Việc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho mảnh đất mình sở hữu là quyền lợi hợp pháp của người dân. Giá trị của tấm giấy chứng nhận mà người dân quen gọi là “sổ đỏ” là không phải bàn cãi.
Những năm trước đây, người dân phải làm nhiều thủ tục, hồ sơ và phải chờ đợi trong thời gian dài mới có được tấm sổ đỏ. Hiện mọi thứ đã trở nên đơn giản hơn nhiều, thế nhưng, tại Đồng Nai đang tồn tại một nghịch lý là sổ đỏ đã được cấp về địa phương nhưng người dân vẫn thờ ơ và không muốn nhận về. Vì sao lại có tình trạng trên?
Theo Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh, đến nay, sở chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn đọng tại các địa phương, tuy nhiên con số này có thể lên đến hàng chục nghìn. Riêng thành phố Biên Hòa còn hơn 9.000 giấy, huyện Cẩm Mỹ số giấy tồn là hơn 1.800 giấy, huyện Xuân Lộc còn hơn 400 giấy còn tồn ở các xã, thị trấn.
Theo ông Phạm Văn Minh, chủ hộ tại ấp Nhất Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, gia đình ông biết đất nhà mình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và tấm giấy đó đang nằm tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Song đến nay ông vẫn chưa đến lấy về. Về điều này ông lý giải: Do bận công việc nên tôi không có thời gian đi lấy, mà hơn nữa đất của nhà tôi chỉ để ở, không sang nhượng, bán chác cho ai nên tôi chẳng cần lấy giấy về làm gì. Giờ mà đi lấy giấy là chắc chắn phải mất tiền, rồi hàng năm phải nộp thuế.
Còn mảnh đất ông Nguyễn Thanh Tịnh (xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh) đã được cấp giấy chứng nhận nhiều năm nay. Tuy nhiên ông cũng không muốn lấy về, ông chia sẻ: Bây giờ đi lấy giấy là phải làm việc với xã, nói thật là tôi ngại đi lắm. Lên đó rồi họ lại bảo làm giấy tờ này, giấy tờ nọ tôi biết đâu mà lần.
Ông Minh hay ông Tịnh là những người hoàn toàn có khả năng nộp lệ phí để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về, nhưng lại không muốn lấy. Trong khi đó, hàng trăm gia đình dù rất muốn được nhận giấy nhưng lại không đủ khả năng nộp phí. Ông Nguyễn Thanh Phong (xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa), cho biết: Gia đình tôi muốn lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về nhưng lên người ta bảo phải nộp 7 triệu thế là tôi lại thôi. Hoàn cảnh kinh tế nhà tôi rất khó khăn, hai vợ chồng làm công nhân, phải nuôi con ăn học. 7 triệu với nhà tôi thật sự là một khoản tiền lớn.
Ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Biên Hòa cho biết: Hiện thành phố đã tiến hành cấp được 107.000 (đạt tỉ lệ 92%) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, 8% còn lại tương đương hơn 9.000 giấy hiện vẫn tồn đọng tại các phường, xã. Với số giấy tồn này, dù đã dùng nhiều hình thức tuyên truyền, nhưng người dân vẫn không mặn mà đến nhận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giấy đã cấp nhưng dân không chịu lấy về, trong đó có 2 nguyên nhân chính. Người dân không có khả năng hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài chính và một số hộ dân không có nhu cầu giao dịch, mua bán đất đai, thấy không cần thiết nên không muốn lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để thông tin về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến với người dân, hiện thành phố Biên Hòa đang chuẩn bị lập trang web để đưa hồ sơ các hộ được cấp giấy lên, thành phố cũng sẽ tiến hành gửi thông báo về tận hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Tân nhấn mạnh: Hiện nay, đã có chính sách cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, chính sách này càng quan trọng hơn đối với những người chưa đủ khả năng tài chính. Thế nhưng, thông tin này hiện vẫn chưa có nhiều người dân biết đến.
Theo Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh, đến nay, sở chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn đọng tại các địa phương, tuy nhiên con số này có thể lên đến hàng chục nghìn. Riêng thành phố Biên Hòa còn hơn 9.000 giấy, huyện Cẩm Mỹ số giấy tồn là hơn 1.800 giấy, huyện Xuân Lộc còn hơn 400 giấy còn tồn ở các xã, thị trấn.
Còn mảnh đất ông Nguyễn Thanh Tịnh (xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh) đã được cấp giấy chứng nhận nhiều năm nay. Tuy nhiên ông cũng không muốn lấy về, ông chia sẻ: Bây giờ đi lấy giấy là phải làm việc với xã, nói thật là tôi ngại đi lắm. Lên đó rồi họ lại bảo làm giấy tờ này, giấy tờ nọ tôi biết đâu mà lần.
Ông Minh hay ông Tịnh là những người hoàn toàn có khả năng nộp lệ phí để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về, nhưng lại không muốn lấy. Trong khi đó, hàng trăm gia đình dù rất muốn được nhận giấy nhưng lại không đủ khả năng nộp phí. Ông Nguyễn Thanh Phong (xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa), cho biết: Gia đình tôi muốn lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về nhưng lên người ta bảo phải nộp 7 triệu thế là tôi lại thôi. Hoàn cảnh kinh tế nhà tôi rất khó khăn, hai vợ chồng làm công nhân, phải nuôi con ăn học. 7 triệu với nhà tôi thật sự là một khoản tiền lớn.
Ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Biên Hòa cho biết: Hiện thành phố đã tiến hành cấp được 107.000 (đạt tỉ lệ 92%) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, 8% còn lại tương đương hơn 9.000 giấy hiện vẫn tồn đọng tại các phường, xã. Với số giấy tồn này, dù đã dùng nhiều hình thức tuyên truyền, nhưng người dân vẫn không mặn mà đến nhận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giấy đã cấp nhưng dân không chịu lấy về, trong đó có 2 nguyên nhân chính. Người dân không có khả năng hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài chính và một số hộ dân không có nhu cầu giao dịch, mua bán đất đai, thấy không cần thiết nên không muốn lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để thông tin về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến với người dân, hiện thành phố Biên Hòa đang chuẩn bị lập trang web để đưa hồ sơ các hộ được cấp giấy lên, thành phố cũng sẽ tiến hành gửi thông báo về tận hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Tân nhấn mạnh: Hiện nay, đã có chính sách cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, chính sách này càng quan trọng hơn đối với những người chưa đủ khả năng tài chính. Thế nhưng, thông tin này hiện vẫn chưa có nhiều người dân biết đến.
(Theo BTT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét