Việc mua tài sản tại nước ngoài trên thực tế không hề đơn giản. Ngay cả mua được rồi, việc thu lợi nhuận, hay chuyển nhượng lại sẽ hết sức khó khăn.
Sự kiện doanh nhân người Việt Phạm Đình Nguyên mua thành công cả một thị trấn Mỹ đã thổi bùng mong muốn đầu tư, sở hữu bất động sản Mỹ của nhiều người Việt. Thế nhưng, việc mua tài sản tại nước ngoài trên thực tế không hề đơn giản. Ngay cả mua được rồi, việc thu lợi nhuận, hay chuyển nhượng lại sẽ hết sức khó khăn.
Cũng theo ông Chi, trên thực tế, có nhiều hợp đồng mua bán nhà tại Mỹ rẻ đến nỗi có thể khiến người Việt choáng váng. Cụ thể, tại Mỹ, hàng năm, có rất nhiều quảng cáo bán nhà chỉ với giá… 1 USD. Tuy nhiên, việc bán như cho những tài sản này của chủ nhà chỉ là một hình thức tống khứ của nợ. Vì những ngôi nhà ấy thường quá cũ, chủ nhà không được ở, cũng không được quyền đập bỏ, trong khi chi phí tu sửa lại quá lớn.
Theo luật pháp Mỹ, những ngôi nhà có tuổi đời từ 99 năm trở lên, nếu xuống cấp, chủ nhà không được ở, cũng không được phép tháo dỡ. Nếu tu sửa, thì phải giữ nguyên kiến trúc của ngôi nhà cổ. Số tiền tu sửa có thể lên đến 200.000 - 300.000 USD, thậm chí, có khi chi phí lên đến cả triệu USD, nên nhiều chủ nhà muốn bán khung nhà cũ cho người có nhu cầu để sử dụng miếng đất xây nhà mới.
Như vậy, ngay cả giá nhà rất rẻ, rẻ đến độ hầu hết người Việt đều có đủ tiền mua được nhà ở Mỹ, nhưng việc mua để ở hay mua để đầu tư rõ ràng không khả thi và không hiệu quả. Đấy là chưa kể đến sự phức tạp liên quan đến thủ tục pháp lý khi người Việt muốn đầu tư mua nhà tại nước ngoài.
Theo ông Chi, một cá nhân muốn mua tài sản nước ngoài cũng phải làm thủ tục y như doanh nghiệp xin đầu tư ra nước ngoài, nghĩa là phải xin giấy phép đầu tư ra ngước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều cá nhân vẫn mua được nhà tại nước ngoài một cách không chính thống bằng việc nhờ người trong gia đình tại nước ngoài đứng tên. Nhưng, việc này cũng rủi ro vì vấp phải quy định hạn chế ngoại hối của Nhà nước.
Cụ thể, theo thống kê của Coldwell Banker Singapore, trong năm 2010, tỷ lệ người Việt mua nhà ở Singapor chiếm đến 3,2% các giao dịch bất động sản của đảo quốc này. Làn sóng đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Mỹ của người Việt cũng có, dù chưa có những con số thống kê chính thức.
Theo ông Adward Chi, muốn đầu tư mua tài sản nước ngoài có hiệu quả, nhà đầu tư cần phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại, nếu không sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Nếu thấy nhà đất ở Mỹ rẻ mà lao vào mua, không những khó kiếm lợi mà còn gặp rất nhiều rủi ro.
Cụ thể, trong trường hợp ngôi nhà không tạo ra lợi nhuận thì sẽ không có chuyện phát sinh. Nhưng nếu ngôi nhà họ mua tạo ra lợi nhuận từ việc cho thuê hoặc bán lại, việc báo thuế, nộp thuế sẽ rất phức tạp, nếu nhà đầu tư không phải công dân Mỹ, không có thẻ an sinh xã hội, cũng không có mã số thuế cá nhân tại Mỹ.
Trong trường hợp này, nếu không muốn gặp rắc rối trong việc tính thuế, theo ông Chi, nhà đầu tư chỉ còn cách mua nhà rồi để đấy hoặc chấp nhận bán hòa gốc để rút vốn. Tuy nhiên, việc bán nhà với giá hòa vốn vẫn khiến nhà đầu tư bị thiệt hại, bởi những thủ tục mua bán, đăng ký nhà đất tại Mỹ vô cùng tốn kém.
Nhà Mỹ có giá… 1 USD
Theo ông Adward Chi, Chủ tịch HĐQT Công ty Coldwell Banker Việt Nam, những ngôi nhà tại Mỹ được bán với giá 500 hay 1.000 USD đăng tải trên báo chí Việt Nam thời gian gần đây rất phổ biến tại Mỹ. Vì ở Mỹ, có nhiều thị trấn, chính quyền muốn tăng dân số nên đã bán nhà với giá rất rẻ để thu hút dân cư đến sinh sống. Nhưng mua được những ngôi nhà này, khách hàng nhất thiết phải là những công dân Mỹ hoặc những người định cư hợp pháp tại Mỹ.Theo luật pháp Mỹ, những ngôi nhà có tuổi đời từ 99 năm trở lên, nếu xuống cấp, chủ nhà không được ở, cũng không được phép tháo dỡ. Nếu tu sửa, thì phải giữ nguyên kiến trúc của ngôi nhà cổ. Số tiền tu sửa có thể lên đến 200.000 - 300.000 USD, thậm chí, có khi chi phí lên đến cả triệu USD, nên nhiều chủ nhà muốn bán khung nhà cũ cho người có nhu cầu để sử dụng miếng đất xây nhà mới.
Như vậy, ngay cả giá nhà rất rẻ, rẻ đến độ hầu hết người Việt đều có đủ tiền mua được nhà ở Mỹ, nhưng việc mua để ở hay mua để đầu tư rõ ràng không khả thi và không hiệu quả. Đấy là chưa kể đến sự phức tạp liên quan đến thủ tục pháp lý khi người Việt muốn đầu tư mua nhà tại nước ngoài.
Theo ông Chi, một cá nhân muốn mua tài sản nước ngoài cũng phải làm thủ tục y như doanh nghiệp xin đầu tư ra nước ngoài, nghĩa là phải xin giấy phép đầu tư ra ngước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều cá nhân vẫn mua được nhà tại nước ngoài một cách không chính thống bằng việc nhờ người trong gia đình tại nước ngoài đứng tên. Nhưng, việc này cũng rủi ro vì vấp phải quy định hạn chế ngoại hối của Nhà nước.
Gặp bi kịch nếu không hiểu pháp luật sở tại
Mặc dù thủ tục đầu tư mua bất động sản, tài sản nước ngoài rất phức tạp, nhưng theo ông Adward Chi, vẫn có những làn sóng người Việt mang tiền đầu tư ra nước ngoài.Cụ thể, theo thống kê của Coldwell Banker Singapore, trong năm 2010, tỷ lệ người Việt mua nhà ở Singapor chiếm đến 3,2% các giao dịch bất động sản của đảo quốc này. Làn sóng đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Mỹ của người Việt cũng có, dù chưa có những con số thống kê chính thức.
Theo ông Adward Chi, muốn đầu tư mua tài sản nước ngoài có hiệu quả, nhà đầu tư cần phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại, nếu không sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Nếu thấy nhà đất ở Mỹ rẻ mà lao vào mua, không những khó kiếm lợi mà còn gặp rất nhiều rủi ro.
Cụ thể, trong trường hợp ngôi nhà không tạo ra lợi nhuận thì sẽ không có chuyện phát sinh. Nhưng nếu ngôi nhà họ mua tạo ra lợi nhuận từ việc cho thuê hoặc bán lại, việc báo thuế, nộp thuế sẽ rất phức tạp, nếu nhà đầu tư không phải công dân Mỹ, không có thẻ an sinh xã hội, cũng không có mã số thuế cá nhân tại Mỹ.
Trong trường hợp này, nếu không muốn gặp rắc rối trong việc tính thuế, theo ông Chi, nhà đầu tư chỉ còn cách mua nhà rồi để đấy hoặc chấp nhận bán hòa gốc để rút vốn. Tuy nhiên, việc bán nhà với giá hòa vốn vẫn khiến nhà đầu tư bị thiệt hại, bởi những thủ tục mua bán, đăng ký nhà đất tại Mỹ vô cùng tốn kém.
(Theo ĐTCK)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét