Phần lớn địa điểm này là nhà mặt phố, nằm trên địa bàn các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Hai Bà Trưng, Ðống Ða..., cho nên có giá trị thương mại cao. Tuy nhiên, số tiền thu được từ cho thuê quỹ nhà này rất thấp.
Cụ thể, năm 2010 là hơn 95 tỷ đồng, năm 2011 là gần 100 tỷ đồng, nhưng thực tế ngân sách nhà nước chỉ thu về khoảng 50%, vì phải dành số tiền còn lại cho công tác quản lý, duy tu.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, đơn vị được thành phố cho thuê nhà (bao gồm cả tiền thuê đất) với mức giá ưu đãi (khoảng 100 nghìn đồng/m2/tháng), sau đó cho đơn vị, tổ chức, cá nhân khác thuê lại với mức giá hàng triệu đồng/m2 để hưởng lợi. Một số đơn vị lợi dụng danh nghĩa liên doanh, liên kết để tổ chức kinh doanh dịch vụ, thậm chí biến tướng thành nhà ở... Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, đơn vị nợ tiền thuê nhà của nhà nước, như: Công ty CP phát triển công trình viễn thông tại 60 ngõ Thổ Quan nợ 516 triệu đồng, NXB Thể dục - Thể thao nợ hơn sáu trăm triệu đồng, Công ty cổ phần cao-su tại 35B Cát Linh nợ hơn 140 triệu đồng...
Các đơn vị này luôn viện lý do làm ăn khó khăn, hoặc tìm mọi cách lảng tránh việc đóng tiền thuê nhà cho nhà nước. Ðiển hình là trường hợp nhà, đất tại số 35 phố Ðiện Biên Phủ (quận Ba Ðình). Ðây là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, do Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý, đã cho Viện Nghiên cứu Công nghệ và phát triển SENA thuê. Nhưng từ năm 2005, Viện Nghiên cứu Công nghệ và phát triển SENA không nộp tiền thuê nhà, không thực hiện kê khai cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và tự ý cho thuê lại một phần diện tích dưới hình thức ký thỏa thuận và hợp đồng dịch vụ có thu tiền... Năm 2009, thanh tra TP Hà Nội đã vào cuộc và có kết luận chỉ rõ các sai phạm trong việc quản lý, sử dụng nhà đất tại 35 Ðiện Biên Phủ, nhưng việc xử lý không kiên quyết, dứt điểm. Vì vậy, UBND thành phố đã ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích nhà, đất này.
Nguyên nhân để xảy ra sai phạm trong việc sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước trước hết thuộc về trách nhiệm của đơn vị được thành phố giao nhiệm vụ đã buông lỏng quản lý trong thời gian dài, trong khi các đơn vị cho thuê cố tình lách luật để trục lợi. Ðể ngăn chặn hành vi trục lợi từ tài sản thuộc sở hữu nhà nước, các đơn vị quản lý cần tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ, hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất chuyên dùng trên địa bàn thành phố; thu đúng, thu đủ số tiền cho thuê nhà cho ngân sách, có biện pháp xử lý những trường hợp cố tình chây ỳ, đồng thời kiên quyết thu hồi các địa điểm tự ý cho thuê lại, sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả.
(Theo Nhandan)
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím XUẤT BẢN. Sau đó, điền thông tin theo hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Các tin khác
- Bất động sản: Nguồn lực lớn đang bị... lãng phí (01/06)
- Quy hoạch đô thị: Vẫn khó ở bài toán vốn (01/06)
- Cấm bán nhà chung cư xuống cấp: Làm khó dân? (01/06)
- Liên kết bốn nhà: Phải giám sát hiệu quả (01/06)
- Báo chí đang trầm trọng hóa thế nan giải của phân khúc căn hộ? (01/06)
- Nếu có tiền, nên mua nhà lúc này (01/06)
- Bao giờ vốn mới về với bất động sản? (31/05)
- Đi tìm cơ hội cho BĐS và ngoại hối? (31/05)
- Gia hạn thuế sử dụng đất: Chưa đủ để vực thị trường địa ốc (31/05)
- Hà Nội: Xét trách nhiệm cán bộ trong vụ “loạt nhà mặt phố bất thường“ (31/05)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét