Có tới... 1001 chiêu chuyển đổi kinh doanh của các sàn giao dịch BĐS trong thời kỳ thị trường "không thể nhúc nhích". Nhưng một chuyện thật như đùa của nền kinh tế BĐS thời suy sụp khiến ai cũng ngạc nhiên: Các nhân viên phục vụ cà phê đều là các sếp của công ty BĐS!
Đứng trước tình trạng thị trường nhà đất đang đóng băng, các sàn bất động sản đang cật lực tìm cách chống đỡ với đủ kiểu kinh doanh mới lạ. Tất cả đều cố gắng trông chờ vào sự “hâm nóng” trở lại của thị trường.
Để có thể giảm bớt gánh nặng tiền thuê trụ sở, đồng thời mở rộng quan hệ khách hàng tiềm năng cho sự hồi phục của bất động sản sau này, một sàn bất động sản tại Mỗ Lao, Hà Đông (Hà Nội) đã treo biển kinh doanh mới: “Cafe Trịnh - bất động sản A”. Tại tầng 1 của công ty, thay cho không gian tiếp khách của bộ phận tiếp tân ngày trước là một không gian thi vị dành cho cà phê Trịnh. Còn tầng 2 lại được thu gọn để vừa làm nơi lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ vừa là nơi làm việc cho tất cả nhân viên còn lại của công ty.
Điều khá buồn cười là quán cafe mới mở này chỉ thuê thêm một nhân viên pha chế, còn các nhân viên phục vụ chính là các sếp... từ trưởng phòng, phó giám đốc đến giám đốc. Bởi lẽ các khách hàng ở đây hầu như toàn là các bạn bè làm ăn lâu năm trong nghề, “bạn nhậu” trên thương trường kinh doanh ngồi với nhau quanh cốc cà phê nhằm gắn chặt tình bạn để cứu nhau qua cơn hoạn nạn của thời buổi kinh tế khó khăn.
Tại một sàn bất động sản khác nằm trên “con đường tơ lụa” Hà Đông (Hà Nội). Vì chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà, công ty cổ phần bất động sản K đã tận dụng “mặt tiền” mở quán bán tạp hóa phục vụ nhu cầu cho người dân dọc khu phố. Sau khi nhân viên dần ra đi hết thì anh T.Q, giám đốc công ty vẫn không từ bỏ nghề của mình. Anh tận dụng tầng 1 cho người mẹ nghỉ hưu buôn bán kiếm thêm thu nhập. Còn tại tầng 2, anh vẫn để nguyên biển hiệu của công ty và tiếp tục “âm thầm” kinh doanh.
Khác hẳn với các kiểu kinh doanh chống đỡ tạm thời trên, anh Hoàng Nam, giám đốc một công ty cổ phần địa ốc tại đường Láng (Hà Nội) lại chọn phương án dồn tiền để thuê đất mở… nông trại. Nhận thấy người dân thủ đô đang có nhu cầu cao về “thực phẩm sạch” trong khi giá thuê đất hiện tại lại khá rẻ nên anh quyết định tạm thời đóng cửa công ty về làm “mô hình VAC”. “Lấy ngắn nuôi dài”, anh định làm công việc này để cầm cự. Một mặt anh vẫn tiếp tục đăng tải các sản phẩm nhà đất lên các trang web để duy trì kinh doanh, mặt khác thông qua đó anh cũng “tìm hàng” cho chính mình. Hiện anh đã thuê được mảnh đất 5 ha ở Vĩnh Phúc và việc còn lại chỉ là tuyển thêm nhân công và quyết định “xuống giống”.
Để có thể giảm bớt gánh nặng tiền thuê trụ sở, đồng thời mở rộng quan hệ khách hàng tiềm năng cho sự hồi phục của bất động sản sau này, một sàn bất động sản tại Mỗ Lao, Hà Đông (Hà Nội) đã treo biển kinh doanh mới: “Cafe Trịnh - bất động sản A”. Tại tầng 1 của công ty, thay cho không gian tiếp khách của bộ phận tiếp tân ngày trước là một không gian thi vị dành cho cà phê Trịnh. Còn tầng 2 lại được thu gọn để vừa làm nơi lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ vừa là nơi làm việc cho tất cả nhân viên còn lại của công ty.
Một sàn bất động sản đang cố cầm cự bằng cách bán cà phê |
Điều khá buồn cười là quán cafe mới mở này chỉ thuê thêm một nhân viên pha chế, còn các nhân viên phục vụ chính là các sếp... từ trưởng phòng, phó giám đốc đến giám đốc. Bởi lẽ các khách hàng ở đây hầu như toàn là các bạn bè làm ăn lâu năm trong nghề, “bạn nhậu” trên thương trường kinh doanh ngồi với nhau quanh cốc cà phê nhằm gắn chặt tình bạn để cứu nhau qua cơn hoạn nạn của thời buổi kinh tế khó khăn.
Tại một sàn bất động sản khác nằm trên “con đường tơ lụa” Hà Đông (Hà Nội). Vì chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà, công ty cổ phần bất động sản K đã tận dụng “mặt tiền” mở quán bán tạp hóa phục vụ nhu cầu cho người dân dọc khu phố. Sau khi nhân viên dần ra đi hết thì anh T.Q, giám đốc công ty vẫn không từ bỏ nghề của mình. Anh tận dụng tầng 1 cho người mẹ nghỉ hưu buôn bán kiếm thêm thu nhập. Còn tại tầng 2, anh vẫn để nguyên biển hiệu của công ty và tiếp tục “âm thầm” kinh doanh.
Khác hẳn với các kiểu kinh doanh chống đỡ tạm thời trên, anh Hoàng Nam, giám đốc một công ty cổ phần địa ốc tại đường Láng (Hà Nội) lại chọn phương án dồn tiền để thuê đất mở… nông trại. Nhận thấy người dân thủ đô đang có nhu cầu cao về “thực phẩm sạch” trong khi giá thuê đất hiện tại lại khá rẻ nên anh quyết định tạm thời đóng cửa công ty về làm “mô hình VAC”. “Lấy ngắn nuôi dài”, anh định làm công việc này để cầm cự. Một mặt anh vẫn tiếp tục đăng tải các sản phẩm nhà đất lên các trang web để duy trì kinh doanh, mặt khác thông qua đó anh cũng “tìm hàng” cho chính mình. Hiện anh đã thuê được mảnh đất 5 ha ở Vĩnh Phúc và việc còn lại chỉ là tuyển thêm nhân công và quyết định “xuống giống”.
Thị trường BĐS chưa thể nóng lên
Trước tình trạng thoi thóp của các sàn bất động sản hiện nay, Theo nhận định của một chuyên gia thì: “Tất cả giới đầu tư đều trông đợi vào sự nóng lại thị trường cũng như đợi tín hiệu vui của nhà nước. Với các sàn giao dịch bất động sản còn hoạt động thì đa phần đều giảm bớt nhân viên, chỉ giữ lại những nhân lực chủ chốt và kinh doanh theo hình thức “thắt chặt quan hệ” giữ lại “mối hàng”. Thế nhưng, xét theo nhiều yếu tố hiện nay dường như cái ngày thoát khỏi cảnh đìu hiu của “chợ chiều vắng khách” vẫn còn xa lắm”.
|
(Theo Nguoiduatin)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét