Ông Nguyễn Quang Nam, Trưởng ban quản lý dự án xây dựng trụ sở Bộ Xây dựng cho biết, Chính phủ chủ trương cho phép Bộ Xây dựng thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).
Bộ Xây dựng đã lên kế hoạch đấu thầu chọn nhà đầu tư mua lại khu đất trụ sở Bộ tại 37 Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Số tiền thu được sẽ dành để xây trụ sở mới ở khu Tây Hồ Tây.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Quang Nam, Trưởng ban quản lý dự án xây dựng trụ sở Bộ Xây dựng cho biết, Chính phủ chủ trương cho phép Bộ Xây dựng thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Theo đó, sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mua lại khu đất trụ sở cũ và xây dựng trụ sở mới.
"Bộ Xây dựng đã đề xuất cho phép xây nhà ở thấp tầng, mục đích vẫn tăng giá trị sử dụng đất song hạn chế được mật độ dân cư trong khu vực này. Chúng tôi đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng", ông Nam nói.
Theo tính toán của Bộ này, mật độ xây dựng nhà thấp tầng tại đây theo quy hoạch là không quá 45%, không xây nhà cao tầng vì sẽ tăng dân cư trong khu vực. Diện tích đất còn lại sẽ là các công trình công cộng.
"Chính phủ đang thắt chặt đầu tư công nên quan điểm của Ban quản lý dự án là hạn chế tối đa kinh phí nhà nước, tự chủ tài chính xây dựng trụ sở mới. Chúng tôi sẽ phấn đấu bán khu đất cũ giá càng cao càng tốt và không để các nhà đầu tư xây sai quy hoạch bằng các biện pháp quản lý chặt chẽ", ông Nam nói.
Trụ sở làm việc của Bộ Xây dựng hiện nằm trên khu đất rộng hơn 13.000 m2, gồm ba khu nhà làm việc chính với tổng diện tích sử dụng hơn 11.500 m2.
Trái với kế hoạch bán trụ sở cũ của các bộ Xây dựng, Giao thông Vận tải để lấy tiền xây trụ sở mới, Bộ Khoa học Công nghệ, Tài nguyên Môi trường, Nội vụ... đã xây trụ sở mới theo quy hoạch tại khu Cầu Giấy, Mỹ Đình, nhưng vẫn sử dụng nơi cũ làm việc hoặc không có kế hoạch bán.
Ngay khi chuyển về phố Trần Duy Hưng (Cầu Giấy) cuối năm 2011, Bộ Khoa học Công nghệ đã sửa chữa trụ sở cũ tại phố Trần Hưng Đạo để tiếp tục sử dụng. Chánh văn phòng Phạm Công Tạc cho biết, trụ sở cũ hiện là nơi làm việc của một số cục, vụ, viện nên bộ không có dự định chuyển đổi mục đích.
Nằm trong trung tâm chính trị Ba Đình, trụ sở Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp sẽ không bán hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng dù đã có chủ trương di dời. Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Minh Nhạn khẳng định, trụ sở Bộ nằm trong khu chính trị Ba Đình nên chắc chắn sẽ không bán đấu giá cho doanh nghiệp mà sẽ chuyển giao cho Chính phủ để bố trí cho cơ quan khác.
"Chúng tôi đã được Chính phủ cho chủ trương di dời song hiện chưa biết về đâu. Bộ đang chờ Chính phủ bố trí", ông Nhạn nói.
Trao đổi với VnExpress mới đây, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Phạm Sỹ Liêm cho rằng, việc di dời các bộ ngành nên giao cho Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng hoặc giao cho Ban chỉ đạo Nhà nước về nhà ở, thị trường bất động sản lên quy hoạch và kế hoạch. Còn tiền xây trụ sở phải trích từ ngân sách Chính phủ.
"Nếu giao cho từng bộ, ngành tự xử lý trụ sở cũ - mới, sẽ sinh ra lộn xộn trong quy hoạch. Trụ sở các bộ là tài sản công chứ không phải của riêng bộ. Các bộ có lúc tách hoặc sáp nhập song trụ sở vẫn là của nhà nước", ông Liêm nói.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Quang Nam, Trưởng ban quản lý dự án xây dựng trụ sở Bộ Xây dựng cho biết, Chính phủ chủ trương cho phép Bộ Xây dựng thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Theo đó, sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mua lại khu đất trụ sở cũ và xây dựng trụ sở mới.
"Bộ Xây dựng đã đề xuất cho phép xây nhà ở thấp tầng, mục đích vẫn tăng giá trị sử dụng đất song hạn chế được mật độ dân cư trong khu vực này. Chúng tôi đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng", ông Nam nói.
"Chính phủ đang thắt chặt đầu tư công nên quan điểm của Ban quản lý dự án là hạn chế tối đa kinh phí nhà nước, tự chủ tài chính xây dựng trụ sở mới. Chúng tôi sẽ phấn đấu bán khu đất cũ giá càng cao càng tốt và không để các nhà đầu tư xây sai quy hoạch bằng các biện pháp quản lý chặt chẽ", ông Nam nói.
Trụ sở làm việc của Bộ Xây dựng hiện nằm trên khu đất rộng hơn 13.000 m2, gồm ba khu nhà làm việc chính với tổng diện tích sử dụng hơn 11.500 m2.
Trái với kế hoạch bán trụ sở cũ của các bộ Xây dựng, Giao thông Vận tải để lấy tiền xây trụ sở mới, Bộ Khoa học Công nghệ, Tài nguyên Môi trường, Nội vụ... đã xây trụ sở mới theo quy hoạch tại khu Cầu Giấy, Mỹ Đình, nhưng vẫn sử dụng nơi cũ làm việc hoặc không có kế hoạch bán.
Ngay khi chuyển về phố Trần Duy Hưng (Cầu Giấy) cuối năm 2011, Bộ Khoa học Công nghệ đã sửa chữa trụ sở cũ tại phố Trần Hưng Đạo để tiếp tục sử dụng. Chánh văn phòng Phạm Công Tạc cho biết, trụ sở cũ hiện là nơi làm việc của một số cục, vụ, viện nên bộ không có dự định chuyển đổi mục đích.
Nằm trong trung tâm chính trị Ba Đình, trụ sở Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp sẽ không bán hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng dù đã có chủ trương di dời. Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Minh Nhạn khẳng định, trụ sở Bộ nằm trong khu chính trị Ba Đình nên chắc chắn sẽ không bán đấu giá cho doanh nghiệp mà sẽ chuyển giao cho Chính phủ để bố trí cho cơ quan khác.
"Chúng tôi đã được Chính phủ cho chủ trương di dời song hiện chưa biết về đâu. Bộ đang chờ Chính phủ bố trí", ông Nhạn nói.
Trao đổi với VnExpress mới đây, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Phạm Sỹ Liêm cho rằng, việc di dời các bộ ngành nên giao cho Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng hoặc giao cho Ban chỉ đạo Nhà nước về nhà ở, thị trường bất động sản lên quy hoạch và kế hoạch. Còn tiền xây trụ sở phải trích từ ngân sách Chính phủ.
"Nếu giao cho từng bộ, ngành tự xử lý trụ sở cũ - mới, sẽ sinh ra lộn xộn trong quy hoạch. Trụ sở các bộ là tài sản công chứ không phải của riêng bộ. Các bộ có lúc tách hoặc sáp nhập song trụ sở vẫn là của nhà nước", ông Liêm nói.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT) là hình thức đầu tư ký giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. |
(Theo VnExpress)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét