Gần đây, để tạo tính thanh khoản cho thị trường bất động sản (BĐS), nhiều ý tưởng đã được cấp cơ quan quản lý thông qua, như việc chuyển đổi mục đích sử dụng của căn hộ (chuyển sang làm cao ốc văn phòng), chia nhỏ diện tích căn hộ và xây căn hộ nhỏ.
Song, tổn hao giấy mực của báo chí lẫn ý kiến của chuyên gia, doanh nghiệp (DN) nhiều nhất có lẽ là việc “hô biến căn hộ nhỏ”.
Và như thế, sau gần 3 năm giằng co, cuối cùng, nhà thương mại có diện tích 25m2 cũng đã được Bộ Xây dựng “bật đèn xanh”. Tuy nhiên, không ít chuyên gia lên tiếng về cái gọi là “bước lùi” trong quy hoạch đô thị.
Rằng, nhà nhỏ sẽ phá nát quy hoạch đô thị hay hiện tượng “ổ chuột hóa trên không” đang dần tái hiện... Chỉ có đa phần DN vỗ tay đồng ý, bởi không ít trong số này đã nhiều lần thẳng thắn nêu đề xuất được xây căn hộ nhỏ, Bộ Xây dựng “gật đầu”, nhưng Tp.HCM nói không!
Người kiên nhẫn theo đuổi ý tưởng này nhất có lẽ là ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành. Mới đây nhất, tại buổi làm việc với Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đại diện công ty Đất Lành còn đưa ra một bài toán hẳn hoi.
Cụ thể, tại Tp.HCM hiện nay, nhà nhỏ có thể được chia thành 3 loại diện tích: 20m2 - 40m2 - 70m2. Nếu tính theo lãi suất 1,85%/tháng và giá thành mỗi mét vuông là 15 triệu đồng thì hằng tháng người mua phải góp từ 5-6 triệu đồng cho nhà 20m2. Số tiền góp sẽ tỷ lệ thuận với diện tích căn hộ.
Theo ông Đực, căn hộ có diện tích từ 20-60m2 được chú ý nhiều nhất. “Lấy công trình Thuận Kiều Plaza để phản bác chuyện làm căn hộ nhỏ của DN là không đúng, vì thiết kế của Thuận Kiều Plaza không bắt mắt mà số tầng thì quá cao. Trong khi với dự án Thái An, chúng tôi vẫn bán được 90%”, ông Đực bức xúc.
Còn ông Lương Hoài Nam, Phó tổng giám đốc Công ty CP Nam Long, thì cho rằng, Nhà nước cũng cần có cái nhìn... nhẹ nhàng với việc cho DN xây nhà diện tích nhỏ, như trường hợp của Ấn Độ. Trước đây, vào năm 2009, Tập đoàn Tata đã tuyên bố xây dựng trên 1.000 căn hộ giá rẻ (từ 7.800-13.400 USD/căn), với dự án Bhoisar, có diện tích căn hộ nhỏ nhất là 26m2.
Dĩ nhiên, nhà giá rẻ thường đi kèm với diện tích nhỏ lẫn hạn chế tầng cao. Riêng ở Singapore, dù năm 1996 chính phủ nước này đã xây dựng những căn hộ nhỏ nhất là 3 phòng, với mức giá từ 150.000-450.000 USD/căn, nhưng gần đây (năm 2009), căn hộ siêu nhỏ với diện tích 24m2 đã có mặt trên thị trường và chỉ một năm sau đó, có 1.999 căn được bán ra. Hay ở Pháp, tại những vùng ngoại ô, người ta cũng đã xây căn hộ Pla (nhà dành cho người có thu nhập thấp, diện tích nhỏ...).
Điều đó chứng tỏ, loại căn hộ có diện tích nhỏ cũng xuất hiện ở nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia phát triển. Song, điểm chung ở những dự án căn hộ nhỏ là không nằm ở khu vực trung tâm thành phố, tuân thủ về chất lượng công trình.
Đây là tiêu chuẩn cơ quan quản lý có thể kiểm soát. Riêng việc phát triển số lượng như thế nào sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.
Và như thế, sau gần 3 năm giằng co, cuối cùng, nhà thương mại có diện tích 25m2 cũng đã được Bộ Xây dựng “bật đèn xanh”. Tuy nhiên, không ít chuyên gia lên tiếng về cái gọi là “bước lùi” trong quy hoạch đô thị.
Rằng, nhà nhỏ sẽ phá nát quy hoạch đô thị hay hiện tượng “ổ chuột hóa trên không” đang dần tái hiện... Chỉ có đa phần DN vỗ tay đồng ý, bởi không ít trong số này đã nhiều lần thẳng thắn nêu đề xuất được xây căn hộ nhỏ, Bộ Xây dựng “gật đầu”, nhưng Tp.HCM nói không!
Cụ thể, tại Tp.HCM hiện nay, nhà nhỏ có thể được chia thành 3 loại diện tích: 20m2 - 40m2 - 70m2. Nếu tính theo lãi suất 1,85%/tháng và giá thành mỗi mét vuông là 15 triệu đồng thì hằng tháng người mua phải góp từ 5-6 triệu đồng cho nhà 20m2. Số tiền góp sẽ tỷ lệ thuận với diện tích căn hộ.
Theo ông Đực, căn hộ có diện tích từ 20-60m2 được chú ý nhiều nhất. “Lấy công trình Thuận Kiều Plaza để phản bác chuyện làm căn hộ nhỏ của DN là không đúng, vì thiết kế của Thuận Kiều Plaza không bắt mắt mà số tầng thì quá cao. Trong khi với dự án Thái An, chúng tôi vẫn bán được 90%”, ông Đực bức xúc.
Còn ông Lương Hoài Nam, Phó tổng giám đốc Công ty CP Nam Long, thì cho rằng, Nhà nước cũng cần có cái nhìn... nhẹ nhàng với việc cho DN xây nhà diện tích nhỏ, như trường hợp của Ấn Độ. Trước đây, vào năm 2009, Tập đoàn Tata đã tuyên bố xây dựng trên 1.000 căn hộ giá rẻ (từ 7.800-13.400 USD/căn), với dự án Bhoisar, có diện tích căn hộ nhỏ nhất là 26m2.
Dĩ nhiên, nhà giá rẻ thường đi kèm với diện tích nhỏ lẫn hạn chế tầng cao. Riêng ở Singapore, dù năm 1996 chính phủ nước này đã xây dựng những căn hộ nhỏ nhất là 3 phòng, với mức giá từ 150.000-450.000 USD/căn, nhưng gần đây (năm 2009), căn hộ siêu nhỏ với diện tích 24m2 đã có mặt trên thị trường và chỉ một năm sau đó, có 1.999 căn được bán ra. Hay ở Pháp, tại những vùng ngoại ô, người ta cũng đã xây căn hộ Pla (nhà dành cho người có thu nhập thấp, diện tích nhỏ...).
Điều đó chứng tỏ, loại căn hộ có diện tích nhỏ cũng xuất hiện ở nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia phát triển. Song, điểm chung ở những dự án căn hộ nhỏ là không nằm ở khu vực trung tâm thành phố, tuân thủ về chất lượng công trình.
Đây là tiêu chuẩn cơ quan quản lý có thể kiểm soát. Riêng việc phát triển số lượng như thế nào sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.
(Theo DNSG)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét