu Nam Sài Gòn nhìn xuống, thấy nhiều dự án căn hộ xây dựng dở dang nằm phơi nắng phơi sương, thấy xót xa quá vì biết bao nhiêu tiền của DN đã đổ vào đó”.

Qua ghi nhận thực tế, Tp.HCM hiện có đến hàng trăm dự án căn hộ từ trung cấp đến cao cấp xây dựng dở dang đang nằm bất động. Có dự án sau khi xây dựng xong phần móng được rào chắn bên ngoài rồi bỏ mặc. Có dự án có vài bảo vệ canh giữ, nhưng cả năm trời không có người thi công.

Được khởi công xây dựng từ giữa năm 2010, dự án Căn hộ Green House (phường Linh Tây, quận Thủ Đức) do CTCP Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVL) làm chủ đầu tư, sau khi xây dựng xong phần móng và chính thức công bố bán từ đầu năm 2011 thì bị dừng thi công. Kế bên, dự án Căn hộ Phát Tài do Công ty Tân Hải Minh làm chủ đầu tư còn thê thảm hơn. Giữa năm 2011, sau khi vừa xây dựng xong phần móng, dự án này công bố chào bán, nhưng kế hoạch bán hàng không thành, từ đó tắt hẳn.

Tại các quận Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, quận 9, Nhà Bè, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những dự án căn hộ trong tình trạng xây dựng xong móng hoặc vài tầng thì ngừng thi công. Ông H, một khách hàng mua căn hộ dự án 584 Lilama SHB Town trên đường Thoại Ngọc Hầu (quận Tân Phú, Tp.HCM) than thở: “Vì có nhu cầu nhà ở, tôi ký hợp đồng mua căn hộ dự án này gần 2 năm qua. Nhưng cả năm qua, dự án này gần như ngưng thi công hẳn, không biết đến bao giờ mới thi công trở lại”.

Tương tự, cách đây hơn một năm, nhiều khách hàng đã bỏ tiền ra mua căn hộ dự án Nhựt Quang (tại quận Bình Tân) do Công ty TNHH Vận tải và thương mại Nhựt Quang làm chủ đầu tư, nhưng đến nay, tiến độ xây dựng dự án này vẫn không nhúc nhích. Tổng giám đốc một DN địa ốc trước đây từng phân phối dự án này cho biết, vì dự án không xây tiếp nên khách hàng đang đòi lại tiền, chủ đầu tư cho biết, có thể sẽ xem xét việc trả lại tiền cho các khách hàng nhưng sẽ trừ 5% số tiền khách hàng đã đóng với lý do, đó là chi phí bán hàng (?).

Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, hơn 90% dự án bất động sản tại Tp.HCM đang bị chậm tiến độ, trong đó, ước tính có đến 70% dự án ngưng hẳn thi công.

Lối thoát nào cho các chủ đầu tư?

Dường như câu trả lời cho vấn đề này của các DN vẫn là chờ đợi. Theo ông Phạm Văn Hải, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc ACBR, thực tế, không ít DN địa ốc khi thực hiện dự án, nguồn vốn tự có chỉ từ 15 -20% tổng giá trị đầu tư, phần vốn còn lại chủ yếu đi vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Tuy nhiên, cả 2 kênh huy động vốn trên đang bị tắc, nên nhiều dự án không có khả năng hoàn thành.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Lê Thành nhận định, các DN địa ốc đang trong vòng luẩn quẩn, không lối thoát: “Phần lớn các dự án đang xây dựng dở dang ít nhiều đã bán được một lượng hàng. Song do DN không có vốn để tiếp tục xây dựng nên khách hàng cũ không tiếp tục đóng tiền. Trong khi đó, DN lại không vay được vốn ngân hàng hoặc vay được nhưng lãi suất cao ngút nên cũng không dám vay”. Theo ông Nghĩa, lối thoát tốt nhất cho các dự án đang xây dở dang là phải tìm được đầu ra của sản phẩm, mà muốn bán được sản phẩm thì phải đảm bảo được tiến độ xây dựng dự án. Để làm được điều này, còn phải chờ đợi khi nào DN thực sự tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất thấp, tâm lý khách hàng được khơi thông và chấp nhận mua sản phẩm.

