Phần lớn đô thị ở nước ta nằm ở vùng đồng bằng và ven biển, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… với quy hoạch phát triển đô thị chưa tính đến biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng.
Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Hội Môi trường xây dựng Việt Nam, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội kém nên các đô thị này rất dễ bị tổn thương dưới tác động BĐKH.
GS Đăng chỉ ra những mặt còn yếu kém của đô thị đó là diện tích đất giao thông đô thị không đủ, mạng lưới đường giao thông phân bố không đồng đều, không đảm bảo chất lượng. Tại Hà Nội, diện tích đất giao thông chiếm khoảng 7,8%, mật độ đường đạt 3,89km/km2; tại Tp.HCM tương ứng là 7,5% và 3,88km/km2. Trong khi ở nhiều thành phố tiên tiến trên thế giới tỉ lệ diện tích giao thông chiếm tới 15-18%. Phương tiện giao thông cá nhân ở các đô thị của nước ta tăng trưởng rất nhanh nên thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và tăng lượng phát thải khí nhà kính.
Hệ thống cấp nước, thoát nước ở Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng và nhiều đô thị khác đều là chắp vá giữa cũ và mới, giữa lạc hậu và hiện đại. Hệ thống thoát nước mưa kém lại bị san lấp trong quá trình đô thị hóa. Trong điều kiện BĐKH, nạn úng ngập trong mùa mưa sẽ xảy ra tràn lan hơn và ngày càng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như Hà Nội, khi lượng mưa lớn hơn 100mm đã có hơn 100 đường phố bị úng ngập nặng.
Nghiên cứu của PGS.TS Trần Việt Liễn, Hội Môi trường xây dựng Việt Nam cũng nêu, hệ thống không gian ngầm đô thị ở Hà Nội, Tp.HCM và các thành phố lớn khác đã được xây dựng và ngày càng phát triển các tầng hầm của các nhà cao tầng. Các bãi đỗ xe ngầm, đường hầm giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm… rất nhạy cảm với BĐKH và mực nước biển, sông ngòi, nước ngầm dâng lên hay khi úng ngập do mưa lớn. Các công trình này khi thiết kế xây dựng thường chưa tính đến tác động của BĐKH.
Theo TS Liễn, đối với các đô thị ven biển, cần dự trữ đất để đắp đê và xây dựng các đường ống thoát nước cũng như trạm bơm chống úng ngập khi cần thiết. Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước mưa, bảo tồn hệ thống ao, hồ, đất trũng, sông ngòi, kênh rạch. Các công trình xây dựng mới cần thiết kế không gian ngầm thích ứng với BĐKH.
GS Đăng cũng kiến nghị, cần định hướng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật ứng phó với BĐKH trong xây dựng đô thị. Cần xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển đô thị có tính đàn hồi, có khả năng phục hồi năng lực nhanh khi bị tác động. Quy hoạch đô thị liên kết với vùng nông thôn xung quanh sao cho thích ứng với trường hợp nếu vùng nông thôn bị tác động của BĐKH tàn phá, dân cư không thể sống được thì di chuyển vào đô thị, hoặc ngược lại, kể cả trường hợp lũ lụt bất thường.
GS Đăng chỉ ra những mặt còn yếu kém của đô thị đó là diện tích đất giao thông đô thị không đủ, mạng lưới đường giao thông phân bố không đồng đều, không đảm bảo chất lượng. Tại Hà Nội, diện tích đất giao thông chiếm khoảng 7,8%, mật độ đường đạt 3,89km/km2; tại Tp.HCM tương ứng là 7,5% và 3,88km/km2. Trong khi ở nhiều thành phố tiên tiến trên thế giới tỉ lệ diện tích giao thông chiếm tới 15-18%. Phương tiện giao thông cá nhân ở các đô thị của nước ta tăng trưởng rất nhanh nên thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và tăng lượng phát thải khí nhà kính.
Thành phố Hải Phòng. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa) |
Hệ thống cấp nước, thoát nước ở Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng và nhiều đô thị khác đều là chắp vá giữa cũ và mới, giữa lạc hậu và hiện đại. Hệ thống thoát nước mưa kém lại bị san lấp trong quá trình đô thị hóa. Trong điều kiện BĐKH, nạn úng ngập trong mùa mưa sẽ xảy ra tràn lan hơn và ngày càng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như Hà Nội, khi lượng mưa lớn hơn 100mm đã có hơn 100 đường phố bị úng ngập nặng.
Nghiên cứu của PGS.TS Trần Việt Liễn, Hội Môi trường xây dựng Việt Nam cũng nêu, hệ thống không gian ngầm đô thị ở Hà Nội, Tp.HCM và các thành phố lớn khác đã được xây dựng và ngày càng phát triển các tầng hầm của các nhà cao tầng. Các bãi đỗ xe ngầm, đường hầm giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm… rất nhạy cảm với BĐKH và mực nước biển, sông ngòi, nước ngầm dâng lên hay khi úng ngập do mưa lớn. Các công trình này khi thiết kế xây dựng thường chưa tính đến tác động của BĐKH.
Theo TS Liễn, đối với các đô thị ven biển, cần dự trữ đất để đắp đê và xây dựng các đường ống thoát nước cũng như trạm bơm chống úng ngập khi cần thiết. Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước mưa, bảo tồn hệ thống ao, hồ, đất trũng, sông ngòi, kênh rạch. Các công trình xây dựng mới cần thiết kế không gian ngầm thích ứng với BĐKH.
GS Đăng cũng kiến nghị, cần định hướng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật ứng phó với BĐKH trong xây dựng đô thị. Cần xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển đô thị có tính đàn hồi, có khả năng phục hồi năng lực nhanh khi bị tác động. Quy hoạch đô thị liên kết với vùng nông thôn xung quanh sao cho thích ứng với trường hợp nếu vùng nông thôn bị tác động của BĐKH tàn phá, dân cư không thể sống được thì di chuyển vào đô thị, hoặc ngược lại, kể cả trường hợp lũ lụt bất thường.
(Theo Đất Việt)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét