Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong 10 năm tới thành phố cần khoảng 50.000 cán bộ và 10.000 lô đất TĐC để phục vụ cho công tác GPMB.
Tuy nhu cầu lớn nhưng thực tế khả năng đáp ứng bộc lô nhiều bất hợp lý. Tại hầu hết khu nhà vẫn chưa có sự phân định rõ ràng diện tích sở hữu chung, riêng, quyền lợi trách nhiệm của các bên dẫn đến trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong quản lý khai thác, vận hành chưa minh bạch. Vì vậy tới đây những quy định về nhà ở TĐC sẽ có sự thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
Tuy nhiên, Sở Xây dựng cho rằng để tạo thuận lợi cho người dân, TP vẫn quản lý giá bán nhà TĐC theo hướng mềm hơn so với thị trường do được hưởng một số ưu đãi. Trước mắt, khi chính sách giá bồi thường của nhà nước chưa thay đổi TP sẽ đầu tư hạ tầng KĐT như giao thông, trường học, công viên ... và khi xác định giá bán nhà sẽ không hạch toán phần đầu tư này. Khi chính sách giá bồi thường, GPMB của nhà nước thay đổi, TP sẽ điều chỉnh từng bước.
Trước thực trạng ô nhiễm tại nhiều khu TĐC thì ao ước được sở hữu ngôi nhà tiện nghi, thuận tiện trong không gian xanh càng trở nên cần thiết. Theo đánh giá của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, một đô thị xanh phải đạt các tiêu chí như: Không gian xanh, công trình xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh...Nếu xét tới các tiêu chí này thì các đô thị Việt nam chưa thể vươn tới 1 đô thị xanh đúng nghĩa.
Trong quy hoạch chung Hà Nội 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ dành 70% diện tích cho phát triển không gian xanh, 30% để xây dựng các khu dân cư và hoạt động làng nghề. Theo dự báo của Hiệp hội BĐS Việt Nam, các dự án BĐS xanh sẽ là xu hướng đầu tư của tương lai.
(Theo HNTV)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét