Theo chủ trương của Nhà nước, đến nay, nhiều bộ ngành đã và đang di dời trụ sở ra khỏi khu vực trung tâm Hà Nội. Trụ sở cũ của các bộ này bỗng trở thành những miếng "đất vàng" do đều nằm ở mặt tiền những trục đường lớn của TP Hà Nội.
Theo quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, đến nay, nhiều bộ ngành đã và đang di dời trụ sở ra khỏi khu vực nội đô. Trụ sở cũ của các bộ này bỗng trở thành những miếng “đất vàng” do đều nằm ở mặt tiền những trục đường lớn của TP Hà Nội.
Tính đến nay, gần 10 bộ, ban, ngành Trung ương gồm: Xây dựng, Giao thông vận tải (GTVT), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Công an, Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ,... đã có phương án hoặc dự án phê duyệt di chuyển trụ sở ra khỏi nội đô Hà Nội. Sau khi di dời, những khu đất được coi là “mỏ vàng lộ thiên” sẽ được khai thác như thế nào là điều mà dư luận đang hết sức quan tâm.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành sẽ được bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng các khu đất này để lấy tiền mua hoặc xây dựng trụ sở mới còn việc sử dụng quỹ đất này như thế nào thì chưa có lời giải. Trên thực tế, nhiều bộ ngành dù đã chuyển tới trụ sở mới nhưng vẫn giữ đất cũ.
Như trụ sở của Thanh tra Chính phủ đã chuyển đến đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài (quận Cầu Giấy) . Trước đó, Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Huỳnh Phong Tranh, cho biết đang có dự định xin xây dựng khu đất trụ sở cũ của cơ quan này trên đường Đội Cấn (quận Ba Đình) thành khu chung cư cho cán bộ, nhân viên và một phần còn lại để bán. Mặc dù đã chuyển đi khá lâu nhưng Thanh tra Chính phủ vẫn bố trí lực lượng ở lại bảo vệ trụ sở cũ, chưa trả cho TP Hà Nội quản lý.
Thực tế, trụ sở cũ của Thanh tra Chính phủ trên phố Đội Cấn vẫn chưa có động tĩnh gì về công trình, dự án thay thế (dù bộ máy làm việc đã chuyển đi hết) mà đang trở thành bãi trông giữ xe với ngổn nganh hàng quán xung quanh.
Cũng nằm trong quy hoạch di dời trụ sở, Bộ TN&MT cho biết bộ này đang chuyển tới trụ sở mới tại 10 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm (Hà Nội). Việc dọn sang trụ sở mới được thực hiện cho tới hết tháng 5 sẽ cơ bản hoàn thành.Trụ sở mới của bộ lớn gấp ba lần trụ sở cũ, có 18 tầng, nằm trên diện tích đất gần 14.000 m2, được thiết kế làm việc cho trên 1.200 người. Tại đây có các đơn vị thuộc bộ gồm: Văn phòng Bộ, Tổng cục Quản lý Đất đai, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo, Cục Khí tượng Thủy văn, Cục Tài nguyên nước. Trụ sở cũ của bộ tại 83 Nguyễn Chí Thanh cho một số đơn vị sự nghiệp thuộc bộ sử dụng.
Trong số các cơ quan phải di dời khỏi trung tâm thủ đô, Bộ GTVT và Bộ Xây dựng đã chính thức lên tiếng về việc sẽ bán trụ sở cũ để lấy tiền xây trụ sở mới.
Ông Nguyễn Quang Nam, Trưởng Ban Quản lý dự án xây trụ sở Bộ Xây dựng, cho biết sẽ tiến hành đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư mua lại khu đất trụ sở cũ. Hiện Bộ Xây dựng đã đề xuất Chính phủ cho phép xây dựng nhà ở thấp tầng tại khu vực này với mục đích tăng giá trị sử dụng đất.
Trong khi đó, cuối năm 2011, Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ Giao thông được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới. Thủ tướng cũng chỉ đạo giá trị trụ sở mới không lớn hơn giá trị bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại trụ sở cũ.
Nhưng việc định giá “khu đất vàng” của Bộ GTVT vẫn còn là bài toán khó giải. Theo khung giá đất do UBND Hà Nội ban hành, giá đất sản xuất kinh doanh vị trí 1 (mặt đường) Trần Hưng Đạo hiện nay hơn 29 triệu đồng mỗi m2. Trong khi đó, theo một số sàn giao dịch bất động sản tại thủ đô, nhà riêng lẻ trên mặt phố Trần Hưng Đạo có giá khoảng 300-350 triệu đồng mỗi m2, tùy vị trí. Còn theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, mỗi m2 đất mặt đường Trần Hưng Đạo giá khoảng 700 triệu đồng; như vậy, với 8.000 m2 thì trụ sở Bộ Giao Thông có thể lên tới 5.600 tỷ đồng (gần 280 triệu USD).
Việc hậu di dời trụ sở các bộ ngành vẫn còn đó nhiều câu hỏi.
Theo lãnh đạo Cục Quản lý Công sản, việc trụ sở các bộ, ngành có được phép bán hay không phụ thuộc nhiều vào quyết định của UBND TP Hà Nội. Nếu cơ quan này khẳng định nơi đó là công viên thì không thể bán, nếu nơi đó có thể xây nhà cao tầng thì việc bán có thể được phép nhưng giá bán lại khác. Do đó, việc bán chỉ được thực hiện sau khi UBND TP Hà Nội đưa ra quy hoạch khu vực đó như thế nào.
Những khu đất vàng giữa thủ đô từ trụ sở cũ của các bộ ngành sẽ được quản lý và định giá như thế nào để tránh tình trạng lộn xộn dễ nảy sinh tiêu cực?
Tính đến nay, gần 10 bộ, ban, ngành Trung ương gồm: Xây dựng, Giao thông vận tải (GTVT), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Công an, Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ,... đã có phương án hoặc dự án phê duyệt di chuyển trụ sở ra khỏi nội đô Hà Nội. Sau khi di dời, những khu đất được coi là “mỏ vàng lộ thiên” sẽ được khai thác như thế nào là điều mà dư luận đang hết sức quan tâm.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành sẽ được bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng các khu đất này để lấy tiền mua hoặc xây dựng trụ sở mới còn việc sử dụng quỹ đất này như thế nào thì chưa có lời giải. Trên thực tế, nhiều bộ ngành dù đã chuyển tới trụ sở mới nhưng vẫn giữ đất cũ.
Toàn bộ cơ quan Thanh tra chính phủ đã được chuyển về trụ sở mới |
Như trụ sở của Thanh tra Chính phủ đã chuyển đến đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài (quận Cầu Giấy) . Trước đó, Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Huỳnh Phong Tranh, cho biết đang có dự định xin xây dựng khu đất trụ sở cũ của cơ quan này trên đường Đội Cấn (quận Ba Đình) thành khu chung cư cho cán bộ, nhân viên và một phần còn lại để bán. Mặc dù đã chuyển đi khá lâu nhưng Thanh tra Chính phủ vẫn bố trí lực lượng ở lại bảo vệ trụ sở cũ, chưa trả cho TP Hà Nội quản lý.
Trụ sở Thanh tra chính phủ cũ vẫn chưa trả lại cho TP quản lý |
Thực tế, trụ sở cũ của Thanh tra Chính phủ trên phố Đội Cấn vẫn chưa có động tĩnh gì về công trình, dự án thay thế (dù bộ máy làm việc đã chuyển đi hết) mà đang trở thành bãi trông giữ xe với ngổn nganh hàng quán xung quanh.
Hiện trụ sở cũ của Thanh tra chính phủ vẫn chưa có động tĩnh về công trình, dự án thay thế |
Cũng nằm trong quy hoạch di dời trụ sở, Bộ TN&MT cho biết bộ này đang chuyển tới trụ sở mới tại 10 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm (Hà Nội). Việc dọn sang trụ sở mới được thực hiện cho tới hết tháng 5 sẽ cơ bản hoàn thành.Trụ sở mới của bộ lớn gấp ba lần trụ sở cũ, có 18 tầng, nằm trên diện tích đất gần 14.000 m2, được thiết kế làm việc cho trên 1.200 người. Tại đây có các đơn vị thuộc bộ gồm: Văn phòng Bộ, Tổng cục Quản lý Đất đai, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo, Cục Khí tượng Thủy văn, Cục Tài nguyên nước. Trụ sở cũ của bộ tại 83 Nguyễn Chí Thanh cho một số đơn vị sự nghiệp thuộc bộ sử dụng.
Trụ sở mới của bộ TN - MT lớn gấp ba lần trụ sở cũ |
Nhưng trụ sở cũ của bộ tại 83 Nguyễn Chí Thanh cho một số đơn vị sự nghiệp thuộc bộ sử dụng. |
Trong số các cơ quan phải di dời khỏi trung tâm thủ đô, Bộ GTVT và Bộ Xây dựng đã chính thức lên tiếng về việc sẽ bán trụ sở cũ để lấy tiền xây trụ sở mới.
Ông Nguyễn Quang Nam, Trưởng Ban Quản lý dự án xây trụ sở Bộ Xây dựng, cho biết sẽ tiến hành đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư mua lại khu đất trụ sở cũ. Hiện Bộ Xây dựng đã đề xuất Chính phủ cho phép xây dựng nhà ở thấp tầng tại khu vực này với mục đích tăng giá trị sử dụng đất.
Trụ sở bộ Xây dựng được đề xuất bán, sau đó làm nhà ở |
Trong khi đó, cuối năm 2011, Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ Giao thông được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới. Thủ tướng cũng chỉ đạo giá trị trụ sở mới không lớn hơn giá trị bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại trụ sở cũ.
Việc định giá "khu đất vàng" trụ sở bộ GTVT tại 80 Trần Hưng Đạo vẫn là bài toán khó giải |
Nhưng việc định giá “khu đất vàng” của Bộ GTVT vẫn còn là bài toán khó giải. Theo khung giá đất do UBND Hà Nội ban hành, giá đất sản xuất kinh doanh vị trí 1 (mặt đường) Trần Hưng Đạo hiện nay hơn 29 triệu đồng mỗi m2. Trong khi đó, theo một số sàn giao dịch bất động sản tại thủ đô, nhà riêng lẻ trên mặt phố Trần Hưng Đạo có giá khoảng 300-350 triệu đồng mỗi m2, tùy vị trí. Còn theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, mỗi m2 đất mặt đường Trần Hưng Đạo giá khoảng 700 triệu đồng; như vậy, với 8.000 m2 thì trụ sở Bộ Giao Thông có thể lên tới 5.600 tỷ đồng (gần 280 triệu USD).
Việc hậu di dời trụ sở các bộ ngành vẫn còn đó nhiều câu hỏi.
Trụ sở Bộ nội vụ cũ tại 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Trụ sở Bộ Nội vụ mới tại số 8 Tôn Thất Thuyết |
Trụ sở Bộ Công An tại số 44 Yết Kiêu cũng nằm trong quy hoạch di dời |
"Khu đất vàng" của bộ Ngoại giao nằm trên vị trí đắc địa tại số 1 Tôn Thất Đàm |
Theo lãnh đạo Cục Quản lý Công sản, việc trụ sở các bộ, ngành có được phép bán hay không phụ thuộc nhiều vào quyết định của UBND TP Hà Nội. Nếu cơ quan này khẳng định nơi đó là công viên thì không thể bán, nếu nơi đó có thể xây nhà cao tầng thì việc bán có thể được phép nhưng giá bán lại khác. Do đó, việc bán chỉ được thực hiện sau khi UBND TP Hà Nội đưa ra quy hoạch khu vực đó như thế nào.
Những khu đất vàng giữa thủ đô từ trụ sở cũ của các bộ ngành sẽ được quản lý và định giá như thế nào để tránh tình trạng lộn xộn dễ nảy sinh tiêu cực?
Trụ sở các bộ, ngành ở vị trí khu đất vàng có chủ trương di dời: -Bộ Nội vụ: 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội -Bộ Xây dựng: 37 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. -Bộ GTVT: 80 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. -Thanh tra Chính phủ: 220 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. -Tổng Cục Cảnh sát (Bộ Công an): 40 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. -Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội -Bộ Tài nguyên và Môi trường: 83 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, HN -Bộ Ngoại giao: số 1 Tôn Thất Đàm, Ba Đình, Hà Nội -Bộ Công an: 44 Yết Kiêu, HN. .... |
(Theo Vietnamnet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét