7 tháng 8, 2012

Do dự chi tiền mua nhà


Thị trường BĐS trầm lắng, thông tin dự án giảm giá bán xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo nhưng để mua được một căn hộ thì lại là chuyện không hề đơn giản với khách hàng.
Do dự chi tiền mua nhà | ảnh 1
Thời gian gần đây, khi thị trường BĐS trầm lắng hàng nhiều chủ đầu tư dùng các chiêu kích dầu như khuyến mại, chiết khấu, thậm chí giảm 5 - 7 triệu đồng/m2 nhà nhưng vẫn không thu hút được người mua đến với dự án của mình. Hàng loạt các dự án giá rẻ khác được chủ đầu tư quảng cáo rầm rộ chỉ từ 14 triệu đồng/m2 nhưng vẫn chưa lấy được niềm tin của khách hàng.

Nguyên cớ nào dẫn đến tình cảnh trên, trong khi chỉ mới một vài năm trước đây, hàng nghìn người vẫn phải chen lấn, xô đẩy rồi chi hàng chục triệu đồng chỉ để có được một phiếu bốc thăm quyền mua căn hộ.

Chủ đầu tư và người mua đều kêu về giá

Trước năm 2008, thị trường nhà đất hết sức sôi động, 10 người bán ngàn người, vạn người sếp hàng mua. Nhà nhà, người người buôn BĐS. Hễ cứ buôn bán BĐS là có lãi "khủng". Các giao dịch trên thị trường bất động sản vào thời điểm này chủ yếu là đầu cơ, lướt sóng nên vô tình đã “làm hư” các chủ đầu tư.

Khi đó, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản không cần quan tâm nhiều đến chất lượng công trình, chi phí...mà điều họ quan tâm nhất là tìm mọi cách để huy động được vốn. Chính điều này đã tạo ra một loạt hệ lụy trên thị trường căn hộ.

Mặc dù sở hữu những căn hộ tiền tỷ, những căn chung cư cao cấp, nhưng chất lượng của nhiều công trình này đã khiến cho nhiều khách hàng phải than phiền. Hàng loạt các vụ kiện cáo giữa khách hàng và chủ đầu tư về chất lượng căn hộ trong hai năm gần đây đã khiến cho nhiều khách hàng phải tỉnh táo hơn trong việc bỏ tiền vào mua các căn hộ.

Thêm vào đó, hiện nay, khi thị trường lâm cảnh khó khăn, giao dịch ế ẩm thì lạ lùng thay cả khách hàng và chủ đầu tư cùng kêu về giá. Trong khi các chủ đầu tư cho rằng, mức giá mà họ chiết khấu, giảm giá là “không thể thấp hơn được nữa”. Còn với người mua nhà, họ lại tin rằng, đó vẫn chưa phải là mức giá kỳ vọng, thậm chí đó vẫn là mức họ chưa thể với tới. Rốt cục là hàng ế ẩm, dự án đắp chiếu, còn người mua thì vẫn chờ và hy vọng...

Căn hộ giá rẻ có thực sự “rẻ”

Giữa lúc thị trường trầm lắng, thông tin Viglacera tung ra căn hộ 300 triệu đồng ở Hà Nội đã làm nóng phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, suy xét sâu hơn, căn hộ 300 triệu đồng hóa ra chỉ có diện tích 30m2. Như vậy, giá 1m2 nhà vẫn ở mức 10 triệu đồng, không có chút chuyển biến nào so với giai đoạn trước đây.

Như vậy, nếu giá nhà không giảm mà chỉ “chẻ” quy mô căn hộ như  Viglacera đã làm, liệu sức mua có tăng lên và thị trường có đủ khả năng dung nạp thêm được số sản phẩm rất lớn sẽ được tung ra bán trong vài tháng tới?

Ở mảng nhà ở thương mại, cách đây chưa lâu, các đợt công bố thông tin, chào bán căn hộ giá 14 triệu đồng/m2 (từ 600 triệu đồng/căn) của một loạt chủ đầu tư tại khu vực ven đô đã đón nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của khách hàng. Sự khôn khéo của chủ đầu tư đã tạo nên thành công bất ngờ trong các đợt mở bán, giữa bối cảnh thị trường lạnh như băng.
 
Tuy nhiên, theo một DN trong ngành thì nếu nhìn cặn kẽ sự việc, đơn giá xây dựng trên m2 của căn hộ tại dự án vẫn ở quanh mức 10 triệu đồng – không hề rẻ hơn mặt bằng giá nhà ở thu nhập thấp trên thị trường. Nói cách khác, giá nhà rẻ nhất chưa thấy chiều hướng có thể hạ hơn nữa.

Theo quy định hiện hành, diện tích tối thiểu của nhà ở thương mại là 45 m2 và 30 m2 đối với nhà ở xã hội. Như vậy, nếu mua căn hộ thương mại dưới 45m2 khách hàng có nguy cơ rơi vào tình thế liều mình mang tiền mua nhà không sổ đỏ
(Theo TTVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét