Để có thể lập lại kỷ cương trật tự xây dựng đô thị, nên chăng, cần có chế tài xử lý cả những cán bộ làm công tác tranh tra xây dựng nếu để địa bàn mình phụ trách xảy ra nhiều vi phạm.
Hàng loạt công trình vi phạm trật tự xây dựng bị “cắt ngọn” trong vài năm qua cho thấy, Hà Nội đã có những động thái tích cực trong việc siết chặt quản lý trật tự xây dựng đô thị. Có thời điểm, Hà Nội như một “đại công trường” phá nhà sai phép với hàng loạt công trình lớn bị cưỡng chế phá dỡ các tầng xây vượt phép, như tòa nhà số 9 Đào Duy Anh (xây vượt quá 3 tầng), số 4 Đặng Dung (xây vượt phép 13,1m), 2/31 Nguyễn Chí Thanh (vượt phép 5 tầng). Sau những vụ việc lớn ấy, tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP đã có những chuyển biến tích cực, số công trình vi phạm giảm đáng kể.
Tuy nhiên, sau quãng thời gian “im ắng”, nạn xây dựng trái phép, không phép tiếp tục diễn ra với mức độ vi phạm và số lượng tăng đáng kể. Trong cuộc họp báo cáo lãnh đạo UBND TP Hà Nội mới đây, Sở Xây dựng đã thống kê, các công trình không phép tập trung tại các huyện ngoại thành (khoảng 93%).
Các vi phạm xảy ra hầu hết trên diện tích đất nông nghiệp, đất công, hoặc đất lấn chiếm, đất chưa có quy hoạch xây dựng. Chỉ trong tháng 5, thanh tra Sở Xây dựng đã phát hiện hàng trăm công trình xây dựng không phép. Quốc Oai là huyện đứng đầu danh sách các công trình không phép, Sóc Sơn có 290 công trình vi phạm. Tại các quận nội thành, điều khiến dư luận bức xúc là nhiều công trình vi phạm ở mặt phố, mặt đường, những khu đất vàng lại để tồn tại nhiều công trình vi phạm nghiêm trọng.
Điểm qua những vụ việc vi phạm này có thể thấy, “bệnh nhờn thuốc” đã bắt đầu tái phát. Đơn cử như vụ vi phạm nghiêm trọng tại công trình xây dựng khu nhà ở liền kề tại Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông), công trình sai phép tại số 12 ngõ 168 Thụy Khuê (Tây Hồ), 11 công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phố Bùi Thị Xuân, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế, Đại Cồ Việt, Đoàn Trần Nghiệp (quận Hai Bà Trưng)…
Đặc biệt, phải kể đến vi phạm nghiêm trọng tại công trình nhà ở kết hợp văn phòng và bảo tàng tại địa chỉ 55A - 55B Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm. Công trình này nằm ngay mặt phố lớn giữa trung tâm Thủ đô, nhưng công trình đã xây vượt phép 3 tầng. Từ 9 tầng và tum, 3 tầng hầm, chủ đầu tư đã cố tình xây thành 13 tầng.
Dư luận bức xúc, tại sao những công trình xây dựng này đều là những công trình lớn, thời gian xây dựng dài, nhưng những vi phạm lại không được phát hiện và xử lý triệt để ngay khi mới có dấu hiệu làm trái quy định? Không chỉ riêng trật tự xây dựng, hầu như lĩnh vực nào lâu nay, chúng ta đều gặp hiện tượng “bắt cóc bỏ đĩa”.
Nguyên nhân cũng được phân tích rất kỹ lưỡng, từ sự yếu kém trong công tác quản lý của chính quyền cơ sở, ý thức chấp hành của người dân chưa nghiêm. Nhưng có lẽ, với quy định và chế tài xử phạt đã rất rõ ràng, việc thực hiện xử lý vi phạm chỉ còn nằm ở sự cương quyết của những người thừa hành luật pháp, cụ thể là trong đội ngũ thanh tra xây dựng.
Trong buổi họp nêu trên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã khẳng định, thành phố sẽ thành lập đoàn thanh tra liên ngành xử lý các công trình vi phạm nổi cộm hiện nay. Dù chậm còn hơn không, dư luận đang trông đợi sự cương quyết của lãnh đạo thành phố. Và, để có thể lập lại kỷ cương trật tự xây dựng đô thị, nên chăng, cần có chế tài xử lý cả những cán bộ làm công tác tranh tra xây dựng nếu để địa bàn mình phụ trách xảy ra nhiều vi phạm
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, sau quãng thời gian “im ắng”, nạn xây dựng trái phép, không phép tiếp tục diễn ra với mức độ vi phạm và số lượng tăng đáng kể. Trong cuộc họp báo cáo lãnh đạo UBND TP Hà Nội mới đây, Sở Xây dựng đã thống kê, các công trình không phép tập trung tại các huyện ngoại thành (khoảng 93%).
Các vi phạm xảy ra hầu hết trên diện tích đất nông nghiệp, đất công, hoặc đất lấn chiếm, đất chưa có quy hoạch xây dựng. Chỉ trong tháng 5, thanh tra Sở Xây dựng đã phát hiện hàng trăm công trình xây dựng không phép. Quốc Oai là huyện đứng đầu danh sách các công trình không phép, Sóc Sơn có 290 công trình vi phạm. Tại các quận nội thành, điều khiến dư luận bức xúc là nhiều công trình vi phạm ở mặt phố, mặt đường, những khu đất vàng lại để tồn tại nhiều công trình vi phạm nghiêm trọng.
Điểm qua những vụ việc vi phạm này có thể thấy, “bệnh nhờn thuốc” đã bắt đầu tái phát. Đơn cử như vụ vi phạm nghiêm trọng tại công trình xây dựng khu nhà ở liền kề tại Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông), công trình sai phép tại số 12 ngõ 168 Thụy Khuê (Tây Hồ), 11 công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phố Bùi Thị Xuân, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế, Đại Cồ Việt, Đoàn Trần Nghiệp (quận Hai Bà Trưng)…
Đặc biệt, phải kể đến vi phạm nghiêm trọng tại công trình nhà ở kết hợp văn phòng và bảo tàng tại địa chỉ 55A - 55B Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm. Công trình này nằm ngay mặt phố lớn giữa trung tâm Thủ đô, nhưng công trình đã xây vượt phép 3 tầng. Từ 9 tầng và tum, 3 tầng hầm, chủ đầu tư đã cố tình xây thành 13 tầng.
Dư luận bức xúc, tại sao những công trình xây dựng này đều là những công trình lớn, thời gian xây dựng dài, nhưng những vi phạm lại không được phát hiện và xử lý triệt để ngay khi mới có dấu hiệu làm trái quy định? Không chỉ riêng trật tự xây dựng, hầu như lĩnh vực nào lâu nay, chúng ta đều gặp hiện tượng “bắt cóc bỏ đĩa”.
Nguyên nhân cũng được phân tích rất kỹ lưỡng, từ sự yếu kém trong công tác quản lý của chính quyền cơ sở, ý thức chấp hành của người dân chưa nghiêm. Nhưng có lẽ, với quy định và chế tài xử phạt đã rất rõ ràng, việc thực hiện xử lý vi phạm chỉ còn nằm ở sự cương quyết của những người thừa hành luật pháp, cụ thể là trong đội ngũ thanh tra xây dựng.
Trong buổi họp nêu trên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã khẳng định, thành phố sẽ thành lập đoàn thanh tra liên ngành xử lý các công trình vi phạm nổi cộm hiện nay. Dù chậm còn hơn không, dư luận đang trông đợi sự cương quyết của lãnh đạo thành phố. Và, để có thể lập lại kỷ cương trật tự xây dựng đô thị, nên chăng, cần có chế tài xử lý cả những cán bộ làm công tác tranh tra xây dựng nếu để địa bàn mình phụ trách xảy ra nhiều vi phạm
(Theo CAND)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét