Theo dự toán bước đầu của Bộ Tài chính, tổng số tiền sử dụng đất sẽ được giãn 64 ngàn tỷ đồng. Nếu đề xuất này được thông qua sẽ tác động rất tốt tới thị trường và doanh nghiệp.
Thông tin trên vừa được ông Vũ Nhữ Thăng - Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), đồng thời thành viên soạn thảo gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hé mở.
Ông Vũ Nhữ Thăng cho biết, năm 2011, 2012 Chính phủ đã có quyết định cho giảm 50% tiền thuê đất đối với doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, theo chỉ số hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về thuế, Bộ Tài chính thấy rằng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Bộ đã có văn bản báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ cũng đã xem xét, tiếp tục mở rộng diện giảm 50% tiền thuê đất, không chỉ cho doanh nghiệp sản xuất mà cả doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trong năm 2012 xác định giá thuê đất theo nghị định 21.
Ngoài ra, liên quan đến biện pháp giãn tiền sử dụng đất đối với những dự án gặp nhiều khó khăn. Ông Thăng cho biết, việc này thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh. Các địa phương phải cân đối ngân sách, theo dự toán ban đầu nếu đề xuất giãn tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp thì sẽ tổng số tiền sẽ vào khoảng hơn 64.000 tỷ đồng.
Đây là khoản tiền lớn, sẽ gây ảnh hưởng đến ngân sách địa phương, vì vậy Chính phủ cũng giao cho UBND cấp tỉnh xem xét tùy thuộc vào tình hình, từng dự án khó khăn đến mức độ nào. Đồng thời, tùy thuộc vào khả năng cân đối ngân sách và dòng tiền của địa phương để quyết định cho từng dự án được giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất.
Cũng theo đánh giá của ông Vũ Nhữ Thăng, nếu đề xuất này được thông qua sẽ tác động rất tốt cho thị trường bất động sản và các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này cũng như các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, vật liệu xây dựng.
Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai chính thức công bố về gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mà Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ. Phía Bộ cho biết, việc đưa ra gói giải pháp này dựa trên nguyên tắc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát quay trở lại; tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Hỗ trợ phải đúng đối tượng, kịp thời đối với doanh nghiệp khó khăn. Tính đến khả năng cân đối của ngân sách, tạo điều kiện về vốn cho DN; phối hợp tốt với chính sách tiền tệ để giảm lãi suất và chi phí đầu vào cho DN…
Các giải pháp hỗ trợ hướng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, gia công trong các ngành sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng kết cấu hạ tầng, bất động sản, cơ khí, xi măng, sắt thép.
Về thuế, sẽ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2012 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trừ các ngành kinh doanh tài chính, bảo hiểm, xổ số… Giãn thuế giá trị gia tăng (VAT) của tháng 4, 5, 6 với thời hạn giãn 6 tháng cho tất cả doanh nghiệp.
Giảm 50% tiền thuê đất của tất cả doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, chứ không chỉ doanh nghiệp sản xuất như hiện nay.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ đẩy nhanh phân bổ, giải ngân chi đầu tư xây dựng cơ bản để tiêu thụ xi măng, sắt thép đang tồn kho. Chính phủ cũng thông qua việc bổ sung thêm 1.000 tỷ cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, giao thông nông thôn.
Cho phép sử dụng phần kinh phí còn lại do tạm dừng mua sắm theo Nghị quyết 11. Những giải pháp này sẽ giúp DN bán được hàng tồn kho, mở rộng thị trường.
Ông Vũ Nhữ Thăng cho biết, năm 2011, 2012 Chính phủ đã có quyết định cho giảm 50% tiền thuê đất đối với doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, theo chỉ số hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về thuế, Bộ Tài chính thấy rằng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Bộ đã có văn bản báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ cũng đã xem xét, tiếp tục mở rộng diện giảm 50% tiền thuê đất, không chỉ cho doanh nghiệp sản xuất mà cả doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trong năm 2012 xác định giá thuê đất theo nghị định 21.
Ngoài ra, liên quan đến biện pháp giãn tiền sử dụng đất đối với những dự án gặp nhiều khó khăn. Ông Thăng cho biết, việc này thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh. Các địa phương phải cân đối ngân sách, theo dự toán ban đầu nếu đề xuất giãn tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp thì sẽ tổng số tiền sẽ vào khoảng hơn 64.000 tỷ đồng.
Đây là khoản tiền lớn, sẽ gây ảnh hưởng đến ngân sách địa phương, vì vậy Chính phủ cũng giao cho UBND cấp tỉnh xem xét tùy thuộc vào tình hình, từng dự án khó khăn đến mức độ nào. Đồng thời, tùy thuộc vào khả năng cân đối ngân sách và dòng tiền của địa phương để quyết định cho từng dự án được giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất.
Cũng theo đánh giá của ông Vũ Nhữ Thăng, nếu đề xuất này được thông qua sẽ tác động rất tốt cho thị trường bất động sản và các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này cũng như các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, vật liệu xây dựng.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang phải oằn lưng để trả tiền sử dụng đất |
Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai chính thức công bố về gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mà Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ. Phía Bộ cho biết, việc đưa ra gói giải pháp này dựa trên nguyên tắc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát quay trở lại; tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Hỗ trợ phải đúng đối tượng, kịp thời đối với doanh nghiệp khó khăn. Tính đến khả năng cân đối của ngân sách, tạo điều kiện về vốn cho DN; phối hợp tốt với chính sách tiền tệ để giảm lãi suất và chi phí đầu vào cho DN…
Các giải pháp hỗ trợ hướng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, gia công trong các ngành sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng kết cấu hạ tầng, bất động sản, cơ khí, xi măng, sắt thép.
Về thuế, sẽ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2012 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trừ các ngành kinh doanh tài chính, bảo hiểm, xổ số… Giãn thuế giá trị gia tăng (VAT) của tháng 4, 5, 6 với thời hạn giãn 6 tháng cho tất cả doanh nghiệp.
Giảm 50% tiền thuê đất của tất cả doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, chứ không chỉ doanh nghiệp sản xuất như hiện nay.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ đẩy nhanh phân bổ, giải ngân chi đầu tư xây dựng cơ bản để tiêu thụ xi măng, sắt thép đang tồn kho. Chính phủ cũng thông qua việc bổ sung thêm 1.000 tỷ cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, giao thông nông thôn.
Cho phép sử dụng phần kinh phí còn lại do tạm dừng mua sắm theo Nghị quyết 11. Những giải pháp này sẽ giúp DN bán được hàng tồn kho, mở rộng thị trường.
(Theo VnMedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét