Số người đang sống tại các chung cư mini hiện nay không phải là ít, và còn rất nhiều người vẫn muốn sở hữu chung cư mini dù không có sổ đỏ và vô vàn bất ổn khác.
>> Thị trường chung cư mini giá thấp, khách vẫn ngó lơ
>> Thị trường chung cư mini giá thấp, khách vẫn ngó lơ
Trong vai người đi mua nhà, chúng tôi tìm đến những khu chung cư mini đã kín chỗ để tìm hiểu tâm tư của những người trong cuộc về căn hộ họ đang sở hữu. Điều bất ngờ là phần lớn đều khẳng định rằng vẫn quyết định mua, dù biết trước vô vàn… bất ổn!
Còn chị Lê Thị Hòa, ở căn hộ bên cạnh nhà chị Lý cũng cho biết: “Tòa nhà này, mặt tiền là mặt ngõ rộng 3m, một bên là liền sát vách nhà bà chủ, hai bên còn lại đều là nhà hàng xóm. Căn của tôi và căn hộ của chị Lý ở phía mặt tiền nên đỡ lo, hai căn phía sau chỉ cần nhà hàng xóm chồng tầng lên cao thì hết gió và ánh sáng luôn”.
Khi chúng tôi hỏi về cầu thang thoát hiểm, hệ thống phòng cháy chữa cháy, chị Lý thản nhiên: “Cô chú lên nhà thì biết rồi còn gì. Cầu thang chung còn nhỏ hẹp tiết kiệm diện tích nói gì đến cầu thang thoát hiểm? Hệ thống phòng cháy chữa cháy thì đương nhiên không có. Ở thì phải cẩn thận và cầu mong không có rủi ro thôi”.
Rời khu nhà chị Lý, chúng tôi được giới thiệu đến khu chung cư 6 tầng ở phố Triều Khúc, Thanh Xuân. Hỏi thăm và đã được mọi người chỉ cho tòa nhà chỉ cách chỗ đứng khoảng trăm mét nhưng phải tìm mỏi mắt mới thấy lối vào. Đó cũng là hiện tượng phổ biến của chung cư mini tại Hà Nội
Khu vực phố Trần Cung, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội có khá nhiều chung cư mini mọc lên trong các ngõ ngách sâu, đang được chào bán với giá 1,1 tỷ đồng/căn, diện tích 47m2. Ông Vũ Văn Hùng, chủ tòa nhà ngõ 89 Trần Cung cho hay: “Tôi có 20 căn, chỉ còn 2 căn trên tầng 5 là trống. Nếu ưng thì đặt cọc trước vì nhiều người hỏi lắm. Khu này xa trung tâm nên mới có giá thế, chứ bây giờ lên Nguyễn Phong Sắc, Tôn Đức Thắng, Thành Công... giá trên 1,5 tỷ đồng/căn, mà diện tích cũng chỉ 40m2 đổ lại”.
Khi hỏi về giấy tờ, an ninh, cầu thang thoát hiểm, PCCC… ông Hùng tỉnh bơ: “Giấy tờ thì phải chờ, còn cầu thang thoát hiểm thì bói cũng không thấy ở chung cư mini, phòng cháy chữa cháy thì … trang bị thêm vài bình phòng cháy cũng không vấn đề gì”?!
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cũng cho rằng: “Chung cư mini là giải pháp để giải quyết nhu cầu thực về nhà ở nhưng không phải giải pháp tối ưu vì dễ quá tải cả về hạ tầng kỹ thuật lẫn xã hội. Nếu quá dễ dãi cấp phép, chung cư mini sẽ phát triển ồ ạt, phát sinh nhiều hệ lụy, như: nén dân số, hạ tầng xuống cấp gây ngập lụt, kẹt xe, giảm chất lượng sống. Vì vậy, cần quy hoạch trước khi cấp phép”.
Trên thực tế, nhiều cá nhân, gia đình mua căn hộ chung cư mini biết trước những bất cập về căn hộ dạng này nhưng vẫn chấp nhận “đánh bạc với trời”. Giữa lúc xu hướng chung cư mini đang phát triển khá ồ ạt, thiết nghĩ cơ quan nhà nước cần có thêm các quy định, quy chuẩn về những tiêu chí cụ thể như diện tích tối thiểu, lối thoát hiểm, hệ thống an toàn cháy nổ… Ngoài ra, cũng cần có hành lang pháp lý để các cấp cơ sở có thể hoàn thành thủ tục cho căn hộ chung cư mi-ni, không thể để người dân “trắng tay” khi có sự cố xảy ra.
Chung cư mini thường xây tận dụng hết diện tích đất. Ảnh: M.H |
Cầu trời không có… rủi ro!
Chị Hà Thị Lý, đang sở hữu căn hộ chung cư mini ở tầng 5 ngõ 337, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội kể: “Bà chủ có 250m2 đất, một nửa xây nhà ở, một nửa xây chung cư mini 5 tầng, mỗi tầng 4 phòng, mỗi phòng 30m2. Cách đây 2 năm bà bán 500 triệu đồng/căn, giấy tờ viết tay. Đất xây chung cư được tận dụng 100%. Phía trước nhà chỉ có 3m2 để trống làm sân, giữa 4 căn hộ mỗi tầng hành lang chung chỉ khoảng 3m2”.Còn chị Lê Thị Hòa, ở căn hộ bên cạnh nhà chị Lý cũng cho biết: “Tòa nhà này, mặt tiền là mặt ngõ rộng 3m, một bên là liền sát vách nhà bà chủ, hai bên còn lại đều là nhà hàng xóm. Căn của tôi và căn hộ của chị Lý ở phía mặt tiền nên đỡ lo, hai căn phía sau chỉ cần nhà hàng xóm chồng tầng lên cao thì hết gió và ánh sáng luôn”.
Khi chúng tôi hỏi về cầu thang thoát hiểm, hệ thống phòng cháy chữa cháy, chị Lý thản nhiên: “Cô chú lên nhà thì biết rồi còn gì. Cầu thang chung còn nhỏ hẹp tiết kiệm diện tích nói gì đến cầu thang thoát hiểm? Hệ thống phòng cháy chữa cháy thì đương nhiên không có. Ở thì phải cẩn thận và cầu mong không có rủi ro thôi”.
Rời khu nhà chị Lý, chúng tôi được giới thiệu đến khu chung cư 6 tầng ở phố Triều Khúc, Thanh Xuân. Hỏi thăm và đã được mọi người chỉ cho tòa nhà chỉ cách chỗ đứng khoảng trăm mét nhưng phải tìm mỏi mắt mới thấy lối vào. Đó cũng là hiện tượng phổ biến của chung cư mini tại Hà Nội
Khu vực phố Trần Cung, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội có khá nhiều chung cư mini mọc lên trong các ngõ ngách sâu, đang được chào bán với giá 1,1 tỷ đồng/căn, diện tích 47m2. Ông Vũ Văn Hùng, chủ tòa nhà ngõ 89 Trần Cung cho hay: “Tôi có 20 căn, chỉ còn 2 căn trên tầng 5 là trống. Nếu ưng thì đặt cọc trước vì nhiều người hỏi lắm. Khu này xa trung tâm nên mới có giá thế, chứ bây giờ lên Nguyễn Phong Sắc, Tôn Đức Thắng, Thành Công... giá trên 1,5 tỷ đồng/căn, mà diện tích cũng chỉ 40m2 đổ lại”.
Khi hỏi về giấy tờ, an ninh, cầu thang thoát hiểm, PCCC… ông Hùng tỉnh bơ: “Giấy tờ thì phải chờ, còn cầu thang thoát hiểm thì bói cũng không thấy ở chung cư mini, phòng cháy chữa cháy thì … trang bị thêm vài bình phòng cháy cũng không vấn đề gì”?!
Phải quy hoạch rồi mới cấp phép
Theo luật gia Nguyễn Bằng Giang, Công ty Luật Hồng Lĩnh (Hà Nội), quy mô xây dựng chung cư mini chỉ gấp 2 - 4 lần nhà dân, lại không đòi hỏi tư cách pháp nhân hay điều kiện khắt khe. Thủ tục cấp phép cũng tương tự như xin phép xây nhà dân, do đó thành phần chủ đầu tư cực kỳ đa dạng và theo đó phát sinh nhiều vấn đề: chủ đầu tư đứng tên sổ đó, bán căn hộ bằng giấy viết tay, quyền thế chấp căn hộ cho ngân hàng vẫn thuộc về chủ đầu tư. Khi không trả nợ được ngân hàng, chủ đầu tư bị ngân hàng kiện và lấy tài sản đó, người mua sẽ bị thiệt. Đặc biệt là khi chất lượng tòa nhà xuống cấp ai sẽ đứng ra bảo trì, bảo dưỡng. Nhất là trong trường hợp xuống cấp đến mức phải đập đi xây lại thì ai sẽ đứng ra làm điều này?GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cũng cho rằng: “Chung cư mini là giải pháp để giải quyết nhu cầu thực về nhà ở nhưng không phải giải pháp tối ưu vì dễ quá tải cả về hạ tầng kỹ thuật lẫn xã hội. Nếu quá dễ dãi cấp phép, chung cư mini sẽ phát triển ồ ạt, phát sinh nhiều hệ lụy, như: nén dân số, hạ tầng xuống cấp gây ngập lụt, kẹt xe, giảm chất lượng sống. Vì vậy, cần quy hoạch trước khi cấp phép”.
Trên thực tế, nhiều cá nhân, gia đình mua căn hộ chung cư mini biết trước những bất cập về căn hộ dạng này nhưng vẫn chấp nhận “đánh bạc với trời”. Giữa lúc xu hướng chung cư mini đang phát triển khá ồ ạt, thiết nghĩ cơ quan nhà nước cần có thêm các quy định, quy chuẩn về những tiêu chí cụ thể như diện tích tối thiểu, lối thoát hiểm, hệ thống an toàn cháy nổ… Ngoài ra, cũng cần có hành lang pháp lý để các cấp cơ sở có thể hoàn thành thủ tục cho căn hộ chung cư mi-ni, không thể để người dân “trắng tay” khi có sự cố xảy ra.
“Tiền ít lại muốn an cư nhanh thì phải chấp nhận ở chung cư mini thôi. Chứ những bất cập mà chung cư mini mang lại thì ai mà chẳng biết: Chưa có sổ đỏ, không có cầu thang thoát hiểm, không hệ thống PCCC, không thang máy, cầu thang bộ thì nhỏ hai người tránh nhau còn khó, nhà để xe thì chật mà an ninh cũng không đảm bảo… Trong ngõ này cũng vì nhiều chung cư mini nên hay tắc đường lắm”.
(Chị Nguyễn Thị Hiền, chủ căn hộ 302, chung cư mini ở phố Triều Khúc) |
(Theo Giadinh.net)
\
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn đọc xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhân phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm. Cám ơn các bạn! |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét