8 tháng 6, 2012

Đìu hiu Trung Tâm Thương Mại Hàng Da


Từ vụ tranh chấp chưa có hồi kết về chuyển đổi chợ truyền thống thành trung tâm thương mại (TTTM) tại chợ Nghĩa Tân, các nhà quản lý nên chăng cần tham khảo những gì đang diễn ra ở chợ Hàng Da trong câu chuyện hậu chuyển đổi chợ - TTTM.


Đìu hiu TTTM Hàng Da | ảnh 1
Đã đi vào hoạt động được gần hai năm, song so với kỳ vọng ban đầu  TTTM vẫn còn rất nhiều chỗ trống, nhiều gian hàng đang bán hàng sẵn sàng cho thuê lại.

Trong chợ vắng, ngoài chợ đông

Chợ Hàng Da được bố trí phía sau nằm trọn phía sau của TTTM Hàng Da, lối đi vào chợ cũng là nơi được bố trí gửi xe cho cả TTTM. Qua bậc cầu thang dài dẫn xuống là cả khu chợ được bày bán đủ mặt hàng, các ngành hàng được bố trí ngăn nắp, trong đó mỗi gian hàng được xắp xếp theo dãy quy củ.

Tấp nập đông người nhất các chợ thường là những gian hàng thịt, rau củ nhưng mỗi vào đầu giờ sáng mỗi quầy hàng chỉ lác đác vài người. Khu phía sau được quy hoạch bán quẩn áo cũ thì vắng lặng hoàn toàn.

Tới hơn 9h sáng, chỉ vài hộ uể oải kéo bạt mở ki ốt bán hàng. Tiếp xúc với PV, các tiểu thương e ngại khi nói về tình trạng ế ẩm của mình.

Gian hàng bán rau củ nằm phía góc chợ, tiểu thương bán hàng cho hay không thể cạnh tranh được với hàng rau ngoài chợ hay hàng rong được. Vào mua được mớ rau thì giá đắt hơn, lại phải thêm phí gửi xe nên chi phí đội lên. “Mà quan trọng là người ta ngại. Nếu chỉ thiếu mớ rau thì mua ngoài ở chợ tạm tiện hơn”, người chủ hàng rau nói.

Tại khu bán hàng rượu và bánh kẹo, đã hơn 9h sáng mà chỉ mới có 3 gian hàng mở cửa. Trong cả khoảng không diện tích hơn chục ki ốt bán hàng tuyệt nhiên không thấy người khách nào. Nằm cạnh đó là ngành hàng thời trang bán quần áo, chỉ có một gian hàng mở cửa, trước mặt nó là cả dãy ki ốt đang sửa lại, vải bạt nằm chỏng chơ.

Trái ngược lại hoàn toàn với khung cảnh vắng khách trong chợ thì ở ngoài chợ, các quầy hàng tự phát đông đúc hơn nhiều. Lúc 7h sáng, tại các phố Ngõ Trạm, Nguyễn Văn Tố... chợ cóc đã họp nhộn nhịp. Bên cạnh những quầy hàng thịt luôn đông đúc người đứng đợi thì các gánh hàng rong bán rau củ cũng tập nập người vào hỏi mua.

Nằm cách TTTM Hàng Da một con phố là chợ tạm trên phố Phùng Hưng. Khu chợ này vào buổi sáng luôn tấp nập người mua bán. Theo khảo sát của PV, cùng một mặt hàng  giá cả tại khu chợ này rẻ hơn so với chợ hàng Da. Theo các tiểu thương khu vực chợ trong TTTM Hàng Da thì khu chợ này "đối thủ" trực tiếp của họ.

Bà Khanh nhà ở đường Nguyễn Văn Tố sát ngay tại TTTM Hàng Da nhưng phải đi quãng đường cách một con phố để đến chợ Phùng Hưng mua đồ hàng ngày. Lý giải cho nguyên nhân đi chợ xa của mình, bà Khanh bảo: “Với những người già như tôi thì đi cầu thang dốc xuống chợ trong TTTM, khi đi lên mệt lắm. Với lại ở đây giá lại rẻ hơn nữa”.

"Tháo chạy"

Tại khu vực chợ trong tầng hầm và khu vực các ngành hàng ngay ở tầng 1, có rất nhiều tiểu thương tìm người cho thuê lại gian hàng của mình. Lý giải chung của họ là không bán được hàng.

Đìu hiu TTTM Hàng Da | ảnh 2
9h sáng, nhiều quầy hàng vắng ngắt với tờ giấy rao cho thuê

PV gọi điện đến một số điện thoại được ghi sẵn ở trước ki ốt trong khu vực quần áo cũ thì chủ gian hàng cho biết giá thuê là 2 triệu tháng cho diện tích 3m2/ki ốt. Theo người chủ gian hàng này thì đây là giá chung. Vị trí đẹp hơn chút ở đầu dãy có giá là 3 triệu.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở các gian hàng tầng một, theo các chủ hàng nơi đây thì trước đây thì tình trạng ế ẩm khách mua, vì tâm lý chung e ngại vào TTTM thì giá cao.

“Khu vực này gần các kho đầu mối quần áo nên không biết cạnh tranh kiểu gì được. Hàng hiệu thì không cạnh tranh nổi với các shop lâu năm ở phố, còn hàng bình dân thì bán không lại với các chợ truyền thống”, chị Lan - bán hàng quần áo cho biết.

Ban quản lý TTTM cho biết mức giá thuê gian hàng của TTTM dao động từ 180 nghìn/ đến 500 nghìn/m2 ở từng vị trí.

Khi PV đề nghị cho biết ý kiến về hoạt động của TTTM Hàng Da thì các lãnh đạo của đơn vị này cho rằng đây là “thời điểm nhạy cảm” và từ chối trả lời.

Theo một Trợ lý Hội đồng quản trị TTTM Hàng Da - đại diện BQL: Hầu hết các tầng đều đã lấp kín gian hàng, riêng khu vực chơ thì đã có 593 gian hàng kín trong tổng số khoảng 650 đến 700 gian hàng.

Giải thích về lý do các hộ kinh doanh có nhu cầu cho thuê lại gian hàng của mình, đại diện BQL này cho biết: “Có thể các hộ đó nằm trong số những người đầu tư gian hàng chứ không có nhu cầu bán hàng nên đây là thời điểm họ chuyển nhượng lại”.

Theo người đại diện BQL thì nguyên nhân chính khiến các hộ kinh doanh chợ trong TTTM khó khăn là do các chợ tạm bủa vây và thói quen người tiêu dùng chọn những mua hàng ở những chợ cóc, chợ tạm.

Cũng theo vị trợ lý này thì sắp tới TTTM Hàng Da sẽ chuyển hướng một số mặt hàng để thu hút khách mua hàng hơn. Về kế hoạch cụ thể hút khách, sắp tới đơn vị này sẽ thuê một công ty quản lý bất động sản để điều hành TTTM. “Riêng chợ trong TTTM có thể chuyển đổi sang bán một số ngành nghề truyền thống để hút khách du lịch nước ngoài”, vị này nói.
(Theo Dantri)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét