Thêm một tháng nữa trôi qua, thị trường bất động sản vẫn không có chuyển biến gì mới mẻ dù nhiều động thái cứu thị trường đã được đưa ra, các doanh nghiệp cũng đã dùng đủ mọi kế sách.
Có vẻ như khái niệm “bình thông nhau” giữa thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản không còn đúng với thời điểm hiện nay, khi mà chứng khoán tăng trưởng rất tốt trong vòng 4 tháng qua, nhưng thị trường bất động sản thì không có dấu hiệu “nhúc nhích”.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Trong tháng 5/2012, thông tin về thị trường bất động sản trên các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn quẩn quanh những vấn đề về: Giá bất động sản vẫn giảm, giao dịch kém, lãi suất giảm nhưng chưa tác động tới thị trường, doanh nghiệp tiếp tục kêu cứu… Có lẽ chưa bao giờ trên thị trường bất động sản lại xuất hiện nhiều tiếng kêu, nhiều tiếng thở dài đến thế.
Tại Tp.HCM, dù nhiều nhà đầu tư cho rằng giá đã về mức khá mềm và hợp lý nhưng người mua vẫn rất “thờ ơ”, giao dịch vẫn chỉ nhúc nhắc ở những dự án gần trung tâm, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, dân cư đông đúc. Theo anh Dũng, nhân viên kinh doanh sàn giao dịch BĐS Đông Tây, thời điểm này người mua thường quan tâm tới mảng căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng và đất nền có giá dưới 3 tỷ đồng.
Hầu hết các dự án đều “chững” cả về giá và giao dịch. Hiện dự án An Phú – An Khánh được chào bán với giá từ 39tr/m2, dự án Thạnh Mỹ Lợi giá từ 30tr/m2, dự án Thế Kỷ giá từ 26-32tr/m2, dự án Huy Hoàng giá từ 29-60tr/m2 tùy vị trí, dự án Indecco và Phú Gia có giá 12,5tr/m2…
Ông Ngô Đình Hãn, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản ACB, cho hay, trong tháng 5, giao dịch bất động sản tại sàn có tăng so với tháng trước nhưng không đáng kể. Những phân khúc giao dịch tốt hơn cả là mảng căn hộ giá trị vừa phải như căn hộ An Bình (14,9tr/m2); Dự án Đức Hòa 3 – Resco – Long An (3,25tr/m2), nhà phố nội thành giá từ khoảng 2-5 tỷ/căn. Hiện giá BĐS đã về mức khá hợp lý, nên sẽ không có hiện tượng giảm giá đồng loạt, nếu có chỉ diễn ra ở một số rất ít dự án, khi chủ đầu tư cần thanh khoản vốn. “Theo tôi đến thời điểm này nếu khách hàng có nhu cầu thực sự thì nên mua vào vì họ sẽ có nhiều sư lựa chọn và dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận các điều khoản hợp đồng như nhận nhà, giãn thanh toán, các chính sách hỗ trợ khác…”, ông Hãn nói.
Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, thị trường BĐS Hà Nội vẫn tiếp tục diễn biến xấu, hầu hết các dự án từ phân khúc đất nền cho tới chung cư tại Hà Nội đều ảm đạm về giao dịch. Những dự án từ vành đai 3 trở vào trung tâm dù có lượng người quan tâm nhiều hơn nhưng giao dịch gần như không có, phân khúc nhà ở được rồi thì vẫn chỉ có lác đác người mua để ở.
Khó khăn nhất phải kể đến phân khúc nhà ở cao cấp. Trước tình trạng nhiều nhà đầu tư thứ cấp quyết tâm phá giá để “tháo chạy” thì các chủ đầu tư cũng đã phải lên kế hoạch để “cứu mình” bằng cách hỗ trợ lãi suất, giảm giá bán, thay đổi phương thức bán hàng. Cụ thể, dự án Mulberry Lane (Hà Đông) đang được chủ đầu tư chào bán ở mức 35-36tr/m2, ngoài ra khách hàng còn được tặng phiếu mua sắm nội thất cho căn hộ hoặc thẻ du lịch trị giá lên tới 200 triệu đồng. Hoặc như dự án Golden Palace (Từ Liêm) cũng đưa ra các gói bán hàng hỗ trợ người mua như: Nếu khách hàng lựa chọn gói mua có đầy đủ nội thất thì giá sẽ là 30-33tr/m2, gói không có nội thất có giá từ 27-29tr/m2. Còn tại dự án Royal City (Thanh Xuân), nếu khách hàng lựa chọn gói nhà thô chưa hoàn thiện thì sẽ được chủ đầu tư giảm trực tiếp 6tr/m2.
Phân khúc BĐS cao cấp tại Tp.HCM cũng trong tình cảnh tương tự. Chủ đầu tư dự án Saigon Pearl (Quận Bình Thạnh) cho biết khách hàng chỉ cần thanh toán 50% giá trị là được nhận nhà, còn lại sẽ đóng nốt trong vòng 15 tháng. Hiện dự án này đang được chào bán với giá từ 2.100-2.600 USD/m2. Tại dự án Tropic Garden (Quận 2), với mức giá bán từ 22-27tr/m2, khách hàng mua căn hộ sẽ được thanh toán linh động trong vòng 2-3 năm.
Phân tích về những yếu tố tác động tới thị trường hiện nay, ông Hãn cho biết: Thị trường BĐS Tp.HCM vẫn còn nhiều khó khăn do còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kéo dài mấy năm nay; mối quan hệ cung cầu còn bất cân xứng; thông tin về nguồn cung, chủ yếu là về giá còn nhiễu loạn. Vì vậy, thị trường vẫn cần thêm thời gian để hồi phục và điều chỉnh, còn khách hàng sẽ vẫn tiếp tục có tâm lý chờ đợi giảm giá và xem xét kỹ trước khi ra quyết định mua. Dù lãi suất giảm chưa có tác động rõ rệt tới thị trường nhưng chắc chắn nguồn vốn sẽ vận hành vào bất động sản nhiều hơn, tạo tính thanh khoản tốt cho thị trường trong tương lai. Tuy nhiên trong ngắn hạn vẫn phải chờ chính sách này “thấm” vào thị trường, nhanh cũng phải hết quý 3/2012.
Bà Trần Ngọc Lan, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn, cho biết: “Trước đây khách hàng rất khó mua được nhà trực tiếp từ chủ đầu tư mà phải thông qua các kênh phân phối, qua các nhà đầu tư thứ cấp. Nay, họ được thoải mái chọn lựa và còn được chủ đầu tư chăm sóc rất kỹ càng.
Có lẽ, người mua nhà vẫn luôn nghĩ rằng các nhà đầu tư, đầu cơ BĐS vẫn đang quá tham lam. Mà thực tế có thể đúng là như thế, khi mà nguyên nhân chính của tình trạng trì trệ này là do giá BĐS đã tăng quá nhanh, quá cao trong khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp; thêm nữa là tiền sử dụng đất, giá nhân công, giá nguyên vật liệu xây dựng cũng chưa tăng cao đến mức phải “thổi giá” BĐS lên như vậy. Suy nghĩ này càng được củng cố khi chủ đầu tư như Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố giảm giá bán dự án căn hộ xuống tới 50% nhưng họ vẫn có lãi”.
Một khi niềm tin vào thị trường đã mất thì việc khôi phục lại không phải chuyện dễ dàng. Trật tự của thị trường đang dần được lập lại, người mua phải trở thành thượng đế thay vì người bán như thời gian trước. Cho đến nay, mức giảm giảm 50% của một số dự án thực ra chưa thấm vào đâu so với tốc độ tăng 200-300% chỉ trong một thời gian ngắn trước đó. Nếu giá nhà đất không giảm nữa, cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tế thì tình trạng “giảm phát” sẽ trở nên đặc biệt nghiệm trọng đối với thị trường này.
Tại Tp.HCM, dù nhiều nhà đầu tư cho rằng giá đã về mức khá mềm và hợp lý nhưng người mua vẫn rất “thờ ơ”, giao dịch vẫn chỉ nhúc nhắc ở những dự án gần trung tâm, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, dân cư đông đúc. Theo anh Dũng, nhân viên kinh doanh sàn giao dịch BĐS Đông Tây, thời điểm này người mua thường quan tâm tới mảng căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng và đất nền có giá dưới 3 tỷ đồng.
Hầu hết các dự án đều “chững” cả về giá và giao dịch. Hiện dự án An Phú – An Khánh được chào bán với giá từ 39tr/m2, dự án Thạnh Mỹ Lợi giá từ 30tr/m2, dự án Thế Kỷ giá từ 26-32tr/m2, dự án Huy Hoàng giá từ 29-60tr/m2 tùy vị trí, dự án Indecco và Phú Gia có giá 12,5tr/m2…
Ông Ngô Đình Hãn, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản ACB, cho hay, trong tháng 5, giao dịch bất động sản tại sàn có tăng so với tháng trước nhưng không đáng kể. Những phân khúc giao dịch tốt hơn cả là mảng căn hộ giá trị vừa phải như căn hộ An Bình (14,9tr/m2); Dự án Đức Hòa 3 – Resco – Long An (3,25tr/m2), nhà phố nội thành giá từ khoảng 2-5 tỷ/căn. Hiện giá BĐS đã về mức khá hợp lý, nên sẽ không có hiện tượng giảm giá đồng loạt, nếu có chỉ diễn ra ở một số rất ít dự án, khi chủ đầu tư cần thanh khoản vốn. “Theo tôi đến thời điểm này nếu khách hàng có nhu cầu thực sự thì nên mua vào vì họ sẽ có nhiều sư lựa chọn và dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận các điều khoản hợp đồng như nhận nhà, giãn thanh toán, các chính sách hỗ trợ khác…”, ông Hãn nói.
Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, thị trường BĐS Hà Nội vẫn tiếp tục diễn biến xấu, hầu hết các dự án từ phân khúc đất nền cho tới chung cư tại Hà Nội đều ảm đạm về giao dịch. Những dự án từ vành đai 3 trở vào trung tâm dù có lượng người quan tâm nhiều hơn nhưng giao dịch gần như không có, phân khúc nhà ở được rồi thì vẫn chỉ có lác đác người mua để ở.
Khó khăn nhất phải kể đến phân khúc nhà ở cao cấp. Trước tình trạng nhiều nhà đầu tư thứ cấp quyết tâm phá giá để “tháo chạy” thì các chủ đầu tư cũng đã phải lên kế hoạch để “cứu mình” bằng cách hỗ trợ lãi suất, giảm giá bán, thay đổi phương thức bán hàng. Cụ thể, dự án Mulberry Lane (Hà Đông) đang được chủ đầu tư chào bán ở mức 35-36tr/m2, ngoài ra khách hàng còn được tặng phiếu mua sắm nội thất cho căn hộ hoặc thẻ du lịch trị giá lên tới 200 triệu đồng. Hoặc như dự án Golden Palace (Từ Liêm) cũng đưa ra các gói bán hàng hỗ trợ người mua như: Nếu khách hàng lựa chọn gói mua có đầy đủ nội thất thì giá sẽ là 30-33tr/m2, gói không có nội thất có giá từ 27-29tr/m2. Còn tại dự án Royal City (Thanh Xuân), nếu khách hàng lựa chọn gói nhà thô chưa hoàn thiện thì sẽ được chủ đầu tư giảm trực tiếp 6tr/m2.
Phân khúc BĐS cao cấp tại Tp.HCM cũng trong tình cảnh tương tự. Chủ đầu tư dự án Saigon Pearl (Quận Bình Thạnh) cho biết khách hàng chỉ cần thanh toán 50% giá trị là được nhận nhà, còn lại sẽ đóng nốt trong vòng 15 tháng. Hiện dự án này đang được chào bán với giá từ 2.100-2.600 USD/m2. Tại dự án Tropic Garden (Quận 2), với mức giá bán từ 22-27tr/m2, khách hàng mua căn hộ sẽ được thanh toán linh động trong vòng 2-3 năm.
Phân tích về những yếu tố tác động tới thị trường hiện nay, ông Hãn cho biết: Thị trường BĐS Tp.HCM vẫn còn nhiều khó khăn do còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kéo dài mấy năm nay; mối quan hệ cung cầu còn bất cân xứng; thông tin về nguồn cung, chủ yếu là về giá còn nhiễu loạn. Vì vậy, thị trường vẫn cần thêm thời gian để hồi phục và điều chỉnh, còn khách hàng sẽ vẫn tiếp tục có tâm lý chờ đợi giảm giá và xem xét kỹ trước khi ra quyết định mua. Dù lãi suất giảm chưa có tác động rõ rệt tới thị trường nhưng chắc chắn nguồn vốn sẽ vận hành vào bất động sản nhiều hơn, tạo tính thanh khoản tốt cho thị trường trong tương lai. Tuy nhiên trong ngắn hạn vẫn phải chờ chính sách này “thấm” vào thị trường, nhanh cũng phải hết quý 3/2012.
Bà Trần Ngọc Lan, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn, cho biết: “Trước đây khách hàng rất khó mua được nhà trực tiếp từ chủ đầu tư mà phải thông qua các kênh phân phối, qua các nhà đầu tư thứ cấp. Nay, họ được thoải mái chọn lựa và còn được chủ đầu tư chăm sóc rất kỹ càng.
Có lẽ, người mua nhà vẫn luôn nghĩ rằng các nhà đầu tư, đầu cơ BĐS vẫn đang quá tham lam. Mà thực tế có thể đúng là như thế, khi mà nguyên nhân chính của tình trạng trì trệ này là do giá BĐS đã tăng quá nhanh, quá cao trong khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp; thêm nữa là tiền sử dụng đất, giá nhân công, giá nguyên vật liệu xây dựng cũng chưa tăng cao đến mức phải “thổi giá” BĐS lên như vậy. Suy nghĩ này càng được củng cố khi chủ đầu tư như Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố giảm giá bán dự án căn hộ xuống tới 50% nhưng họ vẫn có lãi”.
Một khi niềm tin vào thị trường đã mất thì việc khôi phục lại không phải chuyện dễ dàng. Trật tự của thị trường đang dần được lập lại, người mua phải trở thành thượng đế thay vì người bán như thời gian trước. Cho đến nay, mức giảm giảm 50% của một số dự án thực ra chưa thấm vào đâu so với tốc độ tăng 200-300% chỉ trong một thời gian ngắn trước đó. Nếu giá nhà đất không giảm nữa, cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tế thì tình trạng “giảm phát” sẽ trở nên đặc biệt nghiệm trọng đối với thị trường này.
Hiền Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét