31 tháng 5, 2012

Bao gờ vốn mới về với bất động sản?


Việc giảm lãi suất huy động và mở rộng đối tượng cho vay với BĐS của NHNN và các NNTM hồi giữa tháng 4/2012 là một điểm nhấn tháo gỡ những vướng mắc về vốn của thị trường trong thời gian dài.

Đi tìm cơ hội cho BĐS và ngoại hối?


Thị trường bất động sản (BĐS)– kênh đầu tư tài sản lớn và thị trường ngoại hối có những cơ hội khá hẹp, với những tín hiệu ngược chiều nhau.

Gia hạn thuế sử dụng đất: Chưa đủ để vực thị trường địa ốc


Đánh giá cao giải pháp cứu doanh nghiệp địa ốc trong bối cảnh thị trường ảm đạm, song giới chuyên gia nhìn nhận, việc gia hạn nộp thuế sử dụng đất thêm một năm chỉ là giải pháp tạm thời và chưa đủ sức vực thị trường đi lên.

Hà Nội: Xét trách nhiệm cán bộ trong vụ “loạt nhà mặt phố bất thường“


Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) Lâm Anh Tuấn khẳng định, quận này đã lập đoàn kiểm tra và bước đầu cho thấy nhiều công trình sai phép.

Nhanh chóng lập quỹ tiết kiệm phát triển nhà ở xã hội


Lâu nay, nhiều doanh nghiệp ở nước ta thường tập trung vào phân khúc thị trường nhà ở cao cấp, chưa chú trọng đến phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp.

Thị trường BĐS Việt Nam đang trên đà hồi phục


Hôm qua (30/5), Knight Frank tại Việt Nam đã đưa ra báo cáo nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam đang trên đà hồi phục. Báo cáo viết: “Chúng ta đang trên đà hồi phục và chúng ta chỉ cần vượt qua rào cản đầu tiên!”.

Muốn giải cứu doanh nghiệp BĐS cũng khó


Tháng 5, thông tin hỗ trợ cho thị trường bất động sản có khá nhiều. Chẳng hạn, Chính phủ đã đồng ý gia hạn thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư các dự án gặp khó khăn về tài chính, mà tối đa lên đến 12 tháng.

'Có tiền lúc này tôi sẽ mua nhà'


Ông Vũ Xuân Thiện, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản cho rằng, giá địa ốc ở TP HCM và Hà Nội đã phù hợp với những người có nhu cầu thực sự và đây là thời điểm thích hợp để giao dịch.

Ông Vũ Xuân Thiện. Ảnh: Hoàng Lan
Ông Vũ Xuân Thiện. Ảnh: Hoàng Lan
Ông đánh giá thế nào về tình hình thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm?
- Tôi cho rằng, hiện chưa có cơ sở để đánh giá, nhưng ai cũng hy vọng cuối năm thị trường sẽ tốt lên. Bởi ngân hàng giảm lãi suất, một số nhà băng đã cho vay bất động sản. Bộ Xây dựng cũng vừa ký hợp đồng nguyên tắc với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng lãi suất 14% cho vay mua nhà. Theo tôi, đây chính là những cơ hội để thị trường phát triển trong những tháng cuối năm.
Chính phủ cho biết, trong quý I có tới gần 12.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Còn sức khỏe của nhà đầu tư bất động sản thế nào?
- Đó là lượng phá sản của doanh nghiệp nói chung. Tôi cho rằng bàn về thị trường, sức khỏe của doanh nghiệp là cả một câu chuyện rất dài. Còn thực sự mà nói, các nhà đầu tư bất động sản kinh doanh nghiêm túc, có cái nhìn trung và dài hạn thì không ai ốm. Tất nhiên, tôi không bàn đến chuyện doanh nghiệp có siêu lợi nhuận. Đúng là khó khăn thì có nhưng chưa đến mức quá khó khăn. Tất nhiên, những nhà đầu tư ngắn hạn thì có nhiều vấn đề. Doanh nghiệp nào không trụ lại được thì dù không công bố phá sản, họ vẫn không thể tồn tại.
Từ cuối năm 2011 đến nay, thị trường xuất hiện nhiều trường hợp giảm giá bán. Theo ông, thời điểm nào phù hợp với việc mua nhà?
- Giá bất động sản phụ thuộc vào nhiều khu vực khác nhau. Giá địa ốc ở TP HCM phù hợp với người mua và Hà Nội cũng thế. Đối với những người mua có nhu cầu thực sự thì tôi cho rằng, thời điểm này là thích hợp. Vì họ có quyền lựa chọn theo ý mình, có quyền được tham khảo giá một cách minh bạch thông qua hơn 1.000 sàn giao dịch bất động sản. Theo tôi, thời điểm này là hợp lý để giao dịch bất động sản.
- Ông nói thời điểm này thông tin được minh bạch nhưng vì sao giao dịch qua sàn mới chỉ đạt 20% trong tổng số giao dịch trên toàn thành phố Hà Nội?
- Đó là thói quen của người dân và phải dần dần mới đưa vào nếp. Người dân khi giao dịch sẽ phải tự nhận thấy rằng giao dịch qua sàn là tạo điều kiện để họ có thông tin minh bạch, chính xác và hiệu quả. Bây giờ giao dịch qua sàn cũng nhiều đấy chứ. Ở TP HCM có lẽ đến 80% còn Hà Nội thì phải dần dần từng bước. Nếu chính sách đưa ra mà một lúc người dân đã thi hành ngay thì theo tôi hơi khó.
Trên thị trường cũng có nhiều sàn lớn và nổi tiếng. Vừa rồi, ở Hà Nội, một sàn lớn khai trương. Đây là mô hình chúng tôi khuyến khích và là cơ sở để minh bạch thị trường.
Lựa chọn giữa đầu tư vàng, chứng khoán và bất động sản lúc này, ông sẽ chọn kênh nào?
- Tôi mà có tiền, tôi sẽ mua nhà.
Địa ốc giảm giá, người dân hưởng lợi nhưng doanh nghiệp lại kêu lỗ nặng. Ông nhận định thế nào về điều này?
- Theo tôi, phải xác định đâu là giá trị thực của địa ốc. Thời điểm này, cơ bản các dự án đang triển khai bán hàng là giá trị thực. Theo tôi, giá giảm được nữa thì càng tốt, bởi doanh nghiệp bao giờ cũng phải có lợi nhuận. Giảm giá doanh nghiệp bán được hàng để đầu tư trung và dài hạn. Điều này, tôi cho rằng phải khuyến khích để người có nhu cầu thực được hưởng những ưu đãi tốt nhất.
Ông nói giảm giá thì người dân hưởng lợi nhưng họ vẫn cho rằng, giá hiện nay vẫn còn quá cao so với thu nhập?
- Nếu so sánh thu nhập với bất động sản thì tôi cho rằng nó hơi khập khiễng. Khi có nhu cầu mà được quyền lựa chọn như bây giờ thì đó là thời điểm thích hợp. Họ được quyền lựa chọn về vị trí, địa điểm, chất lượng về giá.
Với các dự án lớn, ổn định thì mức tăng giảm trong thời gian qua không quá lớn. Chỉ có một vài trường hợp giao dịch bất thường thôi. Tất nhiên, cuối năm 2011 đầu năm 2012 thị trường giảm nhiều nhưng trước đó bất động sản đã tăng rất nhiều. Bây giờ giảm cũng là để thị trường về giá trị thực mà thôi.
Hoàng Lan Vnexpress.net
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

30 tháng 5, 2012

Nữ giám đốc lừa bán nhà lãnh án chung thân


Theo VnEpxress


Bị cáo Dinh trước vành móng ngựa. Ảnh: Việt Dũng.
Phiên xử bà Dinh lừa đảo bán hai căn nhà cho nhiều người, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng phải dừng giữa chừng vì bị cáo ngất trong quá trình xét hỏi.Ngày 17/5, TAND Hà Nội mở phiên xử Nguyễn Thị Dinh (50 tuổi, trú phường Quang Trung, quận Hà Đông) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bà Dinh nguyên là giám đốc một công ty cổ phần.
VKS cáo buộc, bà Dinh không sở hữu căn nhà ở khu vực phố Trần Nhật Duật, quận Hà Đông, nhưng lại ký giấy bán cho anh Mẫn giá 860 triệu đồng. Đầu năm 2008, nhận 800 triệu đồng của anh này, giám đốc Dinh hứa nhanh chóng làm thủ tục chuyển nhượng.
Ngay sau khi bán cho anh Mẫn, bà Dinh đến nài nỉ chị Xuân (chủ căn nhà) bán nhà cho mình với giá 700 triệu đồng. Khi các thủ tục được hoàn tất, bà Dinh không "sang tên" cho anh Mẫn mà bán lại cho người khác.
Anh Mẫn và gia đình dọn đến ở một thời gian thì bị người khác đến đòi nhà. Người này cho biết, căn nhà được bà Dinh bán đúng thủ tục pháp luật.
Cơ quan điều tra xác định, bằng thủ đoạn tương tự, bà Dinh còn bán một căn nhà khác ở quận Hà Đông cho nhiều người. Nữ giám đốc được cho rằng đã chiếm đoạt hơn 8,7 tỷ đồng từ việc bán hai căn nhà trên.
Trong ngày đầu tiên xét hỏi, bị cáo bỗng ngất xỉu khiến phiên xử phải tạm dừng. Sáng 21/5, khi chủ tọa tuyên án, bị cáo đã gây mất trật tự, lớn tiếng cho rằng "không đủ chứng cứ kết tội"...
Bà Dinh bị HĐXX kết tội đã lừa đảo chiếm đoạt tải sản, án tù chung thân.


Tác giả: Việt Dũng


BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Người "khỏa thân giữ đất" chính thức lên tiếng


Theo Sài gòn Tiếp thị
Bà Phạm Thị Lài từng là chủ của hai căn nhà giờ lâm cảnh ở trọ vì bị cưỡng chế mất nhà, đất giao cho chủ đầu tư.

Phóng viên đã tìm gặp các nạn nhân trong vụ hai người phụ nữ khoả thân ngăn cản thu hồi đất bị lực lượng vệ sĩ khống chế, lôi xệch trên công trường xây dựng khu dân cư (thuộc công ty cổ phần Đầu tư xây dựng số 8 – CIC8, quản lý). 

Trước mắt chúng tôi là một hộ dân vừa bị cưỡng chế, giải toả hai căn nhà trên tổng diện tích đất khoảng 1.000m2 giờ lại phải tá túc tạm bợ trong một căn nhà thuê tồi tàn nằm ngay cạnh một khu dân cư mới của một đơn vị kinh doanh nhà đất ở phường Phú Thứ (quận Cái Răng – TP Cần Thơ).

Uống thuốc tự tử

Bà Phạm Thị Lài, một trong hai người tự khoả thân để ngăn cản cơ quan chức năng cưỡng chế, thu hồi đất của mình, bức xúc: “Tui đâu có xâm phạm lợi ích gì của ai, tui chỉ bảo vệ tài sản của gia đình tui đã bị họ dùng quyền lực để lấy đi, kinh doanh thu lợi cho họ, trong khi những người chủ đất như tui phải lâm cảnh khốn cùng”.

Theo bà Lài, mục đích của bà là ngăn không cho thi công khi chưa giải quyết xong các thoả thuận bồi hoàn, giao đất. Do đó, bà đã cùng con gái Hồ Nguyên Thuỷ muốn tự khoả thân ngay trên đất của gia đình, để họ không xâm phạm đến thân thể của mình. Trong năm 2011, hai căn nhà của bà Lài đã bị cưỡng chế thu hồi đất dù gia đình bà chưa đồng thuận với phương thức áp giá bồi hoàn của chủ đầu tư.

Khi căn nhà thứ hai bị giải toả, ông Hồ Văn Tư, chồng bà Lài nhiều lần yêu cầu chính quyền cho ông được gặp gỡ, thoả thuận giá cả bồi hoàn với công ty được giao đất, nhưng yêu cầu này đã không được đáp ứng. Bất lực, ông Tư đã dốc cả một chai thuốc trừ sâu ngay trước mặt lực lượng cưỡng chế. Sau đó, ông Tư đã được cứu sống sau hai tuần tại bệnh viện.

Bây giờ, theo ông Tư, dự án khu nhà ở Nam Long (khu đô thị Nam Cần Thơ) đã thu hồi của ông 700m2 đất, trong đó có 300m2 đất thổ cư, nhưng chỉ chấp nhận bồi hoàn 85m2 thổ cư với giá 640.000 đồng/m2, phần còn lại tính theo mức 420 triệu đồng/1.000m2. Ông Tư chưa đồng ý nhận tiền với mức áp giá này thì đã bị cưỡng chế.
Biên bản cưỡng chế chưa ráo mực thì căn nhà tại miếng đất 3.006m2 đất gần đó (thuộc dự án dân cư CIC8) cũng tiếp tục bị cưỡng chế với mức áp giá 400.000đồng/m2. Mất nhà, trắng tay, nhưng ông Tư quyết không nhận tiền vì cho rằng: “Đất kinh doanh phải có sự thoả thuận chứ không thể gỡ tay dân để lấy”.

Chính quyền nói: “Đã phù hợp các quy định của luật pháp”

Sau khi xảy ra vụ CIC8 tổ chức lực lượng vệ sĩ khống chế, lôi kéo hai phụ nữ trong tình trạng loã thể ra ngoài khu vực công trường chuẩn bị thi công, ông Mai Hồng Châu, chủ tịch UBND quận Cái Răng, cho biết UBND quận đã lưu ý CIC8 về việc người dân cản trở thi công, đã yêu cầu tạm thời chậm thi công công trình này để xem xét bàn bạc hướng hỗ trợ, nhưng đơn vị này tiếp tục thi công, làm xảy ra vụ việc ngày 22.5. Thành uỷ Cần Thơ đã triệu tập cuộc họp xử lý vụ việc này hôm 28.5. Sau cuộc họp này, UBND TP Cần Thơ và quận Cái Răng sẽ phối hợp tháo gỡ, xử lý vụ việc.

Theo báo cáo của UBND quận Cái Răng tại cuộc họp chiều ngày 29.5 với UBND TP Cần Thơ, dự án khu dân cư lô 49 do công ty CIC8 làm chủ đầu tư có diện tích 42,65ha, có 157 hộ dân bị ảnh hưởng, đến nay đã giải phóng mặt bằng được 95%, còn 34 hộ với 1,8ha chưa chịu giao đất (trong đó có bốn hộ đã bị cưỡng chế).

Dự án này đã được triển khai từ năm 2002 bằng quyết định 526 của UBND TP Cần Thơ về việc quy hoạch đất cho công ty CIC8 xây dựng khu dân cư lô 49. Sau nhiều lần điều chỉnh, ngày 22.8.2003, có quyết định số 2967 phê duyệt kinh phí bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng, trong đó có hộ ông Hồ Văn Tư, nhưng ông Tư vẫn không đồng tình vì giá trị bồi hoàn quá thấp (400.000 đồng/m2).

Ngày 3.10.2003, thanh tra tỉnh Cần Thơ (cũ) bác đơn khiếu nại của ông Tư yêu cầu bồi thường theo giá thị trường. Ngày 12.10.2006, bộ Tài nguyên và môi trường tiếp tục bác đơn khiếu nại của ông Tư bằng công văn số 4483.

Ngày 10.3.2011, UBND quận tổ chức cưỡng chế. Như vậy, theo UBND quận Cái Răng, các bước thực hiện đã phù hợp các quy định pháp luật. Còn theo tờ trình của công ty CIC8, hộ ông Tư đã không hợp tác giải quyết, ngược lại còn có những hành vi gây rối cho quá trình tổ chức thi công.

Xem thêm: 
Chủ đầu tư 'trấn áp' mẹ con lõa thể nhận thiếu sót

Cần Thơ: Hai mẹ con khỏa thân để... giữ đất

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

TPHCM sẽ có hơn 120 trung tâm thương mại



Phối cảnh một trung tâm thương mại tại huyện Bình Chánh (TP HCM). Ảnh Internet

Theo báo cáo của Sở Công thương TP HCM, tính đến tháng 4/2012 trên địa bàn TP có 24 trung tâm thương mại, dự kiến đến năm 2015, thành phố sẽ có 122 trung tâm thương mại, tăng mới 98 trung tâm.Đây là thống kê tại cuộc họp rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ - siêu thị - trung tâm thương mại (TTTM) trên địa bàn TP giai đoạn 2009-2015

Sở Công Thương cho biết, tính đến tháng 4/2012 trên địa bàn thành phố có 243 chợ, giảm 6 chợ so thời điểm năm 2009, bao gồm 17 chợ loại 1, 48 chợ loại 2 và 178 chợ loại 3.

Trong đó, đa số các chợ đều được xây dựng từ ngân sách nhà nước, 5 chợ do hợp tác xã đầu tư xây dựng và quản lý, 9 chợ do doanh nghiệp và tư nhân xây dựng. Riêng 3 chợ đầu mối do thành phố quản lý, còn 240 chợ phân cấp về quận, huyện quản lý.

Hiện tại, chỉ có 34,9% chợ trên địa bàn thành phố có cơ sở hạ tầng còn tốt, còn lại đều ở trong tình trạng xuống cấp. Theo quy hoạch đến năm 2015, thành phố sẽ có 248 chợ, trong đó phát triển thêm 5 chợ, giải toả di dời, chuyển công năng 37 chợ.

Về hệ thống siêu thị, đến tháng 4/2012, thành phố có 163 siêu thị, tăng 71 siêu thị so thời điểm năm 2009. Trong đó có 92 siêu thị tổng hợp, 71 siêu thị chuyên ngành. Đến năm 2015, thành phố sẽ phát triển 240 siêu thị, tăng 77 siêu thị so với hiện nay.

Về hệ thống trung tâm thương mại, đến tháng 4/2012, thành phố có 24 trung tâm, giảm 3 so với năm 2009. Đến năm 2015, thành phố sẽ có 122 trung tâm thương mại, tăng mới 98 trung tâm. Ngoài ra, thành phố còn phát triển 360 cửa hàng tiện ích, của các đơn vị Co.opfood, Satrafood, Foodcomart, Vissan, G7Mart, Minimart, Citimart…

Loại hình này đang phát triển nhanh chóng vào các khu dân cư, chung cư, khu công nghiệp, các khu vực xa trung tâm, góp phần phục vụ tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hoá cho người dân. Dự kiến đến năm 2015, thành phố sẽ phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích lên 562 cửa hàng.
Theo Website UBND TP HCM



BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Kích cầu bất động sản, cách nào?


Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và kích cầu thị trường bất động sản (BĐS) đã được ban hành.
Các doanh nghiệp BĐS đang chờ một cú hích từ chính sách để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay
Đưa bất động sản vào siêu thị
Mới đây, Công ty TNHH BĐS Phúc Khang đã đưa biệt thự sinh thái vào Siêu thị BigC An Lạc (TP. HCM) để giới thiệu, bán hàng. Việc đưa sản phẩm BĐS vào bán trong siêu thị đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Song, phần lớn khách hàng ghé qua quầy của công ty này vì tò mò nhiều hơn là để tìm hiểu, mua sản phẩm.
Cách đây ít hôm, Cen Group cũng đã khai trương siêu thị dự án tại địa chỉ 137 Nguyễn Ngọc Vũ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) trên diện tích hơn 2.000 m2. Theo giới thiệu, đến siêu thị dự án, khách hàng sẽ được thoải mái lựa chọn sản phẩm tại 14 dự án được trưng bày. Trong khi với người bán, việc bán hàng tại siêu thị sẽ giúp chủ dự án giảm được chi phí bán hàng rất nhiều, nếu so sánh với việc bán hàng tại các sàn giao dịch có diện tích hạn chế.
Ông Nguyễn Văn Kha, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm cho rằng, việc bán nhà tại các siêu thị hay khu giải trí là một hiện tượng rất phổ biến tại Thái Lan. Thế nhưng, tại Việt Nam, việc mang nhà đến siêu thị rao bán lại khiến nhiều người có những suy nghĩ không mấy thiện cảm về dự án, về chủ đầu tư vì cho rằng doanh nghiệp phải rất khó khăn mới phải rao bán nhà trong… siêu thị.
Cũng theo ông Kha, rất khó bán hàng trong thời điểm thị trường có ít nhu cầu. Vì thế, theo ông Kha, tại thị trường Hà Nội, nhiều DN không quá bí bách về tài chính vẫn chọn cách nằm im chờ đợi thời điểm hợp lý hơn mới tung bán hàng ra thị trường. 
Giảm giá, ưu đãi
Mặc dù việc bán hàng trong thời điểm hiện nay rất khó khăn, nhưng theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, nhiều doanh nghiệp BĐS muốn tồn tại thì phải nghiên cứu những phương thức bán hàng và phương thức tiếp cận khách hàng mới, bởi trong bối cảnh thị trường hiện nay, phương thức bán hàng truyền thống ít hiệu quả!
Cũng theo ông Đực, có 2 cách tiếp cận khách hàng được nhiều doanh nghiệp BĐS tại TP. HCM đang áp dụng. Đó là chọn một kênh phân phối uy tín để gửi gắm sản phẩm; hoặc doanh nghiệp quảng cáo kế hoạch bán hàng gây sốc, rồi tự bán hàng. Cách bán hàng thứ 2 đã được Hoàng Anh Gia Lai áp dụng, khi lãnh đạo doanh nghiệp này phát đi tín hiệu sẽ bán nhà với giá chỉ bằng 50% giá thị trường. Động thái này đã thu hút sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc bán hàng thành công trong thực tế là rất khó khăn.
Tại thị trường Hà Nội, dù bối cảnh thị trường rất ảm đạm, nhưng mới đây, chủ Dự án Nam Đô Complex tại địa chỉ 609 Trương Định (quận Hoàng Mai) là GP Invest và chủ Dự án Golden Palace tại xã Mễ Trì (Từ Liêm) là CTCP Đầu tư Mai Linh đã mở bán căn hộ. Mặc dù cả 2 dự án đều được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ký hợp đồng hợp tác hỗ trợ tín dụng cho khách hàng, nhưng các chủ dự án vẫn đưa ra chương trình ưu đãi riêng. Cụ thể, chủ đầu tư Dự án Nam Đô Complex, ngoài hỗ trợ vay vốn, còn hỗ trợ khách hàng 6% lãi suất. Trong khi chủ Dự án Golden Palace lại khuyến mãi gói nội thất trị giá lên đến 180 - 320 triệu đồng cho khách mua nhà.
Theo ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội, việc các chủ đầu tư bán hàng trong thời điểm hiện nay là quá… nguy hiểm. Bởi, nếu bán với giá quá cao, người tiêu dùng sẽ không chấp nhận. Còn nếu bán hàng với giá thấp, việc bán hàng chưa chắc thành công, khiến cho việc chào bán hàng tại những đợt chào bán sau này sẽ rất khó khăn.
Chờ cú hích giảm lãi suất
Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc CTCP Đất Xanh Miền Bắc (thành viên của Tập đoàn Đất Xanh) cho biết, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp BĐS đã rất nỗ lực để vượt qua khó khăn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp chấp nhận lỗ khi liên tục tuyên bố giảm giá gây sốc để bán hàng. Thế nhưng, doanh nghiệp càng giảm giá, người mua nhà càng thờ ơ.
Ông Quyết cho rằng, cú hích lớn nhất với doanh nghiệp và thị trường BĐS đang được nhiều người chờ đợi vẫn là việc hạ lãi suất. Chỉ khi lãi suất hạ, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phát triển trở lại, thì người dân mới có niềm tin trở lại với thị trường BĐS, sẵn sàng đầu tư một khoản tiền lớn vào mua nhà, đất.
Ông Nguyễn Văn Kha thừa nhận, thời gian qua, thị trường BĐS đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ Chính phủ về mặt chính sách, tuy nhiên, những hỗ trợ này vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả cho thị trường. Ngay cả gói hỗ trợ lên đến 29.000 tỷ đồng nhằm giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp mới đây cũng không có nhiều tác động, khi doanh thu của nhiều doanh nghiệp BĐS trong cả năm nay gần như bằng… không. Trong khi đó, nếu vay được tiền nhờ chính sách nới tín dụng, thì với lãi suất hiện nay, doanh nghiệp càng lâm vào khó khăn, thậm chí phá sản, do doanh nghiệp không thể bán được sản phẩm.
Theo ông Kha, hiện ngành sản xuất nào cũng rất thiếu vốn, nhưng nói doanh nghiệp BĐS quá cần vốn thì không đúng. Bởi sản phẩm tồn kho của các doanh nghiệp BĐS hiện rất nhiều. Chỉ cần giải quyết được lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ hết khó khăn và thị trường BĐS chắc chắn sẽ phát triển.
Việc bán được hết các sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp BĐS hiện nay là rất khó. Bởi người dân không có xu hướng chi tiêu mạnh, cũng không muốn đem tiền vào đầu tư sản xuất, mà sẽ gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Muốn kéo được tiền ra khỏi ngân hàng, trần lãi suất đầu vào phải giảm xuống 7 - 8%/năm. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần giảm thu thuế GTGT với doanh nghiệp BĐS, từ 10% xuống mức 3 - 5%. Như thế, nguồn cung hàng ra thị trường mới có được mức giá tốt hơn.
Ông Nguyễn Đỗ Việt, Phó tổng giám đốc CTCP Sông Đà Thăng Long lại cho rằng, muốn thị trường BĐS khởi sắc, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Nhà nước cần phải hạn chế nguồn cung bằng việc ngừng cấp phép xây dựng các dự án mới, đồng thời, thu hồi các dự án chậm triển khai quá lâu. Song hành với hạn chế nguồn cung, Nhà nước cần phải có những chính sách kích cầu như tiếp tục hạ lãi suất, tiếp tục mở rộng cho vay mua nhà.
Dẫu vậy, về dài hạn, muốn thị trường BĐS phát triển ổn định, theo ông Việt, nền kinh tế vĩ mô phải ổn định, các lĩnh vực sản xuất phải phát triển, việc làm của người lao động được đảm bảo. Từ đó, người dân mới tự tin hơn trong việc chi tiêu, mua sắm và nghĩ đến việc đầu tư vào BĐS, mặt hàng có giá trị lớn.
Theo Nguyên Minh
ĐTCK

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Tránh "bão" tài chính, dân Nhật tìm mua BĐS nước ngoài


Không chỉ có người giàu và người về hưu, tầng lớp trung lưu Nhật Bản cũng tự tìm cho mình các căn hộ chung cư ở nước ngoài với mong muốn được an toàn trong cơn bão tài chính.

Tp.HCM kiến nghị chính sách xây nhà ở xã hội


Ngày 29/5, UBND Tp.HCM có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về chính sách xây nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Đề xuất thu hồi, tạm ngừng nhiều cụm công nghiệp tại Lâm Đồng


Nhằm đánh giá tình hình quản lý, hoạt động của các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức đợt tổng kiểm tra và rà soát tất cả các CCN thuộc 12 huyện, thành phố trong tỉnh.

Nghịch cảnh thị trường BĐS: Chỗ để ở đắt hàng, nhà văn phòng èo uột


Thị trường bất động sản cho thuê xuất hiện những biến động trái chiều: Nhiều tòa nhà thương mại vắng khách phải chuyển đổi công năng, trong khi các khu chung cư dùng để ở lại xuất hiện nhiều… văn phòng, công ty!

Phân khúc BĐS doanh nghiệp bị "bỏ rơi"


Nếu như bất động sản dân sự như nhà ở, đất nền được các sàn giao dịch cũng như công ty dịch vụ bất động sản "chăm sóc" kỹ thì một phân khúc hiện hữu đó là BĐS doanh nghiệp lại bị "lãng quên".
Đây là nhận định của ông Huỳnh Anh Dũng, giảng viên cao cấp của Hội đồng chuyên gia bất động sản Hoa Kỳ. Ông cho biết phân khúc bất động sản doanh nhiệp liên quan đến tài sản của công ty bao gồm nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, thương hiệu…gần như đã bị các công ty môi giới bất động sản “bỏ rơi”. Trong khi đó, đây là một trong những phân khúc rất có tiềm năng tại Việt Nam.

Phân khúc BĐS doanh nghiệp bị "bỏ rơi" | ảnh 1
Phân khúc bất động sản doanh nghiệp đang bị lãng quên. Ảnh: Tường Vy.

Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, thị trường bất động sản trong nước và thế giới đã liên tục tuột dốc và dòng vốn đua nhau tháo chạy ra khỏi thị trường dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thậm chí phá sản bởi sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.

Đến nay, không chỉ riêng doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản đứng trên bờ vực phá sản mà đến nay hầu như mọi ngành, nghề đều cùng chung cảnh ngộ bởi nguồn vốn chủ sỡ hữu có hạn trong khi chi phí đầu vào gia tăng và đầu ra hạn hẹp. Theo thống kê, nửa đầu năm 2011 đã có 30% doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Trước tình hình khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp buộc phải đi đến quyết định chuyển nhượng dự án, tìm đối tác đầu tư hoặc bán doanh nghiệp của mình cho các công ty khác.

Trong khoảng cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, hoạt động mua bán chuyển nhượng dự án diễn ra khá mạnh mẽ. Điển hình, Công ty GS Engineering & Construction đã chuyển nhượng dự án sân golf Củ Chi cho Tập đoàn C.T Group thông qua việc bán cổ phần với trị giá 24 triệu USD, Vinaconex – ITC đang tìm đối tác để chuyển nhượng chuyển nhượng khách sạn Holiday View,…Và mới đây, Coma 18 cho biết sẽ chuyển nhượng dự án VP6 Linh Đàm hoặc tòa nhà Coma Tower trong năm 2012 để sớm thu hồi vốn và cải thiện tình hình tài chính của Công ty.

Thế nhưng, mô hình sàn giao dịch để các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán, chuyển nhượng công ty hoặc dự án hay thương hiệu có thể tham gia giao dịch trực tuyến hay thông qua nhà môi giới chưa được phổ biến tại Việt Nam.

Theo ghi nhận, một sốt doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường tiềm năng này tại Việt Nam hiện nay như: Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BFC), Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị Quốc tế (IDJ), Công ty Cổ phần Tư vấn bất động sản Soho Việt Nam và mới thành lập gần đây là Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Việt Nam (TigerInvest).

Đại diện TigerInvest cho biết trong số các các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đăng ký tham gia trên sàn giao dịch, nhu cầu đầu tư vào nhà máy nhiệt điện, bất động sản cao cấp, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, căn hộ để bán và cho thuê, bệnh viện cao cấp, khu nghỉ dưỡng cao cấp… chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Theo thống kê của Công ty Cổ phần Tư vấn bất động sản Soho Việt Nam, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 80 dự án đang chuyển nhượng và chủ yếu tại các khu vực như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Từ Liêm.

Có thể thấy rằng nhu cầu mua bán hay chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển ban đầu của thị trường này và sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh trong thời gian tới. Vì thế, dịch vụ mua bán bất động sản doanh nghiệp sẽ có rất nhiều tiềm năng phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay.
(Theo Cafeland)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Hà Nội: Khi nào giá dịch vụ chung cư sát giá thị trường?


Hàng loạt chủ đầu tư tại Hà Nội đang mâu thuẫn căng thẳng với cư dân về phí dịch vụ chung cư, phí trông giữ ô tô, diện tích chung, riêng.
Hà Nội: Khi nào giá dịch vụ chung cư sát giá thị trường? | ảnh 1
Ông Nguyễn Quốc Tuấn.

Trao đổi với Tiền Phong, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho biết, sẽ điều chỉnh giá dịch vụ chung cư về sát với thị trường hơn.

Ông Tuấn cho biết:

Nhà chung cư cao tầng tại Hà Nội mới phát triển mạnh trong khoảng chục năm trở lại đây. Nhiều thời điểm nhà chung cư bị sốt nóng nên có tình trạng người mua nhà không quan tâm nhiều đến hợp đồng.

Chung cư hiện đại vận hành khác hẳn với kiểu chung cư cũ trước đây. Nhiều khu căn hộ đã theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao. Hoàn toàn không có chuyện hưởng dịch vụ cao mà lại chỉ trả tiền thấp.

Thưa ông, tranh chấp xảy ra nhiều có phải do mức giá trần dịch vụ ban hành chưa phù hợp?

Tôi phải nói rõ là giá trần theo quy định của thành phố chỉ áp dụng thí điểm trong một năm thôi. Theo quy định của Bộ Xây dựng, Hà Nội phải ban hành giá trần.

Giá trần mới quy định các dịch vụ cơ bản đồng thời cũng để cho trường hợp giữa chủ đầu tư và đại diện Ban quản trị còn tranh luận chưa thống nhất được với nhau thì vẫn phải tạm thời lấy mức giá này để tiếp tục vận hành tòa nhà. Khi nào tranh chấp được giải quyết thì sẽ theo mức giá mới có thể cao hơn, có thể thấp hơn mức tạm thu.

Ông có thể cho biết nguyên tắc xay dựng khung giá và cơ quan nào sẽ kiểm soát việc này?

Để ban hành ra khung giá thí điểm, nhiều cơ quan đã phải vào cuộc, khảo sát, lấy ý kiến của cả ngàn hộ dân, tham khảo kinh nghiệm nhiều địa phương, tính toán rất kỹ.

Theo quy định, nếu tầng hầm là tài sản của chủ đầu tư thì khi hạch toán phương án thu của dân hằng tháng thì chủ đầu tư phải lập dự toán trình cơ quan có thẩm quyền là Sở Tài chính xem xét phê duyệt mức giá.

Sau thời gian dài xảy ra tranh chấp, đến nay cư dân khu căn hộ Keangnam, Golden Westlake với chủ đầu tư vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Nhiều kiến nghị của cư dân về sổ đỏ tại khu The Manor vẫn chưa được giải quyết...
Phải kiểm soát như vậy để tránh tình trạng chủ đầu tư tính khấu hao trong thời hạn ngắn thì tiền thu chia hằng tháng cho đầu căn hộ sẽ vượt mức chi trả của người dân, dân không chịu được hoặc chủ đầu tư lại đưa vào các chi phí bất hợp lý.

Sở Tài chính có trách nhiệm đưa ra mức giá hợp lý nhất phù hợp với khả năng chi trả của người dân mà chủ đầu tư vẫn đảm bảo kinh doanh. Thu khấu hao tầng hầm chủ đầu tư không phải thoả thuận, giải trình với dân.

Nếu người dân thấy rằng mức thu do Sở Tài chính thẩm định không phù hợp, họ có quyền gặp Sở Tài chính để yêu cầu giải trình.

Người dân có quyền thoả thuận về phí dịch vụ nhà chung cư (điện thang máy, vệ sinh, bảo vệ...) thông qua Ban quản trị nhà chung cư. Khi có 51% thành viên Ban Quản trị biểu quyết thông qua thì mọi cư dân phải tuân thủ.

Ban Quản trị phải công khai, minh bạch mọi thu chi với người dân thông qua kiểm toán hằng năm. Tiền thuê kiểm toán do người dân trả.

Tháng 10 tới, khi kết thúc thí điểm, Hà Nội sẽ ban hành giá mới theo hướng nào?

Trước thực tế mâu thuẫn, tranh chấp như hiện nay, đến tháng 10 tới chúng tôi sẽ tổng kết sau một năm thí điểm ban hành giá dịch vụ và sẽ có điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Tinh thần là giá trần phải sát với thị trường. Tôi cần nhấn mạnh, pháp luật quy định, tất cả các khu chung cư đều phải có chỗ để xe cho người dân nhưng không có nghĩa là người dân để xe mà không phải trả tiền! Vì nếu chỗ để xe do doanh nghiệp đầu tư, không tính chi phí đó vào giá bán căn hộ thì đó là tài sản của chủ đầu tư và người dân phải trả cả tiền thuê chỗ đỗ xe và phí trông xe.

Cảm ơn ông.
(Theo TPO)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Luật Đất đai sửa đổi sẽ trình Chính phủ trong tháng 6


Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, các chương của dự Luật Đất đai sẽ chia thành nhóm chuyên đề sau đó lấy ý kiến chuyên gia trước khi hoàn thiện trình Chính phủ. 

Ngày 29/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với ban soạn thảo, tổ biên tập Dự án Luật sửa đổi Luật Đất đai. Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng, ban soạn thảo, tổ biên tập Luật sửa đổi Luật Đất đai cần tập trung tổng kết việc thi hành luật hiện hành và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai.
Đồng thời, ông Quang nhấn mạnh, tổ biên tập cần chia thành nhóm chuyên đề theo các chương của Luật Đất đai sửa đổi, lấy ý kiến chuyên gia, Sở Tài nguyên và Môi trường, rà soát kỹ nội dung trước khi hoàn thiện trình Chính phủ. Người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết dự Luật Đất đai sẽ trình Chính phủ trong tháng 6 tới.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, dự kiến dự thảo Luật sửa đổi Luật Đất đai sẽ gồm 16 chương với 220 điều nhằm khắc phục những hạn chế của Luật Đất đai 2003. Trong luật hiện hành, nhiều nội dung còn trùng lặp, chưa rõ ràng cụ thể dẫn tới khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước cũng như người sử dụng.
Sửa đổi Luật Đất đai là vấn đề được quan tâm, đặc biệt sau một số vụ cưỡng chế gây bức xúc dư luận tại Tiên Lãng (Hải Phòng) hay Văn Giang (Hưng Yên) mới đây. Nội dung được kỳ vọng sửa đổi nhất đó là thời hạn và hạn mức diện tích sử dụng đất giao cho người dân.
Dự luật đất đai sửa đổi sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2012. Tuy nhiên Chính phủ đề nghị chuyển sang kỳ họp thứ năm và thông qua tại kỳ họp thứ sáu (cuối 2013) để có thêm thời gian chuẩn bị trình Quốc hội cùng với việc thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi.
Theo Ủy ban Pháp luật, sửa Luật Đất đai sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề bức xúc liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Trong trường hợp cần đảm bảo chất lượng và để có thểm thời gian thể hiện các phương án sửa đổi, bổ sung phù hợp có thể lùi thời thời hạn.
Hoàng Lan Vnexpress

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Nguyễn Anh Quân đã bị bắt tại Mỹ! Hiện đang bị giam ở đâu ?


Theo tờ Washington Examiner một tờ báo chính thống của Mỹ đăng tin Nguyễn Anh Quân (Tội Đồ Quốc Tế từ Việt Nam bị bắt tại Dulles) - Washington Mỹ, vậy hiện nay Nguyễn Anh Quân ở đâu đang là câu hỏi của bạn đọc, để rộng đường dư luận chúng tôi xin đăng nguyên văn bài báo trên.
>>"Siêu lừa" bán đất dự án Thanh Hà Nguyễn Anh Quân bị bắt

Lệnh truy nã Nguyễn Anh Quân
Vụ bắt giữ này xảy ra ngày 23/2/2012, khi Nguyễn Anh Quân, 41 tuổi, từ Berlin bay đến sân bay quốc tế Dulles Washington, nay mới được tờ báo Washington Examiner đang tải,


Tin bắt Nguyễn Anh Quân tại sân bay quốc tế Dulles được tờ báo Washington Examiner đang tải

Nguyễn Anh Quân bị truy nã quốc tế từ ngày 3/2/2012. Trước đó đã bị truy tố (20/12/2011) theo lệnh của công an Vĩnh Phúc sau khi ông đáp máy bay đi Ðức ngày 5/12/2011. Điều thú vị là mãi 19 ngày sau khi ra khỏi Việt Nam, ngày 24/12/2011 mới có “lệnh truy nã” để điều tra về các hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại dự án trang trại phường Ðồng Tâm”.

Nguyễn Anh Quân và dự án Thanh Hà ở Vĩnh Phúc. (Hình: Pháp Luật Việt Nam)
Nguyễn Anh Quân bị bắt giữ khi nhân viên an ninh sân bay Dulles kiểm tra lý lịch hành khách thì thấy đương sự đang bị Cảnh sát quốc tế (Interpol) truy nã. Khi bị thẩm vấn, Quân thừa nhận đã từng bị kết án từ năm 1999 về tội lừa gạt liên quan đến địa ốc. Trong nhiều đơn xin nhập cảnh Mỹ, từ  tháng 8/2008 đến tháng 1/2012, Quân đều khai “chưa hề bị bắt hay bị truy tố về bất cứ tội gì.”

Tuần trước, cơ quan điều tra của Mỹ đã thụ lý và nộp hồ sơ tại tòa án liên bang ở Alexandria cáo buộc Nguyễn Anh Quân tội khai gian trong đơn xin nhập cảnh. Trong khi đó, cơ quan thuế của Mỹ (CBP) cáo buộc ông này là “lừa gạt và cố ý gian dối”.

Số tiền Nguyễn Anh Quân huy động của nhiều người trong một dự án lên tới hơn 500 tỷ đồng (khoảng $25 triệu). Quân "không phải" sĩ quan quân đội, còn vì sao ông ta là Tổng giám đốc công ty BETA Bộ Quốc phòng vẫn còn là một dấu hỏi (?).”

Nguyễn Anh Quân bị khởi tố và Truy nã tại sao vẫn có thể bay sang Liên Bang Đức và Từ Đức Bay sang Mỹ?

Những câu hỏi ngỏ đó đang chờ các cơ quan chức năng Việt Nam giải quyết!

Nguyên văn bài báo đăng tải trên tờ Washington Examiner.

Tội Đồ Quốc Tế Từ Việt Nam Bị Bắt Tại Dulles

Một người đàn ông Việt Nam bị cáo buộc lạm dụng quyền hành để gian lận về bất động sản đã bị bắt sau khi ông ta đáp xuống sân bay quốc tế Dulles tại thủ đô Washington và các nhà chức trách Mỹ bắt đầu điều tra ông ta về tội gian lận visa.

Một thông tư của cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol đã có hiệu lực về tội lừa đảo của ông Nguyễn Anh Quân, 41 tuổi. Ông đã và đang bị truy nã tại VN về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn, tội gian lận và tham nhũng, theo lời ông Steve Sapp, phát ngôn viên của Hải quan và Biên Phòng Hoa Kỳ.  Truyền thông VN cho biết rằng ông Quân đã trốn khỏi VN sau khi công an bắt đầu điều tra về ông.

Mọi âm mưu của ông Quân tan vỡ khi ông bị thẩm vấn bởi nhân viên của Hải quan và Biên Phòng sau khi ông đáp chuyến bay từ Berlin tới Dulles hôm 23 tháng 2.  Nhân viên an ninh tìm thấy thông tư của cảnh sát quốc tế rằng ông Quân đang bị truy nã về tội lạm dụng chức năng và quyền hành trong khi thi hành công vụ” và “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân”.

Trong cuộc thẩm vấn điều tra, ông Quân thừa nhận là đã bị bắt và kết án về tội lừa đảo tại VN vào năm 1999 và hiện đang phải đối mặt với tội gian lận về bất động sản..., theo tài liệu ghi lại.

Ông Quân đã nhiều lần làm đơn xin nhập cảnh Mỹ từ tháng 8  năm 2008 tới tháng 1 năm 2012 và trong đó ông khai chưa hề bị bắt hoặc bị kết án.

Trong tuần qua, một đơn khiếu kiện đã được nộp tại toà án liên bang tại thành phố Alexandria để tố cáo về tội cố tình gian dối trong đơn xin nhập cảnh Hoa Kỳ.

Cơ Quan Hải quan và Biên Phòng Hoa Kỳ quyết định rằng ông Quân  không thể được cho nhập cảnh Hoa Kỳ vì đã phạm nhiều tội vô luân, gian lận và chủ trương lừa đảo.

Về tội lừa đảo về bất động sản, theo báo cáo tin tức Việt Nam thì sự việc có liên quan đến các cựu quan chức của tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Vĩnh Yên về một dự án đầu tư về địa ốc.  Khi câu hỏi được gởi đến cảnh sát quốc tế thì không được trả lời.
 Phát ngôn viên của Cơ quan Hải quan và Biên Phòng Mỹ, ông Sapp cho biết ông không có thông tin về vụ bắt giữ năm 1999.  Một phát ngôn viên cho Văn phòng luật sư Mỹ từ chối bình luận.
 Và ông Quân thì nói rằng sở dĩ ông không khai về tiền án vì đó là vấn đề dân sự.
International fugitive from Vietnam nabbed at Dulles

A Vietnamese man who allegedly abused official power to commit real estate fraud was arrested after he flew into Washington Dulles International Airport and U.S. authorities began investigating him for visa fraud.
An Interpol notice had been in effect for 41-year-old Quan Anh Nguyen for fraud offenses. He had been wanted in Vietnam for misusing a government position, fraud and bribery, according to Steve Sapp, spokesman for Customs and Border Protection. Vietnamese media reports indicate he fled that country after police began investigating him.

But his plans unraveled when he was being questioned by CBP officers after he arrived at Dulles on a flight from Berlin on Feb. 23. CBP officers performed records checks that showed the Interpol notice and that Nguyen was wanted for "abusing positions and powers while performing official duties" and "defrauding citizen's property," according to court documents.

Nguyen admitted in an interview that he had been arrested and convicted of fraud in Vietnam in 1999 and was currently facing charges for real estate fraud, the documents say.

In multiple applications Nguyen made seeking visas to the United States between August 2008 and January 2012, he said he had never been arrested or convicted of a crime.

A criminal complaint charging him with making false statements in a visa application was filed in federal court in Alexandria last week.

CBP determined that Nguyen shouldn't be admitted to the United States because he had committed crimes involving "moral turpitude" and "fraud and willful misrepresentation," court records say.

The current case appears to have involved former officials from Vinh Phuc province and Vinh Yen city and fraudulent investment projects, according to Vietnamese news reports. Interpol did not respond to a request for comment.

Sapp said he had no information on the 1999 arrest. A spokesman for the U.S. Attorney's Office declined to comment.

Nguyen told CBP agents that he hadn't disclosed the 1999 case because he believed it was a civil matter, court documents say.

Theo Tamnhin.net

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

"Siêu lừa" bán đất dự án Thanh Hà Nguyễn Anh Quân bị bắt


Tờ Washington Examiner đã đăng tải một bài ngắn, cho biết Nguyễn Anh Quân đã bị bắt tại sân bay quốc tế Dulles của thủ đô Washington (Hoa Kỳ), ngày 23-2-2012.
Nguyễn Anh Quân và dự án Thanh Hà mà công ty Hanic bị "mắc cạn"
Trên nhiều số báo từ cuối năm 2011, Tiền Phong đã có loạt bài viết về vụ án “Dự án trang trại phường Đồng Tâm”, xảy ra tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, phản ánh hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Anh Quân - được dư luận nhận định là kẻ chủ mưu, cầm đầu các đối tượng gây án.

Tuy nhiên, việc khởi tố để điều tra Nguyễn Anh Quân khá muộn màng. Khi vụ án đã có tới 7 đối tượng bị khởi tố, Quân vẫn được xác định là vô can!

Quyết định khởi tố bị can Nguyễn Anh Quân được ban hành ngày 20-12-2011, song do CQĐT không xác định được “Quân đang làm gì, ở đâu”, vì vậy không thể lấy lời khai của Quân.

Các bài viết của Tiền Phong cho thấy trong thời gian Công an tỉnh Vĩnh Phúc khởi tố vụ án ở phường Đồng Tâm, Nguyễn Anh Quân có dấu hiệu cầm đầu một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt nghiêm trọng tại Hà Nội, với số tiền chiếm đoạt lên tới hơn 500 tỷ đồng.

Ngày 24-12-2011, Công an tỉnh Vĩnh Phúc ra lệnh truy nã Nguyễn Anh Quân. Khá buồn là trước đó, Quân đã kịp bỏ trốn ra nước ngoài. Tiền Phong đã phản ánh sự việc này qua loạt bài “Cuộc đào thoát kỳ lạ của Nguyễn Anh Quân”…

Mới đây, ngày 19-5-2012, một tờ báo chính thống của Hoa Kỳ, tờ Washington Examiner đã đăng tải một bài ngắn, cho biết Nguyễn Anh Quân đã bị bắt tại sân bay quốc tế Dulles của thủ đô Washington (Hoa Kỳ), ngày 23-2-2012.

Theo tờ báo này, các nhân viên Hải quan và An ninh cửa khẩu Hoa Kỳ phát hiện Nguyễn Anh Quân là đối tượng bị Interpol truy nã, nên đã giữ Quân tại sân bay.

Qua thẩm vấn, các nhân viên Hải quan và An ninh cửa khẩu xác định Quân từng bị kết án tù tại Việt Nam vào năm 1999, song trong đơn xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ, Quân đã che giấu chuyện này.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, Quân không được giao ngay cho Interpol, mà sẽ bị giữ lại để truy tố ra trước Tòa án Hoa Kỳ về hành vi khai báo gian dối.

Vẫn theo tờ Washington Examiner, Nguyễn Anh Quân đã liên tục xin được nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ năm 2008, điều này cho thấy Quân đã có ý định bỏ trốn khỏi Việt Nam từ khá lâu, rất có thể những vụ việc mang dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Quân là nhằm cất những “mẻ lưới lớn” trước khi chuồn ra nước ngoài.

Tờ báo đã trích dẫn cho biết, Quân đến Hoa Kỳ trong một chuyến bay xuất phát từ TP Béc-lin (CHLB Đức). Trước đó, nguồn tin của cộng đồng người Việt tại Đức cho biết, sau khi bị truy nã tại Việt Nam, Quân đã xuất hiện tại Đức với vai trò chủ một dự án lớn của người Việt tại TP Béc-lin.

Về vụ án “Trang trại kinh tế phường Đồng Tâm”, mới đây CQĐT đã khởi tố thêm ông Nguyễn Văn Hòa - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Hòa bị khởi tố sau khi đã nghỉ hưu (trước đó, ông Nguyễn Văn Quyền - nguyên Bí thư Thành ủy TP Vĩnh Yên, ông Lại Hữu Lân - nguyên Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên cũng đã bị khởi tố). Hiện vụ án vẫn chưa được đưa ra xét xử.

Theo Tổ PV Pháp luật
Tiền Phong

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Những doanh nghiệp nào sẽ được bổ sung vốn đầu tư?


Với chương trình 4 nhà phối hợp với Bộ Xây dựng và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mục đích là sẽ cung cấp và giải ngân vốn cho dự án nhà ở thu nhập thấp và nhà ở thương mại.
Đây là 1 chương trình do Bộ Xây dựng chủ trì đảm nhiệm nên việc sàng lọc giới thiệu doanh nghiệp, các điều kiện cũng khá thông thoáng và mức lãi suất khá hấp dẫn. Đề cung cấp thêm những thông tin đến các doanh nghiệp chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng thành viên BIDV.
Vì sao BIDV lãi có sáng kiến trong việc thực hiện chương trình 4 nhà hay không?

Việc liên kết 4 nhà là nhà đầu tư, nhà băng, nhà cung ứng và phân phối vật liệu xây dựng và nhà thi công đây là 1 thực tiễn rất cần thiết. Cho nên chúng tôi đứng ra là nhà bảo lánh cho bên mua và chủ đầu tư bên thi công từ khâu sản xuất, thi công đến sử dụng.

Trong chương trình này, BIDV sẽ trực tiếp trả lại tiền đó cho tất cả các bên tham gia một cách trực tiếp. Nhiều ý kiến cho rằng: Đây có phải cách để quản lý dòng tiền và nắn dòng tiền của mình đi đúng hướng?

Thực tế trên thị trường độ tin cậy lẫn nhau giữa nhà đầu tư, nhà thi công, nhà cung cấp vật liệu xây dựng là chưa có độ tin cậy cao dẫn đến tình trạng nợ đọng. Do đó chúng tôi có thể kiểm soát dòng vốn, sử dụng vào đúng mục đích.

Trong chương trình cho vay với nhà của người thu nhập thấp, với mức lãi suất 14,4%. Vậy những điều kiện để doanh nghiệp tham gia chương trình này là gì?

Chúng tôi đã ký thoả thuận với Bộ Xây dựng để tập trung đẩy mạnh nhà cho người thu nhập thấp. Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ xác định các dự án cụ thể như: Các dự án đầy đủ tính pháp lý, có mặt bằng sạch đang thi công dở dang và đặc biệt có đầu ra ổn định.

Bên cạnh đó, BIDV cũng thực hiện chương trình này với nhà ở thương mại. Vậy cũng trong chương trình này thì doanh nghiệp nào có thể tham gia?

Về nhà ở thương mại chúng tôi đã ký với 1 số chủ đầu tư, thông thường là những BĐS có giá trị trung bình và cao cấp. Nhưng công việc này phải kết hợp từ 3 phía: Chủ đầu tư phải tính toán giá thành và giá bán; Phải đưa ra những chính sách rõ ràng nó thiết thực; Sẽ đưa ra mức lãi suất hợp lý trong khoảng 14 - 15%/năm; Hỗ trợ cho những người mua nhà với mức lãi suất hợp lý.

Xin cảm ơn ông!
(Theo VTV)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Tp.HCM: Dân mắc kẹt tại các dự án treo


Rất nhiều dự án "treo" hàng chục năm khiến người dân không thể nhúc nhích đi đâu được. Mặc dù quy định trên "giấy" là sau 3 năm không thực hiện, quy hoạch phải bị xóa bỏ để trả lại quyền lợi về nhà ở, đất đai cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

“Bỏ quên” hàng chục năm

Dự án tại khu C30 (nay thuộc tổ 1, 2, KP.1, P.6, Q.Tân Bình, Tp.HCM) được công bố vào năm 1980. Theo quy hoạch, khu này làm cơ quan, nhà ở của ngành bưu điện, với tổng diện tích hơn 40 ha. Đến năm 2009, UBND TP ra quyết định quy hoạch 1/2.000 để làm trung tâm thương mại, sản xuất kỹ thuật cao, kinh doanh, dịch vụ chuyên ngành bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin. Từ đó đến nay không có chuyển biến gì mới.

Tp.HCM: Dân mắc kẹt tại các dự án treo | ảnh 1
Do bị quy hoạch treo hơn 30 năm, nên đường vào khu C30 lầy lội, ngập nước mỗi khi trời mưa - Ảnh: Đình Sơn

Cụ Huỳnh Đức Tấn, năm nay 80 tuổi, 53 tuổi Đảng, Bí thư Chi bộ KP.1, cho biết đã sống ở đây 32 năm, nhưng do nằm trong vùng quy hoạch treo nên nhà cửa, đường sá, điện nước không được đầu tư khiến "nắng thì bụi, mưa thì lầy". Do không có hệ thống thoát nước, nên mùa mưa nước ngập lên đến tận đầu gối. Sống mòn mỏi nhiều năm trời, nguyện vọng của người dân ở đây chỉ là một tuyên bố chính thức. Nếu quy hoạch thì triển khai ngay, còn không cũng công bố để khôi phục quyền lợi cho người dân.
Hơn 100 căn nhà tại dãy này đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nhưng không được sửa chữa. Cách đây 3 năm, nền nhà tôi từng bị lún sụp tạo thành một cái hố to tướng, ở rất nguy hiểm nhưng chính quyền không cho nâng cấp

Ông Lý Minh Đức, chủ nhà 141C/1 Trần Bình Trọng, P.1, Q.10

Tại Q.Gò Vấp, gần 500 hộ dân ở khu vực ấp Doi, P.15 cũng đã bị “bỏ quên” hơn 30 năm nay bởi quy hoạch treo. Ông Trần Công Sơn, tổ trưởng tổ 61, nói rằng người dân sống ở vùng dự án treo như sống trong địa ngục, bởi nhà chỉ được sửa chữa tạm, nước không có phải khoan giếng nhưng bị nhiễm phèn. Nhà nào không có hộ khẩu hay KT3 thì câu nhờ điện với giá 3.000 đồng 1 số điện. Có những nhà vì xây dựng quá lâu, nên nền nhà đã nằm dưới mặt đường cả mét. Theo lãnh đạo UBND Q.Gò Vấp, khu vực này được quy hoạch từ 1995 làm công viên. Nhưng sau đó dự án được điều chỉnh, một phần làm công viên, một phần làm khu đô thị kiểu mẫu. Chính quyền có chủ trương dành phần đất này đổi làm con đường Dương Quảng Hàm, với vốn đầu tư khoảng 6.000 tỉ đồng, nhưng đến nay chưa tìm được nhà đầu tư. Nhiều khả năng dự án tại ấp Doi sẽ được xem xét đưa vào kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2020 nếu phù hợp. Như vậy là tiếp tục “treo” nữa.

Tài sản “bị niêm phong”

Khu tái định cư 38 ha (KP.4, P.Tân Thới Nhất, Q.12) được quy hoạch từ năm 2002 để tái định cư cho những hộ dân bị ảnh hưởng bởi một số dự án do Công ty Công trình giao thông công chánh Tp.HCM làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do không có năng lực nên dự án đã chuyển về cho Ban quản lý dự án Q.12.

Điều khiến 740 hộ dân, trong đó có 719 hộ bị giải tỏa trắng để nhường đất cho dự án bức xúc là đến nay, sau 10 năm dự án vẫn án binh bất động, để đất hoang trong khi người dân bị mất đất phải sống lay lắt trong những căn nhà ở trọ. Cũng vì quy hoạch treo nhiều năm, đất bỏ hoang nên nơi đây đã trở thành bãi tập kết rác, phế liệu… cho các doanh nghiệp may mặc, xây dựng. Anh Dương Võ Minh Mẫn, có nhà nằm trong dự án treo này bức xúc, gia đình anh cùng một số hộ dân còn sót lại đến giờ vẫn chưa được đền bù, song chính quyền vẫn không cho xây dựng, nâng cấp nhà mới. Một trở ngại khác là không có nước sạch sử dụng, phải dùng nước giếng khoan nhiễm phèn. Khoảng 5 năm nay, anh Mẫn xin “tách sổ” nhưng không được giải quyết, với lý do là dự án đang quy hoạch. Việc mua bán, sang nhượng cũng bị… đóng băng. “Bây giờ kinh tế khó khăn, muốn bán lấy tiền kinh doanh cũng không được. Xây nhà trọ tạm để cho thuê cũng không cho. Tài sản của người dân gần như bị niêm phong, rất khốn khổ”, anh Mẫn trình bày.

Tại Q.8, toàn bộ đường Phạm Thế Hiển, phía giáp với sông Kênh Đôi bị quy hoạch làm hành lang bảo vệ kênh và công viên cây xanh từ năm 1997, treo dài cho đến nay nên khi người dân xin phép xây dựng thì bị hạn chế. Không những thế, do dính quy hoạch nên nhà đất của người dân không buôn bán được, nếu có người mua cũng bị mất giá khoảng 30%.

Tại khu vực đường Trần Bình Trọng, đoạn thuộc P.1, Q.10, hiện có hàng trăm hộ dân bị quy hoạch treo đã gần 10 năm. Ông Lý Minh Đức, chủ nhà 141C/1 Trần Bình Trọng, bức xúc: “Hơn 100 căn nhà tại dãy này đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nhưng không được sửa chữa. Cách đây 3 năm, nền nhà tôi từng bị lún sụp tạo thành một cái hố to tướng, ở rất nguy hiểm nhưng chính quyền không cho nâng cấp”.

Theo ông Nguyễn Văn Lưu, Chủ tịch UBND Q.10, khu vực này thuộc dự án quy hoạch khu dân cư nhà cao tầng, công viên, trường học. Tuy nhiên, gần 10 năm nay vẫn chưa thực hiện được, do không có nhà đầu tư.

Hàng ngàn gia đình sống lay lắt
Trước đây khu vực đường Phú Định, P.16, Q.8, là vùng trũng nên chỉ làm ao nuôi cá, ít có ai ở. Sau khi triển khai dự án cải tạo kênh Lò Gốm và xây dựng Đại lộ Đông Tây trên địa bàn Q.6 thì hàng ngàn hộ dân, chủ yếu là dân nghèo chạy về đây mua đất an cư. Nhưng hiện khoảng 2.000 hộ dân tại khu vực này phải sống lay lắt bởi vướng quy hoạch công viên cây xanh từ thập niên 90 của thế kỷ trước và hiện một phần được đổi quy hoạch làm nhà cao tầng.

Tiếp xúc với PV Thanh Niên, người dân cho biết từng có vài nhà đầu tư đến khảo sát, họp dân, nhưng đã tháo chạy vì số lượng nhà phải giải tỏa quá lớn, chi phí quá cao. Rất nhiều lần bà con kiến nghị cấp số nhà tạm để họ chuyển hộ khẩu từ nơi đã bị giải tỏa về, nhưng không được. Điều này khiến họ phải sống bất hợp pháp vì không hộ khẩu. Cuộc sống tạm bợ sẽ phát sinh nhiều tệ nạn tại khu vực này, nhất là các đối tượng xấu trà trộn vào khá nhiều, rồi cờ bạc, số đề, đá gà...
(Theo Thanh niên)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Nhà đầu tư ngoại và nỗi ám ảnh mang tên giải phóng mặt bằng


Theo ghi nhận của phóng viên tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, những diễn biến gần đây liên quan đến bồi thường đất, giải phóng mặt bằng và định giá đất có vẻ như đang khiến các nhà đầu tư lo lắng hơn trước.
Nhà đầu tư ngoại và nỗi ám ảnh mang tên giải phóng mặt bằng | ảnh 1
Thủ tục về giải phóng mặt bằng vẫn đang làm khó nhiều doanh nghiệp FDI.

Một loạt các văn bản pháp luật liên quan đến bồi thường đất, giải phóng mặt bằng và định giá đất đã được ban hành với mục đích cung cấp một khung pháp lý khả thi, tạo điều kiện để lĩnh vực bất động sản có thể phát triển một cách trật tự.

Ông David Lim, đại diện Nhóm công tác đất đai thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam nói trong phần lớn các văn bản trên, “các chủ trương đều đúng đắn và thể hiện ý định của các nhà làm luật muốn giải quyết các vấn đề cực kỳ khó khăn”.

Tuy nhiên, việc áp dụng không thống nhất cơ chế tính toán giá đất cũng như các thủ tục bồi thường và giải phóng mặt bằng khác nhau đã dẫn đến những sự chậm trễ không đáng và gây khó khăn cho những chủ đầu tư bất động sản.

Nhóm công tác đã tiến hành các khảo sát từ các nhà đầu tư và nhận thấy có khá nhiều điểm bất cập liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Chẳng hạn, theo Điều 28 của Nghị định 84, trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và khu đất phải được chuyển mục đích sử dụng cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì sau khi nhận chuyển nhượng, số tiền mà nhà đầu tư đã trả cho việc chuyển nhượng sẽ được trừ vào tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất hoặc sẽ được xem là khoản tiền thuê đất nhà đầu tư trả trước cho Nhà nước.

Theo quy định này, số tiền nhà đầu tư thực tế trả cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ được tính vào chi phí đầu tư dự án của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo Điều 2.2 của Thông Tư 93/2011/TT-BTC đề ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính, nhà đầu tư không được phép trừ mà phải trả tiền sử dụng đất căn cứ trên chênh lệch giữa các giá đất theo các mục đích sử dụng mới và cũ vào thời điểm thay đổi.

Đối với vấn đề này, Nhóm công tác đề nghị rằng tiền sử dụng đất có thể được trừ vào các khoản tạm ứng cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… Nếu các khoản tiền tạm ứng đã thanh toán cao hơn tiền sử dụng đất phải trả thì chỉ trừ số tiền bằng với tiền sử dụng đất; phần còn lại sẽ là chi phí đầu tư dự án.

Cũng về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án trên cơ sở sở hữu 100% vốn gặp bất lợi so với một nhà đầu tư trong nước sau khi hoàn tất giải phóng mặt bằng hoặc thương lượng với người sử dụng đất để giải phóng mặt bằng bởi vì họ không thể trả tiền bồi thường cho người sử dụng đất đó ngay lập tức. Họ phải trải qua hai bước nữa mới có được đất do phải thương lượng hợp đồng thuê đất với Nhà nước và phải xin giấy chứng nhận đầu tư.

Do phải mất từ 6 tháng đến một năm mới có được giấy chứng nhận đầu tư, người sử dụng đất khó có thể chờ đến khi đó để nhận dược tiền đền bù về đất.

Một trở ngại khác là trong tình hình kinh tế hiện nay đang thiếu tín dụng, nhà đầu tư Việt Nam mời các nhà đầu tư nước ngoài cùng đầu tư không chỉ vào các dự án mới mà còn cả vào các dự án hiện hữu.

Vẫn theo ông David Lim, các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng hỗ trợ theo cách này nhưng khó cam kết vốn cho bất kỳ dự án nào khi không có sự chắc chắn hoặc bảo đảm nào về quyền sử dụng đất. Điều này tiếp tục là cản trở cho việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án từ các dự án đô thị lớn cho đến các dự án phát triển một tòa nhà duy nhất.

Nhóm công tác đề nghị rằng các nhà đầu tư nước ngoài không cần phải qua bước thương lượng hợp đồng thuê đất với Nhà nước giống như các chủ đầu tư trong nước và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài sau khi hoàn tất việc bồi thường để các nhà đầu tư nước ngoài có các quyền như quyền của nhà đầu tư trong nước trong việc thực hiện các dự án bất động sản.

Khó khăn về mặt bằng không chỉ đến với các doanh nghiệp bất động sản mà còn là của các doanh nghiệp khác có dự án đầu tư chiếm diện tích lớn, chẳng hạn trong lĩnh vực nhiệt điện.

Theo ông Tony Foster, một chuyên gia giàu kinh nghiệm về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam thì theo quy chế về dự án BOT, các doanh nghiệp không phải trả tiền thuê đất. Tuy vậy, dự án BOT vẫn phải chịu chi phí giải phóng mặt bằng, bồi thường và cải tạo mặt bằng thường khá lớn.

Mới đây, chủ đầu tư dự án nhiệt điện Mông Dương 2 đã được cấp “đất sạch” đã giải phóng mặt bằng tuy nhiên trên thực tế không có nhiều dự án được “may mắn” như thế. Những dự án điện khác phải tự chịu chi phí giải phóng mặt bằng, bồi thường, cải tạo mặt bằng. Tùy vào quy mô của nhà máy và địa điểm, những chi phí này có thể lên tới trên 50 triệu USD.

“Tôi nghĩ Chính phủ cần thể hiện rõ sự cam kết hơn bằng cách chuẩn bị trước các thủ tục giao đất và phân bổ ngân sách phù hợp. Nếu không, rủi ro sẽ chuyển lên vai doanh nghiệp, dẫn đến việc chuyển tiếp chi phí và chi phí cuối cùng chắc chắn sẽ cao hơn so với việc chính phủ có can thiệp từ đầu”, ông Tony Foster nói.

Một vấn đề khác là UBND địa phương nơi có đất thường tuyên bố rằng mình không có kinh phí để ứng trước cho những chi phí trên. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ phải lựa chọn giữa việc tự ứng trước chi phí, qua đó gánh luôn rủi ro do không biết dự án có được cấp phép suôn sẻ và mình có được  phê duyệt kinh phí hay không, hoặc chờ cho đến khi được phê duyệt kinh phí mới bắt đầu đền bù và cải tạo mặt bằng.

"Công tác đền bù, cải tạo mặt bằng, tùy địa điểm, có thể kéo dài đến hai năm hoặc hơn, dẫn tới hậu quả là dự án bị chậm tiến độ", ông Tony Foster nhấn mạnh.
(Theo VnEconomy)

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!