Theo luật quy định giá đất bồi thường phải sát với thị trường, ngoài ra còn hỗ trợ nhiều khoản, nhằm làm cho người bị thu hồi đất có điều kiện ổn định cuộc sống. Quy định giá đất thấp, cả người dân và Nhà nước đều thiệt hại.
Không đâu tham nhũng nhiều và dễ như trong lĩnh vực quản lí đất đai nhưng nếu Nhà nước thả nổi giá đất cho địa phương tức là tạo cơ hội cho tham nhũng...
Hôm đó, 8 giờ sáng, đã thấy gia đình bà Lý chuẩn bị “nghênh đón” đoàn cưỡng chế bằng cách làm hàng rào phân chia ranh giới. Ngoài hàng rào là diện tích bị giải tỏa, trong hàng rào là vườn, nhà, nơi mẹ con bà Lý và những người hàng xóm ủng hộ cố thủ với gạch, đá, nước bẩn. Các nhà báo giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất và khuyên phía bà Lý không được chống người thi hành công vụ. Sự có mặt của các nhà báo cũng giúp phía chính quyền kiềm chế nên không xảy ra điều đáng tiếc. Hôm sau, chúng tôi ghé thăm, bà Lý nói: “Đã gọi là bồi thường thì phải đúng giá thị trường. Nếu Nhà nước khó khăn như thời mới cướp chính quyền hoặc thời chiến tranh thì tôi sẽ hiến… Ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mỗi m2 đất giá hàng trăm triệu đồng, Nhà nước vẫn bồi thường đủ, còn ở đây, mỗi m2 giá 2 triệu đồng, chỉ bồi thường 18.991 đồng. Tôi bị thu hồi 2.018 m2 tại QL 15A, được bồi thường 38,3 triệu đồng, chưa bằng 1% giá thị trường?”.
Ông Nguyễn Văn Đại, bị thu hồi 160m2 nhà đất. Ông đề nghị được đổi đất lấy đất tái định cư. Tháng 8 năm 2011, UBND huyện có văn bản đồng ý đổi nhưng sau đó lại thôi vì lí do… không có đất? Một huyện bán sơn địa như Hương Khê mà không có đất thì khó tin? Phải chăng vì một m2 đất ở của dân chỉ có 80.000 đồng, còn một m2 đất tái định cư giá trị sử dụng kém hơn hẳn nhưng lại bán giá cao hơn, vì thế chính quyền… sợ thiệt?
Từ sau vụ cưỡng chế hộ bà Lý, cán bộ chính quyền và Công an tỉnh vẫn liên tiếp đến từng nhà thuyết phục nhưng người dân kiên quyết không nhận tiền. Ngược lại, họ ráo riết tìm cách đối phó. Chúng tôi hướng dẫn các hộ dân phải tuân thủ pháp luật. Nếu không đồng ý giá bồi thường, và tái định cư thì tiếp tục khiếu kiện nhưng phải giao đất để bảo đảm tiến độ.
Báo Người cao tuổi nhiều lần nói về giá đất ở Hà Tĩnh, thấp đến nỗi… không dám tin? Giá đất thấp là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp (DN) và quan tham hốt bạc! Những người dân có nhu cầu giao dịch dân sự về đất cũng đã được lợi từ giá đất thấp. Một người mua mảnh vườn 400m2 bên QL 15 A giá 800 triệu đồng (2.000.000 đồng/m2) nhưng địa phương quy định giá đất vườn tại đây là 18.991 đồng/m2, như vậy, lẽ ra phải nộp thuế và lệ phí trước bạ đối với giá trị của 800 triệu đồng thì họ chỉ phải nộp đối với giá trị của 7,6 triệu đồng (400m2 x18.991 đồng). Số người được hưởng khoản lợi không đáng có này nhiều lắm. Đáng nói là các DN. Có DN được giao 50ha; 100ha đất để kinh doanh bất động sản, giá bồi thường đất chỉ 50.000 đồng/m2. Giá đất như vậy thì các khoản hỗ trợ và nộp ngân sách trên mỗi m2 đất cao lắm cũng chỉ 500.000 đồng. Xây dựng hạ tầng xong, họ bán mỗi m2 từ 18 - 22 triệu đồng. Tuy nhiên, khoản lợi ấy là của cả “nhóm lợi ích” lớn nhất là doanh nghiệp. Nhiều quan chức cấp tỉnh, huyện dựng lên các DN “sân sau” rồi giao đất làm du lịch sinh thái, du lịch ven biển, trồng cao-su hay kinh doanh bất động sản… để trục lợi. Giá đất càng thấp, họ càng hốt bạc. Chỉ “chết” người bị thu hồi và Nhà nước. Điều 56 Luật Đất đai ghi: “Giá đất do Nhà nước quy định”. Nhà nước ở đây là địa phương. 63 tỉnh thành có 63 khung giá đất và đều thấp xa so với thị trường. Nhiều tỉnh quy định giá đất thấp đến nỗi chỉ bằng 1, 2, 3, 4%... so với giá chuyển nhượng thực tế. Nếu Nhà nước không có biện pháp quản lí, giám sát, để địa phương tùy tiện định giá đất là làm hại cả Nhà nước và người dân. Ai cũng biết tham nhũng đang hoành hành và đe dọa sự tồn vong của chế độ, nếu thả nổi giá đất là tạo thuận lợi cho quan tham.
Riêng dự án QL 15A, đề nghị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cho thanh tra toàn bộ, điều chỉnh giá đất theo quy định tại Điều 56 Luật Đất đai. Nghĩa là “… khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng… trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp”, phải áp lại giá bồi thường kể cả người dân đã nhận tiền giao đất. Không thể chấp nhận giá bồi thường chỉ bằng 1%; 2% so với thị trường. Phải xử lí những cán bộ sai phạm, sách nhiễu dân, sớm điều chỉnh giá đất trong toàn tỉnh để người bị thu hồi và ngân sách Nhà nước không bị thiệt hại.
Thấy gì qua một cuộc cưỡng chế?
Ngày 16/4/2012 UBND huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức cưỡng chế đối với hộ bà Lê Thị Lý, 63 tuổi, 43 năm tuổi Đảng, giáo viên nghỉ hưu, một trong sáu hộ đã có quyết định cưỡng chế từ tháng 11/2011 vì chưa chịu nhận tiền bồi thường.Hôm đó, 8 giờ sáng, đã thấy gia đình bà Lý chuẩn bị “nghênh đón” đoàn cưỡng chế bằng cách làm hàng rào phân chia ranh giới. Ngoài hàng rào là diện tích bị giải tỏa, trong hàng rào là vườn, nhà, nơi mẹ con bà Lý và những người hàng xóm ủng hộ cố thủ với gạch, đá, nước bẩn. Các nhà báo giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất và khuyên phía bà Lý không được chống người thi hành công vụ. Sự có mặt của các nhà báo cũng giúp phía chính quyền kiềm chế nên không xảy ra điều đáng tiếc. Hôm sau, chúng tôi ghé thăm, bà Lý nói: “Đã gọi là bồi thường thì phải đúng giá thị trường. Nếu Nhà nước khó khăn như thời mới cướp chính quyền hoặc thời chiến tranh thì tôi sẽ hiến… Ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mỗi m2 đất giá hàng trăm triệu đồng, Nhà nước vẫn bồi thường đủ, còn ở đây, mỗi m2 giá 2 triệu đồng, chỉ bồi thường 18.991 đồng. Tôi bị thu hồi 2.018 m2 tại QL 15A, được bồi thường 38,3 triệu đồng, chưa bằng 1% giá thị trường?”.
Hiện trường vụ cưỡng chế giải tỏa mặt bằng. |
Ông Nguyễn Văn Đại, bị thu hồi 160m2 nhà đất. Ông đề nghị được đổi đất lấy đất tái định cư. Tháng 8 năm 2011, UBND huyện có văn bản đồng ý đổi nhưng sau đó lại thôi vì lí do… không có đất? Một huyện bán sơn địa như Hương Khê mà không có đất thì khó tin? Phải chăng vì một m2 đất ở của dân chỉ có 80.000 đồng, còn một m2 đất tái định cư giá trị sử dụng kém hơn hẳn nhưng lại bán giá cao hơn, vì thế chính quyền… sợ thiệt?
Từ sau vụ cưỡng chế hộ bà Lý, cán bộ chính quyền và Công an tỉnh vẫn liên tiếp đến từng nhà thuyết phục nhưng người dân kiên quyết không nhận tiền. Ngược lại, họ ráo riết tìm cách đối phó. Chúng tôi hướng dẫn các hộ dân phải tuân thủ pháp luật. Nếu không đồng ý giá bồi thường, và tái định cư thì tiếp tục khiếu kiện nhưng phải giao đất để bảo đảm tiến độ.
Ngư ông đắc lợi?
Sau khi Báo Người cao tuổi số 46 (1051) ngày 18/4/2012 chỉ ra nhiều điều bất hợp lí, ông Dương Sỹ Hùng, một trong 32 hộ chưa nhận tiền giao đất, được tăng giá bồi thường từ 60 triệu đồng lên 222 triệu đồng, gấp 3,7 lần. Ông bị thu hồi 175,5m2 đất ở; 74m2 nhà, công trình phụ; 2 chuồng nuôi gia súc; giếng, công trình điện nước… mà tiền bồi thường chỉ 222 triệu đồng và giá đất ở cũng vẫn 80.000 đồng/m2 là chưa đúng. Tuy nhiên, việc thay đổi này nói lên sự tùy tiện của người có trách nhiệm. Ông Nguyễn Văn Hoàng, xóm 8, xã Hà Linh cho biết, năm 2010, ông mua mảnh vườn bên QL 15A, Tài chính huyện yêu cầu nộp 10 triệu đồng thuế để làm giấy sang tên, may mà chưa có tiền nên ông chưa làm giấy, nếu không thì mất toi số tiền, vì bây giờ mảnh vườn bị thu hồi, chỉ được bồi thường 8 triệu đồng. “Như vậy là cái… chạc mũi cao giá hơn con tru”- ông Hoàng nói. Vậy ai tạo ra sự phi lí này? Chính quyền tỉnh chứ không ai khác!Báo Người cao tuổi nhiều lần nói về giá đất ở Hà Tĩnh, thấp đến nỗi… không dám tin? Giá đất thấp là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp (DN) và quan tham hốt bạc! Những người dân có nhu cầu giao dịch dân sự về đất cũng đã được lợi từ giá đất thấp. Một người mua mảnh vườn 400m2 bên QL 15 A giá 800 triệu đồng (2.000.000 đồng/m2) nhưng địa phương quy định giá đất vườn tại đây là 18.991 đồng/m2, như vậy, lẽ ra phải nộp thuế và lệ phí trước bạ đối với giá trị của 800 triệu đồng thì họ chỉ phải nộp đối với giá trị của 7,6 triệu đồng (400m2 x18.991 đồng). Số người được hưởng khoản lợi không đáng có này nhiều lắm. Đáng nói là các DN. Có DN được giao 50ha; 100ha đất để kinh doanh bất động sản, giá bồi thường đất chỉ 50.000 đồng/m2. Giá đất như vậy thì các khoản hỗ trợ và nộp ngân sách trên mỗi m2 đất cao lắm cũng chỉ 500.000 đồng. Xây dựng hạ tầng xong, họ bán mỗi m2 từ 18 - 22 triệu đồng. Tuy nhiên, khoản lợi ấy là của cả “nhóm lợi ích” lớn nhất là doanh nghiệp. Nhiều quan chức cấp tỉnh, huyện dựng lên các DN “sân sau” rồi giao đất làm du lịch sinh thái, du lịch ven biển, trồng cao-su hay kinh doanh bất động sản… để trục lợi. Giá đất càng thấp, họ càng hốt bạc. Chỉ “chết” người bị thu hồi và Nhà nước. Điều 56 Luật Đất đai ghi: “Giá đất do Nhà nước quy định”. Nhà nước ở đây là địa phương. 63 tỉnh thành có 63 khung giá đất và đều thấp xa so với thị trường. Nhiều tỉnh quy định giá đất thấp đến nỗi chỉ bằng 1, 2, 3, 4%... so với giá chuyển nhượng thực tế. Nếu Nhà nước không có biện pháp quản lí, giám sát, để địa phương tùy tiện định giá đất là làm hại cả Nhà nước và người dân. Ai cũng biết tham nhũng đang hoành hành và đe dọa sự tồn vong của chế độ, nếu thả nổi giá đất là tạo thuận lợi cho quan tham.
Riêng dự án QL 15A, đề nghị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cho thanh tra toàn bộ, điều chỉnh giá đất theo quy định tại Điều 56 Luật Đất đai. Nghĩa là “… khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng… trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp”, phải áp lại giá bồi thường kể cả người dân đã nhận tiền giao đất. Không thể chấp nhận giá bồi thường chỉ bằng 1%; 2% so với thị trường. Phải xử lí những cán bộ sai phạm, sách nhiễu dân, sớm điều chỉnh giá đất trong toàn tỉnh để người bị thu hồi và ngân sách Nhà nước không bị thiệt hại.
(Theo Nguoicaotuoi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét