Theo quyết định 40/2011/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội thì sẽ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề, đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở có hiệu lực thi hành được 5 tháng.
Tuy nhiên, do sự lúng túng của các cấp chính quyền trong quá trình xác định hạn mức, cách tính tiền khi chuyển đổi sát giá thị trường... nên việc thực hiện quyết định này dường như bế tắc.
Xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì có khoảng 400-500 hộ dân mong muốn được chuyển đổi để hợp pháp hóa các thủ tục giấy tờ về đất đai. UBND xã đã tiếp nhận một số hồ sơ xin chuyển đổi, nhưng do vướng mắc trong việc xác định hạn mức và chưa xác định được cách tính tiền như thế nào khi chuyển đổi để sát giá thị trường nên chưa hồ sơ nào được giải quyết. Bà Đào Thị Tuyên, cán bộ địa chính xã cho biết, theo quy định của thành phố Hà Nội, trong quá trình chuyển đổi sang đất ở, các hộ gia đình được phép lựa chọn một trong nhiều thửa đất làm cơ sở tính hạn mức sử dụng đất khi chuyển đổi. Thực tế, tại xã Tả Thanh Oai nhiều hộ gia đình con cháu đã trưởng thành, lập gia đình và đã chia đất đai, tách hộ khẩu riêng cho con. Nếu làm thủ tục chuyển đổi, UBND xã Tả Thanh Oai chưa biết việc xác định hạn mức đất chuyển đổi sẽ được tính cho từng hộ gia đình đã tách hay tính trên toàn bộ thửa đất của hộ đó trước đây? Thêm nữa, người dân không nhất trí khi chuyển từ đất vườn, ao liền kề sang đất ở phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp. Không ít người dân xã Tả Thanh Oai cho rằng, đất ao, vườn là của ông cha họ từ lâu đời, nay chuyển đổi mục đích, diện tích ngoài hạn mức lại phải nộp số tiền lớn, thành phố cần xem xét lại cho phù hợp.
Tại các huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Ba Vì, Thạch Thất, Hoài Đức, Đan Phượng, Sóc Sơn... việc thực hiện Quyết định 40 của UBND thành phố Hà Nội khá lúng túng và bế tắc trong quá trình xác định giá đất nông nghiệp xen kẹt để người dân nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đổi. Một cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai cho biết: Hiện thị trường bất động sản tại Quốc Oai "đóng băng", không có giao dịch nên rất khó xác định đất khi chuyển đổi sát với giá thị trường. Tương tự, tại huyện Mê Linh, do chưa có hướng dẫn chi tiết xác định giá đất nông nghiệp xen kẹt khi chuyển đổi nên việc làm thủ tục chuyển đổi hiện nay chủ yếu thực hiện đối với một số trường hợp chia tách đất ông cha thừa kế. Ông Đinh Ngọc Thức, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh cho rằng, việc xác định giá đất nông nghiệp chuyển đổi sát với giá thị trường quá trừu tượng, giá phụ thuộc quá nhiều vào thời điểm và địa điểm.
Ông Lê Thanh Nam, Trưởng phòng Đăng ký thống kê đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết, khi làm thủ tục chuyển đổi sang đất ở cho hộ dân theo Quyết định 40, các quận, huyện, thị xã áp dụng: Hạn mức đất ở tại các phường tối đa là 90m2, các thị trấn và xã ven đô 120m2, xã đồng bằng 180m2, xã trung du 240m2, xã miền núi 300m2. Trường hợp người dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp xen kẹt sang đất ở, nếu việc chuyển đổi phù hợp quy hoạch thì việc tính tiền sử dụng đất sẽ căn cứ vào mức sát với giá thị trường, do hội đồng định giá quận, huyện, thị xã quy định.
Khi chuyển đổi rất khó xác định đất nông nghiệp xen kẹt sát với giá thị trường. Ảnh: Khánh Nguyên |
Xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì có khoảng 400-500 hộ dân mong muốn được chuyển đổi để hợp pháp hóa các thủ tục giấy tờ về đất đai. UBND xã đã tiếp nhận một số hồ sơ xin chuyển đổi, nhưng do vướng mắc trong việc xác định hạn mức và chưa xác định được cách tính tiền như thế nào khi chuyển đổi để sát giá thị trường nên chưa hồ sơ nào được giải quyết. Bà Đào Thị Tuyên, cán bộ địa chính xã cho biết, theo quy định của thành phố Hà Nội, trong quá trình chuyển đổi sang đất ở, các hộ gia đình được phép lựa chọn một trong nhiều thửa đất làm cơ sở tính hạn mức sử dụng đất khi chuyển đổi. Thực tế, tại xã Tả Thanh Oai nhiều hộ gia đình con cháu đã trưởng thành, lập gia đình và đã chia đất đai, tách hộ khẩu riêng cho con. Nếu làm thủ tục chuyển đổi, UBND xã Tả Thanh Oai chưa biết việc xác định hạn mức đất chuyển đổi sẽ được tính cho từng hộ gia đình đã tách hay tính trên toàn bộ thửa đất của hộ đó trước đây? Thêm nữa, người dân không nhất trí khi chuyển từ đất vườn, ao liền kề sang đất ở phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp. Không ít người dân xã Tả Thanh Oai cho rằng, đất ao, vườn là của ông cha họ từ lâu đời, nay chuyển đổi mục đích, diện tích ngoài hạn mức lại phải nộp số tiền lớn, thành phố cần xem xét lại cho phù hợp.
Tại các huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Ba Vì, Thạch Thất, Hoài Đức, Đan Phượng, Sóc Sơn... việc thực hiện Quyết định 40 của UBND thành phố Hà Nội khá lúng túng và bế tắc trong quá trình xác định giá đất nông nghiệp xen kẹt để người dân nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đổi. Một cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai cho biết: Hiện thị trường bất động sản tại Quốc Oai "đóng băng", không có giao dịch nên rất khó xác định đất khi chuyển đổi sát với giá thị trường. Tương tự, tại huyện Mê Linh, do chưa có hướng dẫn chi tiết xác định giá đất nông nghiệp xen kẹt khi chuyển đổi nên việc làm thủ tục chuyển đổi hiện nay chủ yếu thực hiện đối với một số trường hợp chia tách đất ông cha thừa kế. Ông Đinh Ngọc Thức, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh cho rằng, việc xác định giá đất nông nghiệp chuyển đổi sát với giá thị trường quá trừu tượng, giá phụ thuộc quá nhiều vào thời điểm và địa điểm.
Ông Lê Thanh Nam, Trưởng phòng Đăng ký thống kê đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết, khi làm thủ tục chuyển đổi sang đất ở cho hộ dân theo Quyết định 40, các quận, huyện, thị xã áp dụng: Hạn mức đất ở tại các phường tối đa là 90m2, các thị trấn và xã ven đô 120m2, xã đồng bằng 180m2, xã trung du 240m2, xã miền núi 300m2. Trường hợp người dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp xen kẹt sang đất ở, nếu việc chuyển đổi phù hợp quy hoạch thì việc tính tiền sử dụng đất sẽ căn cứ vào mức sát với giá thị trường, do hội đồng định giá quận, huyện, thị xã quy định.
(Theo HNM)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét