5 tháng 6, 2012

Trực tuyến Bộ trưởng Bộ Xây dựng đối thoại với dân


Blog Diễn đàn đầu tư BĐS xin tường thuật trực tiếp cuộc đối thoại trực tiếp giữa Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng với dân.

Trong những năm gần đây cấp đất tràn lan, quy hoạch phát triển thiếu đồng bộ, phá vỡ quy hoạch. Ý kiến của Bộ trưởng như thế nào về vấn đề trên?

Bộ trưởng: Trong những năm qua chúng ta thực hiện đổi mới cùng với phát triển kinh tế đô thị diễn ra mạnh mẽ, số lượng đô thị tăng lên, quy mô được mở rộng, chất lượng tăng lên. Như vậy, đô thị ngày càng khẳng định là vai trò hạt nhân chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi vùng mỗi địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển và quy hoạch đô thị còn nhiều vấn đề thách thức. Đó là tình trạng phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, đặc biệt là các đô thị lớn. Thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, cũng như kết nối hạ tầng ảnh hưởng rất lớn đến đô thị như ùn tác giao thông, môi trường,…

Nguyên nhân thứ nhất là do hệ thống đầu tư xây dựng, phát triển, phạm vi chưa đầy đủ, có chỗ chồng chéo. Nguyên nhân thứ hai là quản lý nhà nước còn bất cập so với yêu cầu của sự phát triển. 760 đô thị hiện nay điều có quy hoạch chung nhưng chúng ta quy hoạch chậm hơn so với yêu cầu đặt ra, có những nơi đô thị phát triển rồi mới xong quy hoạch, điều này ảnh hưởng đến chất lượng quy hoạch. Nhiều quy hoạch chất lượng thấp. Thiếu quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.

Để phát triển đô thị bền vững phải có quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Thời gian qua chủ yếu là quy hoạch chung để xin đất, cùng lúc đó là vẽ quy hoạch 1/2000 sau đó lại vẽ 1/500.
Điều này khiến việc kết nối hạ tầng các khu đô thị mới là rất khó khăn. Hạ tầng xã hội chưa được quan tâm. Thiếu các công trình hạ tầng của vùng. Vì vậy, hạ tầng đô thị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Thêm vào đó, vấn đề điều chỉnh quy hoạch còn rất tùy tiện, mặc dù điều chỉnh là cần thiết, không vì khách quan mà do yêu cầu của nhà đầu tư. Việc quản lý thực hiện quy hoạch còn thiếu từ khâu từ trung ương đến địa phương, phân cấp quá nhiều cho địa phương nên các dự án phát triển tự phát.

Đó là những nguyên nhân dẫn đến đô thị phát triển như ngày nay. Phát triển đô thị qua thời gian quan là thiếu quy hoach, đầu tư dàn trải, lãnh phí tài nguyên.

Khắc phục thế nào?

Trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng nói chung, trong đó bao gồm cả Bộ Xây Dựng. Một số biện pháp khắc phục như: Hoàn thiện các hệ thống pháp luật về quản lý phát triển đô thị. Hướng dẫn một loạt liên quan đến luật đất đai, xây dựng, ngân sách,… Bộ xây dựng hoàn thiện nghị định quản lý phát triển đô thị thay cho nghị định 02 về Quản lý KĐT mới trước đây. Đây là nghị định toàn diện nhất về quản lý đô thị.

Qua phát triển đô thị như KĐT Linh Đàm không có đất hành chính, KĐT Mỹ Đình thiếu đất trường học, ….không có hạ tầng xã hội tốt. Bộ trưởng cho ý kiến?

Bộ trưởng: Tôi thấy rất là đúng, đã nói ở trên nhưng chưa cụ thể, phát triển ko căn cứ vào quy hoạch phân khu chưa xong nhưng đô thị đã có, nay chỉ hợp thức những dự án đã có. Đây là những dự án độc lập không nằm trên quy hoạch phân khu nên ko có hạ tầng của khu vực. Hiện nay ở Việt Nam, phát triển đô thị theo hướng chỗ nào có đất thì phát triển đô thị mà không quan tâm đến hạ tầng và chất lượng cuộc sống của người dân. Để giải quyết vấn đề này cần cần phải thành lập ban quản lý phát triển đô thị của từng vùng từng địa phương. Ban quản lý đô thị phải đóng chức năng là người "nhạc trưởng" để đô thị phát triển một cách đồng bộ và đồng đều.

Thất thoát đầu tư xây dựng ở mức 20%, theo Bộ trưởng thất thoát ở khâu nào nhiều nhất?

Bộ trường: Thất thoát trong xây dựng là vấn đề nhức nhối hiện nay. Thất thoát 10% hay 20% thì vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. Thất thoát là một khái niệm và rộng vừa hẹp. Nghĩa hẹp là bớt xén tiền xây dựng, nhân công khiến chất lượng xây dựng đi xuống. Nghĩa rộng bao gồm cả lãng phí. Là việc thiệt hại do việc sử dụng kém hiệu quả, hay là do việc sử dụng những công trình ko đạt được hiệu quả mà mục tiêu đề ra.

Để khắc phục vấn đề này cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, đặc biệt là các công trình sử dụng vốn nhà nước. Hiện nay, Bộ Xây Dựng, đang soạn thảo nghị định xây dựng, yêu cầu các cơ quan nhà nước phải thẩm định các dự án, các công trình xây dựng. Hiện nay có nhiều chủ đầu tư năng lực kém, nên rất dễ có thất thoát giữa nhà thầu, tư vấn, chủ đầu tư,…

Tình trạng các tuyến đường gây mất mỹ quan của mạng nhện dây điện, Bộ trưởng có ý kiến gì về vấn đề này?
Bộ trưởng: Hiện nay trên thế giới những nước phát triển cũng có tình trạng này nhưng mạng nhện được sắp xếp một cách có ý đồ, trật tự, tôn thêm giá trị văn hóa vật thể của quá khứ đặc biệt là đô thị cũ. Còn tại Việt Nam thì sắp xếp thiếu trật tự. 
HN và HCM đã tập trung làm được nhiều việc, nên hạ ngầm các đường dây, nhiều tuyến phố được hạ ngầm. Để khắc phục, Bộ Xây Dựng đã soạn thảo nghị định để quản lý hạ tầng đô thị chung, trong quy hoạch phải xác định các cụm, tuyến, vị trí đặt các hệ thống.
Để hạ ngầm đường dây không phải chỉ là kinh phí, tiền thì có nhiều, nhưng những công trình của người dân dưới đất cũng có rất nhiều. Vì vậy, để ngầm hóa đường dây nhưng vẫn cần đảm bảo sinh hoạt bình thường của người dân là rất khó.
Hiện nay việc phát triển đô thị nông thôn như thế nào, Bộ trưởng cho ý kiến?
Bộ trưởng: Quá trình đô thị hóa là thiết yếu trong bất kỳ quốc gia nào. Tại Việt Nam do tăng trưởng kinh tế nên đô thị hóa diễn ra rất nhanh chóng. Điều quan trọng là ứng xử như thế nào với quá trình đô thị hóa. Chúng ta cần chủ động đón nhận quá trình đô thị hóa bởi đây là quá trình tất yếu của một nền kinh tế phát triển. Muốn như vậy phải tập trung vào quy hoạch, và có sự tham gia của đông đảo người dân. Qua sự đóng góp của dân để dân chuẩn bị sẵn tư tương đón nhân đô thị hóa.
Nhà nước cần chuẩn bị kế hoạch chuyển đổi đất, chuyển đổi nghề cho người dân vùng đó. Giữ gìn bản sắc của mỗi vùng miền, đặc biệt là các làng cổ, khoảng đệm tạo ra độ thoáng của đô thị. Người dân cũng cần chủ động chuyển đổi nghề đề phù hợp với sự phát triển của đô thị.
Hiện nay có tình trạng sử dụng lao động các công trình chưa qua đào tạo, có phải Bộ xây dựng làm ngơ cho các nhà thầu?
Bộ Trưởng: Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp xây dựng sử dụng lao động nông nhàn để tham gia một bộ phận công việc của các dự án thi công xây lắp. Điều này có tác động tích cực như giải quyết được việc làm để tăng thu nhập, giải quyết kho khăn đời sống của người dân. Nhưng hạn chế của tình trạng này là lao động không có tay nghề nên ảnh hưởng đến chất lượng tiến độ công trình nên cần khắc phục. 
Thêm vào đó, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp xây dựng bộ khung cứng, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng nay đây mai đó, nên ko thể xây dựng bộ máy nhân công ổn định. Để khắc phục vấn đề này, trước hết cần chủ động kiểm soát năng lực của doanh nghiệp xây lắp, tăng cường đào tạo công nhân có trình độ.
Xin bộ trưởng cho biết tại sao nước ta sản xuất xi măng, thừa xi măng nhưng lại cho nhập khẩu?
Bộ trưởng: Xi măng khủng hoảng do quy hoạch, chúng ta đã có quy hoạch ngành xi măng. Quy hoạch 1488 của Chính phủ 2011-2020, dự báo trong quy hoạch phát triển ngành xi măng đang đúng với nhu cầu thị trường hiện nay. Chẳng hạn năm 2011 là 54-55 triệu tấn, thực tế  tiêu thụ như vậy, nhưng thực tế công suất thiết kế cao hơn, đạt 60 triệu tấn. Rõ ràng là không có khủng hoảng về xi măng. Nhưng phải công nhận rằng xi măng tồn kho nhiều không chỉ có xi măng mà toàn thị trường vật liệu xây dựng. Nguyên chính chính vì tổng vốn đầu tư xã hội giảm do năm 2011 chi phí đầu tư cao, chính phủ ban hành nghị định 11 nhằm kiềm chế lạm phát…
Chính sách tài khóa thắt chặt, và tiền tệ chặt chẽ đã dẫn đến vật liệu xây dựng tồn đọng chưa nói đến BĐS đóng băng nên xi măng tồn đọng. Đây là khó khăn ngắn hạn
Vấn đề thừa xi măng nhưng san vẫn lại nhập khẩu vì nước ta đã gia nhập AFTA, vì vậy phải mở cửa xuất nhập khẩu trong đó có xi măng. Vấn đề thứ hai sản phẩm trong nước kém chất lượng nên phải nhập
Bộ trưởng cho biết về chiến lược phát triển nhà ở?
Bộ trưởng: Trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển nhà ở. Từ năm 1999-2009 đã có 700 triệu m2 nhà ở, bằng tổng khối lượng từ 1999 trở về trước. Tuy nhiên, hiện nhà ở có nhiều vấn đề cần giải quyết mặc dù phát triển mạnh nhưng còn bộ phần không nhỏ người dân chưa tiếp cận được, như công nhân công chức, người nghèo, một bộ phận người có công, tàn tận cô đơn không nơi nương tựa..
Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng với tư cách là cơ quan thường trực vào Ban chỉ đạo phát triển xây chiến lực phát triển nhà ở. Đây là lần đầu tiên chúng ta có chiến lược có cách phát triển tổng thể.
Bộ trưởng cho biết về kết quả thanh tra nhà thu nhập thấp? Theo đánh giá, giá nhà thu nhập thấp hiện nay vẫn cao, trong thời gian tới Bộ trưởng cho biết thêm giá nhà thu nhập thấp có giảm nữa không?
Bộ trưởng: Tháng 7 sẽ công bố kết quả thanh tra nhà thu nhập thấp.
Giá nhà thu nhập vẫn còn cao, nói vậy không đầy đủ, trong thời gian thanh tra vừa qua có công trình 8 triệu đồng/m2, có công trình 10 triệu đồng/m2, 11 triệu đồng/m2. Nhiều công trình chưa được nhà nước hỗ trợ nên giá cao. Nếu nhà nước có hỗ trợ tốt hơn cho nhà thu nhập thấp thì chắc chắn giá sẽ hạ.
Bộ trưởng cho biết về vấn đề cải tạo chung cư cũ tại các đô thị lớn?
Bộ trưởng: Đây là vấn đề rất nóng và khó, chúng ta đã biết năm 2007 Chính Phủ đã ra Nghị định 34 về cải tạo xây dựng lại chung cư cũ, đa số là chung cư xây dựng trước 1990. Đến nay đã xuống cấp và nhiều chung cư không đảm bảo an toàn. Mặc dù có an toàn nhưng mỹ quan không đảm bảo nên cần cải tạo.
TP HCM, HN vào cuộc cải tạo chung cư cũ nhưng hiện nay vấn đề còn rất khiêm tốn. HCM mới được khoảng 29 khối chung cư, HN mới 9 khối mà yêu cầu thì cần cả tạo 200 khối. Nguyên nhân, những chung cư hiện nay đa số là bán cho các hộ dân theo Nghị định 61 nên sở hữu chung cư này là các hộ dân. Người dân không thiết tha trong việc tự sửa chữa, chưa nói là tình trạng cơi nới gây mất mỹ quan.
Hiện nay xây dựng lại cần nguồn lực lớn, vì đa số là khu trung tâm người dân muốn tái định cư tại chỗ, nên Nhà nước phải xây dựng. Doanh nghiệp làm thì cũng là làm theo hình thức BT.
Bộ trưởng cho biết thêm về căn hộ 25m2?
Bộ trưởng: Thời gian qua có rất nhiều ý kiến về căn hộ 25m2, đồng tình có, không đồng tính có. Hiện nay, theo luật  nhà ở thì căn hộ thương mại tối thiểu là 45m2.
Theo số liệu điều tra dân số 2009, hiện nay xu hướng hộ gia đình giảm xuống còn 3,7. Hiện nay theo thống kê có 2,9 triệu hộ ở khu vực đô thị, trong đó hộ có từ 4 người trở lên chiếm 52,6%, 3 người 47%. Độc thân chiếm 83%. Tại Trung Quốc bình quân nhà quy mô thấp nhất chỉ 20m2, trung bình các nước 15-25m2.
Hiện nay, khả năng thanh toán của người dân ít, nếu được ở trong những căn hộ nhỏ nhưng khang trang thì là điều mong ước của nhiều người. Nên Bộ Xây dựng đã dưa nội dung này vào chiến lược phát triển trình lên Quốc hội.
Bộ trưởng cho biết thêm về sử dụng chung cư vào mục đich văn phòng?
Bộ trưởng: Bộ Xây dựng có Quyết định 08 để hướng dẫn sử dụng nhà chung cư, căn hộ chung cư không được sử dụng vào mục đích dễ gây ra cháy nổ, nguy hiểm, ồn như kalaoke,…quy định này mục đích đảm bảo chất lượng sống, lợi ích của mỗi người dân. Nếu cho thuê không rơi vào các điều kiện trên thì vẫn được. Nhà mặt đường sử dụng vào kinh doanh là rất tốt nên hoàn toàn được.
Điểm yếu của thị trường BĐS là phụ thuộc vào nguồn vốn NH, tháo gỡ điểm yếu này như thế nào thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng: Đúng như là câu hỏi nêu, điểm yếu phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng. Thị trường BĐS chủ yếu do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguồn vốn tín dụng. Tín dụng cho BĐS đã ít nhưng lãi suất lại cao khiến BĐS khó khăn nay lại càng thêm khó khăn. Thêm vào đó, do cầu về BĐS hiện nay thấp cho nên BĐS dư thừa nguồn cung so với cầu thị trường. 
Để giải quyết vấn đề tạo vốn cho BĐS trong đó tín dụng là quan trọng. Phải tạo điều kiện cho vay lãi suất thấp người bán và những ưu đãi cho người mua nhà. Bên cạnh đó, cần tâp trung cơ cấu lại phân khúc người dân đang có nhu cầu
Theo Bộ trưởng thị trường BĐS đã thoát khỏi đáy chưa?
Bộ trưởng: Tôi cho rằng hiện nay là đáy của thị trường, BĐS đang trong thời kỳ khó khăn nhất, đáy này là parapol hay chữ U. Đáy BĐS ở ở điểm dừng và hiện nay thị trường có tín hiệu khả quan hơn, đáy này đang có tín hiệu đi lên. Hiện tại là vậy, nhưng thị trường BĐS vãn còn nhiều khó khăn trong 2012. Thời điểm hiện tại, nếu mau nhà để ở thì nên mua, còn mua nhà để kinh doanh thì cần nghiên cứu kỹ hơn.
Bộ trưởng có lời khuyên gì cho nhà đầu tư nhỏ lẻ trong giai đoạn này?
Bộ trưởng: Tôi không phải là nhà đầu tư, cá nhân tôi thấy, trong lúc này các doanh nghiệp kinh doanh BĐS cần bình tình nhìn lại 1 cách tổng thể từ thị trường, tìm ra các giải pháp. Bên cạnh đó, cần can đảm để vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đối với các doanh nghiệp, thị trường BĐS khó khăn vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội của thành công. Doanh nghiệp cần cấu trúc lại, liên doanh, bán dự án, trụ vững,…không vội vàng.
Hiện nay giá BĐS còn cao so với khu vực và trên thế giới. Theo Bộ trưởng, làm sao để đưa giá nhà đất về ngang với khu vực?
Bộ trưởng: Giá nhà đất không phải lúc nảo cũng cao và ở đâu cũng cao. Có thời điểm thì cao nhưng thời điểm này thấp, có dự án bán dưới giá thành, tại HCM có trường hợp bán rất rẻ.
Khu trung tâm rất cao nhưng ngoại ô thấp đó cũng là phụ thuộc vào đặc tính của BĐS, nó còn có giá trị văn hóa. BĐS ở đây không chỉ là để ở mà còn thưởng thức giá trị văn hóa.
Hiện nay chúng ta đang có chính sách tạo ra nguồn cung BĐS phù hợp với nhu cầu của người dân, nên chắc chắn BĐS sẽ hạ xuống và phù hợp với giá của khu vực.
Hiện nay chất lượng công trình nhà ở, đặc biệt là chung cư còn rất thấp, ý kiến của Bộ trưởng về vấn đề này.
Bộ trưởng: Hiện nay chất lượng ở nhiều công trình  nhà ở rất thấp, ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân. Có những chung cư có hiện tượng nứt, bong tróc. Những khu nhà tái định cư mới ở một thời gian đã xuống cấp. Chất lượng chung cư phụ thuộc vào nhiều khâu như khảo sát thiết kế, kiểm tra, vai trò của chủ đầu tư. Vì vậy, cần phải kiểm tra các công trình này, nếu Sở Xây dựng kiểm tra phải tìm ra nguyên nhân, có trách nhiệm và phải bồi thường. Không thể để xảy ra trường hợp này.
Xin cảm ơn bộ trưởng!
Nhóm PV
Theo TTVN
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét