Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ đầu năm 2007, Tp.HCM sẽ xây dựng 4 tuyến đường trên cao nhằm giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, sau 5 năm kể từ khi dự án được phê duyệt chưa có dự án nào được triển khai, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là tìm nguồn vốn đầu tư.
Ngày 5/6, Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Hữu Tín đã có buổi làm việc với các sở, ngành để nghe báo cáo về tiến độ xây dựng 4 tuyến đường trên cao tại Tp.HCM. Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Tp.HCM, sau khi nghiên cứu khả thi chỉ có đường trên cao số 1 là không phải điều chỉnh hướng tuyến, 3 tuyến còn lại đều phải xin điều chỉnh lại hướng tuyến cho phù hợp với quy hoạch hệ thống giao thông của thành phố.
Về kinh phí xây dựng, tổng số vốn để xây dựng 4 tuyến đường trên cao lên đến hơn 50.000 tỉ đồng (bao gồm cả kinh phí giải phóng mặt bằng). Trong đó, tổng kinh phí đường số 1 dự kiến khoảng 14.947 tỉ đồng; đường số 2 kinh phí dự kiến khoảng 6.868 tỉ đồng (kinh phí lập từ năm 2009); đường số 3 khoảng 17.104 tỉ đồng; đường số 4 là 11.457 tỉ đồng.
Hiện nay, đường số 1 được UBND Tp.HCM chấp thuận cho Công ty cổ phần Beton 6 nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư, đường số 3 được giao cho Công ty cổ phần bất động sản Bình Thiên An nghiên cứu, còn đường số 4 được giao cho Tổng công ty xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư. Tuyến duy nhất chưa có nhà đầu tư nào quan tâm là tuyến số 2.
Theo ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT Tp.HCM, vấn đề khó khăn nhất đối với 4 dự án đường trên cao là tìm nguồn vốn đầu tư. Nếu đầu tư theo mô hình thu phí hoàn vốn thì nguồn thu chỉ đạt khoảng từ 15- 20%. Do vậy, các sở đang nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi để kêu gọi đầu tư bằng các hình thức đầu tư khác.
Sau khi nghe Sở GTVT báo cáo, Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Hữu Tín lưu ý các sở khi nghiên cứu đường trên cao phải tính đến khả năng kết nối với các trục đường chính, khu dân cư để dự án phát huy hiệu quả. Ông Tín cũng yêu cầu các sở tính toán lại khối lượng giải tỏa mặt bằng đối với từng địa bàn khi dự án đi qua, khi điều chỉnh quy hoạch dự án phải công bố rộng rãi và lấy ý kiến người dân trước khi thực hiện.
Sơ đồ quy hoạch 4 tuyến đường trên cao tại Tp.HCM - Ảnh: TL. |
Về kinh phí xây dựng, tổng số vốn để xây dựng 4 tuyến đường trên cao lên đến hơn 50.000 tỉ đồng (bao gồm cả kinh phí giải phóng mặt bằng). Trong đó, tổng kinh phí đường số 1 dự kiến khoảng 14.947 tỉ đồng; đường số 2 kinh phí dự kiến khoảng 6.868 tỉ đồng (kinh phí lập từ năm 2009); đường số 3 khoảng 17.104 tỉ đồng; đường số 4 là 11.457 tỉ đồng.
Hiện nay, đường số 1 được UBND Tp.HCM chấp thuận cho Công ty cổ phần Beton 6 nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư, đường số 3 được giao cho Công ty cổ phần bất động sản Bình Thiên An nghiên cứu, còn đường số 4 được giao cho Tổng công ty xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư. Tuyến duy nhất chưa có nhà đầu tư nào quan tâm là tuyến số 2.
Theo ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT Tp.HCM, vấn đề khó khăn nhất đối với 4 dự án đường trên cao là tìm nguồn vốn đầu tư. Nếu đầu tư theo mô hình thu phí hoàn vốn thì nguồn thu chỉ đạt khoảng từ 15- 20%. Do vậy, các sở đang nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi để kêu gọi đầu tư bằng các hình thức đầu tư khác.
Sau khi nghe Sở GTVT báo cáo, Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Hữu Tín lưu ý các sở khi nghiên cứu đường trên cao phải tính đến khả năng kết nối với các trục đường chính, khu dân cư để dự án phát huy hiệu quả. Ông Tín cũng yêu cầu các sở tính toán lại khối lượng giải tỏa mặt bằng đối với từng địa bàn khi dự án đi qua, khi điều chỉnh quy hoạch dự án phải công bố rộng rãi và lấy ý kiến người dân trước khi thực hiện.
Các tuyến đường trên cao theo quy hoạch tại Tp.HCM - Tuyến số 1 (dài 8,4 km) có lộ trình từ nút giao Cộng Hòa - Bùi Thị Xuân - kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến đường Nguyễn Hữu Cảnh. - Tuyến số 2 bắt đầu từ điểm giao với tuyến số 1 tại đường Tô Hiến Thành nối dài - Lữ Gia - Bình Thới - Lạc Long Quân - đường số 3 - đường Vành đai 2. Tổng chiều dài toàn tuyến là 10,2 km. - Tuyến số 3 (dài 8,1 km) điểm đầu giao với tuyến số 2 tại đường Tô Hiến Thành sẽ theo đường Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Cừ nối dài - Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Linh. - Tuyến số 4 bắt đầu từ nút giao thông Bình Phước theo quốc lộ 13 vượt sông Sài Gòn sang đường Vườn Lài - Nguyễn Xí - Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ rồi kết nối vào tuyến số 1. Tổng chiều dài toàn tuyến là 7,7 km. |
(Theo TBKTSG)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét