Việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và người dân sống tại các khu chung cư được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân căn bản nhất có lẽ chính là việc nhiều nhà đầu tư đang cố tình hiểu sai, không thực hiện và làm đúng theo quy định của pháp luật.
Việc phân định phạm vi sở hữu các không gian chung - riêng trong các tòa chung cư đã diễn ra trong thời gian dài nhưng vẫn thiếu sự vào cuộc của các cơ quan chức năng...
Tòa nhà chung cư cao cấp Golden Westlake đã vận hành được gần 6 năm cũng là thời gian xảy ra những tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư. Việc tuyên bố quyền sở hữu riêng đối với khu vực lối đi lại tại hai tòa nhà, tại tầng hầm để xe chính là nguyên nhân gây tranh cãi trong thời gian dài. Đặc biệt, người dân đã phản ứng mạnh mẽ khi chủ đầu tư nâng mức phí trông giữ xe cao hơn quy định của UBND thành phố Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Minh Thanh, Tổ Phó tổ dân phố 151, cụm 6, phường Thụy Khuê cho biết: "Tại khu chung cư chung sư cao cấp vào bậc nhất của Hà Nội hiện nay như Golden Westlake, nhưng chúng tôi không có lấy 1 m2 làm chỗ sinh hoạt chung cho cộng đồng."
Giải quyết và trả lời về sự việc này, lãnh đạo sở Xây dựng Hà Nội cho rằng sự việc nảy sinh mâu thuẫn do quá trình ký kết hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và người dân, thông thường thì chủ đầu tư thuê luật sư soạn thảo những điều khoản hết sức chặt chẽ và đẩy thiệt hại về phía người dân."
Theo ông Trần Hợp Dũng, Trưởng phòng Quản lý kinh tế, sở Xây dựng Hà Nội: "Khi người dân phải đóng phí cao họ nghĩ rằng chủ đầu tư hưởng lợi, trong khi người dân đã phải trả tiền nhà, và phải có diện tích sinh hoạt chung. Để giải quyết vấn đề này theo tôi cần sự minh bạch trong việc quản lý và khai thác tòa nhà."
Khi chúng tôi làm việc với văn phòng luật sư Hoàng Hải và Cộng sự, hiện đang là đại diện bảo vệ quyền lợi cho cư dân tại khu chung cư Golden Westlake, luật sư Hoàng Hải khẳng định chủ đầu tư tòa nhà đang có dấu hiệu vi phạm luật Nhà ở và các quy định của pháp luật: "Việc chủ đầu tư tự ý tuyên bố tầng hầm là thuộc sở hữu riêng của họ, chúng tôi thấy không có căn cứ pháp lý. Bởi theo luật Nhà ở và Nghị định hướng dẫn thi hành luật đều không có khái niệm nào nói rằng tầng hầm để xe là thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư, mà chỉ nói: Một là nó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung cư và hai là nó thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư."
Cũng theo phản ánh của người dân, hai lối vào hai tòa nhà phía Đông và phía Tây của khu chung cư theo như bản vẽ phương án thiết kế tòa nhà được Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội xác nhận ngày 26/10/2005, nhưng hiện nay chủ đầu tư tòa nhà Golden Westlake đã xây bịt hai lối vào này, sảnh phía Đông của tòa nhà đã làm văn phòng cho thuê, và sảnh phía Tây đang trong quá trình hoàn thiện để chuyển đổi công năng sử dụng. Hiện tại ngoài lối đi chung ở sảnh chính, người dân muốn về nhà mình sẽ phải đi qua hành lang của khu đổ rác.
Ông Nguyễn Trường Luyện, Tổ dân phố 151, cụm 6, phường Thụy Khuê cho biết: "Những diện tích chung đã bị xâm phạm, không đảm bảo vấn đề đi lại, thoát hiểm không xứng tầm của một chung cư cao cấp."
Theo Luật sư Nguyễn Hoàng Hải, Trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hải và Cộng sự: "Trong thiết kế của tòa nhà Golden Westlake, có 3 lối đi bao gồm lối đi ở giữa và hai lối đi ở hai đầu hồi gắn liền với thang máy của hai tòa nhà Đông - Tây. Do vậy, chức năng của nó là dùng làm lối đi chung, mà lối đi chung thì theo quy định của luật Nhà cũng thuộc sở hữu chung, chủ đầu tư không được phép chuyển đổi công năng của nó và chuyển thành sở hữu riêng của họ."
Ông Trần Hợp Dũng, Trưởng phòng quản lý kinh tế, sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: "Việc chuyển đổi công năng phải theo quy định của pháp luật, chứ không phải anh thích chuyển đổi là được. Tuy nhiên, nếu diện tích đó từ trước đến nay đã là văn phòng cho thuê mà chủ đầu tư mở ra làm đường cho dân đi thì chủ đầu tư bịt lại là quyền của chủ đầu tư. Nếu là lối đi chung mà chủ đầu tư bịt lại là sai luật."
Hệ thống luật được ban hành và văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có hiệu lực từ nhiều năm nay. Việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và người dân sống tại các khu chung cư được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân căn bản nhất có lẽ chính là việc nhiều nhà đầu tư đang cố tình hiểu sai, không thực hiện và làm đúng theo quy định của pháp luật. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc và có những biện pháp xử lý nghiêm để không còn những sự việc tương tự diễn ra.
Tòa nhà Golden Westlake (Ảnh: Vnexpress) |
Tòa nhà chung cư cao cấp Golden Westlake đã vận hành được gần 6 năm cũng là thời gian xảy ra những tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư. Việc tuyên bố quyền sở hữu riêng đối với khu vực lối đi lại tại hai tòa nhà, tại tầng hầm để xe chính là nguyên nhân gây tranh cãi trong thời gian dài. Đặc biệt, người dân đã phản ứng mạnh mẽ khi chủ đầu tư nâng mức phí trông giữ xe cao hơn quy định của UBND thành phố Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Minh Thanh, Tổ Phó tổ dân phố 151, cụm 6, phường Thụy Khuê cho biết: "Tại khu chung cư chung sư cao cấp vào bậc nhất của Hà Nội hiện nay như Golden Westlake, nhưng chúng tôi không có lấy 1 m2 làm chỗ sinh hoạt chung cho cộng đồng."
Giải quyết và trả lời về sự việc này, lãnh đạo sở Xây dựng Hà Nội cho rằng sự việc nảy sinh mâu thuẫn do quá trình ký kết hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và người dân, thông thường thì chủ đầu tư thuê luật sư soạn thảo những điều khoản hết sức chặt chẽ và đẩy thiệt hại về phía người dân."
Theo ông Trần Hợp Dũng, Trưởng phòng Quản lý kinh tế, sở Xây dựng Hà Nội: "Khi người dân phải đóng phí cao họ nghĩ rằng chủ đầu tư hưởng lợi, trong khi người dân đã phải trả tiền nhà, và phải có diện tích sinh hoạt chung. Để giải quyết vấn đề này theo tôi cần sự minh bạch trong việc quản lý và khai thác tòa nhà."
Khi chúng tôi làm việc với văn phòng luật sư Hoàng Hải và Cộng sự, hiện đang là đại diện bảo vệ quyền lợi cho cư dân tại khu chung cư Golden Westlake, luật sư Hoàng Hải khẳng định chủ đầu tư tòa nhà đang có dấu hiệu vi phạm luật Nhà ở và các quy định của pháp luật: "Việc chủ đầu tư tự ý tuyên bố tầng hầm là thuộc sở hữu riêng của họ, chúng tôi thấy không có căn cứ pháp lý. Bởi theo luật Nhà ở và Nghị định hướng dẫn thi hành luật đều không có khái niệm nào nói rằng tầng hầm để xe là thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư, mà chỉ nói: Một là nó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung cư và hai là nó thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư."
Cũng theo phản ánh của người dân, hai lối vào hai tòa nhà phía Đông và phía Tây của khu chung cư theo như bản vẽ phương án thiết kế tòa nhà được Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội xác nhận ngày 26/10/2005, nhưng hiện nay chủ đầu tư tòa nhà Golden Westlake đã xây bịt hai lối vào này, sảnh phía Đông của tòa nhà đã làm văn phòng cho thuê, và sảnh phía Tây đang trong quá trình hoàn thiện để chuyển đổi công năng sử dụng. Hiện tại ngoài lối đi chung ở sảnh chính, người dân muốn về nhà mình sẽ phải đi qua hành lang của khu đổ rác.
Ông Nguyễn Trường Luyện, Tổ dân phố 151, cụm 6, phường Thụy Khuê cho biết: "Những diện tích chung đã bị xâm phạm, không đảm bảo vấn đề đi lại, thoát hiểm không xứng tầm của một chung cư cao cấp."
Theo Luật sư Nguyễn Hoàng Hải, Trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hải và Cộng sự: "Trong thiết kế của tòa nhà Golden Westlake, có 3 lối đi bao gồm lối đi ở giữa và hai lối đi ở hai đầu hồi gắn liền với thang máy của hai tòa nhà Đông - Tây. Do vậy, chức năng của nó là dùng làm lối đi chung, mà lối đi chung thì theo quy định của luật Nhà cũng thuộc sở hữu chung, chủ đầu tư không được phép chuyển đổi công năng của nó và chuyển thành sở hữu riêng của họ."
Ông Trần Hợp Dũng, Trưởng phòng quản lý kinh tế, sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: "Việc chuyển đổi công năng phải theo quy định của pháp luật, chứ không phải anh thích chuyển đổi là được. Tuy nhiên, nếu diện tích đó từ trước đến nay đã là văn phòng cho thuê mà chủ đầu tư mở ra làm đường cho dân đi thì chủ đầu tư bịt lại là quyền của chủ đầu tư. Nếu là lối đi chung mà chủ đầu tư bịt lại là sai luật."
Hệ thống luật được ban hành và văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có hiệu lực từ nhiều năm nay. Việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và người dân sống tại các khu chung cư được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân căn bản nhất có lẽ chính là việc nhiều nhà đầu tư đang cố tình hiểu sai, không thực hiện và làm đúng theo quy định của pháp luật. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc và có những biện pháp xử lý nghiêm để không còn những sự việc tương tự diễn ra.
(Theo VTV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét