4 tháng 4, 2012

Tổng hợp ‘’danh sách đen’’ dự án bất động sản tại Hà Nội



‘’Danh sách đen’’ dự án bất động sản tại Hà Nội khách hàng cẩn thận khi đầu tư đầu tư!
1.      Các dự án của công ty CP bất động sản AZ Land
-          Dự án chung cư AZ Sky Định Công
-          Dự án chung cư AZ Vân Canh
-          Dự án chung cư AZ Thăng Long - Bright city mặt đường 32
-          Dự án AZ Lâm Viên
-          Dự án Hùng Vương Tiền Châu – Vĩnh Phúc
2.      Dự án chung cư Binh Đoàn 12 Ngọc Hồi và chung cư Binh Đoàn 12 Đại Mỗ
3.      Dự án chung cư Lafontana
4.      Dự án Thanh Hà
5.      Dự án chung cư Usilk city Văn Khê
6.      Dự án Hesco Văn Quán
7.      Dự án chung cư Ba Hàng 409 Lĩnh Nam
8.      Dự án TST Đại Học Vân Canh
9.      Dự án Vườn Cam Vinapol
10.  Dự án Ngòi Cầu Trại – Trung Văn
11.  Dự án Chung cư Diamond Tower Nam An Khánh
12.  Dự án chung cư Mekong Plazza
13.  Chung cư Intracom 2 Cầu Diễn
14.  Một số dự án khu vực Mê Linh như: AIC, Kim Hoa Phúc Thắng, Hà Thành Đại Thịnh, River Land…
15.  Dự án Chung cư Sapphire Palace số 4 chính Kinh (212 Nguyễn Trãi), Thanh Xuân, Hà Nội.
16.   Chung cư Nam Xa La – Phúc Hà
17.  Chung cư Hoàng Quốc Việt kéo dài – tổ 34 Cầu Diễn – CĐT Quân Thư
18.  Chung cư An Bình Cổ Nhuế
19.  Chung cư Skyvew Phương Thành
20. Dự án Kim Chung Di Trạch
......

Hầu hết các dự án trên đều đã được khởi công nhưng tiến độ ì ạch hoặc thậm chí ‘’đắp chiếu’’ không có động tĩnh gì hoặc một số thì hợp đồng không chặt chẽ, chủ đầu tư thiếu minh bạch!

Đối với chung cư, khách hàng nên chọn những dự án đã hoàn thành móng, đã có hợp đồng mua bán và tiến độ thi công tốt, chủ đầu tư có năng lực tài chính vững, không nên tham rẻ.

Đối với đất nền dự án, khách hàng không nên chọn dự án quá xa trung tâm vì không đáp ứng được nhu cầu thực của khách mua ở, hơn nữa các dự án này chưa chắc khi giao nhà đã có hạ tầng đồng bộ để có thể là nơi an cư thuận tiện. Những dự án nằm xa trung tâm, khi thị trường đi xuống thì khó thanh khoản nhất.
QT -   Diendandautubds


KĐT Kim Chung – Di Trạch: Viettracimex cử côn đồ tiếp “thượng đế”?

Vẫn một mực không chịu gặp khách hàng hơn nữa khi khách hàng căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư lên tiếng thì xuất hiện ngay những thanh niên côn đồ giật, đuổi đánh người cầm băng rôn. 

Theo như hợp đồng hợp tác ký kết ban đầu tại dự án khu ĐTM Kim Chung Di Trạch (Thăng Long 9) do Tổng công ty Thương mại và Xây dựng (Vietracimex) làm chủ đầu tư, chủ đầu tư cần bàn giao mốc giới lô đất cho khách hàng, sau đó mới chuyển sang hợp đồng riêng mới về xây thô. Tuy nhiên, thời gian vừa qua nhiều khách hàng đã tá hỏa khi chưa được nhận bàn giao đất đã nhận được thông báo “huy động góp vốn bổ sung” phục vụ cho việc xây thô các khu liền kề này (10/2011). 

Dù đã tỏ ra rất thiện chí mong được đối thoại trực tiếp với chủ đầu tư để giải quyết vấn đề nhưng đến thời điểm này Viettracimex vẫn một mực “phớt lờ” yêu cầu của họ. 

Ngày 29/3, khách hàng tiếp tục tìm đến trụ sở Công ty để xin được đối thoại trực tiếp với Viettracimex

Sau nhiều lần hẹn gặp không thành công ngày 29/3, khách hàng tiếp tục tìm đến trụ sở Công ty để xin được đối thoại trực tiếp. Dù đã đặt lịch hẹn trước với công ty nhưng khi tới trụ sở mọi cánh cửa ra vào vẫn được đóng kín. Hỏi nhân viên bảo vệ cũng chỉ nhận được câu trả lời: “Công ty đi vắng hết không có ai ở nhà”. Nhưng ngay sau đó, cửa bảo vệ cũng bị đóng mặc khách hàng đứng bên ngoài ra sức gõ cửa. 

Nhiều khách hàng cho biết sau một thời gian liên tục giục đóng tiền xây thô bằng văn bản rồi đến điện thoại, qua nhiều lần đến tìm gặp chủ đầu tư đến nay họ không còn nhận được bất cứ sự hối thúc nào. 

Anh Quang – Một khách hàng chia sẻ: “Vấn đề không phải là việc chủ đầu tư có yêu cầu nộp tiền xây thô hay không mà chúng tôi chỉ đề nghị phía chủ đầu tư thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết trước đó, bàn giao mốc giới cho khách hàng trước khi tiến hành các hợp đồng tiếp theo về việc xây thô. Nhưng chúng tôi không thể gặp được chủ đầu tư nên không thể biết được ý của họ như thế nào chỉ biết đến công trình nhìn nhà cứ ngày ngày được hoàn thiện”.  
  
Không chỉ dừng lại ở việc đóng cửa, Viettracimex còn “đuổi” khách bằng những hành động khó hiểu. 

Hẹn hò mãi cuối cùng ... côn đồ đến


Chỉ biết đứng chôn chân trước những cánh cửa đóng kín, nhiều khách hàng ngao ngán lắc đầu trước cách hành xử của chủ đầu tư. 
Không dừng lại ở đó, khi những băng rôn của khách hàng được căng lên với yêu cầu “Viettracimex không được lẩn tránh, yêu cầu đối thoại với khách hàng, họp hội nghị khách hàng”, “Lãnh đạo Viettracimex cần tôn trọng cam kết đã ký, bàn giao đất cho khách hàng Kim Chung – Di Trạch”… đột nhiên xuất hiện hai thanh niên đội mũ, bịt khẩu trang tấn công, giằng giật băng rôn và đuổi đánh những người giơ khẩu hiệu. 

Sự việc diễn ra ngay trước của Viettracimex, bảo vệ công ty cũng có mặt trước đó nhưng không hề có bất cứ một sự can thiệp nào bảo vệ cho phía khách hàng. 
  Viettracimex cử côn đồ ra tiếp đón “thượng đế” của họ?

Hoảng loạn trước sự xuất hiện bất ngờ của những tên anh chị, anh Sơn bức xúc: “Tôi thực sự sốc trước sự hành xử của chủ đầu tư. Chúng tôi không có ý định bạo động, không có ý định đối đầu chỉ muốn đối thoại nhưng chủ đầu tư không những không thiện chí mà còn hành động như vậy càng khiến chúng tôi thêm nghi ngờ. Nếu đoàng hoàng thì sao phải có sự tránh mặt, lẩn trốn và đến bây giờ dùng cả côn đồ”. 

Có hay không việc Viettracimex cử côn đồ ra tiếp đón “thượng đế” của họ? Hợp đồng ký kết với của khách hàng với Viettracimex ở dự án Kim Chung – Di Trạch đến bây giờ vẫn là điều “bảo mật” khi Viettracimex vẫn tiếp tục chọn cách im lặng. Sự im lặng của Viettracimex đang khẳng định cho điều gì? 

Nguy cơ đổ bể hàng loạt dự án của AZ Land


Thông tin trụ sở AZ Land “bỗng dưng biến mất” đã khiến hàng trăm NĐT đã đóng tiền vào các dự án của công ty này như ngồi trên đống lửa.

Được biết, do AZ Land cơ cấu lại nên toàn Công ty sẽ làm việc tại tầng 3 và 4 tòa nhà AP Buiding (số 58 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội), phần diện tích còn lại sẽ cho một ngân hàng thuê lại để tiết giảm chi phí. Tuy nhiên, câu chuyện AZ Land đã đặt ra câu hỏi quyền lợi của người mua nhà ra sao khi các công ty đầu tư và kinh doanh bất động sản không còn tồn tại?

AZ Land lừa dối khách hàng

Cách đây không lâu, ĐTCK đã có bài phản ánh về một “danh sách đen” các dự án bất động sản tại Hà Nội mà NĐT cần tránh xa, trong đó, các dự án của AZ Land được xếp đầu bảng. Lý do bởi sau gần 3 năm triển khai huy động vốn từ các NĐT, tất cả các dự án của công ty này đều đang còn dang dở hoặc vẫn nằm trên giấy.

Cụ thể, dự án AZ Lâm Viên Complex tại 107 Nguyễn Phong Sắc mặc dù đã được đổ trần tầng 2, nhưng từ cuối năm 2011 đã tạm dừng thi công mà không biết ngày nào mới tiếp tục. Dự án AZ Sky Định Công được quây tôn kín xung quanh và vẫn im lìm từ nhiều tháng nay. Dự án CT1 Vân Canh sau 2 lần khởi công, nay trong tình trạng cỏ mọc um tùm. Cám cảnh trước những dự án bất động, nhiều NĐT tìm hỏi chủ dự án nhưng đều chỉ nhận được những lời hứa hẹn.

Đặc biệt, dự án Vân Canh CT2 được Công ty Thái Sơn, công ty con của AZ Land huy động vốn từ hơn 100 khách hàng dưới dạng Hợp đồng vay vốn với khách hàng từ năm 2010, nhưng đến nay, vẫn hoàn toàn không có bất cứ giấy tờ mua bán nào từ chủ đầu tư là Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD). Theo giải thích của lãnh đạo AZ Land, ngay sau khi mua lại Dự án CT1 Vân Canh từ HUD, AZ Land đã thông qua công ty con của mình là Công ty Đầu tư phát triển nhà Thái Sơn để tiếp tục mua thêm từ HUD Dự án CT2 Vân Canh, nhưng do dự án này vướng vào quy hoạch nên chưa thực hiện được việc chuyển giao.

Tuy nhiên, trao đổi với ĐTCK mới đây, ông Nguyễn Thắng, Chánh văn phòng HUD khẳng định, HUD chưa từng chuyển nhượng Dự án CT2 Vân Canh cho doanh nghiệp nào cả. Những câu chuyện trên có thể thấy rất rõ dấu hiệu lừa dối khách hàng của AZ Land.

Nguy cơ đổ bể hàng loạt dự án của AZ Land | ảnh 1
Trước và sau khi trụ sở AZ Land “biến mất”

Đến nguy cơ mất trắng của NĐT

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ, tính chung cả nước, đến 21/3 vừa qua, trên 2.200 DN làm thủ tục giải thể và trên 9.700 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế. Như vậy, số DN gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyện DN giải thể hay phá sản cũng là chuyện bình thường trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là quyền lợi của hàng trăm khách hàng đã nộp hàng trăm tỷ đồng vào các dự án bất động sản của những DN bị giải thể hay phá sản sẽ được giải quyết ra sao? Luật sư Phạm Liêm Chính, Trưởng Văn phòng luật sư Chính và cộng sự khẳng định, NĐT sẽ mất trắng nếu DN rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản.

Trở lại câu chuyện tại AZ Land, cho đến thời điểm này, lòng tin của các NĐT đã lung lay dữ dội, trong khi chủ đầu tư cũng không thể có cách nào đẩy nhanh tiến độ các dự án trong bối cảnh thị trường ảm đạm như hiện nay. Điều này cho thấy đang tiềm ẩn nguy cơ đổ bể hàng loạt tại các dự án do AZ Land làm chủ đầu tư và hệ lụy của nó sẽ vô cùng nặng nề với các NĐT và cả xã hội.
(Theo ĐTCK)

Từ Liêm (Hà Nội): Tổ hợp nhà ở La Fontana có nhiều dấu hiệu bất minh


Vài năm trở lại đây, do đánh vào tâm lý người có nhu cầu mua căn hộ “giá gốc”, nhiều đơn vị đã tung ra những quảng cáo trên internet những thông tin rất “mùi mẫn”.
Kể cả khi chưa hề được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, chưa được giao đất nhưng họ đã thu rất nhiều tiền của dân núp dưới chiêu bài “hợp tác đầu tư”.

Phối cảnh tổ hợp nhà ở La Fontana, Đại Mỗ - Từ Liêm- Hà Nội

Rất nhiều người đã trở thành nạn nhân, thiệt đơn thiệt kép, còn “đối tác” kia sau khi thu nhiều tiền thì vẫn cứ ung dung, nhởn nhơ. Dưới đây là một ví dụ điển hình.

Trang web rongbay.com (http://rongbay.com/Ha-Noi/Ban-chung-cu-La-Fontana-Gia-Tue-c15-raovat-8729942.html ) đăng lúc 10 giờ 03 ngày 7/1/2010 với nội dung: Dự án mới LAFONTANA- là tổ hợp bao gồm 3 tòa nhà liên kết 27 tầng được thiết kế theo phong cách hiện đại cao cấp bậc nhất (có các căn hộ kiểu penthouse, bể bơi, sân chơi thể thao trong nhà, bãi đỗ xe an toàn trên tầng..)

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư Gia Tuệ; Vị trí: Cầu vượt Phú Đô, xã Đại Mỗ (Trung Văn - Mỹ Đình) - Từ Liêm - Hà Nội, cách đường Phạm Hùng 1km, khu The Manor 800m. Km số 4 đường cao tốc Láng - Hòa lạc, đoạn cắt sông Nhuệ, gần các khu trung tâm mới như Sân vân động Mỹ đình, Thiên đường Bảo Sơn, khu đô thị Bắc An Khánh...

Tiến độ: Hoàn tất vào năm 2012; Hình thức đầu tư: Chuyển nhượng căn hộ chính chủ đã đóng trước 30% đảm bảo có lãi suất.; Tiến độ thanh toán: Đóng tiền 7 đợt (90% theo 6 đợt trong 18 tháng, 10% khi bàn giao căn hộ). Giá cả: Giá gốc 18.8tr/m2 (giá tăng theo tầng) + chênh lệch 100 triệu…

Trước thông tin này, rất nhiều người đã nhanh chân đến để tìm cho mình “cơ hội vàng”. Sau 2 ngày đăng tải nội dung trên, Công ty Cổ phần đầu tư Gia Tuệ (Công ty Gia Tuệ) đã có những khách hàng đầu tiên mà giờ đây không chắc có phải là những nạn nhân cuối cùng.

Đơn cử như trường hợp chị Đặng Hồng Hoa ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ngày 9/1/2010, chị Hoa rất phấn khởi sau khi cầm trên tay bản “Hợp đồng hợp tác đầu tư” mà chị là “ Bên B” ký với “Bên A”( Công ty Gia Tuệ)  để góp vốn thực hiện Dự án đầu tư.

Theo hợp đồng này, Bên A “đang lập Dự án đầu tư xây dựng nhà ở LaFotana tại xã Đại Mỗ- huyện Từ Liêm”  và “sau khi Dự án hình thành, Bên B sẽ nhận được số 237m2 sàn là khu vực căn hộ tương đương với số vốn góp của Bên B”. Tất nhiên chị Hoa phải thực hiện thanh toán theo “tiến độ” như nêu trên trang web và trong hợp đồng. Cụ thể, ngay sau khi ký hợp đồng, chị Hoa đã nộp 730.080.000 đồng.

Vẫn theo “tiến độ” thanh toán thì 6 tháng sau chị Hoa phải nộp tiếp hơn 650 triệu đồng nữa. Tiền thì đã chuẩn bị sẵn nhưng chị Hoa bỗng thấy chột dạ khi thấy cái gọi là Dự án này chẳng hề có gì dù chỉ là hình hài…Theo quảng cáo thì dự án này hoàn tất vào năm 2012 nhưng đã qua quý I năm 2012 mà chị Hoa chưa nhìn thấy gì ngoài khu đất hoang mà bên A “dự kiến” triển khai. Rất nhiều lần đến hỏi, trực tiếp yêu cầu giải thích, chị Hoa được trả lời là chưa xong thủ tục. Tìm hiểu thực tế, chị Hoa mới té ngửa vì đến nay dự án này vẫn không được phê duyệt. Kiên trì mãi, chị Hoa cũng đành phải rút tiền về dù biết thua thiệt mọi đằng.

Ngày 6/12/2011, bên A vẫn bảo với chị Hoa rằng “đang tiếp tục triển khai thực hiện dự án” và “Nếu đến ngày 20/1/2012 bên A chưa tiến hành khởi công dự án thì bên B được quyền rút vốn…”. Nhưng đến hạn bên A lại đưa ra lý do “đang có khó khăn về tài chính” nên lùi thời gian đến 29/2/2012. Và giờ đây, mọi “điều khoản cam kết” đều vô nghĩa vì bên A không trả tiền cho chị Hoa.

Được biết, còn nhiều người khác cũng chung cảnh ngộ với chị Hoa. Chị Phạm Phương Thu ở Ngọc Khánh (Hà Nội) cũng được ký hợp đồng và cũng “được” nộp hơn 400 triệu đồng từ 11/11/2010 đến nay và cũng “được” bên A đối xử tương tự…

Tìm hiểu, chúng tôi được biết cho tận đến bây giờ cái gọi là “Dự án” với cái tên rất “Tây” này mới chí dừng lại ở những văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về lập thủ tục xin được chấp thuận địa điểm và lập hồ sơ…từ năm 2009 mà thôi. Và cho đến nay, tất cả vẫn những gì mà Công ty Gia Tuệ thể hiện chỉ là “án binh bất động”.

Vậy là, Công ty Gia Tuệ đã ung dung thu tiền tỷ của các đối tác từ nhiều năm nay dưới chiêu thức “hợp tác đầu tư” mà không hề triển khai được gì. Chưa hết, khi hết thời hạn theo thỏa thuận rút vốn và phải thanh toán trả lại tiền cho những người góp vốn nhưng Công ty Gia Tuệ vẫn lần lữa thậm chí không chịu trả. Và có lẽ chỉ có “ông Giời” mới biết tiền tỷ thu được của dân họ đã sử dụng vào mục đích gì? Liệu người dân phải “bó tay” hay đến lúc phải nhờ pháp luật can thiệp mới đòi lại được?
(Theo Báo Công lý)

Đến lượt khu đô thị Ciputra tăng phí do… lạm phát



pictureLý do của việc tăng phí này, theo thư ngỏ của chủ đầu tư gửi khách hàng, là do các chi phí bảo trì “gia tăng đáng kể so với năm trước”.

Câu chuyện phí chung cư cao cấp lại đang nóng lên khi mới đây, chủ đầu tư dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) tại Hà Nội thông báo tăng phí dịch vụ đối với cả khu vực biệt thự và chung cư.


Lý do của việc tăng phí này, theo thư ngỏ của chủ đầu tư gửi khách hàng, là do các chi phí bảo trì “gia tăng đáng kể so với năm trước”.

Cụ thể, chủ đầu tư cho rằng lạm phát năm 2011 đã ở mức 19% và lương tối thiểu cho nhân công cũng đã tăng tới 48%. Trong khi đó, các nhà thầu cung cấp dịch vụ khác cho chủ đầu cũng đã thông báo việc tăng chi phí dịch vụ lên ở mức từ 25-30%.

Do đó, chủ đầu tư đã quyết định tăng phí từ mức 6.300 đồng/m2/tháng lên mức 7.500 đồng/m2/tháng đối với khu vực căn hộ và từ mức 3.700 đồng/m2/tháng lên mức 4.440 đồng/m2/tháng cho khu vực nhà thấp tầng.

Riêng khu vực kinh doanh, chủ đầu tư áp đồng loạt mức phí 12.000 đồng/m2/tháng.

Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng nhấn mạnh rằng mức phí này là đã được chủ đầu tư tạm thời hỗ trợ một phần. Trên thực tế, chi phí bảo trì cho khu vực chung cư là khoảng 12 ngàn đồng/m2/tháng và khu vực nhà thấp tầng là khoảng 5.000 đồng/m2/tháng. 

Đây là lần tăng phí thứ hai liên tiếp trong vòng hai năm qua, nhưng đáng chú ý là chưa thấy cư dân trong khu đô thị này phản đối, cũng không thấy ai đề cập đến mức phí “4.000 đồng/m2/tháng” theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, vốn đang gây ra khá nhiều rắc rối cho dự án Keangnam Landmark.

Thống kê của chủ đầu tư dự án Ciputra cho hay hiện chỉ có một số hộ dân không chịu đóng phí vì đã nhận nhà nhưng chưa ở. Đối với các hộ này, chủ đầu tư cho biết có thể sẽ không được sử dụng hoặc sửa chữa nhà cho đến khi hoàn tất việc đóng phí.

Đối với các căn hộ đã nhận bàn giao và đến ở, hiện chỉ có 3 hộ không chịu đóng phí do đang đòi chủ đầu tư bồi thường cho các lỗi kỹ thuật xây dựng, do ôtô bị hư hại khi đang đỗ trên đường đi chung và do… mất trộm.

Ông Michael Schmitt, giám đốc bộ phận quản lý công sản của dự án này nói kết quả thu phí này là “rất tốt” và cho biết chủ đầu tư cũng đã áp dụng chính sách chiết khấu 5% tổng phí bảo trì cho những ai hoàn tất việc đóng phí cả năm 2012 trước thời điểm 1/4/2012.

Anh Minh - VnEconomy