Nhưng theo ông Đực, rất khó trông chờ vào nguồn vốn vay với lãi suất thấp. Cách tốt nhất để các DN có dự án bị đắp chiếu hiện nay tự cứu mình là chấp nhận tìm nhà đầu tư có năng lực tài chính bán  để “cắt lỗ”, vì nếu để lâu, chi phí đầu tư như lãi vay, tiền bị phạt do dự án chậm tiến độ sẽ càng lớn. Đó là chưa kể, dự án không xây dựng theo thời gian có nguy cơ sẽ thành phế thải. Một cách khác, theo ông Đực là DN buộc phải thay đổi thiết kế, xây dựng dự án căn hộ có diện tích nhỏ, giá thành thấp để kích thích đầu ra thị trường.
(Theo ĐTCK)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Tp.HCM: Sẽ có hơn 120 trung tâm thương mại


Báo cáo của Sở Công thương Tp.HCM cho biết, tính đến tháng 4/2012 trên địa bàn TP có 24 trung tâm thương mại, dự kiến đến năm 2015, thành phố sẽ có 122 trung tâm thương mại, tăng mới 98 trung tâm.

Tp.HCM: Sẽ có hơn 120 trung tâm thương mại | ảnh 1
Phối cảnh một trung tâm thương mại tại huyện Bình Chánh (Tp.HCM). Ảnh Internet

Đây là thống kê tại cuộc họp rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ - siêu thị - trung tâm thương mại (TTTM) trên địa bàn TP giai đoạn 2009-2015

Sở Công Thương cho biết, tính đến tháng 4/2012 trên địa bàn thành phố có 243 chợ, giảm 6 chợ so thời điểm năm 2009, bao gồm 17 chợ loại 1, 48 chợ loại 2 và 178 chợ loại 3.

Trong đó, đa số các chợ đều được xây dựng từ ngân sách nhà nước, 5 chợ do hợp tác xã đầu tư xây dựng và quản lý, 9 chợ do doanh nghiệp và tư nhân xây dựng. Riêng 3 chợ đầu mối do thành phố quản lý, còn 240 chợ phân cấp về quận, huyện quản lý.

Hiện tại, chỉ có 34,9% chợ trên địa bàn thành phố có cơ sở hạ tầng còn tốt, còn lại đều ở trong tình trạng xuống cấp. Theo quy hoạch đến năm 2015, thành phố sẽ có 248 chợ, trong đó phát triển thêm 5 chợ, giải toả di dời, chuyển công năng 37 chợ.

Về hệ thống siêu thị, đến tháng 4/2012, thành phố có 163 siêu thị, tăng 71 siêu thị so thời điểm năm 2009. Trong đó có 92 siêu thị tổng hợp, 71 siêu thị chuyên ngành. Đến năm 2015, thành phố sẽ phát triển 240 siêu thị, tăng 77 siêu thị so với hiện nay.

Về hệ thống trung tâm thương mại, đến tháng 4/2012, thành phố có 24 trung tâm, giảm 3 so với năm 2009. Đến năm 2015, thành phố sẽ có 122 trung tâm thương mại, tăng mới 98 trung tâm. Ngoài ra, thành phố còn phát triển 360 cửa hàng tiện ích, của các đơn vị Co.opfood, Satrafood, Foodcomart, Vissan, G7Mart, Minimart, Citimart…

Loại hình này đang phát triển nhanh chóng vào các khu dân cư, chung cư, khu công nghiệp, các khu vực xa trung tâm, góp phần phục vụ tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hoá cho người dân. Dự kiến đến năm 2015, thành phố sẽ phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích lên 562 cửa hàng.
(Theo UBND TPHCM)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!