Thanh tra Bộ Xây dựng vừa công bố kết luận sai phạm tại
Tổng công ty Contrexim Holdings. Theo đó, Thanh tra Bộ đã phát hiện hàng
loạt sai phạm tại một số dự án cũng như trong hoạt động kinh doanh BĐS
của doanh nghiệp này.
Nhiều sai phạm tại hai dự án
Cụ thể, tại dự án xây dựng nhà ở và công trình công cộng Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (dự án Yên Hòa), đoàn thanh tra xác nhận, đây là dự án đã được UBND thành phố Hà Nội cấp phép với tổng diện tích 58.277m2, trong đó 10.672 m2 là đất để xây dựng nhà cao tầng, 5.686 m2 là xây biệt thự, nhà vườn, 13.887 m2 để xây công trình hỗn hợp, nhà văn phòng, còn lại hơn 28.000 m2 để xây dựng vườn hoa, đường giao thông, công trình công cộng…
Riêng đối với khối nhà cao tầng, trong khi Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội chỉ cấp phép tòa CT 5 cao 12 tầng, còn tòa nhà CT4 cao 7 tầng, thì trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư đã tiến hành hợp khối hai tòa nhà này cùng cao 12 tầng.
Đối với khu biệt thự, nhà vườn, chủ đầu tư cũng đã cho khách hàng tự ý nâng số tầng, từ 3,5 tầng theo giấy phép lên 4 - 5,5 tầng đối với hầu hết số biệt thự. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng tự ý chuyển đổi công năng 2 tầng (5 và 6) của tòa nhà HH1 từ văn phòng thành 16 căn hộ để bán ra thị trường.
Về giá bán căn hộ chung cư tòa CT4 và CT5, kết quả thanh tra cho thấy, chủ đầu tư đã tự ý đưa ra mức giá thay vì phải trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt theo quy định. Đối với các căn hộ tại tòa nhà CT3 và CT6 - là hai tòa nhà được UBND thành phố ưu đãi tiền sử dụng đất và thuế đất để Tổng công ty bán cho các đối tượng theo quy định của thành phố, song kiểm tra cho thấy có đến 6.125 m2 (gần 50%) đã không được bán theo quy định của thành phố.
Quá trình thanh tra tại dự án thứ hai là Tòa nhà văn phòng Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI), tổ công tác phát hiện chủ đầu tư không lập dự án đầu tư, không thẩm định dự án trước khi phê duyệt, vi phạm quy định của Thủ tướng đối với các công trình nhóm A.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng không phê duyệt nhiệm vụ thiết kế của gói thầu thiết kế, trong khi bản vẽ thi công không được chủ đầu tư ký xác nhận và đóng dấu trước khi đưa ra thi công. Đặc biệt, năng lực ban quản lý dự án này cũng “có vấn đề” khi cả 4 cán bộ tham gia ban quản lý dự án đều không có chứng nhận về nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại nghị định 12/2009 của Chính phủ.
Kinh doanh bất động sản cũng làm trái
Kết quả thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản của Constrexim Holdings cũng phát hiện nhiều sai phạm của công ty này.
Cụ thể, việc chuyển nhượng tòa nhà gắn liền với đất thuê tại 39 Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Đây là khu đất được nhà nước cho Tổng công ty thuê với thời hạn 50 năm, diện tích là 633 m2. Theo quy định thì đất thuê sẽ không phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tại thời điểm cổ phần hóa, Tổng công ty đã tính giá trị nhà 2 tầng, nhà 4 tầng và hội trường vào giá trị doanh nghiệp. Thậm chí, mặc dù chưa được phê duyệt chủ trương mua bán tài sản gắn liền với đất thuê nhưng ngày 9/5/2011, Tổng công ty đã ký hợp đồng chính thức chuyển nhượng tòa nhà 39 Nguyễn Đình Chiểu cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát với giá trị là 280 tỷ đồng.
Theo thanh tra Bộ Xây dựng, việc làm này được tiến hành trước 16 ngày so với thời điểm văn bản chấp thuận được ban hành.
Đối với việc chuyển nhượng tòa nhà văn phòng thuộc dự án Yên Hòa, Cầu Giấy, mặc dù doanh nghiệp này đã có xin ý kiến của UBND thành phố Hà Nội, song khi chuyển nhượng, Tổng công ty đã không tiến hành định giá bất động sản để làm căn cứ cho các bên tham khảo khi đàm phán và quyết định giá mua bán. Điều này là sai với quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản.
Đoàn thanh tra cũng phát hiện việc sử dụng tầng 1 tại các tòa nhà trong dự án Yên Hòa là sai quy định. Bởi lẽ, toàn bộ diện tích 10.732 m2 xây dựng nhà cao tầng tại dự án là thuộc diện được miễn tiền sử dụng đất nên “toàn bộ diện tích tầng 1 của các tòa nhà sẽ do nhà nước thống nhất quản lý, công ty có trách nhiệm bàn giao lại cho thành phố”.Thế nhưng, khi thanh tra, tổ công tác phát hiện Tổng công ty đã cho thuê 1.393 m2 tầng 1 khu CT3, 4, 5 và CT6.
Cùng với đó, kết quả đầu tư, kinh doanh tại một số công ty liên kết cũng có nhiều bất cập, gây thất thoát cho Tổng công ty hàng chục tỷ đồng, trong đó đáng chú ý nhất là tại Công ty Cổ phần Đúc Tân Long Constrexim thua lỗ lũy kế 3 năm liên tiếp, dẫn đến thâm hụt vốn của Constrexim Holdings hơn 13 tỷ đồng, thâm hụt tại Công ty Cổ phần Constrexim Bình Định do lỗ lũy kế hơn 81 tỷ đồng…
Cụ thể, tại dự án xây dựng nhà ở và công trình công cộng Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (dự án Yên Hòa), đoàn thanh tra xác nhận, đây là dự án đã được UBND thành phố Hà Nội cấp phép với tổng diện tích 58.277m2, trong đó 10.672 m2 là đất để xây dựng nhà cao tầng, 5.686 m2 là xây biệt thự, nhà vườn, 13.887 m2 để xây công trình hỗn hợp, nhà văn phòng, còn lại hơn 28.000 m2 để xây dựng vườn hoa, đường giao thông, công trình công cộng…
Riêng đối với khối nhà cao tầng, trong khi Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội chỉ cấp phép tòa CT 5 cao 12 tầng, còn tòa nhà CT4 cao 7 tầng, thì trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư đã tiến hành hợp khối hai tòa nhà này cùng cao 12 tầng.
Đối với khu biệt thự, nhà vườn, chủ đầu tư cũng đã cho khách hàng tự ý nâng số tầng, từ 3,5 tầng theo giấy phép lên 4 - 5,5 tầng đối với hầu hết số biệt thự. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng tự ý chuyển đổi công năng 2 tầng (5 và 6) của tòa nhà HH1 từ văn phòng thành 16 căn hộ để bán ra thị trường.
Về giá bán căn hộ chung cư tòa CT4 và CT5, kết quả thanh tra cho thấy, chủ đầu tư đã tự ý đưa ra mức giá thay vì phải trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt theo quy định. Đối với các căn hộ tại tòa nhà CT3 và CT6 - là hai tòa nhà được UBND thành phố ưu đãi tiền sử dụng đất và thuế đất để Tổng công ty bán cho các đối tượng theo quy định của thành phố, song kiểm tra cho thấy có đến 6.125 m2 (gần 50%) đã không được bán theo quy định của thành phố.
Quá trình thanh tra tại dự án thứ hai là Tòa nhà văn phòng Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI), tổ công tác phát hiện chủ đầu tư không lập dự án đầu tư, không thẩm định dự án trước khi phê duyệt, vi phạm quy định của Thủ tướng đối với các công trình nhóm A.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng không phê duyệt nhiệm vụ thiết kế của gói thầu thiết kế, trong khi bản vẽ thi công không được chủ đầu tư ký xác nhận và đóng dấu trước khi đưa ra thi công. Đặc biệt, năng lực ban quản lý dự án này cũng “có vấn đề” khi cả 4 cán bộ tham gia ban quản lý dự án đều không có chứng nhận về nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại nghị định 12/2009 của Chính phủ.
Kinh doanh bất động sản cũng làm trái
Kết quả thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản của Constrexim Holdings cũng phát hiện nhiều sai phạm của công ty này.
Cụ thể, việc chuyển nhượng tòa nhà gắn liền với đất thuê tại 39 Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Đây là khu đất được nhà nước cho Tổng công ty thuê với thời hạn 50 năm, diện tích là 633 m2. Theo quy định thì đất thuê sẽ không phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tại thời điểm cổ phần hóa, Tổng công ty đã tính giá trị nhà 2 tầng, nhà 4 tầng và hội trường vào giá trị doanh nghiệp. Thậm chí, mặc dù chưa được phê duyệt chủ trương mua bán tài sản gắn liền với đất thuê nhưng ngày 9/5/2011, Tổng công ty đã ký hợp đồng chính thức chuyển nhượng tòa nhà 39 Nguyễn Đình Chiểu cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát với giá trị là 280 tỷ đồng.
Theo thanh tra Bộ Xây dựng, việc làm này được tiến hành trước 16 ngày so với thời điểm văn bản chấp thuận được ban hành.
Đối với việc chuyển nhượng tòa nhà văn phòng thuộc dự án Yên Hòa, Cầu Giấy, mặc dù doanh nghiệp này đã có xin ý kiến của UBND thành phố Hà Nội, song khi chuyển nhượng, Tổng công ty đã không tiến hành định giá bất động sản để làm căn cứ cho các bên tham khảo khi đàm phán và quyết định giá mua bán. Điều này là sai với quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản.
Đoàn thanh tra cũng phát hiện việc sử dụng tầng 1 tại các tòa nhà trong dự án Yên Hòa là sai quy định. Bởi lẽ, toàn bộ diện tích 10.732 m2 xây dựng nhà cao tầng tại dự án là thuộc diện được miễn tiền sử dụng đất nên “toàn bộ diện tích tầng 1 của các tòa nhà sẽ do nhà nước thống nhất quản lý, công ty có trách nhiệm bàn giao lại cho thành phố”.Thế nhưng, khi thanh tra, tổ công tác phát hiện Tổng công ty đã cho thuê 1.393 m2 tầng 1 khu CT3, 4, 5 và CT6.
Cùng với đó, kết quả đầu tư, kinh doanh tại một số công ty liên kết cũng có nhiều bất cập, gây thất thoát cho Tổng công ty hàng chục tỷ đồng, trong đó đáng chú ý nhất là tại Công ty Cổ phần Đúc Tân Long Constrexim thua lỗ lũy kế 3 năm liên tiếp, dẫn đến thâm hụt vốn của Constrexim Holdings hơn 13 tỷ đồng, thâm hụt tại Công ty Cổ phần Constrexim Bình Định do lỗ lũy kế hơn 81 tỷ đồng…
(Theo VnMedia)
Không chỉ mỗi Contrexim Holdings sai phạm kiểu như thế này, nếu điều tra các doanh nghiệp khác, hầu hết đều ''có vấn đề''
Trả lờiXóa-Minh Bạch-