Đất nước các ông còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, đáng lẽ mọi người ra sức làm việc để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho dân giầu nước mạnh lên, thế mà ngược lại, đi đâu cũng thấy nhiều người dân chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi".
Nghe bạn tôi bảo thế, tôi rất ngạc nhiên:
- Trời ơi, ông bà có nhà 3 tầng, hai cô con gái thì đã ra ở riêng, chỉ còn hai ông bà, cần quái gì phải xây thêm nhà nữa.
- Không phải xây nhà để ở, mà để làm việc.
- Điên! Trên dưới bẩy mươi tuổi rồi, sức yếu rồi, Nhà nước cho nghỉ hưu rồi mà còn định xây nhà để làm việc, không sợ miệng thế gian bảo là hâm hấp sao!?
- Tôi không làm việc mà là để cho những người khác làm việc. Vì một hôm trò chuyện với mấy tay khách du lịch nước ngoài, họ bảo: Đất nước các ông còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, đáng lẽ mọi người ra sức làm việc để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho dân giầu nước mạnh lên, thế mà ngược lại, đi đâu cũng thấy nhiều người dân chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi". Tôi bảo họ nói sai rồi. Họ cãi: "Thì đấy, nói có sách mách có chứng, Từ điển tiếng Việt định nghĩa nghỉ là tạm ngừng công việc hoặc một hoạt động nào đó. Ví dụ: "Nghỉ cho đỡ mệt". Cũng có nghĩa là ngủ, ví dụ: "Khuya rồi mời cụ đi nghỉ". Chúng tôi thấy ở Hà Nội so với những năm trước tôi đến, số lượng nhà nghỉ vào thời điểm bây giờ tăng đột biến. Trước, chỉ thấy vài tuyến phố tập trung nhiều nhà nghỉ như phố Nguyễn Văn Cừ thuộc quận Long Biên; Hoàng Quốc Việt ở quận Cầu Giấy; đường Láng Thượng ở quận Đống Đa; đường Giải Phóng ở quận Hoàng Mai... Nay, có đến một ngàn sáu trăm "Nhà nghỉ" lấp lánh ánh đèn. Lượng khách lui tới các nhà nghỉ này luôn nườm nượp. Chẳng phải chỉ ở Hà Nội, các tỉnh thành khác cũng vậy. Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa v.v.., số nhà nghỉ tăng vọt. Nhà nghỉ nhiều thế để phục vụ ai? Chúng tôi tìm hiểu và thấy có một số ông bà già, tuổi cao sức yếu mà sau khi tập dưỡng sinh buổi sáng xong là rủ nhau vào nhà nghỉ, thế đã đành, nhưng các quan chức cũng vào nhà nghỉ mà có vị đâu có nghỉ một, hai tiếng buổi trưa, tận đến ba, bốn giờ chiều mới trả phòng ra về. Thanh niên, sức dài vai rộng, là nguồn lực xây dựng đất nước, vậy mà nườm nượp rủ nhau vào nhà nghỉ. Kinh ngạc hơn nữa, có những đôi con trai con gái học sinh phổ thông học xong buổi trưa, đáng lẽ về nhà cũng lại rủ nhau vào nhà nghỉ".
Tức! nghe người nước ngoài nhận xét thế, tức lắm. Chẳng hóa ra dân ta cần cù chịu khó lại bị họ hiểu lầm là lười, làm việc thì ít mà nghỉ thì nhiều. Tự ái, tôi liền nẩy ra ý định phải xây nhà có nhiều phòng, các phòng được thiết kế như các buồng ở nhà nghỉ, đều có giường đệm trắng muột thơm tho, ti vi màn hình phẳng, nội thất buồng tắm không kém khách sạn ba sao... để cho thuê. Nhà đó sẽ xây chen vào những nhà nghỉ san sát ở các phố nói trên, nhưng tôi không treo biển: "Nhà nghỉ" như họ, mà treo biển: "Nhà làm việc", đồng thời vận động các nhà nghỉ cũng nên thay biển "Nhà nghỉ" thành "Nhà làm việc" cho ngưởi nước ngoài mở mắt ra, thấy dân ta làm việc quên trời quên đất, quên cả thân mình, có những ông già bà cả tuổi cao, đã nghỉ hưu vẫn chăm chỉ vào "Nhà làm việc", có các công chức 8 giờ hành chính đã ngồi làm việc, có quyền nghỉ trưa nhưng đến giờ nghỉ trưa vẫn vào "Nhà làm việc", các thanh niên tuổi bẻ gẫy sừng trâu, hăng hái lao động, buổi trưa cũng không nghỉ mà vẫn tranh thủ vào "Nhà làm việc". Hơn thế nữa, các cháu học sịnh đi học, tuổi còn nhỏ, chương trình học nặng thế tưởng hết hơi rồi, thế mà xong buổi học, cũng không chịu về nhà ngay mà tiếp tục vào "Nhà làm việc". Nhất định phải thế cho những người nước ngoài phục mình mới được.Tôi làm như vậy, ông bảo có được không?
Nguyễn Đoàn - Dân Trí
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét