22 tháng 5, 2012

Mua nhà thế chấp ngân hàng: Lợi bất cập hại


Giá bất động sản hiện nay đang giảm sâu trên tất cả các phân khúc và đây được cho là thời điểm thuận lợi cho những người có nhu cầu mua nhà ở.
Và lợi ích lớn hơn nếu mua nhà phát mại do ngân hàng cho vay bằng hình thức cầm cố sổ đỏ. Do không có khẳ năng thanh toán khi đến hạn, thì hầu hết đều được đem ra phát mại bán phá giá.

Lợi bấp cập hại

Việc nhiều người cho rằng đây là cơ hội để sở hữu một ngôi nhà mặt đất với mức giá được hạ thấp khá nhiều so với giá thị trường. Tuy nhiên thì đây không hẳn là một phương án tối ưu. Vì hiện tượng một sổ đỏ mà được đem đi thế chấp ba ngân hàng cộng với người mua trao tay do chính chủ bán ra không phải là chuyện xưa nay hiếm. Việc này đòi hỏi người mua phải là người có “lá gan to” không những vậy người mua phải là người am hiểm luật đất đai và những vấn đề pháp lý liên quan đến nhà đất và những điều luật trong tín dụng của ngân hàng. Dẫu vậy việc tìm hiểu kỹ và hiểu luật thôi chưa đủ vì thực tế mua nhà thế chấp cũng giống như một kiểu đầu tư mạo hiểm. Để lý giải điều này đại diện công ty Luật Giải Phóng cho biết: Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành trường hợp mua bán tài sản đang thế chấp, theo quy định tại Khoản 4, Điều 718 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định về Quyền của bên thế chấp quyền sử dụng đất thì việc chuyển nhượng nhà ở, tài sản đang thế chấp được thực hiện khi được bên nhận thế chấp đồng ý.

Mua nhà thế chấp ngân hàng: Lợi bất cập hại | ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo đó khi muốn mua căn nhà trên thì bên bán và bên mua cùng Ngân hàng (tức là bên nhận thế chấp) phải có một giao kết ba bên, thể hiện bằng văn bản, có công chứng chứng thực. Nội dung chính của giao kết phải có ba điều khoản đưa cho bên nhận thế chấp một khoản tiền tương ứng giá trị mua bán nhà đã thỏa thuận, khoản này xem như đưa cho bên bán và bên bán dùng để trả một phần thế chấp cho bên nhận thế chấp. Bên nhận thế chấp, Ngân Hàng, được sử dụng khoản tiền này như một khoản trả thế chấp từ bên thế chấp.

Thông qua Hợp đồng ba bên này sẽ là một hình thức để bảo vệ quyền lợi và tránh rủi ro khi mua bán nhà cho người mua. Dẫu vậy thì đó là việc trên giấy tờ và như là một hình thức mua lại nhà của ngân hàng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá “hời” mà mọi người mua điều nhắm đến không phải là sự thật vì tính theo khoản nợ mà người bán nợ ngân hàng thì so với giá thị trường không chênh lệch là bao vì khi đưa ra phát mãi nhà thì hầu hết con số nợ của người bán hầu như đã vượt quá giá trị thế chấp đối với ngân hàng.

Thất thế về phía người mua

Để hiểu rõ hơn vấn đề này trao đổi với anh N.Hoàng ngân hàng Viettin banks cho rằng nhà thế chấp để được vay hầu như đã được ngân hàng tính và cho vay gần với giá trị thực nên khi mùa nhà qua ngân hàng thì ngân hàng đã cộng hết cả phần gốc và phần lãi mà người vay phải trả bên cạnh đó qua thời gian thì việc thanh khoản đôi khi là tương đương, có khi còn lớn hơn so với giá thực tế. Không những vậy do một số nơi lỗ hổng trong thủ tục hành chính ở địa phương còn lớn nên một số người sau khi đem đi thế chấp đã làm lại sổ đỏ và bán qua tay cho một vài người. Và đương nhiên thì khi mua phải những ngôi nhà đó thì thiệt hại đương nhiên là thuộc về người mua. Xét vè mặt pháp lý thì sổ đỏ khi đã đem đi thế chấp trong thời hạn thực hiện giao dịch so với thời hạn làm lại sổ đỏ thì phần thắng vẫn sẽ thuộc về ngân hàng.

Việc gần đây dư luận đang dấy lên một ngôi nhà có ba sổ đỏ, một vay ngân hàng, hai bán cho người sử dụng đã và đang là lời cảnh tỉnh cho những người mua nhà chạy theo lợi ích giá rẻ. Đồng thời cũng cho thấy kẽ hở trong việc cấp lại sổ đỏ tại một số địa phương cũng như thủ tục hành chính còn quá lỏng lẻo dẫn đến những thiệt hại khôn lường. Mà phần lớn những thiệt hại đó đều đổ lên đầu người dân là chủ yếu…/.
(Theo Báo Xây dựng)

Những lý do khiến hơn 100 nghìn trường hợp chưa được cấp sổ đỏ


Hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là một trong những biện pháp quan trọng để tăng cường công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, việc cấp sổ đỏ tại Hà Nội vẫn gặp nhiều vướng mắc.
Những lý do khiến hơn 100 nghìn trường hợp chưa được cấp sổ đỏ | ảnh 1
Ðến thời điểm này, trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn hơn 100 nghìn trường hợp chưa được cấp sổ đỏ. Phần lớn là những hồ sơ phức tạp, tồn đọng trong quá trình xét duyệt. Trong đó, có hơn 23 nghìn trường hợp cấp đất trái thẩm quyền, hơn 17 nghìn trường hợp đất lấn chiếm, hơn chín nghìn trường hợp đất chuyển nhượng sai mục đích, 6.500 trường hợp đang xảy ra tranh chấp...

Ðại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, nguyên nhân là do chính quyền các cấp buông lỏng quản lý trong thời gian dài, cho nên tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng không phép, tự chuyển mục đích sử dụng xảy ra trên nhiều địa bàn. Thủ tục cấp sổ còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho người dân. Một số cơ chế chính sách chưa kịp thời, đồng bộ, chồng chéo, gây khó khăn trong quá trình triển khai tại cơ sở.

Hiện nay, do chưa có quy định giấy tờ chuyển nhượng nhà, đất phải có xác nhận của chính quyền địa phương, cho nên khi công dân xuất trình giấy tờ mua bán viết tay, cơ quan chức năng không thể xác định được đúng thời điểm giao dịch. Pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể đối với những trường hợp đất ở có nguồn gốc hợp pháp, chưa cấp sổ đỏ, nhưng đã tiến hành chuyển nhượng. Thủ tục cấp sổ đỏ chưa quy định cụ thể trường hợp thửa đất có nhiều người sử dụng, nhiều chủ sở hữu khi đăng ký biến động, việc xác định hạn mức đất ở như thế nào... Hồ sơ xin cấp sổ đỏ quy định phải thể hiện sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng, nhưng thiếu quy định cụ thể đơn vị thực hiện đo vẽ, đối tượng chi trả kinh phí. Việc sử dụng số liệu bản đồ đo đạc từ đầu những năm 1990 để làm căn cứ cấp sổ đỏ, gây không ít khó khăn, vì nhiều thửa đất vẽ không chính xác kích thước, hình dáng và diện tích.

Ngoài ra, việc quản lý công tác cấp sổ đỏ chưa được chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc. Kết quả thanh tra do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cuối năm 2011 cho thấy, phần lớn các xã, phường đều không có thông tin về thời điểm tiếp nhận đơn xin cấp sổ đỏ của người dân, quá trình hoàn thiện hồ sơ; không có số liệu chính xác các hộ chưa được cấp sổ đỏ. Hằng năm, chính quyền không tiến hành rà soát các hồ sơ đã hoàn thiện, trình UBND cấp trên phê duyệt. Một số quận, huyện không thống kê được số liệu hồ sơ tồn đọng khi kết thúc năm, hoặc trước khi thay đổi chính sách dẫn đến áp dụng nghĩa vụ tài chính không đúng quy định. Một số cán bộ yếu năng lực chuyên môn, chính quyền cơ sở thiếu quan tâm nên nhiều hồ sơ bị "ngâm" ở phường, xã.

ÐỂ đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu sớm hoàn thành cấp sổ đỏ trước hết cần tháo gỡ các vướng mắc, giải quyết dứt điểm từ cơ sở. Thành phố cần chỉ đạo các ban ngành chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã vào cuộc quyết liệt để thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra cũng như quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Ðối với các hồ sơ tồn đọng, chính quyền cấp xã có trách nhiệm thông báo tới tổ dân phố, người dân để cùng tháo gỡ; thực hiện ghi nợ và trả sổ đỏ cho người dân theo quy định tại Thông tư 124/2011 của Bộ Tài chính và có chế tài xử lý các trường hợp người dân cố tình không nhận sổ.
(Theo Nhandan)

Nếu không sử dụng thầu phụ Việt Nam có thể không được cấp phép


Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thầu và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
Nếu không sử dụng thầu phụ Việt Nam có thể không được cấp phép | ảnh 1
Theo đó, nhà thầu không được xem xét cấp giấy phép thầu khi không sử dụng thầu phụ Việt Nam theo hồ sơ đã được cấp giấy phép trước đó; không thực hiện chế độ báo cáo từ 3 kỳ trở lên; vi phạm các quy định về sử dụng lao động, an toàn lao động, nộp thuế, chất lượng công trình…

Ngoài ra, nhà thầu bị đình chỉ công việc đang thực hiện nếu không sử dụng thầu phụ Việt Nam theo hợp đồng đã ký kết có trong hồ sơ đề nghị cấp phép và chỉ được tiếp tục thực hiện khi đã sử dụng thầu phụ Việt Nam như hợp đồng.
(Theo HNM)

Ngân sách TP chỉ hỗ trợ, bổ sung thực hiện các công trình, dự án lớn


Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3599/UBND-KH&ĐT triển khai thực hiện kế hoạch và thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách năm 2012 trên địa bàn TP Hà Nội.
Ngân sách TP chỉ hỗ trợ, bổ sung thực hiện các công trình, dự án lớn | ảnh 1
Để tăng cường công tác quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bảo đảm các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện đạt yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và tiến độ, UBND TP yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, lãnh đạo các Tổng Công ty, công ty có sử dụng vốn ngân sách nhà nước TP Hà Nội tăng cường chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2012.

Qua kiểm tra, một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chưa phân bổ hết kế hoạch vốn TP giao theo quy định. Có đơn vị bố trí kế hoạch vốn còn dàn trải, chưa tập trung bố trí theo thứ tự ưu tiên và bố trí đủ vốn cho các công trình chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2012. Một số dự án được phân bổ vốn không đủ, đúng thủ tục hồ sơ theo quy định, chưa tuân thủ quy định của Thủ tướng Chính Phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan và của UBND TP.

UBND TP lưu ý, đối với các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2012 và các dự án nhóm B, nhóm C đến hết năm 2012 là hết thời gian thực hiện theo quy định, nhưng hết năm 2012 bố trí kế hoạch vốn dưới 50% tổng mức đầu tư của dự án được quy định như sau: Với dự án sử dụng ngân sách TP, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp (trên cơ sở rà soát, đề xuất, báo cáo của các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã, các chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách cấp TP), thống nhất trình UBND TP bổ sung, điều chỉnh, điều hòa kế hoạch vốn của các dự án, bảo đảm hoàn thành trong năm 2012 hoặc dự án phải điều chỉnh quy mô; với các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, UBND các quận, huyện, thị xã phải cam kết bố trí đủ các nguồn vốn khác của địa phương để hoàn thành dự án đúng thời gian quy định. Trường hợp các địa phương không có khả năng bố trí nguồn vốn khác để hoàn thành dự án trong năm 2012, các địa phương phải điều chỉnh lại quy mô thực hiện dự án hoặc điều chuyển vốn kế hoạch năm 2012 của dự án khác để bổ sung vốn hoàn thành dự án đúng thời gian quy định. Ngân sách TP không bố trí, hỗ trợ vốn cho danh mục các dự án đã hết thời gian thực hiện.

Từ năm 2013, ngân sách TP chỉ xem xét hỗ trợ, bổ sung cho ngân sách cấp quận, huyện, thị xã thực hiện các công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của quận, huyện, thị xã và nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và dự án đó phải nằm trong danh mục kế hoạch 3 năm 2013-2015 được phê duyệt.
(Theo KTĐT)

Hậu Văn Giang, kinh doanh như thế nào?


Khi vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang tạm khép lại cũng là lúc nhiều vấn đề mới đang đặt ra cho giới đầu tư bất động sản.
Hậu Văn Giang, kinh doanh như thế nào? | ảnh 1
Hành trình trở lại thị trường của dự án Ecopark đã và đang chứa đựng những ẩn số mới.

Tuần qua, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trong đó nhấn mạnh việc Chính phủ sẽ có hướng dẫn cụ thể việc giải quyết các trường hợp bị thu hồi, cưỡng chế đất mà không nhận tiền hoặc nhà, đất được đền bù. Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị sửa đổi Nghị định số 69/2009 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có ý kiến kết luận đối với vấn đề thu hồi đất, theo đó công việc này phải “thực hiện chặt chẽ, phải căn cứ quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch được phê duyệt, công khai cho người dân biết”. Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương khi thu hồi đất phải “bảo đảm đúng chính sách, pháp luật, sát thực tế và phải tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của đa số người dân”.

Đi tìm đồng thuận

Trở lại với vụ Văn Giang, với việc tiến hành cưỡng chế và bàn giao đất từ phía UBND tỉnh Hưng Yên, về cơ bản chủ đầu tư dự án Ecopark đã có thể yên tâm tiếp tục dự án theo kế hoạch trước đây. Tuy nhiên, câu chuyện của Vihajico tiếp tục là đề tài gây chú ý trong giới đầu tư bất động sản trong thời gian gần đây.

Điểm mấu chốt trong dự án này chính là sự đồng thuận, hỗ trợ hết mình từ phía chính quyền địa phương. Tuy đây là dự án được sự đồng ý từ Chính phủ, song trong bối cảnh phân cấp quản lý sâu rộng như hiện nay, sự hợp tác từ các địa phương chính là điều quan trọng nhất đảm bảo cho sự thành công của một dự án. Vihajico đã nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía tỉnh Hưng Yên, thể hiện qua những việc như lãnh đạo tỉnh cùng có mặt tại hiện trường để chỉ đạo cưỡng chế, huy động một lực lượng lớn công an…

Tuy nhiên, câu chuyện từ đây sẽ khác đối với nhiều dự án khác và tại nhiều địa phương khác.

Như VnEconomy từng đề cập, với vị thế đắc địa của mình, huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã và đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn đối với giới đầu tư bất động sản tại Hà Nội. Nhiều dự án với quy mô từ hàng chục lên tới hàng trăm ha đất tại đây đã và đang trong giai đoạn hoàn chỉnh hồ sơ.

Chẳng hạn, gần đây Công ty Cổ phần Vincom, nhà đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản lớn trên toàn quốc đã và đang lập dự án khu đô thị sinh thái trên địa bàn xã Nghĩa Trụ và Long Hưng (Văn Giang) với diện tích hàng trăm ha. Tương tự, phải kể đến các dự án của các nhà đầu tư khác như dự án “Khu đô thị nhà vườn sinh thái” và “Khu nghỉ dưỡng Văn Giang” trên địa bàn thị trấn Văn Giang và xã Liên Nghĩa với diện tích 243 ha của Công ty TNHH Xuân Cầu; dự án khu đô thị mới đông Văn Giang tại xã Long Hưng với diện tích 117 ha của Techconvina…

Tất cả các dự án này đều đụng chạm đến đất nông nghiệp của người dân Văn Giang, và trong bối cảnh Nghị định 69 chưa được sửa đổi theo yêu cầu của Chính phủ, cũng như chính sách khung giá đất của Hưng Yên chưa có nhiều thay đổi thì khả năng thu hồi đất cho các dự án này như đề xuất của các nhà đầu tư sẽ tiếp tục bị bỏ ngỏ.

Quan trọng hơn, quyết tâm và sự ủng hộ của chính quyền Hưng Yên đối với các dự án này như thế nào cũng là dấu hỏi lớn khi mà cuộc cưỡng chế vừa qua đã gây không ít "tai tiếng". Đi tìm sự đồng thuận từ các cấp chính quyền và người dân đã từng là câu chuyện khó khăn, giờ đây, sẽ khó khăn hơn bội phần. Câu chuyện này, thậm chí sẽ còn gây "hiệu ứng" tới nhiều địa phương khác.

Kinh doanh thế nào?

Trở lại với dự án Ecopark, việc triển khai kinh doanh bất động sản tại đây như thế nào cũng là một câu hỏi lớn. Trong quá trình xảy ra vụ cưỡng chế, đã có những suy đoán về chuyện kinh doanh của chủ đầu tư, nhất là khi so sánh sự chênh lệch giữa số tiền đền bù cho đất nông nghiệp bị thu hồi và tiền bán bất động sản của chủ đầu tư.

Bài toán chi phí - lợi ích cụ thể của dự án này như thế nào thì chỉ có chủ đầu tư mới nắm được một cách đầy đủ hơn cả! Nhưng khách quan mà nói, lượng vốn mà chủ đầu tư đã và đang bỏ vào dự án này là rất lớn, không phải nhà đầu tư nào cũng có thể đáp ứng được. Trong khi đó, phần lợi ích mà chủ đầu tư thực thu về cho đến nay vẫn khá khiêm tốn, có chăng là nhìn xa về tương lai, khi triển khai bán hàng ở các giai đoạn tiếp theo.

Đô thị hóa các vùng ven đô là xu hướng tất yếu và trong quá trình đó, như chỉ đạo của Chính phủ, không có cách nào khác là phải "sửa đổi những bất cập trong luật và nghị định về đất đai để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân có đất bị thu hồi, nhà đầu tư và nhà nước". Nhưng trong quá trình đi tìm sự "hài hòa", bài toán kinh doanh vẫn phải là ưu tiên của giới đầu tư.

Sau "giai đoạn 1" khá thành công, Vihajico cũng như nhiều nhà đầu tư khác đang hứng chịu những khó khăn đáng kể từ sự suy giảm của thị trường. Chính vì vậy, dù chưa có kế hoạch xây dựng và bán hàng mới nào được công bố, song với những diễn biến trên thị trường bất động sản gần đây, có lẽ nhà đầu tư này cũng sẽ tranh thủ lúc thị trường "nguội" để hoàn tất các thủ tục chuẩn bị cho các giai đoạn mới và chờ đợi các đợt sóng mới của thị trường.

Tuy nhiên, với riêng Ecopark, trong khi đã và đang thuyết phục được thị trường về viễn cảnh của một dự án bất động sản đẳng cấp và đầy tính "sinh thái", vụ cưỡng chế vừa qua rõ ràng sẽ gây nhiều hệ lụy. Về mặt tâm lý tiêu dùng, số đông sẽ e dè những dự án có tranh chấp và tai tiếng, nhất là khi họ còn có những lựa chọn khác trong bối cảnh thị trường khó khăn và nguồn cung bùng nổ như hiện nay. Hành trình trở lại thị trường của Ecopark, vì vậy, đã và đang chứa đựng những ẩn số mới!

(Theo VnEconomy)

Đi tìm nguyên nhân của tình trạng nhà đầu tư "sập bẫy"


Gần đây, tiếp tục nổi lên 2 vụ lừa đảo có giá trị lớn, song cách thức lừa lại trái ngược nhau, từ vô cùng tinh vi, điệu nghệ tới đơn giản không thể đơn giản hơn... Có lẽ, chưa bao giờ, số vụ lừa đảo bất động sản lại xảy ra nhiều như hiện nay.
Đi tìm nguyên nhân của tình trạng nhà đầu tư "sập bẫy" | ảnh 1
Chỉ cần mô tả hình dáng bên ngoài là có thể “sở hữu” căn biệt thự trị giá vài chục tỷ đồng. Ảnh: Đ.T

Từ thủ đoạn “siêu tinh vi”...

Trong vụ lừa đảo thứ nhất (là vụ lừa bán căn biệt thự số 36B, phố Trần Hưng Đạo, TP. Hà Nội), nổi bật lên trên hết là thủ đoạn tinh vi của bị án Đinh Thị Hải. Với cách dàn dựng nên một kịch bản lừa tinh vi, Hải đã bán nguyên cả một ngôi biệt thự thuộc sở hữu của… Nhà nước ở giữa trung tâm Hà Nội. Với cú lừa ngoạn mục đó, Hải đã chiếm đoạt được cả triệu USD.

Tại phiên tòa xét xử, tất cả những người chứng kiến đều không thể hình dung được người đàn bà nom chất phác, hiền lành như vậy, lại có thể là tác giả của một kịch bản lừa “siêu hạng” đến như thế.

Có thể tóm lược vụ lừa này như sau: Ngôi nhà số 36B, Trần Hưng Đạo trước đây thuộc quyền sử dụng của bác chồng Hải là bà Nguyễn Thị Hoa. Từ năm 1954, gia đình bà Hoa đã sang Pháp định cư, vì vậy, ngôi nhà này thuộc diện “vắng chủ”. Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã thu hồi nhà đất (rộng 1.262 m2) tại 36 B, Trần Hưng Đạo để cho các hộ dân thuê ở.

Sống ở Hà Nội, biết rõ hiện trạng ngôi nhà, nhưng Hải vẫn xin bà Hoa ủy quyền cho mình giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển nhượng nhà số 36B, Trần Hưng Đạo. Rõ ràng, quyền sử dụng ngôi nhà đã được định đoạt bởi chính sách chung của Nhà nước, vì thế, ngay từ đầu, mục đích của việc “xin bà Hoa ủy quyền cho mình giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển nhượng nhà số 36B, Trần Hưng Đạo” là để phục vụ cho mưu đồ lừa đảo sau này.

Hải đã tự soạn giấy ủy quyền, sau đó thuê dịch sang tiếng Pháp rồi chuyển cho bà Hoa. Từ nước Pháp xa xôi, không biết mục đích đen tối của cháu chồng, bà Hoa và con trai đã ký xác nhận, rồi gửi về Việt Nam cho Hải.

Sau khi có trong tay giấy ủy quyền từ Pháp của bà Hoa, Hải thuê Công ty cổ phần Trắc địa địa chính số 9 lập hồ sơ kỹ thuật và vẽ sơ đồ thửa đất số nhà 36B. Nhưng do Hải nhầm lẫn, nên Công ty này đã vẽ thửa đất ở số 36 A, Trần Hưng Đạo.

Với toàn bộ các giấy tờ này, Hải đã tìm người để bán ngôi nhà 36 B. Có lẽ, không ngoa khi nói rằng, tất cả những ai có tiền và có nhu cầu sử dụng một căn biệt thự trong khu phố sang như phố Trần Hưng Đạo, đều có thể dính bẫy.

Bởi lẽ, với bản đồ trắc địa do công ty trắc địa chuyên nghiệp lập nên, thứ hai, với những thông tin vỉa hè được truyền tai về việc hoàn trả những căn nhà thuộc diện nào đó. Mà đã là tin vỉa hè, lại được truyền tai, thêm vào, bớt ra, hoặc có thể biến điều không thể thành có thể là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Cùng với đó, bản chứng thực mang... yếu tố quốc tế, đã khiến các nhà đầu tư mạo hiểm... sập bẫy!

Vậy là, sau khi vớ được các nhà đầu tư mạo hiểm, Hải đã ký hợp đồng chuyển nhượng căn nhà này với giá 13.200.000 USD. Sau đó, các nạn nhân đã chuyển cho Hải số tiền 400 triệu đồng và 1.002.613 USD.

Căn biệt thực đẹp như mơ đó, mãi mãi là của Nhà nước và tất nhiên các hộ dân được Nhà nước cho thuê vẫn tiếp tục an cư. Chỉ có số tiền gần 17 tỷ đồng (do Hải đã hoàn trả được 5 tỷ đồng) của các nhà đầu tư mạo hiểm thì mãi không quay trở lại và giới buôn bán nhà đất lại biết thêm một kịch bản lừa đảo hoàn hảo

... đến không thể đơn giản hơn

Vụ của tay lừa Nguyễn Hồng Minh thì khác hẳn.

Vốn là một chủ doanh nghiệp làm ăn bết bát,  Minh thường la cà ra bến xe Hà Đông để mua các phiếu thu tiền (giả). Trong cơn bí tiền, Minh đề nghị một thanh niên nọ làm giả cho một bộ hồ sơ nhà đất. Đã làm giả, thì phải làm cho bõ lớn để lừa cho... hoành tráng! Minh dẫn người thanh niên nọ sang Khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) và chỉ vào căn biệt thự đang xây thô 3,5 tầng trên diện tích 245 m2 tại số 1, lô B – BT.07. Sau một tuần, với chi phí (do Minh khai) là 185 triệu đồng, Nguyễn Hồng Minh đã có trong tay... căn biệt thự! Y như thật, có lẽ còn hơn cả thật, Minh có trong tay Hợp đồng số 18/HUD-KD về chuyển nhượng quyền sở hữu và quyền sử dụng đất tại ô đất số 01, lô B – BT.07; phiếu thu số 08 ngày 20/7/2008 và số 16 ngày 18/3/2009 để đặt tiền mua căn biệt thự; biên bản nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình xây dựng số 5 (ngày 5/10/2009).

Sau khi đã chính thức “sở hữu” căn biệt thự nọ,  Minh đặt ra mục tiêu khá khiêm tốn: đem ra hiệu cầm đồ để đặt giấy tờ lấy một khoản tiền nho nhỏ. “Khiêm tốn” là vậy, nhưng chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà ông chủ hiệu cầm đồ đã cùng một người bạn tiến hành mua đứt căn biệt thự và tổng cộng các lần chuyển tiền, số “vốn đầu tư” ban đầu của Minh đã biến thành số tiền trên 5 tỷ đồng.

Cùng với thủ đoạn trên, Minh đã lừa thêm vài vụ khác và tổng cộng, Nguyễn Hồng Minh đã kiếm được món tiền trị giá tới trên 15 tỷ đồng.

Thử đi tìm nguyên nhân

Trong vụ lừa của Nguyễn Hồng Minh, sau khi hoàn tất các thỏa thuận, hai bên đã tiến hành công chứng việc chuyển quyền sở hữu. Có lẽ, lại cần phải thấy rằng, sự chắc chắn của nạn nhân khi đem ra công chứng ở đây đã chứng tỏ một điều, họ hoàn toàn không hiểu biết pháp luật, mà ở đây là bản chất của hoạt động công chứng. Sự không hiểu biết của các nạn nhân ở đây chính là ở chỗ, bản chất của hoạt động công chứng là chứng nhận sự hợp pháp cho vụ mua bán, chứ tuyệt đối không phải là xác nhận tính hợp pháp về sở hữu của tài sản được thực hiện trong cuộc mua bán đó.

Cần phải biết rằng, Luật Công chứng đã quy định rất rõ về vấn đề này và có lẽ cũng cần phải biết thêm rằng, trách nhiệm của công chứng viên chỉ là “giải thích quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia công chứng”, còn việc xác nhận tính hợp pháp của giấy tờ, đã có quy định rất rõ tại Điều 8, Luật Công chứng: “Người yêu cầu công chứng phải có năng lực hành vi dân sự, xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó”.

Và thế là, lại thêm hai nhà đầu tư mạo hiểm đã tự mình chịu trách nhiệm về sự hợp pháp của bộ giấy tờ giả đó và tất nhiên... bị “sập bẫy”!

Ngoài lý do không am hiểu, hoặc hiểu một cách mơ hồ, thì còn do tham, nên chấp nhận rủi ro , thậm chí, mặc dù cũng có thể mơ hồ biết được nguồn gốc, nhưng vì lợi ích của bản thân mình mà chuyển thiệt hại cho người khác bằng cách tiếp tục bán sang tay.

Cuối cùng, lý do lớn nhất để tạo nên những vụ lừa đảo bất động sản là tập quán mua bán theo cách thức rất tùy tiện hiện nay. Đó là giấy viết tay và ai cũng tin rằng, dù có thiếu một vài loại giấy tờ gì đó, khả năng “chạy” được là... rất khả quan!

Vậy là, với ngần ấy lý do và đôi khi cả sự cả tin đến mức khó ngờ, người mua phải lãnh đủ thiệt hại. Từ những vụ việc trên, nhiều người đã nhận được một bài học đắt giá về sự cẩn trọng trong các giao dịch trên thị trường bất động sản, chỉ có điều rất có thể, họ sẽ chẳng còn cơ hội để rút kinh nghiệm nữa.
(Theo VIR)

BĐS Hải Phòng: Thị trường cần có giải pháp đồng bộ


Doanh nghiệp bất động sản Hải Phòng rất cần sự hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước cũng như các giải pháp đồng bộ của chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy thị trường này phát triển.
BĐS Hải Phòng: Thị trường cần có giải pháp đồng bộ | ảnh 1

Doanh nghiệp bất động sản gặp khó

Thực trạng chung của thị trường bất động sản hiện nay là nguồn cung sản phẩm cao cấp quá lớn, nhưng đối tượng không nhiều, trong khi rất nhiều người có nhu cầu nhà ở thực sự lại không thể mua nhà, thậm chí không thể tiếp cận vốn vay để mua nhà.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng cho biết: “Trong khi Thành phố có không ít dự án phát triển nhà ở và đô thị, nhưng các sản phẩm bất động sản phù hợp với nhu cầu của số đông vẫn chưa đủ nguồn cung cần thiết cho thị trường. Hải Phòng có sản phẩm nhà ở chung cư dành cho người thu nhập thấp sớm nhất cả nước, nhưng đến nay, mới có 2 dự án với gần 650 căn hộ được đưa vào sử dụng. Điều đó phản ánh những hạn chế về sự phát triển thị trường bất động sản Hải Phòng và những bất cập trong việc thực thi chính sách phát triển nhà ở dành cho người thu nhập thấp hiện nay”.

Theo ông Thanh, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 67/2009/QĐ-TTg về cơ chế chính sách phát triển nhà ở dành cho những người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, song các quy định này cần được làm rõ về quỹ đất phát triển nhà ở, giá bán nhà, định mức lợi nhuận, cấp nước sinh hoạt cho khu chung cư và thuế đối với nhà thu nhập thấp.

Đất đai là một vấn đề nhạy cảm đối với doanh nghiệp, bởi nó liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư, giá đền bù đất. Trong năm 2011, Công ty cổ phần Đầu tư Sao Đỏ đã tổ chức 6 đợt điều tra về giá đất và nhận thấy rằng, nếu so sánh giá đất trên thế giới, thì giá đất của Việt Nam thuộc loại rất cao; đặc biệt, nếu so sánh với GDP và lương bình quân thì giá đất không hợp lý.

Trong khi đó, Hải Phòng còn rất chậm trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư; tình trạng khiếu kiện khiến các doanh nghiệp khó đẩy nhanh được tiến độ dự án; cơ chế đầu tư khai thác các công trình tiện ích phục vụ công cộng còn chưa phù hợp.

Ông Đặng Ngọc Chuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thương mại cho biết: “Nếu nói về vấn đề thời gian, dù hồ sơ đủ 100%, nhanh nhất cũng phải mất 3 – 6 tháng mới giải quyết xong. Điều không hợp lý nữa là, với dự án kinh doanh nhà giao cho doanh nghiệp, thì trình tự, thủ tục các khâu và điều lệ quản lý xây dựng đã được Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt, ký quyết định, nhưng khi doanh nghiệp đầu tư xong cơ sở hạ tầng lại vẫn phải xuống phường để ký xác nhận địa chính trước khi trình quận. Những công đoạn này tốn rất nhiều thời gian. Nên chăng, Thành phố xem xét giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện khi dự án đã nộp đủ tiền sử dụng đất, để từ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xin cấp sổ đỏ cho các hộ dân”.

Cần giải pháp đồng bộ cho các dự án bất động sản

Tại buổi tọa đàm gần đây với chủ đề “Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư bất động sản Hải Phòng”, ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định: “Lĩnh vực bất động sản góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của Thành phố, nhưng vẫn chưa phát triển xứng tầm; nhu cầu nhà ở của người dân luôn là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, tôi yêu cầu ngay sau tọa đàm, Văn phòng UBND Thành phố tổng hợp ý kiến cụ thể của các doanh nghiệp bất động sản, phân loại, giải quyết dứt điểm vướng mắc của doanh nghiệp. Chỗ nào cán bộ biểu hiện không có trách nhiệm với công việc, gây phiền hà, yêu cầu các doanh nghiệp theo dõi, giám sát, góp ý cụ thể với Thành phố để xử lý nghiêm”.

Để thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có giải pháp đồng bộ. Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, để rút ngắn chênh lệch giữa giá trị bất động sản với thu nhập bình quân của xã hội, có hai giải pháp cơ bản, đó là nâng mức thu nhập bình quân của người dân và giảm giá thành bất động sản. “Bản thân các nhà đầu tư không thể tự giải quyết được, mà cần có sự hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước, như miễn giảm tiền sử dụng đất, thuế, vay vốn ngân hàng. Đối với dự án nhà thu nhập thấp, Hải Phòng cần chỉ đạo tạo quỹ đất sạch cho các dự án, giải quyết nhanh mức giá nhà đầu tư đề xuất từ khi bắt đầu triển khai đầu tư…”, ông Thành nói.

Ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Đỏ nhận định rằng, cùng với những chính sách đồng bộ của Nhà nước, thì Hải Phòng cũng cần xây dựng kế hoạch sử dụng đất, chú ý đến giá đất trên thị trường để có lượng cung hợp lý, bởi khi ổn định được giá đất, người có thu nhập trung bình sẽ có cơ hội tiếp cận nhà ở và đất ở tốt hơn, Hải Phòng sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư hơn.

“Lãnh đạo Thành phố cần ban hành quyết định về quy trình giải quyết và nếu các ngành, đơn vị không báo cáo đúng hạn, thì phải có chuyên viên theo dõi. Một dự án được thiết lập phải có ý kiến của ngành, chuyên viên thụ lý dự án cần nghiên cứu kỹ dự án, đề xuất cấp trên chỉ đạo doanh nghiệp chỉnh sửa 1 - 2 lần, tránh đi lại nhiều lần như hiện nay”, ông Nguyễn Văn Kính, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây lắp Thương mại Hải Phòng chia sẻ.

Hy vọng, những thay đổi trong chỉ đạo của Thành phố sẽ tạo động lực cần thiết làm thị trường bất động sản Hải Phòng sôi động trở lại.
(Theo VIR)

Cho phép chẻ nhỏ căn hộ: Tiền hậu bất nhất?


Dư luận và một số chủ đầu tư đang phấn khởi trước thông tin Bộ xây dựng đã bật tín hiệu về việc cho phép chẻ nhỏ căn hộ, nhưng sau đó chính cơ quan này phủ nhận thông tin trên khiến nhiều người không khỏi nghi ngại.

Cho thuê, không phải bán

Trước đó, nhiều khách hàng quan tâm đến căn hộ này đã được nhận một tín hiệu vui được phát đi từ một lãnh đạo Bộ Xây dựng khi vị này cho biết, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu việc cho phép các dự án hiện nay được “bổ đôi” diện tích căn hộ xây dựng diện tích nhỏ để phù hợp với nhu cầu thị trường, diện tích từ 25 - 40m2 đối với nhà ở xã hội và nhà ở thương mại.

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Trọng Ninh, Phó cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây Dựng, thời gian tới (2013-2014), Bộ sẽ xây dựng Luật đô thị; sửa đổi luật xây dựng, luật nhà ở và luật kinh doanh bất động sản. Trong đó, rà soát các dự án thực hiện tái cơ cấu, khuyến khích tăng sản phẩm nhà ở có quy mô nhỏ.

Thông tin này đã khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc cũng như nhiều khách hàng rất phấn khởi. Thế nhưng, mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam lại cho biết Bộ chưa bao giờ kiến nghị cho phép doanh nghiệp được xây dựng các căn hộ có diện tích 25 m2 để bán.

Theo Thứ trưởng Nam: “Dư luận đã hiểu sai nội dung trên vì đó là đề nghị của Bộ Xây dựng khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định về phát triển và quản lý nhà ở cho thuê tại khu vực đô thị. Theo đó, chỉ có căn hộ cho thuê mới được phép xây dựng với diện tích 25 m2 mà thôi”.

Cho phép chẻ nhỏ căn hộ: Tiền hậu bất nhất? | ảnh 1
Phối cảnh căn hộ 25 m2

Còn theo chủ đầu tư của dự án, bản chất của căn hộ 25m2 là được chia nhỏ ra từ các căn hộ lớn hơn. Ví dụ căn hộ 50m2 sẽ được chia làm 2 phòng và căn hộ 75m2 sẽ chia làm 3 phòng. Các phòng 25m2 này được nối với nhau bằng một cửa, khi bịt cửa này lại thì sẽ biến thành các căn khác nhau.

Và vì vậy, thực tế khách hàng mua căn hộ 25m2 là mua chung và dùng chung sổ đỏ.

Trao đổi với PV VTC News, ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Thế kỷ (CEN Group), đại diện đơn vị phân phối cho biết, hiện nay, theo đúng luật thì chưa thể cấp sổ đỏ cho những căn hộ có diện tích 25 m2 được. Nên thực tế là xây căn hộ 50 m2 rồi chia đôi, chứ không phải bán căn hộ 25 m2.

Theo đó, khách hàng sẽ có 2 phương án lựa chọn. Hoặc là chấp nhận dùng chung sổ đỏ, hoặc là sẽ mua trước 1 căn hộ 25 m2, sau đó khi nào có đủ tiền sẽ mua thêm 1 căn 25 m2 nữa và được cấp sổ đỏ.

“Chúng tôi cho phép khách hàng được quyền đổi căn hộ, tức là khách hàng có thể ở căn 25 m2 trước, khi có đủ tiền mua căn 59 m2 sẽ được đổi sang 1 tòa nhà khác. Hiện dự án này có tới 30 tòa như vậy, nên khách hàng có thể thoải mái lựa chọn để đổi”, ông Hưng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hưng, tại buổi lễ công bố dự án hôm 12/5 vừa qua, có khoảng gần 100 khách hàng đã đăng ký mua dự án.

Lằng nhằng và nhiều bất cập

Như vậy, đã rất rõ ràng rằng, cho dù nếu chủ trương cho phép được “bổ đôi” được thông qua, căn hộ siêu nhỏ cũng chỉ để cho thuê chứ không phải bán.

Theo ông Nguyễn Tất Thắng, một người làm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng, dù giá có hấp dẫn, nhưng những lo ngại về vấn đề sổ đỏ sẽ khiến cho nhiều khách hàng phải cân nhắc trước khi mua dự án.

Người Việt Nam xưa nay rất chú trọng đến việc dựng nhà. Người ta mua nhà không chỉ để ở mà còn coi đó là tài sản cả đời, thậm chí là “của hồi môn” để lại cho con cháu. Vì vậy, việc chọn nhà, mua nhà là rất cẩn thận.

Trong cả 2 phương án chủ đầu tư đưa ra đều có những bất cập của nó. Ở phương án thứ nhất là dùng chung sổ đỏ, sẽ có nhiều việc rất phức tạp. Ví dụ như một hộ gia đình cần tiền để làm một việc gì đó, cần phải mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng, thì hộ gia đình còn lại chắc chắn sẽ không đồng ý. Ngoài ra, chung sổ đỏ thì ai sẽ giữ và sổ đỏ sẽ đứng tên ai?

Còn phương án thứ hai là mua tạm 1 căn 25 m2, khi nào đủ tiền sẽ đổi sang căn 50 m2 và được cấp sổ đỏ. Khi đó sẽ nảy sinh vấn đề, ở một căn hộ, sẽ phải chỉnh sửa, thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Ngoài ra, việc lựa chọn một căn hộ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, phong thủy, hướng,…nên khi đổi một căn hộ mới, chưa chắc các yếu tố này đã tốt bằng căn hộ cũ. Ngoài ra, dù có nhiều tòa nhà, nhưng rất có thể căn hợp với khách hàng thì đã có người chọn mua.

“Tôi cho rằng, trong trường hợp khách hàng cần nơi ở và khả năng tài chính có hạn thì mới nên mua chung căn hộ này. Còn nếu coi đó là tài sản sở hữu thì nên cân nhắc kỹ”, ông Thắng cho biết.
(Theo VTCnews)

Người mua vẫn chờ bất động sản giảm nữa


Mặc cho gia chủ nhiệt tình chào mời và giảm giá… nhưng người mua vốn đang được quyền… đỏng đảnh vẫn có tâm lý chờ đợi giá bất động sản giảm thêm nữa.
Người mua nhà vẫn kỳ vọng và tin rằng giá bất động sản còn có thể giảm thêm. Bởi từ cuối năm ngoái đến nay có quá nhiều dự án giảm giá và mức giảm khá sâu càng tạo ra tâm lý tiếp tục chờ đợi. Dù theo các chuyên gia trong ngành, các dự án căn hộ giá trung bình 12-15 triệu đồng/m2 đã chạm đáy và khó có thể giảm thêm.

Nhiều cách xả hàng

Tại Tp.HCM, sau khi Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố bán căn hộ giảm 50% so với giá thị trường, hàng loạt dự án cũng thông báo mức giảm giá, chiết khấu cao ngất. Song song với giảm giá trực tiếp, rất nhiều chủ đầu tư đã có những sáng kiến xả hàng hợp lý. Như hỗ trợ lãi suất mua nhà, sửa chữa căn hộ khi chưa hoàn thiện, giảm trừ gói nội thất… Tại dự án Era Town (Q.7), chủ đầu tư là công ty CP Đức Khải đã mời người mua nhà đến để hỗ trợ sửa nhà theo ý thích. Người mua nhà không phải tiếc rẻ vứt bỏ các thiết bị đã lắp đặt trong căn hộ đã mua mà còn được trừ tiền những thiết bị không dùng theo hợp đồng. Do theo quy định từ trước đến nay, chủ đầu tư xây nhà theo thiết kế chung, người mua muốn sửa theo ý mình thường phải bỏ tiền ra sửa lại với chi phí có khi lên cả trăm triệu đồng.

Người mua vẫn chờ bất động sản giảm nữa | ảnh 1
Nhiều người rất vui mừng bởi sau nhiều năm tìm kiếm, nay đã tiến gần đến cơ hội để có nhà, song vẫn chưa quyết định mua ngay. Ảnh: TNLinh.

Các chủ đầu tư khác lại hỗ trợ trực tiếp đến khách hàng bằng nhiều gói nội thất từ vài chục đến hàng trăm triệu. Nếu khách hàng không đồng ý nội thất được tặng có thể quy đổi thành tiền trừ thẳng vào tiền mua căn hộ. Hay khách mua căn hộ Lê Thành hiện chỉ đóng 50% giá trị hợp đồng sẽ được nhận nhà, số tiền còn lại chủ đầu tư cho vay trả góp trong 5 năm với lãi suất cố định 1% mỗi tháng. Còn dự án An Bình được chào mức chiết khấu 6,5%, trả chậm một năm không tính lãi và nhận nhà khi đóng 50% giá trị căn hộ. Dự án Phú Gia Hưng tại quận Gò Vấp, chiết khấu cho khách hàng lên đến 30% (trên giá bán đã có thuế VAT) nếu khách hàng thanh toán 98% giá trị căn hộ.

Dù giảm giá bằng mọi cách, nhưng sức mua vẫn gần như… tê liệt, ngay cả với căn hộ có giá trung bình. Theo thống kê của công ty ACBR, trong 2 tuần đầu tháng 5, tỷ lệ giao dịch thành công ở phân khúc căn hộ giá trung bình không vượt con số 5 và  chỉ bằng 25% tháng 4. Đây cũng là xác nhận của sàn bất động sản Hoàng Anh Sài Gòn. Từ tỷ lệ giao dịch thành công 4-5 sản phẩm/ngày trong tháng 3 nay chỉ còn 1 sản phẩm/ngày từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 đến nay.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), tình trạng doanh nghiệp không có tiền trả lãi, nhất là với những khoản vay với lãi suất cao trong lúc dự án còn dở dang đang là áp lực đè nặng lên thị trường. Nguồn huy động từ khách hàng cũng bế tắc, thị trường gần như không có giao dịch.

Hậu quả của việc hét giá

Việc nhà đất giảm giá mạnh do thị trường đang chững lại là điều đường nhiên. Nhiều người rất vui mừng bởi sau nhiều năm tìm kiếm, nay đã tiến gần đến cơ hội để có nhà. Tuy vậy, với mức giảm quá cao, có trường hợp lên đến hàng tỷ đồng đã khiến cho nhiều người mua đâm ra... hoang mang, do không biết đâu mới là giá trị thực của những căn nhà này. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng giao dịch thành công khá thấp.

Anh Võ Văn Dũng (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội), cho biết đang theo đuổi mua ngôi nhà xây chưa hoàn thiện trong ngõ 209 Đội Cấn, vì theo lời chủ nhà là hết tiền. Cuối năm ngoái chủ nhà rao bán với giá 8 tỷ. Tháng 4 năm nay rao 6 tỷ và nay thì 5,5 tỷ. “Thông thường, sau khi thương lượng thì giá có giảm, nhưng trước đây mức giảm thường chỉ là vài chục đến vài trăm triệu. Nay chỉ trong vòng nửa năm mà căn nhà này giảm đến 2,5 tỷ. Với mức giá này tôi có thể mua được, nhưng tôi cũng băn khoăn, không biết giá đấy có bị... hớ không vì thấy nó giảm nhiều quá”.

Nhiều người cho biết, việc giá giảm nhiều khiến người mua không biêt phải trả giá thế nào. Thậm chí, nhiều người mua có tâm lý chờ đợi chủ nhà giảm nữa mới mua.

Một chuyên gia bất động sản lo ngại, căn hộ đang bị nhiễu loạn sau những vụ bán tháo và công bố giảm giá. Với tình hình này, giao dịch của phân khúc căn hộ giá mềm cũng sẽ khó cải thiện. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH TM - XD Lê Thành, cho rằng, việc nhiều DN công bố giảm giá tới 50% sản phẩm, tăng chiết khấu, ưu đãi thanh toán… đã vô tình hình thành tâm lý của các khách là không nên mua nhà vào lúc này, vì họ cho rằng giá BĐS sẽ giảm nữa, khiến doanh nghiệp đã khó càng khó hơn.

Thông tin từ Bộ Xây dựng, khi trình Thủ tướng ban hành “Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở cho thuê tại khu vực đô thị”, bộ này không kiến nghị cho phép doanh nghiệp được xây dựng các căn hộ có diện tích 25 m2 để bán, mà chỉ kiến nghị cho phép đầu tư căn hộ với diện tích này để cho thuê. Như vậy, nếu các dự án căn hộ có diện tích nhỏ này chủ đầu tư dùng để bán là sai quy định.
(Theo Đất Việt)

Tín dụng đã "nới" nhưng vay tiền mua nhà không dễ


Sức mua bất động sản chưa được cải thiện dù đã hơn một tháng kể từ khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng hơn nguồn tín dụng.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng những động thái của Nhà nước đang đi đúng hướng và cần có thời gian để phát huy tác dụng.

Có người vay, nhưng chưa nhiều

Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty bất động sản Việt Nam (Vinaland), nhận định việc cho vay đã nới ra nhiều so với trước đây, tuy nhiên thị trường phản ứng khá chậm với thông tin trên, một phần do khó khăn kéo dài nên cũng cần có thời gian để hồi phục.

Tín dụng đã "nới" nhưng vay tiền mua nhà không dễ | ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo ông Hoàng, tâm lý lo sợ vẫn còn ám ảnh thị trường và giao dịch vẫn cầm chừng khi người mua vẫn đang dè dặt trong quyết định mua nhà, bởi họ lo ngại liệu góp tiền vào dự án chủ đầu tư có đủ năng lực để hoàn thiện dự án theo tiến độ hay không. “Giá căn hộ giảm vẫn chưa đủ. Điều quan trọng là phải lấy lại được niềm tin cho người mua trên thị trường”, ông Hoàng nhận định.

Thực tế cho thấy tín dụng bất động sản đã được nới lỏng từ ngày 11/4, đến thời điểm này hoạt động cho vay trực tiếp đối với các dự án thì rất ít ngân hàng áp dụng, cho vay mua nhà đã được nhiều ngân hàng triển khai với lãi suất ưu đãi. Số lượng vay mua nhà cũng có tăng lên, nhưng chưa nhiều.

Lượng hồ sơ vay mua nhà nhiều nhất có lẽ là tại Ngân hàng HSBC Việt Nam. Theo ngân hàng này, chương trình “Ưu đãi lớn” với lãi suất 15,5%/năm cho khoản vay dài hạn, cùng với lãi suất 0% trong tháng vay đầu tiên đã giúp ngân hàng kích thích được nhu cầu vay mua nhà.

HSBC cho rằng khi giá bất động sản giảm, cùng với lãi suất xuống chính là lúc người dân quan tâm hơn đến việc sở hữu nhà để ở.

Nhân viên tín dụng tại một chi nhánh của Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết từ khi có chính sách giảm lãi suất, tín dụng cho lĩnh vực này có tăng lên, nhưng vẫn chưa nhiều. Hiện ACB đang dành 1.000 tỉ đồng cho vay mua nhà, với hạn mức vay trên 70% giá trị tài sản đảm bảo. Lãi suất cho cá nhân vay mua nhà tại ACB là từ 18% - 19%/năm.

Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB cho biết gói cho vay này nhằm đón đầu việc lãi suất giảm và giá nhà đất đi xuống. Khi cả hai yếu tố này chín muồi thì nhu cầu vay mua nhà có thể sẽ tăng lên.

Tuy vậy, ông Hải cũng khẳng định so với nhu cầu thực tế thì lãi suất cho vay mua nhà vẫn còn cao, nhưng lãi suất cũng đang dần trở về mức mà người mua có thể nghĩ đến chuyện vay tiền, khác với thời gian trước, lãi vay cao đến nỗi ít ai có ý định này.

Còn tại Ngân hàng VIB, giám đốc khối khách hàng cá nhân của một chi nhánh cho rằng hiện tại với nhu cầu vay mua nhà để ở thì đã rục rịch có người vay, vì đây là nhu cầu thiết yếu. Trong khi đó, đối với khách hàng vay kinh doanh thì rất ít, vì chưa có tín hiệu cho thấy thị trường này hết đóng băng.

Ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á, cho rằng việc cho người mua nhà vay với lãi suất ưu đãi là một động thái tích cực từ phía các ngân hàng, nhưng trong bối cảnh hiện nay người dân sẽ có tâm lý chờ đợi. Một là chờ cho lãi suất hạ, hai là chờ cho giá bất động sản giảm xuống và ba là chờ thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên.

Lấy lại niềm tin

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA), cho rằng khủng hoảng trên thị trường bất động sản hiện nay là khủng hoảng về đầu ra, khủng hoảng về lòng tin. Doanh nghiệp đang chịu súc ép hàng tồn kho tăng vì không thể bán được hàng trong tình hình hiện nay.

Theo ông Châu, người dân đang kỳ vọng là giá sẽ còn xuống nữa, trong khi nhiều doanh nghiệp địa ốc đang bán hòa vốn hoặc bán lỗ. Vấn đề hiện nay là xây dựng lòng tin, phải cung ứng cho người mua những sản phẩm phù hợp.

Gần đây Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố gói liên kết hỗ trợ gồm nhà đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng và nhà băng (ngân hàng). Gói "bốn nhà" này có thể giúp các doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để hoàn thành dự án và đưa sản phẩm ra thị trường. Điều này cũng giúp tạo tính thanh khoản cho các ngành nghề liên quan như sắt thép, xi măng và vật liệu xây dựng khác, vốn cũng chịu nhiều tác động trong tình hình bất động sản hiện nay.

Tuy nhiên, theo ông Châu động thái trên mới chỉ giúp các doanh nghiệp, nghĩa là hỗ trợ nguồn cung. Trong khi đó giải quyết đầu ra của thị trường là điều quan trọng không kém.

“Vấn đề đặt ra hiện nay là sức mua quá thấp, đầu ra quá yếu. Do vậy, giải quyết đầu ra sẽ tạo tính thanh khoản của toàn thị trường”, ông Châu nhận định.

Ông Châu đề xuất để giải quyết đầu ra cũng nên có gói "bốn nhà", gồm nhà đầu tư, nhà môi giới, nhà tiêu dùng và cuối cùng là nhà băng. Nhà tiêu dùng hiểu theo nghĩa rộng, có thể là người mua để ở, mua để cho thuê kinh doanh hay để bán. Điều này nếu thực hiện sẽ giúp giải quyết tính thanh khoản chung của thị trường.

(Theo TBKTSG)

Hạn mức đất ở: Quy định một chiều, dân thiệt!


Cứ căn nhà thứ hai trở đi là xem như người dân đã vượt hạn mức đất ở, phải nộp tiền sử dụng đất theo mức hai lần bảng giá đất.
Bà Đinh Thị Thanh Bình, ngụ đường Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8, vừa gửi đơn khiếu nại Chi cục Thuế quận này do đã xác định bà sử dụng đất vượt hạn mức đất ở, dẫn đến bà phải nộp hơn 40 triệu đồng tiền sử dụng đất.

Hết được cộng gộp nhiều căn

Bà Bình là chủ sở hữu một căn nhà tại quận 8 với diện tích đất 28 m2, đã được cấp giấy chứng nhận. Nay bà được các anh chị em đồng ý cho hưởng căn nhà do cha mẹ để lại có diện tích đất gần 93 m2. Trong đó có 67 m2 đã được công nhận trong giấy chủ quyền cũ trước đó, phần còn lại là đất thuộc quy hoạch lộ giới (chủ quyền cũ không công nhận, nay thì được).

Theo Chi cục Thuế quận 8, bà Bình phải nộp tiền sử dụng đất cho phần đất mới được công nhận theo mức gấp hai lần bảng giá đất. Lý do là bà đã vượt hạn mức đất ở. Theo Quyết định 64/2011 của UBND TP, phần diện tích vượt hạn mức bằng 50% hạn mức đất ở thì nộp theo hệ số hai lần bảng giá đất. Phần đất bà Bình phải nộp là 26 m2 nằm trong khoảng này nên bà phải nộp hơn 40 triệu đồng.

Hạn mức đất ở: Quy định một chiều, dân thiệt! | ảnh 1
Làm thủ tục nộp thuế nhà đất tại Chi cục thuế quận 5, Tp.HCM. Ảnh: HTD

“Tôi không đồng ý với nhận định trên, bởi cộng cả hai căn nhà mà tôi đang có thì diện tích đất cũng chỉ khoảng 120 m2, trong khi hạn mức đất ở tại quận 8 tới 200 m2” - bà Bình thắc mắc.

Vào năm 2010, cũng trong hoàn cảnh tương tự nhưng ông Trương Tam (ngụ quận 12) lại được Chi cục Thuế quận Gò Vấp cộng diện tích hai mảnh đất lại để xác định vượt hạn mức bao nhiêu. So sánh giữa hai cách xử lý của hai chi cục, trường hợp ông Trương Tam được lợi hơn rất nhiều. Nhưng quan trọng là cách nào đúng?

Quy định một chiều, dân thiệt

Qua tìm hiểu, Chi cục Thuế quận 8 có cơ sở pháp lý khi xác định bà Bình vượt hạn mức đất ở. Bởi Chi cục dựa vào công văn hướng dẫn của Cục Thuế Tp.HCM, công văn này xuất phát từ Thông tư 93/2011 của Bộ Tài chính.

Theo Thông tư 93, hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất vượt hạn mức thì phần trong hạn mức được nộp tiền sử dụng đất theo bảng giá đất. Phần vượt hạn mức phải nộp theo hệ số điều chỉnh do UBND cấp tỉnh ban hành. Tuy nhiên, Thông tư 93 cũng nói rõ: “Việc xác định diện tích trong hạn mức để tính tiền sử dụng đất theo quy định này chỉ được tính cho một thửa đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất, người sử dụng đất được lựa chọn một thửa đất để xác định diện tích trong hạn mức”.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Phó phòng Nghiệp vụ Tổng hợp (Cục Thuế Tp.HCM), giải thích: Quy định trên có nghĩa hễ hộ gia đình, cá nhân có căn nhà thứ hai trở đi là đương nhiên toàn bộ diện tích đất của căn nhà này là vượt hạn mức. “Trước đây, một số nơi thực hiện cộng gộp diện tích những căn nhà lại để xác định hạn mức như quận 12, Gò Vấp. Điều này dẫn đến thắc mắc nên thực hiện theo cách nào mới đúng và thống nhất. Do đó Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư 93 giải thích rõ như trên” - bà Vân nói.

Như vậy, có thể hiểu chế độ ưu đãi nộp tiền sử dụng đất phần trong hạn mức chỉ áp dụng một lần duy nhất cho hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, bất hợp lý rất lớn là nếu căn nhà thứ nhất do mua hợp pháp (không phải xin công nhận, hợp thức hóa nên không có việc nộp tiền sử dụng đất) thì chủ nhà vẫn bị xem là đã được hưởng chế độ trong-ngoài hạn mức. Do đó, từ căn nhà thứ hai trở đi họ vẫn phải nộp tiền theo trường hợp vượt hạn mức.

Đáng nói là hiện nay việc xác định căn nhà thứ mấy hầu như chỉ dựa vào cam kết của người dân. Quy định trên sẽ khiến nhiều người nảy sinh tâm lý “lách” luật bằng cách không khai thật hoặc nhờ người khác đứng tên nhà nhằm thuận lợi trong việc nộp tiền sử dụng đất. Còn những người ngay tình, đặc biệt là những trường hợp chưa từng hưởng chế độ ưu đãi nộp tiền sử dụng đất lần nào, sẽ bị thiệt thòi. Đây là điều các cơ quan chức năng cần xem lại.

Chỉ thu khi đã miễn lần đầu mới hợp lý

Suy luận của Bộ Tài chính và Cục Thuế TP rằng hễ có căn nhà thứ hai trở đi là thu 100% tiền sử dụng đất chỉ đúng với điều kiện là căn nhà thứ nhất đã được miễn tiền sử dụng đất. Tuyệt đối không được đồng nhất việc miễn tiền sử dụng đất một lần với việc được cấp giấy chứng nhận một lần, bởi có những trường hợp được cấp giấy nhưng đâu được miễn tiền sử dụng đất. Bộ TN&MT cần vào cuộc, có văn bản hướng dẫn để ngành thuế áp dụng cho đúng.
GS-TS ĐẶNG HÙNG VÕ (Trích Pháp Luật Tp.HCM ngày 8/10/2009)
(Theo PLTP)

BĐS Tp.HCM: Chưa khởi sắc nhưng khó khăn đã qua?


Các chuyên gia nhận định, tuy thị trường BĐS Tp.HCM chưa thực sự khởi sắc, nhưng khó khăn đã qua đi, đây là giai đoạn thị trường tích lũy chờ phục hồi.
Những thông tin tích cực về chính sách liên quan đến bất động sản (BĐS) như giãn, giảm thuế, hạ lãi suất, nới lỏng tín dụng… được giới kinh doanh địa ốc đánh giá là rất quan trọng đối với thị trường. Thị trường sẽ có cơ hội phục hồi, khi những chính sách này đi vào thực tế, đặc biệt là khi lãi suất cho vay hạ nhiệt.

Vẫn còn tâm lý chờ đợi

Cuối tuần trước, Công ty BĐS Hưng Thịnh (HưngThịnh Land) và Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích quận 5 (chủ đầu tư) mở bán Dự án căn hộ 155 Nguyễn Chí Thanh (quận 5, Tp.HCM). Theo Hưng Thịnh Land, trong đợt này, chủ đầu tư tung ra 88 căn hộ, với mức giá bán trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/căn, kết quả, hơn 50% sản phẩm đã được khách hàng đăng ký mua.

Ông Nguyễn Duy Minh, Phó tổng giám đốc thường trực Hưng Thịnh Land nhận định, so với tình hình chung của thị trường thì kết quả bán hàng trên là khá tốt. Tuy nhiên, ông Minh cho biết, vẫn có nhiều khách hàng quan tâm dưới góc độ thăm dò là chính. “Hiện thị trường vẫn chưa thực sự khởi sắc, nhưng đã có những tín hiệu tốt trở lại. Chủ đầu tư các dự án khi bán sản phẩm đã đưa ra giá bán hợp lý, còn khách hàng thực sự có nhu cầu về nhà ở đã chấp nhận bỏ tiền mua sản phẩm”, ông Minh nhận định và cho rằng, những khó khăn thực sự của thị trường đã qua đi, đây là giai đoạn thị trường đang tích lũy cho sự phục hồi.

BĐS Tp.HCM: Chưa khởi sắc nhưng khó khăn đã qua? | ảnh 1
Tuy thị trường căn hộ Tp.HCM chưa thực sự khởi sắc, nhưng đã có những tín hiệu tốt trở lại

Ghi nhận của ĐTCK cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, diễn biến thị trường BĐS Tp.HCM không có nhiều sôi động, song những dự án có vị trí tốt, giá hợp lý vẫn được khách hàng đón nhận. Đơn cử như Dự án Quang Thái Apartment ở quận Tân Phú, sau hơn 2 tháng chào bán, đến nay hơn 70% sản phẩm của Dự án đã có chủ; Dự án Phước Long Spring Tower (quận 9, Tp.HCM) do Công ty Phát triển nhà Thủ Đức làm chủ đầu tư đã bán được hơn 50% sản phẩm. Mới đây nhất, Công ty Đức Khải chào bán Dự án nhà ở xã hội Lạc Long Quân (quận Bình Tân), chỉ sau 3 ngày mở bán, toàn bộ 60 căn hộ chào bán đều được khách hàng đặt mua.

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty BĐS Tấc Đất Tấc Vàng, nhìn ở góc độ thực tế, thị trường BĐS hiện có nhiều lý do để phục hồi. Về giá, so với chi phí đầu tư, giá của phần lớn dự án đã giảm khá sâu, thậm chí có nhiều dự án đã bán lỗ. Ở góc độ vĩ mô, lạm phát đã được kiềm chế, tín dụng bắt đầu được nới cho BĐS và lãi suất cho vay cũng đã bắt đầu hạ nhiệt. Đây là những thông tin tốt đối với thị trường BĐS. “Nút thắt lớn nhất của thị trường hiện nay là tâm lý. Nhiều người có nhu cầu nhà ở, đầu tư vẫn chưa dám tham gia thị trường vì họ vẫn chờ giá xuống, đặc biệt là gần đây có thông tin sắp tới sẽ có nhiều dự án đại giảm giá được tung ra thị trường”, ông Tuấn nhận định.

Thị trường sẽ phân hóa mạnh

Giới kinh doanh địa ốc đều có chung nhận định, thời gian khó khăn nhất của thị trường đã qua đi, thời gian tới, thị trường chắc chắn sẽ tốt hơn, nhưng sẽ có sự phân hóa mạnh giữa các phân khúc. Theo đó, phân khúc căn hộ cao cấp sẽ còn nhiều khó khăn do nhu cầu không nhiều. Ngược lại, phân khúc căn hộ có giá trung bình dưới 2 tỷ đổng và nhà phố sẽ giao dịch mạnh.

“Thời gian qua, dù nói thị trường khó khăn, nhưng các dự án căn hộ có giá “mềm” được xây dựng bài bản, vị trí tốt vẫn bán được hàng”, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch Tập đoàn Đức Khải nhận định và cho rằng, nhiều người nói thị trường căn hộ đang bị tồn kho nhiều, nhưng điều này cũng chưa hẳn, vì cần phải xác định thế nào là hàng tồn kho. Hiện tại, có thể tính được nguồn cung của những dự án xây dựng tốt, chủ đầu tư đủ năng lực tài chính để bàn giao nhà cho khách hàng đúng cam kết không nhiều. Nếu những dự án đảm bảo được các yếu tố về giá, vị trí và chất lượng, chắc chắn sẽ được người tiêu dùng chấp nhận.

Theo báo cáo mới đây nhất từ CBRE, Tp.HCM có nguồn cung hiện tại khoảng 2.000 sản phẩm biệt thự, nhà phố và 44.000 căn hộ đã và đang trong giai đoạn hoàn thành. “So với dân số Tp.HCM và nhu cầu thực tế về nhà ở, nguồn cung trên vẫn chưa thấm vào đâu. Nguồn cung trên sẽ nhanh chóng được hấp thụ khi thị trường khởi sắc trở lại”, ông Adam Ruby, Giám đốc cao cấp CBRE nhận định và cho rằng, với những chính sách tích cực dành cho BĐS, thị trường sẽ sớm có cơ hội tăng trưởng trở lại và khi đó, phân khúc căn hộ có giá thấp và nhà ở gắn liền với đất sẽ dẫn dắt thị trường.
(Theo ĐTCK)

Giữ nguyên mức hỗ trợ TĐC dự án Nam TP Tuy Hòa


Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc yêu cầu Ban bồi thường hỗ trợ và tái định cư TP Tuy Hòa tiếp tục vận động các trường hợp khiếu nại chấp nhận mức hỗ trợ đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
Giữ nguyên mức hỗ trợ TĐC dự án Nam TP Tuy Hòa | ảnh 1
Ngày 21/5, đồng chí Lê Văn Trúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với UBND TP Tuy Hòa về việc giải quyết khiếu nại trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng tiểu dự án 2 (đường từ nam cầu Hùng Vương đến bắc Khu công nghiệp Hòa Hiệp).

Công trình tiểu dự án 2 thuộc dự án hạ tầng đô thị nam TP Tuy Hòa – Vũng Rô được UBND TP Tuy Hòa chia thành 3 đoạn với tổng diện tích khoảng 6ha. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng ở 2 đoạn đầu tuyến đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn 2 hộ không chịu nhận tiền bồi thường phần đất có mồ mả. Riêng đoạn 3 vẫn còn 25/79 trường hợp không chịu nhận tiền hỗ trợ tái định cư; yêu cầu mức hỗ trợ cao hơn hoặc đòi bồi thường về đất và 100% nhà, công trình vật kiến trúc; gây khó khăn cho công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, ảnh hưởng tiến độ công trình.

Tất cả các hộ dân nằm trong diện giải tỏa trên đều không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp, vi phạm xây dựng nhà trên đất trồng rừng phòng hộ (rừng PAM). Theo đúng quy định, khi giải phóng mặt bằng, các hộ này sẽ không được bồi thường về đất mà chỉ được hưởng các mức hỗ trợ từ 66,67-80% phần nhà hoặc 15 triệu đồng/hộ tùy vào từng trường hợp cụ thể theo luật định và chính sách an sinh xã hội của UBND tỉnh.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc yêu cầu Ban bồi thường hỗ trợ và tái định cư TP Tuy Hòa tiếp tục vận động các trường hợp khiếu nại chấp nhận mức hỗ trợ đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật; cưỡng chế các trường hợp kiên quyết không thực hiện. Riêng đối với một số hộ đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách, UBND TP Tuy Hòa cần xem xét, tìm thêm nguồn hỗ trợ để người dân có thể ổn định cuộc sống; nhanh chóng bàn giao mặt bằng thực hiện công trình.
(Theo Báo Phú Yên)

Đất thổ cư vẫn không chịu xuống giá


Bất chấp thị trường ế ẩm hay sôi động, đất thổ cư vẫn là phân khúc có sức hút nhất với người mua. Ngay tại thời điểm này, khi người mua "khan" tiền, giao dịch trầm lắng nhưng đất thổ cư vẫn có mức giá cao và nhất định giữ giá.

Đất thổ cư mặt hàng không khuyến mãi

Đất thổ cư vẫn không chịu xuống giá | ảnh 1
Ảnh minh họa

Đó là một thực tế khi trong thời gian qua, giá BĐS đã giảm đáng kể. Đặc biệt là với đất nền dự án, nhà chung cư, tỷ lệ giảm có khi lên tới vài chục phần trăm. Thậm chí, người bán còn tung ra nhiều chiêu khuyến mãi “khủng” nhằm thu hút người mua. Thế nhưng, với đất thổ cư, mà cụ thể hơn là những ngôi nhà trong các ngõ, ngách của nội thành Hà Nội, chưa bao giờ có chuyện người bán tung chiêu khuyến mại để thu hút người mua. Không khuyến mãi cũng có thể do đây thường là những giao dịch nhỏ lẻ, hoặc người bán ý thức được giá trị của đất thổ cư là chỉ có ít đi chứ không thể tăng lên. Một lợi thế nữa không thể không nhắc đến là đất thổ cư thường ở trong các khu dân cư, gần trường, chợ, bệnh viện… rất thuận tiện cho cuộc sống và sinh hoạt.

Vì lẽ đó, một suy nghĩ dường như đã ăn sâu vào suy nghĩ của người dân nội thành Hà Nội, là đất thổ cư chỉ có lên chứ không bao giờ có xuống. Bà Thi ở phố Hồng Mai (Q.Hai Bà Trưng) cho biết, bà có một căn nhà 30m2 trong ngõ. Cách đây gần 2 năm, bà dậm rạp rao bán với giá đưa ra chỉ có 700 triệu đồng. Lúc đó cũng nhiều người đến hỏi mua nhưng bà chưa “mặn mà” bán. Sau đó, theo thời gian, giá cứ được bà tăng dần lên tới 1 tỷ, rồi 1,5 tỷ. Giờ đây, khi chính thức lên tiếng bán, giá được bà Thi đưa là 3 tỷ đồng.

Gần nhà bà Thi là một căn nhà 39m2, xây 4 tầng khá khang trang. Cách đây hơn 2 năm, căn nhà được bán với giá 2,3 tỷ đồng. Lúc đó hàng xóm ai cũng bảo giá đó là quá cao. Còn nay, người chủ mới đó tiếp tục giao bán căn nhà này với giá 3,7 tỷ đồng…

Mấy năm về trước, chỉ cần có trong tay 500, 700 triệu hay 1 tỷ đồng là đã có thể mua được một căn nhà nho nhỏ, có diện tích khoảng chừng 20 - 25m2 trong ngõ. Còn nay, với số tiền này khó có thể tìm được một căn nhà như thế. Giá hầu hết đã được đẩy lên rất nhiều.

Giao dịch trầm lắng

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, đất thổ cư dù có hấp dẫn nhưng không phải ai cũng đủ tiền mua. Thế nên khi bà Thi lên tiếng bán nhà với giá 3 tỷ đồng, lác đác cũng có một vài người đến xem. Tuy nhiên chưa có ai chính thức trả giá bao nhiêu, hầu hết đều kêu giá cao. Mặc dù vậy, bà Thi cũng không vì thế mà hạ giá bán xuống. Còn anh Phan ở xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm thì cho biết: Gia đình anh treo biển bán căn nhà 25m2 với giá 2,5 tỷ đồng đã nửa năm nay nhưng đến giờ vẫn chưa bán được. Hầu hết khách đến xem đều xuýt xoa giá cao nhưng anh không thể giảm vì cho rằng, nếu đem 2,5 tỷ đồng bây giờ đi mua nhà có khi anh còn không mua được một căn như nhà anh đang ở.

Giá cao nên ít có giao dịch thành công là điều dễ thấy ở phân khúc đất thổ cư hiện nay. Vào thời điểm này, người đi mua nhà phần đông là những người có nhu cầu thực nên không dễ gì bỏ ra một khoản tiền lớn để mua những căn nhà vượt quá giá trị của nó.

Chị Duyên, một người đang tìm mua nhà chia sẻ: “Vợ chồng mình không có nhiều tiền nên chỉ muốn mua một căn khoảng trên dưới 1 tỷ đồng. Tính đi tính lại, mua chung cư trả góp thì không biết bao giờ mới được giao nhà, còn mua đất thổ cư thì cũng không đủ. Tiếng là BĐS xuống giá mà những người có thu nhập trung bình như mình có với được đâu”. Giao dịch trầm lắng nên đã 3 tháng nay, anh Tuân, một “cò đất” ở phố Bạch Mai đã không còn sống được bằng nghề này nữa mà chuyển hẳn sang làm xe ôm. Anh cho biết, trong lúc chờ thời cơ đến, giao dịch sôi động trở lại anh sẽ tiếp tục làm xe ôm để nuôi sống gia đình.

Các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS nhận định, giá đất thổ cư cao là bởi nó có nhiều loại hình nhà ở từ lớn đến bé cho nhu cầu của từng người. Thêm nữa, nhiều người có tâm lý thích ở trong khu vực nội đô cho tiện sinh hoạt cũng khiến đất thổ cư luôn giữ giá mặc dù giao dịch thành công vào thời buổi khó khăn này không nhiều.

(Theo Báo Xây dựng)

Xây dựng nhà ở xã hội: Doanh nghiệp nào cũng "ngồi trên lửa"


DN thì không có vốn để tiếp tục triển khai dự án, người dân thì không có tiền để mua, tiếp cận được nhà ở. Đó là thực trạng đang diễn ra đối với các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại Hà Nội.
Cả DN và người dân đều ngóng trông vào những quyết sách của chính quyền địa phương cũng như sự linh động của các tổ chức tín dụng để giải quyết những khó khăn, nhất là về nguồn vốn.

DN nào cũng “ngồi trên lửa”

Dự án nhà thu nhập thấp (TNT) Kiến Hưng do Cty VINACONEX Xuân Mai làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 570 tỷ đồng, xây dựng 864 căn hộ. Để triển khai được dự án này, năm 2010, Cty đã phải vay vốn thương mại của ngân hàng VietinBank trên 300 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ bàn giao nhà cho người dân vào tháng 9, tháng 10 tới và đến thời điểm này, người dân phải đóng 70% tiền nhà (khi nhận nhà đóng tiếp 30% còn lại). Mặc dù Cty đã thực hiện gia hạn đóng tiền, tuy nhiên rất nhiều trường hợp mua nhà vẫn chưa đến đóng tiền, dù đã quá thời hạn, thậm chí nhiều người còn đến xin để rút tiền về do không thể lo được số tiền còn lại. DN thì như “ngồi trên lửa” vì lãi suất ngân hàng thì lớn, tiền bỏ ra chậm thu hồi về. Để đảm bảo tiến độ của dự án cũng như tháo gỡ khó khăn cho DN, Cty đang đề xuất được vay 300 tỷ đồng từ Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
Xây dựng nhà ở xã hội: Doanh nghiệp nào cũng "ngồi trên lửa" | ảnh 1
Dự án nhà TNT tại Đặng Xá, Gia Lâm do TCty VIGLACERA làm chủ đầu tư cũng đang “bỏng” không kém. Với 946 căn hộ, Cty đã tiếp nhận 1.076 hồ sơ nhưng chỉ ký hợp đồng bán được 650 căn, còn lại gần 400 căn vẫn chưa có người đăng ký mua. Dự án khởi công từ năm 2011, vốn vay thì chưa được giải quyết, chủ đầu tư đang đề xuất được vay 100 tỷ đồng trong năm 2012 và cũng chưa có cách nào để bán được số căn hộ còn lại. Ở vị trí đẹp hơn, dự án nhà TNT Sài Đồng - Long Biên do Cty CP số 3 Hà Nội làm chủ đầu tư cũng chỉ bán được 280 căn hộ/420 căn…

Hàng loạt các dự án NƠXH gần như “án binh bất động” trong giai đoạn: Chờ được vay vốn: Dự án nhà TNT Bắc An Khánh đang chờ cấp 300 tỷ đồng để đầu tư hệ thống hạ tầng; dự án TNT Thanh Lâm - Đại Thịnh xin vay 100 tỷ đ/tổng vốn đầu tư 811 tỷ đồng… Theo quy định, DN thực hiện các dự án NƠXH cũng như người dân mua nhà TNT đều được ưu đãi về nguồn vốn vay, tuy nhiên đến thời điểm này họ vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Người dân thì không tiếp cận được nhà ở, DN thì khó khăn thêm chồng chất.

Cần quyết sách của địa phương

Từ tìm hiểu thực tế các dự án, bà Tô Thị Hạnh - Giám đốc Quỹ Đầu tư Phát triển TP Hà Nội cho rằng, các dự án nhà TNT, nhà ở cho công nhân đang cực kỳ khó khăn. Vốn đầu tư thì lớn, thu hồi vốn lại kéo dài, nhiều rủi ro trong khi được hưởng duy nhất 10% định mức dự án. Nếu DN không được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, các dự án không thể triển khai được…”. Bà Hạnh cũng nêu một dẫn chứng cụ thể: Dự án nhà ở công nhân tại KCN Phú Nghĩa do Cty CP Tập đoàn Phú Mỹ làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 354 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành tòa nhà 6 tầng với 106 phòng đưa vào khai thác, đáp ứng chỗ ở cho 800 công nhân. Nhưng đến nay tỷ lệ lấp đầy của tòa nhà mới đạt 70 - 80% khiến DN rất khó khăn trong việc thu hồi vốn. Đây cũng mới là dự án duy nhất thực hiện theo phương thức xã hội hóa được vay vốn từ Quỹ Đầu tư với số vốn 14,2 tỷ đồng, lãi suất hỗ trợ 3,6%/năm. Hiện chủ đầu tư đang đề xuất vay 180 tỷ đồng để tiếp tục triển khai dự án.

Bà Hạnh khẳng định: Bên cạnh những cơ chế hỗ trợ chung của Chính phủ theo quy định, DN phải được hưởng thêm cơ chế hỗ trợ của địa phương. Trong giai đoạn này, các DN không thể lấy sổ đỏ các dự án để thế chấp các ngân hàng, địa phương phải đề xuất với các tổ chức tín dụng cho DN được vay ưu đãi. Đây chính là các giải pháp quan trọng để các DN mặn mà hơn với các dự án NƠXH…

Đề xuất với TP, Sở Xây dựng cũng cho rằng, ngoài việc Chính phủ tìm nguồn vốn vay ưu đãi dài hạn, TP cần sớm bố trí nguồn vốn ngân sách để phát triển quỹ NƠXH, nhất là nhà cho thuê, thuê mua, có cơ chế chính sách hỗ trợ về tài chính để các nhà đầu tư tham gia phát triển quỹ nhà này.

Phụ trách lĩnh vực này, ông Nguyễn Văn Khôi - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng nhấn mạnh: Phải thay đổi trong cách làm, cần sâu sát tới từng dự án, đưa ra được kế hoạch cụ thể, đề xuất những cơ chế, chính sách phù hợp cho từng dự án. TP sẽ thành lập tổ công tác kiểm tra, rà soát các dự án NƠXH, qua đó giải quyết, tháo gỡ ngay những vướng mắc của DN, có cơ chế đặc thù cho từng dự án…
(Theo BXD)

Đất thổ cư: Mặt hàng không khuyến mãi


Xưa nay, đất thổ cư luôn có sức hấp dẫn đối với người mua cho dù thị trường BĐS có sôi động hay ế ẩm. Ngay tại thời điểm này, khi người mua “khan” tiền, giao dịch trầm lắng nhưng đất thổ cư vẫn giữ giá ở mức cao.

Mặt hàng không khuyến mãi

Đó là một thực tế khi trong thời gian qua, giá BĐS đã giảm đáng kể. Đặc biệt là với đất nền dự án, nhà chung cư, tỷ lệ giảm có khi lên tới vài chục phần trăm. Thậm chí, người bán còn tung ra nhiều chiêu khuyến mãi “khủng” nhằm thu hút người mua. Thế nhưng, với đất thổ cư, mà cụ thể hơn là những ngôi nhà trong các ngõ, ngách của nội thành Hà Nội, chưa bao giờ có chuyện người bán tung chiêu khuyến mại để thu hút người mua. Không khuyến mãi cũng có thể do đây thường là những giao dịch nhỏ lẻ, hoặc người bán ý thức được giá trị của đất thổ cư là chỉ có ít đi chứ không thể tăng lên. Một lợi thế nữa không thể không nhắc đến là đất thổ cư thường ở trong các khu dân cư, gần trường, chợ, bệnh viện… rất thuận tiện cho cuộc sống và sinh hoạt.
Đất thổ cư: Mặt hàng không khuyến mãi | ảnh 1
Vì lẽ đó, một suy nghĩ dường như đã ăn sâu vào suy nghĩ của người dân nội thành Hà Nội, là đất thổ cư chỉ có lên chứ không bao giờ có xuống. Bà Thi ở phố Hồng Mai (Q.Hai Bà Trưng) cho biết, bà có một căn nhà 30m2 trong ngõ. Cách đây gần 2 năm, bà dậm rạp rao bán với giá đưa ra chỉ có 700 triệu đồng. Lúc đó cũng nhiều người đến hỏi mua nhưng bà chưa “mặn mà” bán. Sau đó, theo thời gian, giá cứ được bà tăng dần lên tới 1 tỷ, rồi 1,5 tỷ. Giờ đây, khi chính thức lên tiếng bán, giá được bà Thi đưa là 3 tỷ đồng.

Gần nhà bà Thi là một căn nhà 39m2, xây 4 tầng khá khang trang. Cách đây hơn 2 năm, căn nhà được bán với giá 2,3 tỷ đồng. Lúc đó hàng xóm ai cũng bảo giá đó là quá cao. Còn nay, người chủ mới đó tiếp tục giao bán căn nhà này với giá 3,7 tỷ đồng…

Mấy năm về trước, chỉ cần có trong tay 500, 700 triệu hay 1 tỷ đồng là đã có thể mua được một căn nhà nho nhỏ, có diện tích khoảng chừng 20 - 25m2 trong ngõ. Còn nay, với số tiền này khó có thể tìm được một căn nhà như thế. Giá hầu hết đã được đẩy lên rất nhiều.

Giao dịch trầm lắng

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, đất thổ cư dù có hấp dẫn nhưng không phải ai cũng đủ tiền mua. Thế nên khi bà Thi lên tiếng bán nhà với giá 3 tỷ đồng, lác đác cũng có một vài người đến xem. Tuy nhiên chưa có ai chính thức trả giá bao nhiêu, hầu hết đều kêu giá cao. Mặc dù vậy, bà Thi cũng không vì thế mà hạ giá bán xuống. Còn anh Phan ở xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm thì cho biết: Gia đình anh treo biển bán căn nhà 25m2 với giá 2,5 tỷ đồng đã nửa năm nay nhưng đến giờ vẫn chưa bán được. Hầu hết khách đến xem đều xuýt xoa giá cao nhưng anh không thể giảm vì cho rằng, nếu đem 2,5 tỷ đồng bây giờ đi mua nhà có khi anh còn không mua được một căn như nhà anh đang ở.

Giá cao nên ít có giao dịch thành công là điều dễ thấy ở phân khúc đất thổ cư hiện nay. Vào thời điểm này, người đi mua nhà phần đông là những người có nhu cầu thực nên không dễ gì bỏ ra một khoản tiền lớn để mua những căn nhà vượt quá giá trị của nó.

Chị Duyên, một người đang tìm mua nhà chia sẻ: “Vợ chồng mình không có nhiều tiền nên chỉ muốn mua một căn khoảng trên dưới 1 tỷ đồng. Tính đi tính lại, mua chung cư trả góp thì không biết bao giờ mới được giao nhà, còn mua đất thổ cư thì cũng không đủ. Tiếng là BĐS xuống giá mà những người có thu nhập trung bình như mình có với được đâu”. Giao dịch trầm lắng nên đã 3 tháng nay, anh Tuân, một “cò đất” ở phố Bạch Mai đã không còn sống được bằng nghề này nữa mà chuyển hẳn sang làm xe ôm. Anh cho biết, trong lúc chờ thời cơ đến, giao dịch sôi động trở lại anh sẽ tiếp tục làm xe ôm để nuôi sống gia đình.

Các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS nhận định, giá đất thổ cư cao là bởi nó có nhiều loại hình nhà ở từ lớn đến bé cho nhu cầu của từng người. Thêm nữa, nhiều người có tâm lý thích ở trong khu vực nội đô cho tiện sinh hoạt cũng khiến đất thổ cư luôn giữ giá mặc dù giao dịch thành công vào thời buổi khó khăn này không nhiều.
(Theo BXD)

Chung cư tại Hà Nội và Tp.HCM: 90% có chất lượng tồi


Chung cư hiện đang là loại hình nhà ở của nhiều hộ ở gia đình tại các thành phố lớn. Thế nhưng đa số các lô chung cư tại Hà Nội và Tp.HCM có chất lượng xập xệ thậm chí những căn hộ tiền tỷ cũng khiến người dân "hú hồn".

“Suýt chết” vì tường trần sập

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, trú tại căn hộ 1102, nhà CT6, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, dù đã được bàn giao nhà từ mấy năm nay, nhưng cả gia đình không dám chuyển về căn hộ này ở vì sợ trần nhà sẽ tiếp tục sập lần thứ 4, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Theo ông Hùng, việc vữa ở trần nhà bị rơi từng mảng đã xảy ra nhiều lần và cũng đã được sửa chữa, song chỉ sau một thời gian ngắn, trần vữa này lại bị hỏng.

Phía chủ đầu tư là Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (CONTREXIM HOLDINGS) mặc dù có cho người đến sửa. Nhưng rất đại khái. Kết quả là chỉ sau vài ngày, toàn bộ phần trát lại đã sập xuống hoàn toàn.

Chung cư tại Hà Nội và Tp.HCM: 90% có chất lượng tồi | ảnh 1
Ồng Hùng chỉ mảng vữa sập đúng chỗ giường nằm của ông

“Rất may tôi chưa kê lại giường và chưa về đó ngủ nên không xảy ra chết người hay bị thương. Sự việc xảy ra đã lâu, nhưng dường như chủ đầu tư vẫn làm ngơ”, ông Hùng nói.

Phản ánh với PV VTC News, nhiều cư dân sống tại chung cư 229 Phố Vọng, Hà Nội cũng vô cùng bức xúc vì tình trạng thang máy thỉnh thoảng lại có hiện tượng khựng lại hoặc “rơi tự do” khiến nhiều người phải “thót tim” khi sử dụng.

Chị H - đại diện cho một hộ gia đình đang sống tại tầng 9 của tòa nhà bức xúc: “Chỉ hơn 1 tháng mà gia đình tôi đã gặp thang máy 3 lần rơi tự do. Một lần là mẹ tôi, một lần là tôi và lần còn lại là con tôi. Rất may hệ thống con quay (phanh cơ học) còn hoạt động, nếu không đã mất mạng”.

Đáng chú ý, nhìn bên ngoài, hệ thống thang máy này còn khá mới. Khu chung cư hỗn hợp 229 Phố Vọng gồm 2 khối nhà 17 tầng do Công ty Đầu tư xây lắp và Phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư. Tòa nhà xảy ra sự cố thang máy này được biết mới đưa vào sử dụng từ giữa năm 2008.

Anh Hưng, ở chung cư Momota (151A Nguyễn Đức Cảnh – Hà Nội) cũng than thở về hệ thống thang máy. Nhà anh ở tầng 15, nhưng hầu như sáng nào anh cũng phải chạy thang bộ vì thang máy quá đông người và hay bị “kẹt”.

“Người lớn chạy bộ đã mệt bở hơi tai thì trẻ con chịu sao nổi. Hôm nào dậy muộn quá, thì hai bố con tôi đành phải chạy bộ, không thì cháu sẽ muộn học. Thang máy ở đây khá chật, giờ đi học, đi làm, tất cả mọi người cùng chen vào, nên không đủ chỗ”, anh Hưng nói.

Ngoài ra, theo khảo sát của phóng viên, tại khu hành lang và sân chơi chung của nhiều tòa nhà chung cư rác thải được vất bừa bãi, có nơi bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Theo phản ánh của các cư dân thì các nhân viên vệ sinh có khi phải 2 – 3 ngày mới dọn dẹp một lần.

Chạy theo lợi nhuận, bỏ quên chất lượng

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có trên 90% lô chung cư được đánh giá hư hỏng, xuống cấp trong đó có gần 25% lô chung cư ở tình trạng hư hỏng, nguy hiểm.

Ông Nguyễn Kim Đức - Trưởng phòng Giám định 2, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, nguyên nhân hư hỏng chủ yếu là lún (trên 1,2m), lún nghiêng với độ nghiêng trên 1% do xây dựng trên các khu vực ao hồ cũ hoặc trên nền đất yếu.

Kết cấu có biểu hiện suy giảm khả năng chịu lực: nứt kết cấu, các mối nối của nhà lắp ghép bị han gỉ, ăn mòn nghiêm trọng, một số mối nối đã bị tách rời, kết cấu bị cong võng quá mức cho phép.

Việc cơi nới tuỳ tiện cũng làm tăng tải trọng so với thiết kế và phá một số kết cấu chịu lực chính phục vụ cơi nới.

Chung cư tại Hà Nội và Tp.HCM: 90% có chất lượng tồi | ảnh 2
Chiếc thang máy khiến nhiều cư dân ở chung cư 229 Phố Vọng phải nhiều phen thót tim

Ngoài ra, do không được bảo trì, sửa chữa định kỳ, thiết kế cũ, việc bố trí không gian, hệ thống công trình phụ trợ... không còn phù hợp cùng với sự xuống cấp của hệ thống hạ tầng khiến công trình xuống cấp nhanh hơn, không đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu (không gian, ánh sáng, nguồn nước...) cho người dân.

Việc thiếu lối thoát hiểm và sự xuống cấp của hệ thống phòng cháy chữa cháy dẫn đến không đảm bảo an toàn khi có sự cố xẩy ra.

Còn theo đánh giá của chuyên gia trong ngành, việc nhiều công trình bị xuống cấp nghiêm trọng ngay khi vừa đi vào sử dụng là do nhiều doanh nghiệp đã quá chú ý đến vấn đề lợi nhuận.

Giá nguyên vật liệu và các chi phí khác tăng liên tục, nên nhiều chủ đầu tư buộc phải tính toán đến lợi nhuận, trong đó cắt giảm nguyên vật liệu và thời gian thi công là “phương án” được lựa chọn hàng đầu đã dẫn đến chất lượng các công trình khi đưa vào sử dụng gặp nhiều sự cố.
(Theo VTCnews)