Sau khi Cục Cục Đăng ký và Thống kê đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên Môi trường) có công văn yêu cầu tổng rà soát cách đây nhiều tháng, đến nay vẫn chưa có kết quả thống kê từ các địa phương về số phôi sổ đỏ bị mất.
Chiều qua, ông Trần Hùng Phi, Cục trưởng Cục Đăng ký và Thống kê đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên Môi trường) cho biết như vậy.
Trong khi đó, nhiều phòng công chứng cho biết rất khó phát hiện được sổ đỏ giả, nhất là sổ đỏ giả nhưng phôi thật.
Theo ông Phạm Thanh Cao, Trưởng phỏng Quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp (Sở Tư pháp Hà Nội) thực chất, việc bảo đảm tính “hợp pháp” về giấy tờ hồ sơ nhà đất thuộc về người có yêu cầu công chứng, trên cơ sở đó công chứng viên mới chịu trách nhiệm về tính “xác thực” của hợp đồng giao dịch.
Như vậy, không giống như sự kỳ vọng của nhiều người dân khi đến phòng công chứng, thẩm định sổ đỏ giả hay thật xét cho cùng trách nhiệm không thuộc về công chứng viên.
Các bên mua và bán chịu trách nhiệm về sự hơp pháp của giấy tờ, tài liệu, còn công chứng viên chỉ làm mỗi một việc giống như người làm chứng là xác thực việc giao dịch mua bán giữa các bên là có thật.
Thực tế, đến nay nhiều công chứng viên thừa nhận họ không thể phát hiện được sổ đỏ giả khi công chứng cho người dân, nhất là khi kẻ xấu dùng sổ giả nhưng phôi thật để lừa đảo.
Để phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp kiểu như vậy, hơn 50/63 tổ chức hành nghề công chứng tại Hà Nội đã mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Vậy nhưng đến nay, chưa có bất kỳ trường hợp nào được bồi thường từ cơ quan bảo hiểm. Hậu quả trước mắt thường là những người dân mua nhầm nhà đất có sổ đỏ giả phải gánh chịu.
Theo ông P.Q H, Trưởng Văn phòng Công chứng V (Hà Nội), phía bảo hiểm còn quy định rất chặt chẽ điều kiện bồi thường. Họ chỉ chịu chi trả khi xác định được lỗi của công chứng viên là “ vô ý”.
Để khắc phục tình trạng bị lừa đảo khi mua phải nhà đất có sổ đỏ giả, lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường khuyến cáo người dân liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên Môi trường hoặc Sở Tài nguyên Môi trường địa phương để kiểm chứng về hồ sơ thửa đất giao dịch. Tuy nhiên, thực hiện được điều này cũng không hề đơn giản.
Tại Hà Nội, toàn bộ các thủ tục hành chính đều thông qua bộ phận một cửa. Người dân muốn cung cấp dữ liệu về hồ sơ mảnh đất cụ thể, đương nhiên phải qua bộ phận này.
Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, hầu hết các bộ phận một cửa của Hà Nội không chấp nhận yêu cầu cung cấp dữ liệu hồ sơ một thửa đất cụ thể khi người yêu cầu không phải là chính chủ thửa đất.
Chuyên viên bộ phận một cửa huyện Từ Liêm (Hà Nội) - đơn vị tiếp nhận khối lượng các thủ tục về nhà đất lớn hàng đầu của Hà Nội giải thích: Văn phòng đăng ký nhà đất không thể cung cấp hồ sơ đất đai lung tung được, vì đó còn là thông tin riêng tư về quyền tài sản của người có đất, nhất là khi không thể xác định người có yêu cầu họ sử dụng thông tin đó vào việc gì? Chẳng nhẽ có 1.000 người đến hỏi về một thửa đất thì chúng tôi cũng cung cấp cho chừng ấy người hay sao.
“Thực tế chỉ phía ngân hàng hoặc người đứng tên thửa đất đến hỏi dữ liệu về hồ sơ thửa đất thì chúng tôi mới tiếp nhận để chuyển cho văn phòng đăng ký nhà đất của huyện, sau đó văn phòng này sẽ chuyển ngược trở lại để cung cấp thông tin cho người có yêu cầu”- vị chuyên viên này nói.
Các văn phòng đăng ký đất đai là tổ chức dịch vụ hành chính công, vì vậy, theo một giảng viên Học viện Tư pháp, cũng không thể xác định hành vi không thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin về hồ sơ thửa đất bất kỳ nào đó cho người dân là hoạt động công vụ. Vì không phải là hành vi công vụ nên cũng rất khó cột trách nhiệm của họ được.
Có ý kiến cho rằng, với tình hình như hiện nay, cần quay lại việc cho phép UBND cấp phường được công chứng các giao dịch bất động sản, bởi hơn ai hết, UBND phường là người nắm rõ nhất những thông tin biến động về nhà đất, tránh được tình trạng lừa đảo nhà đất xảy ra hàng loạt như vừa qua.
Trong khi đó, nhiều phòng công chứng cho biết rất khó phát hiện được sổ đỏ giả, nhất là sổ đỏ giả nhưng phôi thật.
Tại bộ phận một cửa của UBND huyện Từ Liêm (Hà Nội) sáng 3-5. Ảnh: NQ. |
Đừng kỳ vọng vào công chứng
Theo quy định của pháp luật, công chứng viên chỉ phải chịu trách nhiệm về tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch.Theo ông Phạm Thanh Cao, Trưởng phỏng Quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp (Sở Tư pháp Hà Nội) thực chất, việc bảo đảm tính “hợp pháp” về giấy tờ hồ sơ nhà đất thuộc về người có yêu cầu công chứng, trên cơ sở đó công chứng viên mới chịu trách nhiệm về tính “xác thực” của hợp đồng giao dịch.
Như vậy, không giống như sự kỳ vọng của nhiều người dân khi đến phòng công chứng, thẩm định sổ đỏ giả hay thật xét cho cùng trách nhiệm không thuộc về công chứng viên.
Các bên mua và bán chịu trách nhiệm về sự hơp pháp của giấy tờ, tài liệu, còn công chứng viên chỉ làm mỗi một việc giống như người làm chứng là xác thực việc giao dịch mua bán giữa các bên là có thật.
Thực tế, đến nay nhiều công chứng viên thừa nhận họ không thể phát hiện được sổ đỏ giả khi công chứng cho người dân, nhất là khi kẻ xấu dùng sổ giả nhưng phôi thật để lừa đảo.
Để phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp kiểu như vậy, hơn 50/63 tổ chức hành nghề công chứng tại Hà Nội đã mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Vậy nhưng đến nay, chưa có bất kỳ trường hợp nào được bồi thường từ cơ quan bảo hiểm. Hậu quả trước mắt thường là những người dân mua nhầm nhà đất có sổ đỏ giả phải gánh chịu.
Theo ông P.Q H, Trưởng Văn phòng Công chứng V (Hà Nội), phía bảo hiểm còn quy định rất chặt chẽ điều kiện bồi thường. Họ chỉ chịu chi trả khi xác định được lỗi của công chứng viên là “ vô ý”.
Tìm kiếm thông tin - quá khó
Không chỉ thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bị thất lạc gần 500 phôi sổ đỏ, có ít nhất hai quận huyện nữa của Hà Nội cũng bị mất phôi sổ đỏ với số lượng ước tính hàng chục chiếc. Đáng nói là cho đến nay, một huyện vẫn ém nhẹm thông tin về mất sổ đỏ. |
Tại Hà Nội, toàn bộ các thủ tục hành chính đều thông qua bộ phận một cửa. Người dân muốn cung cấp dữ liệu về hồ sơ mảnh đất cụ thể, đương nhiên phải qua bộ phận này.
Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, hầu hết các bộ phận một cửa của Hà Nội không chấp nhận yêu cầu cung cấp dữ liệu hồ sơ một thửa đất cụ thể khi người yêu cầu không phải là chính chủ thửa đất.
Chuyên viên bộ phận một cửa huyện Từ Liêm (Hà Nội) - đơn vị tiếp nhận khối lượng các thủ tục về nhà đất lớn hàng đầu của Hà Nội giải thích: Văn phòng đăng ký nhà đất không thể cung cấp hồ sơ đất đai lung tung được, vì đó còn là thông tin riêng tư về quyền tài sản của người có đất, nhất là khi không thể xác định người có yêu cầu họ sử dụng thông tin đó vào việc gì? Chẳng nhẽ có 1.000 người đến hỏi về một thửa đất thì chúng tôi cũng cung cấp cho chừng ấy người hay sao.
“Thực tế chỉ phía ngân hàng hoặc người đứng tên thửa đất đến hỏi dữ liệu về hồ sơ thửa đất thì chúng tôi mới tiếp nhận để chuyển cho văn phòng đăng ký nhà đất của huyện, sau đó văn phòng này sẽ chuyển ngược trở lại để cung cấp thông tin cho người có yêu cầu”- vị chuyên viên này nói.
Các văn phòng đăng ký đất đai là tổ chức dịch vụ hành chính công, vì vậy, theo một giảng viên Học viện Tư pháp, cũng không thể xác định hành vi không thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin về hồ sơ thửa đất bất kỳ nào đó cho người dân là hoạt động công vụ. Vì không phải là hành vi công vụ nên cũng rất khó cột trách nhiệm của họ được.
Có ý kiến cho rằng, với tình hình như hiện nay, cần quay lại việc cho phép UBND cấp phường được công chứng các giao dịch bất động sản, bởi hơn ai hết, UBND phường là người nắm rõ nhất những thông tin biến động về nhà đất, tránh được tình trạng lừa đảo nhà đất xảy ra hàng loạt như vừa qua.
(Theo TPO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét