Tại cuộc họp báo trước kỳ họp thứ 3, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, sửa Luật Đất đai có vấn đề quan trọng là “sở hữu” mà để điều chỉnh quy định này thì phải chờ sửa Hiến pháp năm 1992.
Do vậy, phải đợi đến việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được thông qua, dự kiến vào kỳ họp cuối năm 2013.
Cũng liên quan tới đất đai, trả lời câu hỏi của báo chí về việc Quốc hội có thành lập đoàn giám sát chuyên đề các vụ việc khiếu nại đất đai thu hút sự quan tâm của người dân như vụ ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên), ông Phúc cho biết, trên cơ sở báo cáo khiếu nại, tố cáo của Ban Dân nguyện, Quốc hội trong quá trình thảo luận và xét thấy cần thiết thì sẽ thành lập.
Về kỳ họp Quốc hội tới, theo Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Nguyễn Sĩ Dũng, nội dung chính của kỳ họp là công tác lập pháp. Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 7 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật.
Các luật và nghị quyết được thông qua gồm: Giáo dục đại học; Bộ luật Lao động sửa đổi; Luật Giá; Công đoàn (sửa đổi); Luật Biển Việt Nam… Nghị quyết về các giải pháp giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân; Nghị quyết về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH…
Kéo dài trong 32 ngày (từ ngày 21/5 đến 21/6), kỳ họp này của Quốc hội cũng xem xét, thảo luận các báo cáo đánh giá bổ sung tình hình kinh tế xã hội – ngân sách năm 2011 và những tháng đầu năm 2012; cho ý kiến về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Về những đổi mới tại kỳ họp này, ông Nguyễn Sĩ Dũng- phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho các phiên họp toàn thể (chiếm 85,7%), nhiều hơn so với các kỳ họp trước. Các Bộ trưởng và chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội chỉ có tối đa 20 phút để trình bày trước Quốc hội. Phần chất vấn được bổ trí vào cuối phiên họp, trong đó tăng cường tính đối thoại để làm rõ các vấn đề.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Theo đó, trong các kỳ họp tới, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm hàng hàng năm đối với các chức danh do Quốc hội bầu như Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, việc bỏ phiếu này còn căn cứ vào quy chế và quy trình. Đây cũng là việc làm cụ thể thực hiện Nghị quyết TW 4./.
Cũng liên quan tới đất đai, trả lời câu hỏi của báo chí về việc Quốc hội có thành lập đoàn giám sát chuyên đề các vụ việc khiếu nại đất đai thu hút sự quan tâm của người dân như vụ ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên), ông Phúc cho biết, trên cơ sở báo cáo khiếu nại, tố cáo của Ban Dân nguyện, Quốc hội trong quá trình thảo luận và xét thấy cần thiết thì sẽ thành lập.
Các đại biểu trong cuộc họp báo |
Về kỳ họp Quốc hội tới, theo Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Nguyễn Sĩ Dũng, nội dung chính của kỳ họp là công tác lập pháp. Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 7 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật.
Các luật và nghị quyết được thông qua gồm: Giáo dục đại học; Bộ luật Lao động sửa đổi; Luật Giá; Công đoàn (sửa đổi); Luật Biển Việt Nam… Nghị quyết về các giải pháp giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân; Nghị quyết về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH…
Kéo dài trong 32 ngày (từ ngày 21/5 đến 21/6), kỳ họp này của Quốc hội cũng xem xét, thảo luận các báo cáo đánh giá bổ sung tình hình kinh tế xã hội – ngân sách năm 2011 và những tháng đầu năm 2012; cho ý kiến về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Về những đổi mới tại kỳ họp này, ông Nguyễn Sĩ Dũng- phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho các phiên họp toàn thể (chiếm 85,7%), nhiều hơn so với các kỳ họp trước. Các Bộ trưởng và chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội chỉ có tối đa 20 phút để trình bày trước Quốc hội. Phần chất vấn được bổ trí vào cuối phiên họp, trong đó tăng cường tính đối thoại để làm rõ các vấn đề.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Theo đó, trong các kỳ họp tới, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm hàng hàng năm đối với các chức danh do Quốc hội bầu như Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, việc bỏ phiếu này còn căn cứ vào quy chế và quy trình. Đây cũng là việc làm cụ thể thực hiện Nghị quyết TW 4./.
(Theo Tổ quốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét