Theo Chương trình phát triển nhà ở cho công nhân lao động (CNLĐ) của TP Hà Nội, giai đoạn 2011 - 2015 phải xây dựng 1,9 triệu m2 nhà ở để đáp ứng cho khoảng 50% CNLĐ có nhu cầu về nhà ở (321 nghìn người).
Tuy nhiên đến nay các nhà đầu tư mới chỉ đăng ký được 536.306m2. Như vậy, nếu không có những giải pháp quyết liệt, đột phá, TP khó có thể đạt mục tiêu này.
Cũng là một trong những DN tiên phong xây dựng nhà ở cho CNLĐ, Cty TNHH Đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Đức cũng đầu tư xây dựng dự án nhà ở CN tại KCN Quang Minh I với quy mô 41ha, đáp ứng chỗ ở cho 20 nghìn CN. Do quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn về vốn vay cũng như tính khả năng thu hồi vốn, Cty đã phải xin chuyển đổi một phần đất dự kiến làm nhà ở CN để làm nhà ở thương mại, nhằm bù đắp một phần chi phí bồi thường, GPMB, xây dựng hạ tầng…
Hàng loạt các dự án nhà ở cho CNLĐ khác trên địa bàn Hà Nội đang phải “án binh bất động” trong giai đoạn chờ được vay vốn hoặc vẫn còn nghe ngóng. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, ngoài 3 dự án đã hoàn thành giai đoạn đầu tư, 11 dự án đang triển khai ở các cấp độ đang rất khó khăn về vốn. Đặc biệt 19 dự án triển khai cũng ít có những động tĩnh. Cụ thể như các dự án nhà ở CN tại KCN Sài Đồng B, KCN Nam Sóc Sơn, KCN Nam Hòa Lạc… Ông Xuân Chính - Trưởng BQL KCN, KCX Hà Nội cũng phản ánh, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở CN đã đăng ký dự án nay đang lảng ra và cũng không thể ép các DN phải làm.
Bà Tô Thị Hạnh - Giám đốc Trung tâm Quỹ Đầu tư Phát triển Hà Nội cũng khẳng định: Việc đầu tư các dự án nhà ở cho CNLĐ là khó nhất, còn khó hơn so với nhà TNT: DN chỉ được hưởng duy nhất 10% lãi định mức dự án, trong khi vốn thì nằm đấy. Phải xem xét lại toàn diện việc triển khai các dự án nhà ở CN, ngoài các cơ chế của Trung ương, các địa phương cần có thêm cơ chế cụ thể cho từng dự án…
Hiện nay một số các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã vào cuộc, đưa ra những gói tín dụng ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho CN, cụ thể nhất là ngân hàng BIDV vừa cam kết cho vay 2 nghìn tỷ đồng cho các dự án nhóm này. Đây chính là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN, để các dự án tiếp tục triển khai. Tuy nhiên theo nhận định của các nhà quản lý, cùng với việc đưa ra các gói tín dụng, các ngân hàng cần “gỡ thoáng” điều kiện để các DN có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn. Nếu cứ xét DN nào phải “mạnh”, phải có thế chấp dự án nọ tài sản kia thì thời điểm này khó có DN nào đạt điều kiện. Chính quyền địa phương và các cơ quan chủ quản thậm chí phải trực tiếp làm việc, đề xuất với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện tối đa cho các DN thực hiện dự án vay ưu đãi. Các bên cùng phối hợp rà soát lại từng dự án để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiếp tục triển khai…
Mới đây nhất, Bộ Xây dựng đã trình dự thảo và đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về phát triển nhà cho thuê, quy định mới sẽ tạo nhiều ưu đãi cho các DN tham gia xây dựng nhà cho thuê cũng như đối tượng được hưởng thuê nhà. Tuy nhiên Sở Xây dựng Hà Nội cũng kiến nghị TP cần bố trí một nguồn kinh phí để xây dựng quỹ nhà cho CN thuê và hỗ trợ lãi suất cho các nhà đầu tư khi tham gia xây dựng quỹ nhà này, có cơ chế ưu đãi về tài chính phát huy nguồn lực từ đất để phát triển nhà ở cho CNLĐ.
Chủ đầu tư đang “lảng” dự án
Dự án nhà ở cho CNLĐ Phú Nghĩa (Chương Mỹ) là dự án đầu tiên của TP Hà Nội được thực hiện theo phương thức xã hội - trước đó một số dự án nhà ở cho CNLĐ tại Đông Anh đều phải thực hiện bằng vốn ngân sách TP. Dự án do Tập đoàn Phú Mỹ đầu tư xây dựng có quy mô gần 4ha, xây dựng 1.144 căn hộ, đáp ứng cho khoảng 8 nghìn CN, vốn đầu tư 354 tỷ đồng. Từ tháng 9/2010 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 1 tòa nhà 6 tầng với 106 phòng rộng từ 32 - 35m2, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 800 CN. Hơn 1 năm qua, khu nhà vẫn còn khoảng 20% chưa có CN vào ở, mặc dù giá thuê được chủ đầu tư thực hiện đúng theo quy định của TP, khoảng 170 nghìn đ/người/tháng. Tập đoàn Phú Mỹ cũng đang tích cực phối hợp với các DN sử dụng lao động, tạo điều kiện để đưa CN vào ở kín các căn hộ. Đại diện Tập đoàn cũng cho biết, thời điểm này dự án mới chỉ được vay ưu đãi 14,2 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư Phát triển TP, để tiếp tục triển khai dự án, năm 2012, Tập đoàn đã đề xuất được vay 180 tỷ đồng, tuy nhiên cũng chưa được giải quyết. Dự án đang rất khó khăn do thiếu vốn…Hàng loạt các dự án nhà ở cho CNLĐ khác trên địa bàn Hà Nội đang phải “án binh bất động” trong giai đoạn chờ được vay vốn hoặc vẫn còn nghe ngóng. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, ngoài 3 dự án đã hoàn thành giai đoạn đầu tư, 11 dự án đang triển khai ở các cấp độ đang rất khó khăn về vốn. Đặc biệt 19 dự án triển khai cũng ít có những động tĩnh. Cụ thể như các dự án nhà ở CN tại KCN Sài Đồng B, KCN Nam Sóc Sơn, KCN Nam Hòa Lạc… Ông Xuân Chính - Trưởng BQL KCN, KCX Hà Nội cũng phản ánh, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở CN đã đăng ký dự án nay đang lảng ra và cũng không thể ép các DN phải làm.
Chưa thấy vai trò của chính quyền
Ông Vũ Ngọc Đạm - Trưởng phòng Phát triển nhà ở, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Đa số các địa điểm dự kiến xây dựng nhà ở cho CN đều chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết để làm cơ sở lập dự án, thu hồi tạo quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng. Đây chính là khó khăn đầu tiên khi các DN tham gia làm dự án. Khâu GPMB rất nan giải, mất nhiều thời gian, công sức, chưa kể đến phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao, thu hồi vốn dài, nhiều rủi ro. Nếu tính đủ lãi suất theo lãi vay ngân hàng thì giá thuê nhà sẽ cao, CN khó có khả năng chi trả.Bà Tô Thị Hạnh - Giám đốc Trung tâm Quỹ Đầu tư Phát triển Hà Nội cũng khẳng định: Việc đầu tư các dự án nhà ở cho CNLĐ là khó nhất, còn khó hơn so với nhà TNT: DN chỉ được hưởng duy nhất 10% lãi định mức dự án, trong khi vốn thì nằm đấy. Phải xem xét lại toàn diện việc triển khai các dự án nhà ở CN, ngoài các cơ chế của Trung ương, các địa phương cần có thêm cơ chế cụ thể cho từng dự án…
Hiện nay một số các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã vào cuộc, đưa ra những gói tín dụng ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho CN, cụ thể nhất là ngân hàng BIDV vừa cam kết cho vay 2 nghìn tỷ đồng cho các dự án nhóm này. Đây chính là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN, để các dự án tiếp tục triển khai. Tuy nhiên theo nhận định của các nhà quản lý, cùng với việc đưa ra các gói tín dụng, các ngân hàng cần “gỡ thoáng” điều kiện để các DN có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn. Nếu cứ xét DN nào phải “mạnh”, phải có thế chấp dự án nọ tài sản kia thì thời điểm này khó có DN nào đạt điều kiện. Chính quyền địa phương và các cơ quan chủ quản thậm chí phải trực tiếp làm việc, đề xuất với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện tối đa cho các DN thực hiện dự án vay ưu đãi. Các bên cùng phối hợp rà soát lại từng dự án để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiếp tục triển khai…
Mới đây nhất, Bộ Xây dựng đã trình dự thảo và đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về phát triển nhà cho thuê, quy định mới sẽ tạo nhiều ưu đãi cho các DN tham gia xây dựng nhà cho thuê cũng như đối tượng được hưởng thuê nhà. Tuy nhiên Sở Xây dựng Hà Nội cũng kiến nghị TP cần bố trí một nguồn kinh phí để xây dựng quỹ nhà cho CN thuê và hỗ trợ lãi suất cho các nhà đầu tư khi tham gia xây dựng quỹ nhà này, có cơ chế ưu đãi về tài chính phát huy nguồn lực từ đất để phát triển nhà ở cho CNLĐ.
(Theo BXD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét