Chuyện sử dụng nhà ở vào mục đích khác sẽ bị phạt theo Nghị định 23/2009 tưởng đã “hạ màn” nhưng cách hiểu của các cơ quan chức năng vẫn chưa thống nhất.
Bằng chứng là trong buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề “Nhà ở sai công năng có bị xử phạt” tại báo Tuổi Trẻ, ngày 16/5, Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết: “Công văn ngày 24/4 của Bộ Xây dựng chỉ đề cập căn hộ chung cư sử dụng trái mục đích, trái công năng để ở thì bị xử phạt theo Nghị định 23/2009. Công văn này không hướng dẫn đối với các trường hợp khác”. Tuy nhiên, khi trả lời cho người dân, sở này lại nói: “Nếu được cấp phép xây dựng làm nhà ở nhưng khi đưa công trình sử dụng làm văn phòng thì sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định 23”…
Cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương còn “rối tung rối mù” như thế, chả trách người dân cứ nơm nớp lo. Vì sao có chuyện này?
Trước hết, từ khi Luật Nhà ở có hiệu lực pháp luật đến nay, vấn đề quản lý nhà ở vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu, tình trạng vi phạm vẫn phổ biến. Luật ban hành từ năm 2005 nhưng mãi đến năm 2009 Chính phủ mới ban hành nghị định (23/2009) về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản… Nhưng từ khi có nghị định đến nay, đã có bao nhiêu người biết về nó? Chỉ đến khi báo chí nêu về việc Bộ Xây dựng có công văn yêu cầu Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận tiến hành phạt hành chính đối với các trường hợp sử dụng nhà ở sai mục đích, hàng triệu người dân mới “ngã ngửa”, nơm nớp lo sợ sẽ bị phạt bất cứ lúc nào vì hàng triệu người sử dụng nhà ở để kinh doanh, cả ngàn luật sư đang dùng nhà ở của mình làm văn phòng hay công ty; và trụ sở Liên đoàn Luật sư Việt Nam ở phố Hoàng Ngọc Phách (Hà Nội) cũng là nhà ở của một vị thứ trưởng cho thuê... Giả thiết, nếu áp dụng khoản 4 Điều 52 của Nghị định 23/2009 để phạt chủ sở hữu sử dụng nhà ở làm địa điểm kinh doanh trong phạm vi một phường trên địa bàn TP Hà Nội thôi, sẽ như thế nào? Nói gì trên phạm vi một quận, một TP hay cả nước. Làm sao có thể phạt xuể?!
Tiếp đến, nghị định có hiệu lực pháp luật từ năm 2009 nhưng ba năm sau Bộ Xây dựng mới “triển khai”?!
Về nội dung, theo Nghị định 23/2009, tổ chức, cá nhân sử dụng nhà ở trái mục đích quy định sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Trong khi đó, khoản 4 Điều 8 Luật Nhà ở thì hành vi sử dụng nhà ở vào các hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật thì mới bị coi là hành vi vi phạm và bị xử lý.
Sử dụng nhà ở vào các hoạt động bị cấm với sử dụng nhà ở trái mục đích là hoàn toàn khác nhau. Sử dụng trái mục đích nhưng mục đích đó không phải là hoạt động bị cấm thì vẫn không bị coi là vi phạm. Chẳng cần giải thích hay hướng dẫn thì ai cũng hiểu rằng chủ sở hữu nhà ở đều có quyền cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc dùng làm địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật, miễn là không bị cấm. Luật Nhà ở không có điều luật nào quy định “sử dụng nhà ở trái mục đích”, mà chỉ quy định sử “dụng nhà ở vào các hoạt động bị cấm”, còn thế nào là hoạt động bị cấm thì Nghị định 23/2009 chưa quy định. Tuy nhiên, căn cứ vào một số quy định của các luật khác chúng ta cũng có thể liệt kê được một số trường hợp bị cấm như: Sử dụng nhà ở để làm nơi chứa mại dâm, gá bạc, chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, tàng trữ trái phép các chất ma túy, chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, che giấu tội phạm...
Tp.HCM, Bình Thuận và chắc chắn còn nhiều địa phương sẽ còn hỏi Bộ Xây dựng dài dài nếu muốn xử phạt về “nhà ở trái mục đích”.
Trước hết, từ khi Luật Nhà ở có hiệu lực pháp luật đến nay, vấn đề quản lý nhà ở vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu, tình trạng vi phạm vẫn phổ biến. Luật ban hành từ năm 2005 nhưng mãi đến năm 2009 Chính phủ mới ban hành nghị định (23/2009) về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản… Nhưng từ khi có nghị định đến nay, đã có bao nhiêu người biết về nó? Chỉ đến khi báo chí nêu về việc Bộ Xây dựng có công văn yêu cầu Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận tiến hành phạt hành chính đối với các trường hợp sử dụng nhà ở sai mục đích, hàng triệu người dân mới “ngã ngửa”, nơm nớp lo sợ sẽ bị phạt bất cứ lúc nào vì hàng triệu người sử dụng nhà ở để kinh doanh, cả ngàn luật sư đang dùng nhà ở của mình làm văn phòng hay công ty; và trụ sở Liên đoàn Luật sư Việt Nam ở phố Hoàng Ngọc Phách (Hà Nội) cũng là nhà ở của một vị thứ trưởng cho thuê... Giả thiết, nếu áp dụng khoản 4 Điều 52 của Nghị định 23/2009 để phạt chủ sở hữu sử dụng nhà ở làm địa điểm kinh doanh trong phạm vi một phường trên địa bàn TP Hà Nội thôi, sẽ như thế nào? Nói gì trên phạm vi một quận, một TP hay cả nước. Làm sao có thể phạt xuể?!
Tiếp đến, nghị định có hiệu lực pháp luật từ năm 2009 nhưng ba năm sau Bộ Xây dựng mới “triển khai”?!
Về nội dung, theo Nghị định 23/2009, tổ chức, cá nhân sử dụng nhà ở trái mục đích quy định sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Trong khi đó, khoản 4 Điều 8 Luật Nhà ở thì hành vi sử dụng nhà ở vào các hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật thì mới bị coi là hành vi vi phạm và bị xử lý.
Sử dụng nhà ở vào các hoạt động bị cấm với sử dụng nhà ở trái mục đích là hoàn toàn khác nhau. Sử dụng trái mục đích nhưng mục đích đó không phải là hoạt động bị cấm thì vẫn không bị coi là vi phạm. Chẳng cần giải thích hay hướng dẫn thì ai cũng hiểu rằng chủ sở hữu nhà ở đều có quyền cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc dùng làm địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật, miễn là không bị cấm. Luật Nhà ở không có điều luật nào quy định “sử dụng nhà ở trái mục đích”, mà chỉ quy định sử “dụng nhà ở vào các hoạt động bị cấm”, còn thế nào là hoạt động bị cấm thì Nghị định 23/2009 chưa quy định. Tuy nhiên, căn cứ vào một số quy định của các luật khác chúng ta cũng có thể liệt kê được một số trường hợp bị cấm như: Sử dụng nhà ở để làm nơi chứa mại dâm, gá bạc, chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, tàng trữ trái phép các chất ma túy, chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, che giấu tội phạm...
Tp.HCM, Bình Thuận và chắc chắn còn nhiều địa phương sẽ còn hỏi Bộ Xây dựng dài dài nếu muốn xử phạt về “nhà ở trái mục đích”.
(Theo PLTP)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét