Được giao thực hiện quy hoạch Cụm công nghiệp và khu dân cư (CCN và KDC) Tân Bình (thuộc phường Tân Bình, TX.Dĩ An), tuy nhiên Công ty Cổ phần Trung Thành lại không thể thực hiện trọn vẹn được quy hoạch.
>> Bình Dương: Hậu quả khi quy hoạch chồng quy hoạch
Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Cổ phần Trung Thành đã bỏ ra một số vốn lớn để tiến hành thực hiện đầu tư một số hạng mục, hạ tầng với số tiền hàng chục tỷ đồng, nhưng khi dự án CCN không trở thành hiện thực do quy hoạch chồng chéo thì khả năng thu hồi lại số tiền đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn...
Theo ông Đặng Văn Lắm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Trung Thành, chủ đầu tư dự án CCN và KDC Tân Bình, hiện nay các DN và nhà đầu tư thứ cấp tại đây đã chuyển sang các quy hoạch khác, diện tích dành cho quy hoạch công nghiệp không còn nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều chỉnh, quản lý dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt của chủ đầu tư.
Cụ thể, Công ty TNHH Đại Quang đã chuyển sang hình thành KDC và chợ, 10 ha thuộc Công ty Đất Mới cũng chuyển sang quy hoạch KDC, còn Công ty TNHH Liên Anh thì chuyển sang xây dựng siêu thị. Ngoài ra, một số DN trong CCN này còn tự đền bù, mở rộng thêm diện tích của mình, khiến chủ đầu tư không thể kiểm soát và nắm chính xác diện tích đất còn lại trong quy hoạch đã được duyệt...
Mặt khác, các DN tuy nằm trong quy hoạch CCN nhưng đã được cấp quyền sử dụng đất độc lập, nhưng đối với cơ sở hạ tầng thì các DN này không thực hiện theo quy hoạch chi tiết của toàn khu, nên chủ đầu tư cũng không quản lý được. Tình hình trở nên phức tạp hơn khi Công ty TNHH Liên Anh xây dựng hàng rào quanh khu vực quản lý riêng, không cho các DN khác trong cụm đấu nối hạ tầng...
Theo số liệu từ bảng quyết toán của Chi cục Tài chính doanh nghiệp tỉnh khi bàn giao vốn, tài sản Công ty Trung Thành cho Công ty Cổ phần Trung Thành sau khi tiến hành cổ phần hóa, thì chủ đầu tư đã xây dựng tuyến đường chính của CCN và KDC Tân Bình, nay có tên gọi là đường Lê Hồng Phong, với chiều dài 2.224m, lòng đường 12m, vỉa hè 5mx2 với tổng dự toán hơn 16,5 tỷ đồng, đã thi công hệ thống mương thoát nước, làm nền đường cấp phối, cán nhựa... với tổng giá trị vốn thực hiện đạt trên 11,7 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa là Công ty Cổ phần Trung Thành hiện tại phải có trách nhiệm thu hồi lại số vốn đã đầu tư này và xem đó như là một phần tài sản trong quá trình cổ phần hóa.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về việc xử lý quy hoạch chồng chéo của dự án này, lãnh đạo tỉnh đã có chỉ đạo chung trong đó vẫn xem Công ty Trung Thành là chủ đầu tư CCN, Công ty TNHH Liên Anh và Công ty TNHH Đại Quang là các nhà đầu tư của Công ty Trung Thành, đồng thời thực hiện đấu nối các hạng mục hạ tầng và nộp tiền cơ sở hạ tầng cho Công ty Trung Thành. Điều đó có nghĩa là 2 công ty này phải có trách nhiệm đóng góp vốn vào công trình xây dựng tuyến đường chính Lê Hồng Phong.
Theo Công ty Cổ Phần Trung Thành, 2 công ty này cũng đã thực hiện đóng góp trên 2,6 tỷ đồng và đã có biên bản ghi nợ số tiền phải đóng còn lại. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, 2 công ty trên vẫn chưa thực hiện hết nghĩa vụ của mình. Đại diện Công ty Cổ phần Trung Thành cho biết, sẽ tiến hành khởi kiện vụ việc để đòi nợ.
Tuy vậy, số vốn đầu tư còn lại sẽ rất khó thu hồi vì với tình hình quy hoạch hiện nay, ngoài 2 công ty Liên Anh và Đại Quang, vẫn còn những DN khác đang hoạt động trong CCN này và Công ty Cổ Phần Trung Thành sẽ yêu cầu họ đóng góp thế nào nếu không có cơ sở pháp lý chắc chắn. Thêm vào đó, số diện tích còn lại chưa được giải phóng mặt bằng trong quy hoạch 55 ha, chưa xác định được ai là chủ đầu tư, chưa biết sẽ là quy hoạch gì, nên cũng không thể tiến hành thu hồi vốn đã đầu tư vào xây dựng tuyến đường Lê Hồng Phong nói trên.
Trước tình hình khó khăn như vậy, phía Công ty Cổ phần Trung Thành mong muốn được chuyển giao sự quản lý con đường Lê Hồng Phong cho TX.Dĩ An vì trên thực tế nó đã trở thành trục giao thông chính của địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể của TX.Dĩ An, nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo dưỡng, duy tu và địa phương nhận chuyển giao kinh phí đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Trong buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm cũng cho phép phía công ty được chuyển giao quản lý tuyến đường về địa phương. Tuy nhiên, việc chuyển giao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thì còn phải xem xét lại. Điều đó có nghĩa là khoản vốn đầu tư xây dựng đường Lê Hồng Phong mà Công ty Trung Thành thực hiện được xem như khoản nợ phải đòi khi chuyển giao cho Công ty Cổ phần Trung Thành trong quá trình cổ phần hóa vẫn chưa tìm ra phương án thu hồi.
Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Cổ phần Trung Thành đã bỏ ra một số vốn lớn để tiến hành thực hiện đầu tư một số hạng mục, hạ tầng với số tiền hàng chục tỷ đồng, nhưng khi dự án CCN không trở thành hiện thực do quy hoạch chồng chéo thì khả năng thu hồi lại số tiền đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn...
Khó quản lý quy hoạch
Theo Công ty Cổ phần Trung Thành, hiện tại việc quản lý quy hoạch CCN và KDC Tân Bình đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong tổng số diện tích 55 ha được phê duyệt theo quy hoạch, hiện Công ty Cổ phần Trung Thành chỉ quản lý được 309.503,8m2; trong đó 3,7 ha đã chuyển giao cho công ty xăng dầu; 7,07 ha làm KDC; 7,30 ha do Công ty Đất Mới đã đền bù trong chủ trương giao 10 ha; 2,55 ha khu nhà ở thương mại của Công ty An Trung và khoảng 3 ha đất còn lại người dân chưa chịu giải tỏa. Số còn lại Công ty TNHH Liên Anh quản lý 158.748,8m2; Công ty TNHH Đại Quang quản lý 40.308m2; Công ty gỗ Thượng Hồng quản lý 15.961,8m2; Công ty Đất Mới 10.000m2 và 15.478m2 dành cho việc làm con đường chính của CCN...Cụ thể, Công ty TNHH Đại Quang đã chuyển sang hình thành KDC và chợ, 10 ha thuộc Công ty Đất Mới cũng chuyển sang quy hoạch KDC, còn Công ty TNHH Liên Anh thì chuyển sang xây dựng siêu thị. Ngoài ra, một số DN trong CCN này còn tự đền bù, mở rộng thêm diện tích của mình, khiến chủ đầu tư không thể kiểm soát và nắm chính xác diện tích đất còn lại trong quy hoạch đã được duyệt...
Mặt khác, các DN tuy nằm trong quy hoạch CCN nhưng đã được cấp quyền sử dụng đất độc lập, nhưng đối với cơ sở hạ tầng thì các DN này không thực hiện theo quy hoạch chi tiết của toàn khu, nên chủ đầu tư cũng không quản lý được. Tình hình trở nên phức tạp hơn khi Công ty TNHH Liên Anh xây dựng hàng rào quanh khu vực quản lý riêng, không cho các DN khác trong cụm đấu nối hạ tầng...
Đầu tư và gánh nợ!
Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Trung Thành, nay là Công ty Cổ phần Trung Thành đã thực hiện đầu tư xây dựng KDC nhà ở Tân Bình với diện tích 7,07 ha, đã đền bù giải phóng toàn bộ mặt bằng khu này; thi công hệ thống đường trong KDC đạt 80%; cán nhựa và đang tiến hành hoàn chỉnh các tuyến còn lại; đã thi công đường cống thoát nước và hoàn chỉnh điện hạ thế cho KDC.Theo số liệu từ bảng quyết toán của Chi cục Tài chính doanh nghiệp tỉnh khi bàn giao vốn, tài sản Công ty Trung Thành cho Công ty Cổ phần Trung Thành sau khi tiến hành cổ phần hóa, thì chủ đầu tư đã xây dựng tuyến đường chính của CCN và KDC Tân Bình, nay có tên gọi là đường Lê Hồng Phong, với chiều dài 2.224m, lòng đường 12m, vỉa hè 5mx2 với tổng dự toán hơn 16,5 tỷ đồng, đã thi công hệ thống mương thoát nước, làm nền đường cấp phối, cán nhựa... với tổng giá trị vốn thực hiện đạt trên 11,7 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa là Công ty Cổ phần Trung Thành hiện tại phải có trách nhiệm thu hồi lại số vốn đã đầu tư này và xem đó như là một phần tài sản trong quá trình cổ phần hóa.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về việc xử lý quy hoạch chồng chéo của dự án này, lãnh đạo tỉnh đã có chỉ đạo chung trong đó vẫn xem Công ty Trung Thành là chủ đầu tư CCN, Công ty TNHH Liên Anh và Công ty TNHH Đại Quang là các nhà đầu tư của Công ty Trung Thành, đồng thời thực hiện đấu nối các hạng mục hạ tầng và nộp tiền cơ sở hạ tầng cho Công ty Trung Thành. Điều đó có nghĩa là 2 công ty này phải có trách nhiệm đóng góp vốn vào công trình xây dựng tuyến đường chính Lê Hồng Phong.
Theo Công ty Cổ Phần Trung Thành, 2 công ty này cũng đã thực hiện đóng góp trên 2,6 tỷ đồng và đã có biên bản ghi nợ số tiền phải đóng còn lại. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, 2 công ty trên vẫn chưa thực hiện hết nghĩa vụ của mình. Đại diện Công ty Cổ phần Trung Thành cho biết, sẽ tiến hành khởi kiện vụ việc để đòi nợ.
Tuy vậy, số vốn đầu tư còn lại sẽ rất khó thu hồi vì với tình hình quy hoạch hiện nay, ngoài 2 công ty Liên Anh và Đại Quang, vẫn còn những DN khác đang hoạt động trong CCN này và Công ty Cổ Phần Trung Thành sẽ yêu cầu họ đóng góp thế nào nếu không có cơ sở pháp lý chắc chắn. Thêm vào đó, số diện tích còn lại chưa được giải phóng mặt bằng trong quy hoạch 55 ha, chưa xác định được ai là chủ đầu tư, chưa biết sẽ là quy hoạch gì, nên cũng không thể tiến hành thu hồi vốn đã đầu tư vào xây dựng tuyến đường Lê Hồng Phong nói trên.
Trước tình hình khó khăn như vậy, phía Công ty Cổ phần Trung Thành mong muốn được chuyển giao sự quản lý con đường Lê Hồng Phong cho TX.Dĩ An vì trên thực tế nó đã trở thành trục giao thông chính của địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể của TX.Dĩ An, nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo dưỡng, duy tu và địa phương nhận chuyển giao kinh phí đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Trong buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm cũng cho phép phía công ty được chuyển giao quản lý tuyến đường về địa phương. Tuy nhiên, việc chuyển giao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thì còn phải xem xét lại. Điều đó có nghĩa là khoản vốn đầu tư xây dựng đường Lê Hồng Phong mà Công ty Trung Thành thực hiện được xem như khoản nợ phải đòi khi chuyển giao cho Công ty Cổ phần Trung Thành trong quá trình cổ phần hóa vẫn chưa tìm ra phương án thu hồi.
(Theo Báo Bình Dương)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét